Cách đọc bài thỉnh bài nguyện

Bài thỉnh và bài nguyện có khác nhau không? Không, ngoài tên ra không có gì khác. Cả hai cùng có một chức năng và một tác dụng. Và bài nguyện nhất quyết không chỉ dành cho những người thuộc Cơ đốc giáo.

Đọc một bài thỉnh rất dễ. Bạn chỉ giản dị đọc ra tiếng. Dĩ nhiên là bạn có thể đọc bài thỉnh thẳng từ máy vi tính, nhưng đa số thích in ra và đọc từ bản in. Bạn có thể lưu trữ các bài chú và bài thỉnh trong máy điện thoại hay máy đọc sách điện tử của bạn và đem theo với bạn khắp nơi.

Các bạn nên biết là nhiều người tâm linh cần một chút thời gian điều chỉnh trước khi họ chịu đọc ra tiếng các bài thỉnh. Lý do là nhiều người trong chúng ta quen thiền quán trong im lặng. Tuy nhiên, một khi bạn đã thành thực quyết định thử đọc, thì thông thường bạn sẽ thấy là bạn làm quen không khó khăn. Động lực tốt nhất giúp bạn tiếp tục đọc các bài thỉnh là trải nghiệm hiệu năng của chúng. Bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng, so với thiền quán yên lặng, lời nói thỉnh được nhiều ánh sáng hơn gấp bội (chúng tôi không muốn nói là thiền quán yên lặng không hữu dụng; chúng tôi chỉ muốn nói là lời nói là một lực rất dũng mãnh).

Tôi nên đọc bài thỉnh ở đâu?

Bạn có thể đọc ở bất cứ đâu, tuy nhiên đa số thích ngồi trong một phòng riêng, yên tĩnh để không bị quấy rầy trong thời gian khoảng trên 20 phút là thời gian thông thường để đọc trọn một bài thỉnh (bạn cũng có thể chỉ đọc một phần của bài thỉnh nếu bạn không có thời gian đọc trọn bài).

Bạn có thể ngồi trước mày vi tính và đọc bài thỉnh, nhưng đa số thích ngồi trên một ghế thoải mái. Bạn nên ngồi tương đối thẳng, nhưng thoải mái. Tư thế này sẽ giúp năng lượng tuôn chảy dễ dàng hơn.

Tôi nên đọc bài thỉnh lúc nào?

Bạn có thể đọc bất cứ lúc nào. Nhiều người thích đọc buổi sáng vì như vậy tác dụng sẽ tiếp tục suốt ngày và giúp việc làm trong ngày dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt ứng dụng cho các bài nguyện kêu gọi bảo vệ tâm linh, tỷ dụ như bài nguyện cho Đại thiên thần Michael hay bài thỉnh Tăng trưởng Thường nhật.

Tôi nên đọc bài thỉnh như thế nào?

Bạn chỉ giản dị đọc từ đầu bài. Các bài nguyện lúc nào cũng bắt đầu bằng một phần mở đầu thỉnh một vị chân sư thăng thiên nào đó, và có khi cũng mô tả mục đích của bài thỉnh. Sau phần mở đầu, bạn sẽ thấy một câu tương như câu này:

[đọc ở đây lời kêu gọi riêng của bạn]

Đây là nơi để bạn nói lên – ngắn hay dài tùy ý – mục đích mà bạn muốn hướng bài thỉnh này tới. Thí dụ, nếu bạn muốn giải quyết một vấn đề, thì bạn có thể mô tả vấn đề một cách chi tiết và xin vấn đề được giải quyết. Bạn đừng quên xin kết quả cao nhất – mà thường chúng ta không nhận ra với tâm vỏ ngoài của mình. Tỷ dụ, bạn có thể nói: “Nhân danh Ki-tô, con xin …”. Hoặc bạn cũng có thể kết thúc lời kêu gọi của bạn như sau: “Thể theo viễn quan cao nhất của Ki-tô, hãy để cho việc này được hoàn thành”. Hay “Thể theo ý muốn của Thượng đế, hãy để cho việc này được hoàn thành”.

Sau đó bạn tiếp tục đọc bài thỉnh. Điều duy nhất mà bạn cần biết là tất cả các bài thỉnh đều được cấu trúc với một số khẳng định cá biệt và khẳng định tổng quát, được lặp đi lặp lại. Các khẳng định cá biệt mô tả điều kiện cá biệt mà bài thỉnh muốn giải quyết. Các khẳng định tổng quát được lặp lại sau các khẳng định cá biệt.

Sau đây là một thí dụ, với khẳng định cá biệt đi trước, và đoạn thơ lặp lại theo sau.

1. Ôi Mẹ Mary, giúp con thấy được là khi con cho phép con có cảm xúc giận dữ, trách móc hay ý muốn trả thù người khác, con đang tạo ra và củng cố một vòng xoáy năng lượng tiêu cực kéo linh hồn con xuống lòng Địa ngục.

Kính mừng Mẹ Mary

Ôi Mẹ Mary, con buông bỏ nhanh
suy tư cảm xúc không đem an lành,
con buông bỏ đi khuôn nếp ảo ảnh,
con buông bỏ đi khuôn chết không lành.

Dòng sông sự Sống luôn cuộn chảy mãi,
con muốn sống hơn, con muốn lớn hoài.
Con sẽ vượt thăng hơn nữa với ngài,
niềm vui sự sống, con yêu thích mãi.

Sau khi bạn đọc xong các lời khẳng định và các đoạn thơ, thì thường có một câu chú mà bạn có thể tụng đọc, và sau cùng là phần niêm, kết thúc bài thỉnh.

Ban đầu, bạn có thể thấy việc đọc bài thỉnh hơi gay go, nhưng bạn sẽ làm quen rất mau chóng nếu bạn quyết định thành thực làm thử. Bạn nên nhớ là bằng chứng của bài thỉnh chỉ có thể thấy sau khi bạn đã đọc nó. Chỉ khi bạn làm thử – một cách thành thật – thì bạn mới biết là bài thỉnh có hiệu quả hay không.

Bạn nên ghi nhớ là cách tốt nhất để tập đọc bài thỉnh là đọc cùng với một bài thu âm.