Bài truyền đọc của Chân sư Thăng thiên Mẹ Mary, qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 25/4/2005.
11.1. Cảm xúc tạo động lượng và định hướng
Trái tim yêu dấu của Mẹ. bây giờ chúng ta đã sẵn sàng nói về thể cảm xúc, và thày có thể nói với con là thể cảm xúc là vũ khí lớn nhất mà ông hoàng thế gian dùng để ngăn cản con biểu hiện tâm thức Ki-tô, và qua tâm thức này biểu hiện đời sống dồi dào. Cảm xúc là một lực rất mạnh vì không có cảm xúc thì con không thể phú cho tư tưởng động lượng và hướng đi, do đó tư tưởng không thể chuyển thành hành động vật lý hay biểu hiện vật lý. Bởi vì cảm xúc dễ lay chuyển, giống như đại dương dễ bị khuấy động bởi cơn gió mạnh, ông hoàng thế gian và ngã hữu diệt có thể dễ dàng chuyển hướng cảm xúc của con để chúng đi chệch hướng một chút. Nhiều người thấy viễn quan cao về cuộc đời họ và chân thành muốn thay đổi cuộc đời họ, nhưng họ giản dị không thể đem viễn quan đó vào thể hiện vật lý; họ không thể biến nó thành hiện thực. Những người đó có đôi phần thanh khiết trong thể bản sắc và tư tưởng nên họ thấy được viễn quan cao về đời họ. Họ có thể thấy là cuộc đời của họ đáng lẽ phải khá hơn tình trạng hiện tại của nó. Nhưng vì họ chưa thanh tẩy thể cảm xúc, chưa cai quản cảm xúc, nên cảm xúc của họ sẽ thường bóp méo và phá hoại những nỗ lực của họ.
Con hãy tưởng tượng tư tưởng giống như một mũi tên. Con đặt mũi tên vào cung, con kéo dây cung và con buông tên. Đây là chuyện xảy ra trong thể tư tưởng. Con nắm lấy một ý tưởng, con khiến nó trở thành cụ thể hơn và con buông nó bay về thể cảm xúc. Bây giờ con hãy tưởng tượng là khi mũi tên đang bay thì có cơn gió mạnh thổi. Mũi tên có thể nhắm đúng về hướng đích, nhưng ngọn gió có thể dễ dàng thổi nó bay lệch hướng và nó không trúng đích. Đây là chuyện xảy ra cho rất nhiều người tâm linh nắm bắt được viễn quan cao trong thể tư tưởng và cố gắng thay đổi đời họ với tất cả thiện ý. Nhưng vì họ chưa cai quản thể cảm xúc nên ông hoàng thế gian và ngã hữu diệt có thể dễ dàng khiến mũi tên tư tưởng chệch hướng một chút để nó luôn luôn không tới trúng đích. Hay cũng có thể có ngọn gió ngược thổi mạnh – dưới hình thức một rối loạn cảm xúc – khiến mũi tên không tới được đích. Thể cảm xúc của con người bị lôi kéo về nhiều hướng bởi ham muốn mâu thuẫn. Các cố gắng thiết tha nhất mất hết hơi sức trước khi đến được cõi vật lý. Cai quản thể cảm xúc quả thật là phần cốt yếu trong nỗ lực biểu hiện đời sống dồi dào.
Khi thày nói “cai quản” thì thày nói cái Ta Biết phải lấy quyết định cai quản thể cảm xúc, như một bậc cha mẹ tốt phải cai quản em bé khi nó chưa có khả năng tự quyết định đúng đắn. Thể cảm xúc có thể ví như một em bé. Giống như một em bé, thể cảm xúc dễ bị kích động và không cân nhắc hậu quả dài hạn. Em bé làm chuyện nó muốn làm và có vẻ hấp dẫn với nó vào lúc đó. Cảm xúc của con không có khả năng cân nhắc cái gì tốt nhất cho con trong dài hạn và cái gì đúng theo tiêu chuẩn cao hơn, tỷ dụ như luật Thượng đế hay sứ vụ thiêng liêng của con. Châm ngôn của thể cảm xúc là: “Nếu cảm thấy thích, thì làm ngay.” Nếu cái Ta Biết không bước ra nhận lãnh vai trò người trưởng thành thương yêu nhưng kiên định có thể hướng dẫn em bé của cảm xúc, thì em bé sẽ rất có thể đả thương chính mình và tạo ra hậu quả dài hạn không tốt.
Làm sao con cai quản cảm xúc? Thày đã cho con chìa khóa chủ, đó là với lên ý chí cao hơn đã thoạt tiên mang con tới vũ trụ vật chất. Khi con có ý chí đó, con cho phép nó thấm xuống tư tưởng của con. Khi tất cả tư tưởng của con thẳng hàng với ý chí đó, con cần để cho uy lực của ý chí lan xuống thể cảm xúc và con đảm bảo là tất cả cảm xúc của con thẳng hàng với ý chí cao và viễn quan cao gắn liền với sứ vụ thiêng liêng của con. Con cần xem mình như một người có mục đích cao thay vì một người phất phơ bị các ngọn sóng trong thể cảm xúc xô đẩy về hướng này hướng khác. Con cần có quyết tâm vững chắc giản dị không cho phép cảm xúc không thẳng hàng với sứ vụ thiêng liêng và làm việc chống lại mục đích vì sao con xuống trái đất. Con cần tới điểm quyết tâm quyết định cảm xúc nào được khởi lên trong thể cảm xúc. Con không thể cho phép bất cứ lực nào, kể cả ngã tách biệt, người khác, định chế xã hội, truyền thông hay ông hoàng thế gian, kiểm soát cảm xúc nào khởi lên trong đại dương cảm xúc của con.
11.2. Khuôn nếp chờ đợi tiêu cực
Bởi vì cảm xúc dễ thay đổi, ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian đã từ lâu nhận ra là sử dụng cảm xúc là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát hành động của con. Nếu con có thể điều khiển cảm xúc của người khác, con có thể điều khiển hành động của họ vì hành động phát xuất từ cảm xúc. Nếu con có thể tạo đủ hỗn loạn trong thể cảm xúc của người khác, con có thể ngăn cản các ý tưởng cao của họ xuống tới cõi vật lý và tâm ý thức của họ. Kiểm soát cảm xúc bắt đầu nơi thể bản sắc với niềm tin con là một sinh thể hữu diệt tối hậu không thể kiểm soát định mệnh của mình và không có khả năng làm bất cứ chuyện gì vượt quá một lằn ranh giới. Nếu con tin lời nói dối này thì con sẽ nhìn mình như một nạn nhân của cuộc đời. Con nghĩ con đã bị đẩy vào một hoàn cảnh trong đó con bị ép buộc phải phản ứng lại một số biến cố mà con không tạo ra và do đó không thể ảnh hưởng. Con lúc nào cũng cảm thấy con đang bị tấn công và xô đẩy về những hướng con không muốn bởi các “ná bắn và mũi tên của nghịch cảnh quái ác” như câu của Shakespeare.
Thái độ này đặt con vào một tư duy phản ứng tiêu cực. Con ở trong nếp hành xử phản ứng lại cuộc đời thay vì cai quản cuộc đời. Lẽ tất nhiên đây chính là tâm thái mà ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian muốn đặt con vào. Họ lúc đó có thể kiểm soát con bằng cách ném vào con ý tưởng và hoàn cảnh mà con cảm thấy bắt buộc phải phản ứng.
Lẽ tất nhiên, ngoài việc kiểm soát thể bản sắc cũng có một số mô thức tư tưởng mà ngã hữu diệt đã lập trình vào tâm con. Hay đúng hơn, chúng là một phần của ngã hữu diệt và do đó đã đi vào quả cầu cái ta của con, và từ đó ảnh hưởng cách con suy nghĩ. Vấn đề là thể tư tưởng của con có thể chứa đựng một hình ảnh là cuột đời phải như thế nào. Dựa trên hình ảnh đó, con đã xây đắp một số chờ đợi cuộc đời phải như thế nào; chuyện gì phải hay không được xảy ra cho con. Chuyện xảy ra trong thể cảm xúc của con là ngã hữu diệt đã xây dựng trên các hình tư tưởng và chờ đợi đó trong thể tư tưởng. Nó đã tạo dựng một niềm tin rất vi tế cho rằng nếu những chờ đợi đó không xảy ra, thì chuyện cần thiết, không thể tránh và hoàn toàn chính đáng là con phản ứng với cảm xúc tiêu cực. Ngã hữu diệt đã thiết kế một máy điện toán trong tiềm thức của con, và khi một nút trên màn ảnh tâm ý thức của con được nhấn, thì nó sẽ tự động phát ra một cảm xúc đặc thù, một phản ứng đặc thù.
Tỷ dụ, nhiều người chờ đợi cuộc đời phải dễ dàng và không cần cố gắng. Nhiều người chờ đợi cuộc đời phải cho họ một số đồ vật vật chất và thú vui thân xác. Nếu họ không có được thì họ cảm thấy bị tước đi cái gì đó. Cảm giác này khiến một số cảm xúc khởi lên, thông thường gồm nỗi giận Thượng đế, giận cha mẹ, giận xã hội hay giận một số người đặc thù mà họ nghĩ đang ngăn cản họ có những thứ mà họ nghĩ họ có quyền hưởng. Ngã hữu diệt rất dễ dùng nỗi giận này để biện minh cho một số hành động mà người đó biết là sai trái và không giúp họ được lợi ích dài hạn. Một khi họ bị lôi kéo vào vũng xoáy giận dữ đó thì họ có thể biện minh cho việc chối bỏ các niềm tin đạo đức sâu xa hay quan tâm về hậu quả dài hạn. Khi cơn giận dâng trào, nhiều người có hành động mà bình thường họ tránh và rất hối hận sau đó. Tuy họ có thể hối hận đã có hành động đó, họ có thể bị khuynh loát để có hành động tương tự khi có cơn giận khác nổi lên, khi họ bị kích động bởi một hoàn cảnh không đáp ứng chờ đợi của họ.
Nhiều người ở trong trạng thái tham lam hay ghen tỵ người khác, cảm thấy họ đáng lẽ phải có những gì người khác có, hay phải có nhiều hơn người khác. Họ có thể sống cả cuộc đời với lòng ghen tỵ người khác, và điều này có thể đẩy họ vào hành động mà họ biết là sai trái. Đây quả thật là một lý do khiến con người trộm cắp những thứ mà họ nghĩ đáng lẽ họ phải có, nhưng lại không chịu làm việc để có. Một cảm xúc thông thường khác là kiêu mạn khiến một số người sống cả cuộc đời luôn luôn tìm cách chứng tỏ mình hơn người khác, mình lúc nào cũng đúng, mình biết nhiều hơn tất cả ai khác. Những người này quả thật bị mắc kẹt trong một số khuôn nếp cảm xúc mà họ không thể điều khiển, và những khuôn nếp này tước đi nơi họ cảm nhận hạnh phúc, mãn nguyện, an bình nội tâm. Chúng tước đi nơi họ đời sống dồi dào.
11.3. Chọn lựa phản ứng trước hoàn cảnh
Đa số con người trên hành tinh này không khác chi người máy rô bốt trong lãnh vực phản ứng tình cảm. Họ có một số nút trong tiềm thức của họ, và khi có ai nhấn nút, thì nó tự động phát ra một cảm xúc đặc thù khiến người đó không tự chủ được tư tưởng, cảm xúc và hành động. Vì con đã theo khóa học cho tới điểm này, lẽ tất nhiên con không bị hoàn toàn mắc kẹt trong một khuôn nếp cảm xúc không xây dựng. Nếu con sẵn lòng xem xét chính mình, con sẽ có thể thấy là con có một số nút trong thể cảm xúc. Khi có ai nhấn nút đó thì con dễ nhảy vọt vào một khuôn nếp tư tưởng và cảm xúc nào đó. Thày không nói vậy để con cảm thấy xấu hổ, vì quả thực hầu như không ai có thể lớn lên ở bất cứ đâu trên hành tinh này mà không bị các lập trình cảm xúc phóng chiếu vào tâm mình. Thày giản dị nói lên điều này để, nếu con muốn cai quản thể cảm xúc của con thì con cần nhận ra những phản ứng lập trình để con có thể vượt lên trên chúng, Làm cách nào con vượt lên trên chúng? Bằng cách con nhận biết chúng và sau đó lấy quyết định có ý thức không tham gia vào phản ứng người máy trước những thách đố của cuộc sống.
Những người đang cư xử như người máy rô bốt sẽ nói với con là họ không quyết định bay vào một cơn giận hay mặc cảm tội lỗi hay bất cứ cảm xúc nào khác. Họ nói có phần đúng vì trong quá khứ xa xôi họ đã cho ngã hữu diệt quyền điều khiển tâm họ. Những người đó không lấy quyết định có ý thức đi vào một cảm xúc nào đó. Bất cứ ai đều có thể giành lại khả năng lấy quyết định có ý thức cách họ đáp ứng lại cuộc sống. Làm sao con có thể điều khiển cuộc đời mình nếu con không điều khiển phản ứng của con trước những tình huống bên ngoài?
Con hãy nhìn một cách thiết thực hành tinh trái đất. Con thấy một tình trạng dễ biến động vì toàn thể hành tinh mang gánh nặng năng lượng tha hóa. Ngay cả thiên nhiên cũng bị mất cân bằng, như ta thấy qua số lượng thiên tai gia tăng. Trong khi đó, con có nhiều người đã bị lập trình để phản ứng với tình cảm tiêu cực, do đó ta có thể tiên đoán sẽ có nhiều xung đột giữa con người. Có nhiều vị đạo sư dạy dồi dào nói rằng con không thể biểu hiện cuộc sống dồi dào nếu con không tiếp cận mọi hoàn cảnh với tâm thái tích cực.
Những đạo sư này nói đúng, nhưng ta phải thêm vào là tâm thái tích cực sẽ không ảnh hưởng hành động của con nếu con không dùng ý chí cao và uy lực của tư tưởng để cai quản thể cảm xúc. Nếu tâm thái tích cực chỉ ở lại tầng tư tưởng và không đi xuống tầng cảm xúc, thì làm sao nó có thể giúp con tìm ra cách đáp ứng tốt nhất trước những hoàn cảnh không phù hợp với những gì con chờ đợi? Những người thành công nhất không phải là những người làm chủ được tình huống bên ngoài của họ, mà là những người có thể làm chủ tình huống nội tâm và do đó có thể đáp ứng lại mọi hoàn cảnh một cách xây dựng nhất. Những người không có khả năng tự chế đó sẽ thường phản ứng lại hoàn cảnh bất ngờ một cách khiến hoàn cảnh tệ hơn, và qua đó tạo ra hay củng cố vòng xoáy đi xuống. Con chắc có nghe câu châm ngôn cổ nói rằng chinh phục chính mình hơn chinh phục một thành phố, và câu này nói đến việc làm chủ phản ứng cảm xúc của mình trước cuộc sống.
Nếu con làm chủ chính mình, nếu con cai quản bốn thể phàm, thì con có thể chọn phản ứng trước mọi hoàn cảnh. Con có thể chọn phản ứng có hậu quả dài hạn tốt nhất cho con, có nghĩa là nó hài hòa với luật của Thượng đế và sứ vụ thiêng liêng của con. Con có thể chọn chìa má bên kia thay vì phản ứng với cảm xúc tiêu cực. Nếu con không có khả năng chọn phản ứng một cách ý thức trước mọi hoàn cảnh, thì con biết là có ai khác đang làm chủ. Ai khác đó là ngã tách biệt và ông hoàng thế gian đang tìm cách ngăn cản con biểu hiện đời sống dồi dào và thực thi sứ vụ thiêng liêng của con.
Cách làm chủ phản ứng là gia tăng nhận biết của con về những tiến trình trong tâm. Để giải thích điều này, thày sẽ bắt đầu ở tầng thấp nhất là tầng hành động vật lý. Nhiều người có hành động mà sau đó họ hối tiếc, và khi họ nhìn lại sự cố họ sẽ nói: “Nhưng tôi không có chọn lựa nào khác”. Nếu con không có chọn lựa nào khác, thì con thực sự không có chọn lựa gì cả, phải không con? Nếu con chỉ có một chọn lựa, chỉ có một cách để đáp ứng lại một hoàn cảnh, thì con thực sự không có chọn lựa. Ý tưởng con không có chọn lựa hay không có chọn lựa khác luôn luôn là một ảo tưởng. Nó dựa trên sự kiện con đã cho phép ngã hũu diệt dụ con vào một hoàn cảnh có vẻ như chỉ có một đáp ứng. Con đã bị ngã hữu diệt, và rất có thể ông hoàng thế gian qua ngã hữu diệt, hoàn toàn kiểm soát. Có vẻ như con chỉ có một cách đáp ứng lại hoàn cảnh. Có vẻ như con không thể chọn một phản ứng khác phản ứng đã được lập trình trong thể cảm xúc của con.
Thày có nói về nhu cầu nhận lãnh trách nhiệm về hoàn cảnh sống của mình, và nhu cầu ngưng chạy trốn lấy quyết định. Khi con người cho phép bị khuynh loát vào tình thế nghĩ mình không có chọn lựa, thì họ đã từ chối lãnh trách nhiệm về cuộc đời họ và họ bị mắc kẹt vào khuôn nếp chạy trốn không lấy quyết định. Sự kiện phũ phàng là con lúc nào cũng có hơn một chọn lựa, con lúc nào cũng có hơn một cách đáp ứng lại một hoàn cảnh. Lời nói dối của những kẻ đang muốn kiểm soát con là trong một số tình huống con phải phản ứng bằng bạo hành hay sức mạnh. Đây là một lời nói dối xảo quyệt.
Hầu hết mọi tôn giáo trên hành tinh này, trong hình thức trong sạch, tìm cách giúp con tránh bị mắc kẹt trong lời nói dối đó. Giê-su đã làm việc này bằng cách dạy con người dùng Quy luật Vàng như khuôn mẫu cư xử. Đó cũng là lý do Giê-su dạy con người chìa má bên kia thay vì kháng cự cái xấu ác, thay vì dùng vũ lực đáp trả vũ lực (Matthew 5:39).
Con hãy nhìn thế giới và xem có bao nhiêu xung đột giữa các nhóm người. Một số xung đột này đã kéo dài mấy ngàn năm, và không ai biết vì sao chúng bắt đầu. Câu hỏi thật là vì sao không có ai ngưng vòng xoáy bạo hành, và lý do là vì họ chưa phá vỡ khuôn đúc suy nghĩ cho rằng nếu ai bạo hành với mình, thì việc mình đáp trả bằng bạo hành là điều chính đáng. Vòng xoáy bạo hành sẽ không bao giờ ngưng cho tới khi có người quyết định chìa má bên kia và không đáp trả bằng bạo hành bất kể những gì đã làm tới họ. Để phá vỡ khuôn đúc bạo hành, con cần đi vào thể cảm xúc và phá vỡ lập trình nói rằng nếu người khác làm gì đến mình, thì mình chỉ có thể đáp trả bằng giận dữ. Con phải cai quản chính mình để thay vì phản ứng với cảm xúc tiêu cực, con có thể phản ứng lại hoàn cảnh bằng tình thương. Chỉ lúc đó con mới vươn lên trên vòng xoáy bạo hành, và được tự do theo đuổi đời sống tâm linh dồi dào thay vì lãng phí cuộc đời trong xung đột điên rồ không bao giờ dứt.
11.4. Ngưng cảm xúc lập trình
Làm sao con chọn cách sống bất bạo động, làm sao con từ bỏ khuôn nếp phản ứng lại cuộc đời với cảm xúc tiêu cực? Làm sao có thể đáp ứng lại cuộc đời với tình thương? Bước đầu tiên là nhận ra sự kiện đơn giản là trước khi con có một hành động, thì có một khoảng cách, một giây phút nghỉ, giữa tư tưởng cảm xúc và hành động. Chính trong khoảnh khắc đó mà cái Ta Biết có cơ hội ngưng một hành động tự hủy diệt. Khoảnh khắc đó vượt quá thời gian và lúc nào cũng có khắc rất ngắn trong đó con có cơ hội ngưng hành động hay cho phép nó diễn ra. Con có cơ hội chọn một hành xử khác tốt hơn – một đáp trả bất bạo động dựa trên tình thương – trước tình huống. Khi huấn luyện tâm ý thức để nó nhận biết rõ hơn những gì xảy ra trong bốn thể phàm, thì con có thể giành lại khả năng ngưng một hành động trước khi nó vượt qua lằn ranh xuống cõi vật lý và dẫn tới hậu quả không thể tránh.
Trước khi con hành động, thì có ai đó phải lấy quyết định chuyển tư tưởng cảm xúc của con thành hành động vật lý. Con có thể cho phép ngã hữu diệt lấy quyết định đó, và nó sẽ luôn luôn tuân theo lập trình của nó, có nghĩa là hành động của con sẽ tạo hậu quả dài hạn không vui. Chọn lựa duy nhất khác là cái ta Biết nhận lãnh vai trò đích thật của nó và giành lại quyền lấy quyết định. Chỉ khi con làm vậy thì con mới ngưng được hành động không thẳng hàng với người mà con là và đi ngược lại sứ vụ thiêng liêng của con.
Có thể con đã nghe lời khuyên rằng trước khi có hành động trong một tình huống sôi bỏng, thì con phải đếm tới mười. Tuy lời khuyên này hữu dụng, nhưng con thật ra không cần đếm tới mười. Điều con cần làm là trụ vào nơi tim và tự hỏi hành động này có thực sự biểu lộ con người bên trong của con, bản sắc thật của con như một sinh thể tâm linh bất tử. Con hãy xem xét hành động và tự hỏi: “Đây có phải là người mà tôi là chăng? Sinh thể tâm linh mà tôi thực sự là có phản ứng như vậy chăng?” Nếu con có nhận biết rõ ràng trong thể bản sắc, tư tưởng và cảm xúc, thì con sẽ có thể tức khắc ngưng mọi hành động không thẳng hàng với con người mà con là và không phù hợp với sứ vụ thiêng liêng của con.
Tất cả mọi người đều có khi gặp hoàn cảnh bất ngờ và hỗn loạn đời hỏi họ phải lấy quyết định mau chóng. Ông hoàng thế gian không thích gì hơn là ép buộc con vào hoàn cảnh khiến con có cảm tưởng con không có nhiều chọn lựa, và con cần phải quyết định ngay lúc này. Chỉ khi con bị dồn vào thế phải lấy quyết định mà không cân nhắc tầm nhìn dài hạn thì y mới thật sự kiểm soát được con. Cách con tránh vòng kiểm soát này là thiết lập một trung tâm điểm vững chắc, một điểm tham chiếu không thể lay chuyển, khi con lấy mọi quyết định. Đây tối hậu là tảng đá của tâm thức Ki-tô. Một mục tiêu ngắn hạn hơn là xem xét phản ứng của mình có thật sự bất bạo động chăng. Chỉ có phản ứng bất bạo động mới cho phép con nhận dồi dào Thượng đế xuống cuộc đời con. Vì làm sao con có thể nhận cái mà Thượng đế cho con vô điều kiện nếu con còn nghĩ con có thể đáp trả lại cuộc sống bằng bạo lực? Sinh thể tâm linh mà con thực sự là sẽ phản ứng lại mọi hoàn cảnh với tình thương. Nếu con thấy mình đang phản ứng lại một hoàn cảnh với tâm thái không đầy tình thương, thì con biết là con không đáp ứng với tiềm năng cao nhất của con. Chỉ có ngã hữu diệt mới phản ứng với tâm thái không có tình thương, và đây là một cách tốt để phơi bày là ngã hữu diệt đang làm chủ phản ứng của con.
Điều khiến đa số con người có hành động bạo hành là cảm xúc bạo hành. Khi con đã cho phép một cảm xúc bung ra và khuấy động thể cảm xúc vào trạng thái điên loạn, thì con khó cản nó đưa tới hành động. Điều này có thể làm được, nhưng phải chăng cách tốt hơn là ngăn cản cảm xúc tiêu cực khởi lên? Để làm được chuyện này, con cần tiến thêm một bước nữa, và nới rộng nhận biết tới sự kiện cảm xúc khởi lên từ tư tưởng. Cách duy nhất giúp con thực sự tránh cảm xúc tiêu cực khởi lên là giải quyết những tư tưởng khởi động nó. Tư tưởng ở tầng cao hơn và lỏng hơn, Chúng dễ thay đổi hơn, nhưng tâm ý thức khó nhìn thấy chúng hơn. Tư tưởng đưa tới cảm xúc tiêu cực là những chờ mong bất toàn và những ham muốn giả mà con có trong thể tư tưởng và thể cảm xúc cao.
Thế nào là chờ đợi bất toàn? Đây là chờ đợi không thẳng hàng với thực tại của cuộc sống. Thày có nêu ra trước đây câu của Albert Einstein rằng nếu con làm cùng hành động và chờ đợi kết quả khác, thì con là người điên. Đa số con người có những chờ đợi được lập trình vào thể tư tưởng của họ, và chúng khiến họ tin rằng nếu họ tiếp tục làm cùng hành động thì một ngày nào đó vũ trụ sẽ phản chiếu lại, như một phép lạ, một hoàn cảnh bên ngoài khác. Thày biết rất rõ là ngã hữu diệt không thể thấy sự vô lý của lối suy luận này, không thể thấy chờ đợi như vậy hoàn toàn xa rời thực tại. Cái Ta Biết có khả năng thấy điều này và qua đó phủ nhận ngã hữu diệt. Con có thể tách mình ra khỏi tính chất không thật của ngã hữu diệt và hoàn toàn thể nhập thực tại vũ trụ là tấm gương sẽ phản chiếu lại con bất kể gì con phóng ra. Khi con hiểu điều này thì con thấy là con không thể thay đổi hoàn cảnh bên ngoài nếu con không thay đổi chính mình.
11.5. Ham muốn giả và mong muốn thật
Có một tầng sâu hơn mà ta cần xem xét ở đây. Nhiều chờ đợi của con không có vẻ xa rời thực tại của cuộc sống. Chúng có vẻ là những lời tiên tri tự ứng nghiệm. Tỷ dụ, nếu con chờ đợi cuộc đời là một sự vật lộn và con phải đấu tranh để được mọi chuyện con cần, thì vũ trụ sẽ phản chiếu lại con những hoàn cảnh bắt con phải đấu tranh. Những tình huống này tối hậu không thật vì chúng không thẳng hàng với viễn quan mà Thượng đế có về con. Chờ đợi của con khoác vào thực tại tạm thời, nhưng chúng chỉ có vẻ thật khi con còn mắc kẹt trong tâm thức nhị nguyên.
Con có hai loại chờ đợi không thiết thực. Có những chờ đợi không bao giờ có thể thành tựu, và có những chờ đợi trở thành tiên tri tự ứng nghiệm. Tỷ dụ, nhiều người chờ đợi họ có kết quả khác nếu họ tiếp tục làm cùng hành động, họ có thể thay đổi hoàn cảnh bên ngoài mà không thay đổi chính họ. Đây là một chờ đợi hoàn toàn không thiết thực vì vũ trụ sẽ luôn luôn phản chiếu lại những gì con phóng ra. Một số người chờ đợi người khác sẽ lấy những gì họ có, và chờ đợi này sẽ trở thành một tiên trì tự ứng nghiệm. Những người đó sẽ thu hút những người muốn lấy của họ thay vì lấy từ nguồn cung cấp dồi dào vô tận ở trong chính họ.
Chờ mong nhị nguyên mà con có trong thể tư tưởng sẽ tạo nên ham muốn giả trong thể cảm xúc của con. Thế nào là ham muốn giả? Ham muốn giả có hai đặc tính:
- Thứ nhất là nó dựa trên ý niệm thiếu thốn; nó dựa trên cảm nhận con thiếu thốn cái gì đáng lẽ con phải có. Con nghĩ đáng lẽ con phải có một số chuyện trong cuộc đời, con mong muốn có chúng, và khi con không có chúng thì con cảm thấy thiếu thốn, bị thiếu thốn. Đây là nguyên nhân của cảm xúc tiêu cực, như giận dữ, ghen tỵ hay tham lam.
- Đặc tính kia của ham muốn giả là nó không bao giờ đạt được ý nguyện, nó không bao giờ thỏa mãn được. Ham muốn giả quả thực giống như hố không đáy, như một lỗ đen trong thể cảm xúc không thể nào lấp được. Nếu con đã nghe nói đến các lỗ đen trong vũ trụ, thì con biết chúng là những nơi mà trọng lực cao đến độ mọi thứ đều bị hút vào đó và không có gì có thể thoát ra. Đây là một hình ảnh tượng hình hay về ham muốn giả vì con cứ tiếp tục đổ năng lượng vào đó mà không bao giờ lấp được lỗ đen.
Nhiều người bị mắc kẹt trong tìm cầu không bao giờ dứt có nhiều tiền hơn, nhiều quyền lực hơn, nhiều tình dục hơn, nhiều thức ăn hơn, nhiều thú vui hơn. Họ có được bao nhiêu chăng nữa vẫn không cảm thấy đủ. Họ không bao giờ thỏa mãn và lúc nào cũng muốn có nhiều hơn. Ham muốn trở thành một vòng xoáy đi xuống nuốt trọn cuộc đời họ mà không cho họ lại gì cả vì họ không bao giờ đạt trạng thái thỏa mãn, hạnh phúc hay an bình nội tâm. Có nhiều người trên trái đất bị nuốt trọn bởi tìm cầu vô tận tìm cách thỏa mãn ham muốn giả không bao giờ có thể thỏa mãn. Những người hướng về tâm linh không hoàn toàn bị mắc kẹt trong khuôn nếp đó. Tuy nhiên, con cần nhìn vào cuộc đời mình và nhìn xem con có thể nhận diện một số ham muốn có những đặc tính mà thày mô tả. Nếu con nhận diện chúng, thì con cần phải thành thật với chính mình và xem xét chúng gần hơn. Nếu con không cai quản những ham muốn đó và lấy chúng ra khỏi con người mình, thì chúng sẽ luôn luôn lôi kéo cảm xúc của con và phá hoại những cố gắng tốt nhất mà con có thể làm để biểu hiện cuộc sống thực sự tâm linh.
Chìa khóa khắc phục ham muốn giả là gì? Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem xét ai muốn giữ con ở trong khuôn đúc muốn mãi mãi thỏa mãn ham muốn giả. Sự thật phũ phàng là các ham muốn đó do ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian tạo ra, và chúng có hai mục tiêu khi làm vậy. Một mục tiêu là giữ con mắc kẹt trong việc theo đuổi ham muốn thế tục để con không thể biểu hiện quả vị Ki-tô và thực hiện sứ vụ thiêng liêng của con. Mục tiêu thứ hai là giữ con trong vòng xoáy lúc nào cũng muốn điều mà mình không thể có, qua đó con liên tục tha hóa năng lượng, là cái mà ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian cần để sinh tồn. Họ nhìn con như con bò sữa mà họ sẽ vắt hết năng lượng và loại bỏ khi con không còn sản xuất nữa.
Như vậy có nghĩa chăng là con cần dùng sức mạnh để đè nén ham muốn giả để thoát vòng kiểm soát của chúng? Đây không phải là phương cách đúng; cách này chỉ giản dị đi từ cực đoan này sang cự đoan khác trong khi vẫn bị mắc kẹt trong tâm thức nhị nguyên. Chìa khóa thật là nhận ra ham muốn giả thực sự chỉ là sự tha hóa của một ham muốn thật. Một trong những đặc tính của ham muốn thật là nó không dựa trên thiếu thốn mà dựa trên cảm giác dồi dào. Con không cảm thấy thiếu thốn, con cảm thấy con có nhiều đến độ con mong muốn chia sẻ với người khác. Đặc tính chính khác của ham muốn thật là con không tìm cách được một cái gì; con tìm cách cho. Khi con cho thì con đạt cảm giác toại nguyện vì hành động cho mang lại phần thưởng xúc cảm của nó.
Mọi ham muốn bắt nguồn từ ý muốn tạo một cảm giác. Cảm giác này tối hậu là điều mà thày đã nói trước đây, là cảm giác trọn vẹn, cảm giác đầy đủ, được tràn đầy. Ham muốn giả bắt nguồn từ ngã hữu diệt. Ngã hữu diệt đuợc sinh ra từ sự tách biệt với Thượng đế. Nó không bao giờ có thể cho con cảm giác trọn vẹn. Ngã hữu diệt không thể vượt qua sự tách biệt với Thượng đế, và chỉ khi con cảm thấy mình là một với Thượng đế và cảm thấy ánh sáng Thượng đế tuôn chảy qua con người con thì con mới cảm thấy trọn vẹn. Ngã hữu diệt có nhận biết thô thiển là cái Ta Biết mong muốn được trọn vẹn. Nó tìm cách đem lại cảm giác trọn vẹn này, nhưng nó chỉ có thể dùng tâm thức nhị nguyên và các thứ của trần gian. Ngã hữu diệt thấy trọn vẹn như một trạng thái đứng yên nơi con có đầy đủ một thứ gì đó của trần gian, và khi con đã đặt mình vào vị thế không thể mất những gì con có. Đó là lý do vì sao ngã hữu diệt quy định ham muốn giả và tìm cách khiến con tin rằng nếu con có đủ tiền bạc, sở hữu vật chất, quyền lực hay thú vui, thì con sẽ cảm thấy trọn vẹn, con sẽ được lấp đầy. Ngã hữu diệt quả thật tin rằng nếu con có đủ những thứ của trần gian, thì con sẽ cảm thấy trọn vẹn. Đây hiển nhiên là một ảo tưởng vì không có gì trong trần gian có thể cho con cảm giác trọn vẹn. Con chỉ có thể trọn vẹn khi con biết mình là ai và khi con cảm thấy ánh sáng Thượng đế tuôn chảy qua Sinh thể của con.
Khi cái Ta Biết nhận ra cuộc tìm cầu của ngã hữu diệt không thể thực hiện được, thì con có thể tách mình ra khỏi nó. Con không thể tách mình ra khỏi ngã hữu diệt nếu con chưa có cái gì thay thế nó. Con không thể hoàn toàn khắc phục một ham muốn giả nếu con chưa kết nối lại với những mong muốn thật của con người cao của con.
11.6. Mong muốn thật là cống hiến Ngọn lửa của mình
Có một nhóm đông Sinh thể tâm linh đang phụng sự như các vị thày tâm linh của nhân loại. Trong số này có đức Phật đã, như Giê-su, xuống trái đất để đem lại một giáo lý tâm linh mới, mà ngày nay được biết như đạo Phật. Một trong những nguyên lý trọng tâm của giáo lý đức Phật coi cuộc đời là đau khổ và đau khổ do ham muốn sai tạo ra.
Giảng dạy thâm sâu về Phật giáo vượt ra ngoài phạm vi của khóa học này. Nhiều người đã hiểu lầm khái niệm trọng tâm của Phật giáo và nghĩ rằng đức Phật dạy họ phải khắc phục ham muốn đến độ không còn ham muốn nữa. Thực ra đức Phật nói là con cần khắc phục mọi dính mắc vào bất kỳ điều thế gian nào. Một ham muốn giả khiến con dính mắc vào một vật trần gian nào đó, khiến con nghĩ con không thể trọn vẹn nếu không có vật mà con ham muốn. Chính dính mắc này đưa tới khổ đau.
Nếu con không có ham muốn, thì làm sao con có thể tăng trưởng và trở nên hơn những gì con là hôm nay? Động lực cơ bản của sự sáng tạo là ý muốn của Thượng đế muốn hơn nữa và lấp đầy khoảng trống không với ánh sáng. Nếu con loại bỏ mọi ham muốn, thì con cũng loại bỏ dòng chảy của Dòng sông sự Sống xuyên qua Sinh thể con. Điều này không giúp con tăng trưởng tâm linh hơn việc cho phép mình bị hoàn toàn thu hút vào việc tìm cách thỏa mãn ham muốn giả của ngã tách biệt. Những người đem giáo lý đức Phật tới cùng cực và loại bỏ mọi hàm muốn đã quên điểu quan trọng nhất của giáo lý đức Phật, đó là Trung đạo. Trung đạo không có nghĩa là con loại bỏ mọi ham muốn nhưng có nghĩa con vươn lên trên các ham muốn giả đến từ ngã hữu diệt, con vươn lên trên tâm thức nhị nguyên đang kéo con đi xa khỏi Trung đạo. Khi con làm vậy thì con kết nối lại với các mong muốn thật của Sinh thể cao của con, là những mong muốn đã đem con tới trái đất lúc ban đầu. Các mong muốn này liên quan tới việc cống hiến con người mình, Ngọn lửa Thượng đế của mình. Chúng liên quan đến việc biểu lộ cá tính thiêng liêng của con và đem vương quốc Thượng đế xuống cõi này.
Một số ham muốn bắt nguồn từ ước mong của dòng sống muốn trải nghiệm một số điều kiện trên trái đất. Đây là những ham muốn mà ngã hữu diệt dễ tha hóa nhất. Đây là những ham muốn có thể trở thành ham muốn trần gian hay xác thịt, liên quan đến những thú vui của thân vật lý. Khi những ham muốn này trở nên vật lý và hướng về bản thân, thì chúng trở nên hố sâu không đáy không thể nào lấp đầy. Mỗi ham muốn thấp đó tương ứng với một ham muốn cao. Điểm khác biệt là mong muốn cao có thể được thỏa mãn một cách tối hậu khi cái Ta Biết không còn mong muốn trải nghiệm điều kiện này nữa trong vũ trụ vật chất. Lúc đó con mong muốn hơn nữa, do đó con mong muốn vươn lên trên vũ trụ vật chất thay vì ở lại trong đó mãi mãi. Con chỉ giản dị không còn thỏa mãn bởi ham muốn thấp và thay thế chúng bởi một mong muốn cao. Con không cố ý và dùng sức mạnh để đèn nén một ham muốn. Con tới điểm nhận ra chúng là một ham muốn giới hạn, con nhìn quá chúng để khám phá mong muốn thực, và mong muốn thực thay thế ham muốn giả một cách tự nhiên và không cố gắng.
Một ham muốn khiến nhiều người tâm linh bối rối là ham muốn hợp nhất tình dục. Đa số con người trên trái đất tham gia vào tình dục vì một ham muốn giả xuất phát từ ngã hữu diệt. Ham muốn này không bao giờ có thể thỏa mãn. Bất kể họ có bao nhiêu tình dục thì họ vẫn không cảm thấy mãn nguyện. Đằng sau ham muốn thú vui vật lý là một ham muốn cao trải nghiệm trạng thái trọn vẹn khi hai dòng sống, với những thái cực ngược nhau, tới với nhau trong một kết hợp thực sự, tâm linh.
Mọi sự được sinh ra từ sự tương tác giữa lực lan tỏa của Cha và lực co thắt của Mẹ. Khi cả hai tới với nhau thì sự sống mới được sinh ra qua sự kết hợp và trọn vẹn của hai lực đó. Rất có thể một dòng sống có ước muốn trải nghiệm sự trọn vẹn đó trong cõi vật chất. Điều này phát xuất từ ham muốn thật muốn sự kết hợp lớn hơn, và ước muốn này có thể thỏa mãn. Con có thể tới điểm cảm thấy con đã trải nghiệm đủ hình thức kết hợp này, và bây giờ thì con ước muốn một cái gì vượt quá những gì có thể đạt được qua thân thể vật lý và các khả năng của nó. Con ước muốn một kết hợp tâm linh chỉ có thể tìm thấy bằng cách tìm ra một thái cực thực của Sinh thể của con, tức là thiết lập sự kết hợp giữa cái Ta Biết và Hiện diện TA LÀ như thái cực Cha-Mẹ thật của Sinh thể của con.
11.7. Cảm giác trọn vẹn đến từ ánh sáng Thượng đế chảy xuyên qua con
Quả đúng là con cần lấy một chọn lựa. Con phải chọn phục vụ Thượng đế hay phục vụ ma-môn, nghĩa là con phải chọn cho phép cả cuộc đời còn lại của mình bị nuốt trọn bởi cuộc tìm cầu bất khả thi lấp đầy ham muốn giả, là các ham muốn mà Giê-su gọi là ma-môn. Hay con quyết định phục vụ các mong muốn thực của Sinh thể cao của con và tìm cách thực hiện sứ vụ thiêng liêng của con bằng cách biểu lộ cá thể và khả năng sáng tạo mà Thượng đế đã phú cho con.
Mọi ham muốn giả phát xuất từ cảm nhận thiếu thốn, và các duy nhất để ra khỏi ham muốn giả là thăng vượt cảm nhận thiếu thốn. Làm sao con thăng vượt cảm nhận con không có đủ? Bằng cách cho phép bốn thể phàm của con được tràn đầy bởi ánh sáng Thượng đế sẽ đốt cháy mọi cảm nhận thiếu thốn và lấp đầy con với cảm nhận nuôi dưỡng tối hậu. Con phải theo tiến trình mà thày đã mô tả và bắt đầu bằng cách vươn lên thể bản sắc, kết nối lại với bản sắc thật của con. Khi con biết con là ai, tức là Sinh thể tâm linh có khả năng nhận được sự dồi dào vô biên của ánh sáng Thượng đế, thì con có thể thực sự khắc phục cảm nhận thiếu thốn xuất phát từ ý niệm hữu diệt con tách biệt khỏi sự dồi dào của Thượng đế. Con có thể đem ánh sáng Thượng đế chảy xuyên qua thể bản sắc của con, vào thể tư tưởng và sau đó xuống thể cảm xúc của con. Khi con đem ánh sáng Thượng đế xuống thể cảm xúc của con thì con tạo ra cảm giác được nuôi dưỡng. Điều này gây ra cảm nhận trọn vẹn, và như thày có nói ở trên, ước muốn trọn vẹn ở đằng sau cả ham muốn giả lẫn mong muốn thật. Khi con có cảm nhận trọn vẹn thì con thăng vượt ham muốn giả vì con không còn cảm thấy thiếu thốn. Con không còn cảm thấy thiếu thốn nhưng cảm thấy được nuôi dưỡng một cách tối hậu. Con nhận ra con không cần gì bên ngoài chính mình để thỏa mãn các mong muốn thật của mình.
Bản chất của ham muốn giả là con cảm thấy không trọn vẹn và nghĩ mình cần một cái gì bên ngoài để đạt trọn vẹn. Điều này khiến con mở cửa để ngã hữu diệt, ông hoàng thế gian và người khác bước vào và kiểm soát con. Họ có thể kiểm soát con vì con nghĩ con cần cái gì bên ngoài mình để đạt được trọn vẹn, để cảm thấy được nuôi dưỡng. Khi con kết nối lại với bản sắc thật của con và mở cửa để dòng ánh sáng Thượng đế tuôn chảy qua con, thì con nhận ra con không cần điều gì bên ngoài chính mình để được trọn vẹn. Chính dòng chảy của ánh sáng Thượng đế xuyên qua con người con cho con cảm giác trọn vẹn thật và tối hậu. Khi trạng thái trọn vẹn này cai quản thể cảm xúc của con, thì con không còn ham muốn nhận được điều gì từ người khác. Con có ham muốn thật sự cho người khác, chia sẻ với người khác.
Từ đó nảy sinh tình huống tuyệt đẹp khi mọi người nhận ra sự thực đằng sau một trong những lời dạy thâm sâu nhất của Giê-su: “Con đã nhận vô điều kiện, hãy cho vô điều kiện” (Matthew 10:8). Khi con hiểu thực tại của cuộc sống, tức là Thượng đế là nguồn gốc của mọi thứ tốt và toàn hảo và đức Cha hoan hỷ cho con vương quốc, thì con sẽ cảm thấy trọn vẹn nội tâm. Xuyên qua cảm giác được nuôi dưỡng, con sẽ khắc phục nỗi sợ cho người khác. Khi đa số con người trong một xã hội cho vô điều kiện những gì họ đã nhận vô điều kiện từ Thượng đế, thì nỗ lực tổng hợp của họ sẽ đem lại nhiều dồi dào hơn là mỗi người có thể riêng mình đem lại. Điều này được miêu tả qua câu ngạn ngữ tổng thể hơn các thành phần cộng lại, và đây quả thật là đời sống dồi dào trên trái đất. Đời sống dồi dào trên trái đất sẽ đến khi con người bắt đầu cho vô điều kiện ở dưới này những gì họ nhận được vô điều kiện từ bên Trên.
Con hãy nhìn trái đất hiện nay và nhận thấy là hầu hết mọi khía cạnh của xã hội và hầu hết mọi tương tác giữa con người đều dựa trên ý niệm thiếu thốn, thiếu nuôi dưỡng. Điều này khiến con người kiềm giữ không chịu cho và giữ chặt những gì họ có. Điều này khiến nhiều người đặt hết chú tâm vào việc nhận thay vì cho. Nếu không ai cho, thì làm sao có người được nhận? Những người bị mắc kẹt trong ham muốn giả, ham muốn ích kỷ chỉ nghĩ tới mình, không thể thấy sự thật hiển nhiên này. Đó là lý do vì sao cả một xã hội, quả thực là cả hành tinh, có thể đi xuống một vòng xoáy tiêu cực trong đó tất cả đều cảm thấy thiếu thốn, tất cả có ham muốn dựa trên thiếu thốn và tất cả tìm cách lấy thay vì cho.
Một trong những lý do chính đang ngăn cản sự biểu hiện của vương quốc Thượng đế trên trái đất là có quá nhiều người bị mắc kẹt trong ham muốn kiểm soát. Họ cảm thấy thiếu thốn và họ nghĩ người khác đang âm mưu lấy những gì họ có. Họ nghĩ họ chỉ có được dồi dào bằng cách lấy bằng vũ lực. Để lấy được cái họ muốn và tránh mất đi cái họ có, họ nghĩ họ cần phải kiểm soát người khác và hoàn cảnh vật lý của họ.
Nhiều người trong số các người quyền uy nhất thế giới bị hoàn toàn nuốt trọn bởi ham muốn kiểm soát mọi người và mọi thứ. Con có thể thấy trong lịch sử những người đã đạt được vị thế uy quyền cao, theo nghĩa uy quyền giả dựa trên khả năng kiểm soát người khác. Họ không thể tránh bánh xe thời gian xay thành bụi mọi quyền kiểm soát mà họ đạt được. Không người nào trong số đó có thể kiểm soát vận mạng của họ, và rốt cuộc những tháp Babel mà họ dựng lên qua sự kiểm soát sẽ sụp đổ và trở về với cát bụi từ đó chúng sinh ra. Những gì phát xuất từ ngã hữu diệt đến từ cát bụi của trái đất, và chúng sẽ trở về với cát bụi thay vì được tái sinh vào sự sống bất diệt của tâm thức Ki-tô.
11.8. Trực tiếp trải nghiệm Thượng đế
Một trong những vũ khí chính của ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian là lợi dụng tính hay thay đổi của cảm xúc để cài vào bản thể con một chút nghi ngờ. Rắn đã cám dỗ Eve trong Vườn Đia đàng bằng cách đưa vào tâm Eve một chút nghi ngờ. Tác dụng là con nghi ngờ Thượng đế. Con nghi ngờ là Thượng đế sẽ thưởng con nếu con nhân lên các khả năng của mình. Con nghi ngờ là con sẽ nhận được thêm nữa nếu con cho vô điều kiện. Con nghi ngờ bản chất của mối quan hệ giữa con và Thượng đế, là nếu con trung thành khi làm một số việc thì Thượng đế sẽ cho con cai quản nhiều việc. Con nghi ngờ là Thượng đế hoan hỷ cho con vương quốc của ngài.
Đây chính là bản chất vì sao con không nhận được sự dồi dào của Thượng đế. Nó ngăn chặn con hành xử như người đồng-sáng tạo mà con được tạo ra để là. Khi con nghi ngờ Thượng đế sẵn lòng cho con sự dồi dào hay nghi ngờ các luật của Thượng đế thật sự sẽ nhân lên những gì con cho, thì con phá hoại tiến trình qua đó sự dồi dào Thượng đế đi xuống qua bốn tầng của vũ trụ vật chất. Con đã khóa mình khỏi dòng chảy của Dòng sông sự Sống. Thay vì ở trong Dòng sông sự Sống lúc nào cũng đem thêm dồi dào vào cõi vật chất, thì con khóa mình khỏi dòng chảy đó. Đó là lý do vì sao con trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Chính sự nghi ngờ luật Thượng đế và sự nghi ngờ tiến trình thị hiện sẽ trải bày trong cõi vật chất. Tâm thức nghi ngờ và thiếu thốn sẽ được tấm gương vũ trụ phản chiếu lại con. Khi con còn ở trong ảo tưởng đó, khi con còn cho phép mình bị ngự trị bởi các nghi ngờ do ông hoàng thế gian gài vào, thì tấm gương sẽ có vẻ như xác nhận niềm tin của con là Thượng đế là một ông chủ bất công đang gặt nơi mà ông không gieo (Matthew 25:24).
Thượng đế là Thượng đế của tình thương vô điều kiện, và đó là lý do vì sao ngài đã ban cho con quyền tự quyết. Con có khả năng đứng ra ngoài Dòng sông sự Sống, là dòng chảy của sự nuôi dưỡng của Thượng đế. Thượng đế cho phép con làm chuyện này, nhưng bất cứ lúc nào Thượng đế cũng sẵn sàng đón con trở về vương quốc của ngài – nếu con sẵn lòng buông lỏ mối nghi ngờ đã khiến con rời vương quốc lúc ban đầu. Làm sao con khắc phục nghi ngờ? Chỉ có một cách duy nhất. Con phải trước tiên kết nối lại với bản sắc thật của con để con biết với cái biết tuyệt đối, nội tại là con hơn tên tội đồ khốn khổ, hơn con người phàm hữu diệt tách biệt khỏi Thượng đế bởi một vực sâu không thể vượt qua. Làm sao con biết được điều này? Con chỉ có thể biết bằng trải nghiệm trực tiếp.
Hai điều răn đầu nói là con không được có thần linh nào trước Thượng đế chân chính và con không được mang vào mình mọi hình tượng khô chết. Bản chất của tâm thức nhị nguyên là con thấy mình tách biệt khỏi Thượng đế. Điều này có nghĩa là con không còn trải nghiệm trực tiếp Hiện diện của Thượng đế, và do đó con không trải nghiệm thực tại của Thượng đế. Đó là lý do vì sao Thượng đế trở thành một đề tài mà tâm nhị nguyên, ngã hữu diệt có thể thảo luận. Khi con trực tiếp trải nghiệm một cái gì thì đâu còn gì để nghi ngờ? Khi trải nghiệm trực tiếp vắng mặt thì Thượng đế trở thành một khái niệm lý thuyết mà thực tại có thể được trí năng con người và tâm nhị nguyên thảo luận không bao giờ dứt. Tâm nhị nguyên không bao giờ có thể giải đáp câu hỏi về sự hiện hữu của Thượng đế, vì làm sao một tâm phát xuất từ sự tách biệt với Thượng đế lại có thể có trải nghiệm trực tiếp Bản thể Thượng đế?
Con hãy tưởng tượng đang ngồi trong nhà và có ai nói chuyện về Nam cực và cảnh vật ở đó ra sao. Lẽ tất nhiên, con không đang ở Nam cực và không thể trải nghiệm trực tiếp tình cảnh tại đó. Con có thể dùng lời mô tả, thậm chí các hình ảnh, để xây dựng một hình tư tưởng về tình cảnh ở Nam cực ra sao. Hình tư tưởng của con có thể chính xác và có nhiều chi tiết, nhưng nó không bao giờ có thể là hay sẽ là một thay thế của trải nghiệm trực tiếp. Con sẽ không bao giờ thực sự biết ở Nam cực ra sao nếu con không ở tại đó và trải nghiệm với tất cả mọi yếu tố của bản thể của con, tức là hơn các giác quan vật lý của con. Chỉ khi con thật sự ở đó thì con mới biết con cảm thấy gì khi con ở nơi đó. Bản chất của tâm thức nhị nguyên là con đã tách mình ra khỏi trải nghiệm trực tiếp của bản thể Thượng đế. Con không còn trải nghiệm Hiện diện TA LÀ của con như là Hiện diện của Thượng đế trong quả cầu cái ta của con. Đây là điều đưa đến ý niệm Thượng đế là một Sinh thể xa cách, một sinh thể bên ngoài trên trời.
Bây giờ thì con cảm nhận con tách biệt khỏi Thượng đế, và những người có khuynh hướng tâm linh hơn trên trái đất thì có ước muốn được biết Thượng đế, biết Thượng đế như thế nào. Một lần nữa, ta có ham muốn giả và ham muốn thật. Ham muốn giả dựa trên thiếu thốn, và nguyên do của thiếu thốn là gì? Bản chất của thiếu thốn là sợ hãi. Con nghĩ: “Tôi không có cái này, và vì tôi không có nó, một cái gì tại hại có thể xảy ra cho tôi. Nếu tôi không có được cái tôi nghĩ tôi cần thì chuyện tại hại nhất sẽ xảy ra. Tôi không biết tôi cần biết gì về Thượng đế và sự cứu rỗi, nhưng nếu tôi không có hiểu biết này, thì linh hồn tôi sẽ bị đốt cháy mãi mãi trong đia ngục.” Cảm nghĩ này đã đưa đến mọi tôn giáo dựa trên sợ hãi trên hành tinh này. Một tôn giáo dựa trên sợ hãi là một con đường có vẻ đúng cho người thế tục, nhưng nó dẫn tới cái chết.
Ham muốn giả nào tạo động lực cho các tôn giáo dựa trên sợ hãi? Ở tầng thấp, đó là ý niệm con có thể mặc cả với Thượng đế, con có thể mua vé vào thiên đàng, Nếu con làm các việc đúng thì con sẽ hài lòng Thượng đế và ngài sẽ cho con vào vương quốc của ngài. Thày đã giải thích ở phần trên vì sao đây là một ước mơ không thể thực hiện được, và thày sẽ không giải thích lại ở đây. Ở các tầng cao của các ham muốn dựa trên sợ hãi là ước muốn được biết Thượng đế. Đây vẫn là một ham muốn vị kỷ dựa trên nỗi sợ chuyện gì sẽ xảy ra cho mình nếu mình không biết điều mình cần biết về Thượng đế. Nhiều tín đồ tôn giáo chân thành đã bỏ ra cả đời tìm cách thỏa mãn ước muốn biết Thượng đế và biết tất cả mọi chuyện về Thượng đế qua một tôn giáo vỏ ngoài. Khi con biết một cái gì thì hàm ý có khoảng cách giữa con và cái con đang tìm hiểu. Nếu đối tượng ở ngay đây, con có thể giản dị trải nghiệm mà không “biết” nó.
Khi con tìm cách biết một cái gì mà con nghĩ con không thể trải nghiệm trực tiếp, thì con đang xây dựng một hình tư tưởng về nó. Nếu hình tư tưởng đó bị tâm thức nhị nguyên ảnh hưởng, thì nó sẽ là một hình ảnh giả, một hình tượng khô chết. Nếu con tìm cách biết một Thượng đế xa cách, thì động lực của con là tầm nhìn nhị nguyên và điều này sẽ ngăn cản con trải nghiệm trực tiếp Thượng đế. Con có thể xây dựng một hình tư tưởng là con biết tất cả những gì có thể biết về Thượng đế – như các người Pha-ri-si năm xưa – nhưng cái biết vỏ ngoài của con về Thượng đế ngăn con có được trải nghiệm nội tại, trực tiếp của Hiện diện của Thượng đế. Hiểu biết vỏ ngoài của con quả thật có thể ngăn con bước vào vương quốc Thượng đế bên trong con, và đó là lý do vì sao Thượng đế dạy con đừng tạo bất cứ hình tượng khô chết nào.
Khái niệm hiểu biết và ước muốn hiểu Thượng đế xa cách có thể trở nên một cạm bẫy có thể củng cố cảm nhận xa cách khỏi Thượng đế. Thày không nói tìm cách hiểu Thượng đế là sai, vì ở một tầng nào đó của con đường tâm linh, con cần mở rộng hiểu biết về Thượng đế. Nhưng ước muốn biết Thượng đế có thể dễ dàng trở thành một ngõ cụt có thể chặn đứng tiến bộ của con. Đa số người tâm linh không nhận ra điều này, và do đó rất nhiều tín đồ tôn giáo bị mắc kẹt trong cạm bẫy vi tế của kiêu mạn tâm linh. Họ cảm thấy họ biết quá nhiều về Thượng đế, về tôn giáo của họ, và họ đã làm tất cả những hành động vỏ ngoài mà tôn giáo của họ ấn định, nên họ cảm thấy họ cao hơn những người khác và Thượng đế giản dị phải chấp nhận họ vào vương quốc của ngài. Như Giê-su có nói, vương quốc Thượng đế ở trong con, do đó con sẽ không bước vào vương quốc Thượng đế bằng cách giản dị biết về Thượng đế và một giáo điều tôn giáo. Không có hiểu biết vỏ ngoài nào, dù nhiều tới đâu chăng nữa, có thể đưa con vào vương quốc Thượng đế. Con không thể vào vương quốc Thượng đế bằng hiểu biết, con chỉ có thể vào bằng cách ở đó. Cảm nhận ở đó chỉ có thể đạt được bằng cách vượt quá hiểu biết về Thượng đế xa cách và thực sự trải nghiệm Thượng đế như cái Tất cả và ở trong tất cả – kể cả trong con.
Chìa khóa là biết sẽ có một điểm trên con đường tu khi điều tuyệt đối cốt yếu là con chuyển hóa ham muốn dựạ trên sợ hãi muốn biết một thượng đế xa cách thành ham muốn dựa trên tình thương muốn là một với Thượng đế bên trong. Nếu con không làm việc này, thì con sẽ bị mắc kẹt vào con đường mà người trần thế thấy có vẻ đúng, và đây chính là điều xảy ra cho các thày thông giáo và các Pha-ri-si không nhận ra Ki-tô nơi Giê-su. Như Giê-su có nói: “Nếu sự công chính của con không hơn sự công chính của các thày thông giáo và Pha-ri-si, thì con sẽ không thể nào bước vào vương quốc thiên đàng” (Mathew 5:20). Phải chăng chuyện hiển nhiên là để bước vào vương quốc Thượng đế, con cần khắc phục cảm nhận đứng bên ngoài vượng quốc? Cách duy nhất để biết Thượng đế là là Thượng đế.
Thày không nói câu này với ý định phỉ báng Thượng đế, với ý niệm cuồng điên, tự đại cho rằng mình hơn bất cứ ai khác và có thể làm bất cứ gì mình muốn. Thày nói câu này với ý nghĩa thật là con nhận ra con là một cá nhân hóa của Thượng đế và cái Ta Biết phát xuất từ Sinh thể lớn hơn, Hiện diện, của Thượng đế. Cái Ta Biết có khả năng trải nghiệm Bản thể của Thượng đế, Hiện diện của Thượng đế. Cái Ta Biết có thể trải nghiệm Bản thể Thượng đế bằng cách tự đồng hóa với Bản thể Thượng đế. Đây không phải là cái biết lý thuyết dựa trên một hình tư tưởng về Thượng đế. Đây là một trải nghiệm trực tiếp Bản thể Thượng đế. Trải nghiệm này vượt quá ngôn từ và hình ảnh có thể được quy định trong thế giới hình tướng. Đó là lý do vì sao không tôn giáo vỏ ngoài nào có thể mô tả trải nghiệm này và đó là lý do vì sao không tôn giáo nào có thể cung cấp một mô tả hay hình ảnh chính xác về Thượng đế. Hình thái cao của tôn giáo không tìm cách giúp con người biết Thượng đế. Hình thái thật của tôn giáo, tôn giáo nội tâm phổ quát, tìm cách giúp con người trải nghiệm Hiện diện của Thượng đế. Khi con trải nghiệm Hiện diện đó thì con biết con là ai. Con biết, bằng trải nghiệm trực tiếp, là con là một nối dài của Thượng đế vì con đã trải nghiệm sự kết nối trực tiếp giữa dòng sống của con và Thượng đế.
Con hãy trở lại hình ảnh của thày về Nam cực. Con có thể nhắm mắt và nghĩ rất mạnh về Nam cực. Thực là con có thể tạo cho mình cảm tưởng là mình đang ở trên Nam Cực. Nhưng làm vậy có đem con tới Nam cực chăng? Làm vậy có thể cho con ảo tưởng là con đang ở Nam cực, nhưng nếu con chưa tới đó, thì đó vẫn chỉ là một hình ảnh. Bất kể con có bao nhiêu hiểu biết về Thượng đế, con vẫn bị mắc kẹt trong hình tư tưởng mô tả Thượng đế như một Sinh thể xa cách. Chỉ khi con thăng vượt hình tư tưởng và trải nghiệm Hiện diện của Thượng đế, qua đó con trải nghiệm con là một nối dài của Bản thể Thượng đế, thì con mới có cái biết nội tại thật mình là ai. Khi con có cái biết đó, nó sẽ thấm xuống thể bản sắc, thể tư tưởng và thể cảm xúc của con. Điều này sẽ khai trừ nghi ngờ khỏi con người con vì con lúc đó biết – bằng trải nghiệm trực tiếp – và con không còn có hình tư tưởng mà ông hoàng thế gian và ngã hữu diệt có thể khuynh loát với tất cả sự vi tế và tinh xảo của tâm nhị nguyên. Đây là cách duy nhất để hoàn toàn khắc phục nghi ngờ. Đây là cách duy nhất để tối hậu làm chủ bốn thể phàm để ý niệm bản sắc, tư tưởng, cảm xúc và hành động của con trở nên một biểu hiện của con người mà con là và một biểu hiện của ham muốn thật đã đem dòng sống của con xuống vũ trụ vật chất và qua đó tạo ra bốn thể phàm của con.
Con yêu dấu, con thực sự là ai? Con được thiết kế để là một nối dài của Bản thể Thượng đế. Con đuợc thiết kế là người biến hóa ánh sáng Thượng đế, hạ độ rung của nó và mang nó vào cõi vật chất. Con được thiết kế để là một mặt trời tâm linh tỏa rạng ánh sáng của Ngọn lửa Thượng đế đặc trưng của con và qua đó biểu hiện những đặc tính đó qua bất cứ những gì con gặp trong vũ trụ vật chất. Đó là lý do vì sao Thượng đế bảo con nhân lên các khả năng của mình, nhân lên cá thể của mình, nhân lên ánh sáng của mình và cai quản trái đất. Con không đến đây để làm khán giả thụ động trong màn kịch của cuộc sống. Con không ở đây để ngồi ngoài rìa và nhìn những người bị ông hoàng thế gian kiểm soát và chiếm hữu chơi trò chơi điên cuồng không bao giờ dứt mưu tìm quyền lực và kiểm soát. Con không ở đây để nhìn trái đất này tụt xuống vòng xoáy hướng hạ sẽ rốt cuộc dẫn đến sự diệt vong của nhân loại và thậm chí có thể hủy hoại hành tinh. Con ở đây để thấm đẫm mọi sự con gặp với ánh sáng tâm linh. Con ở đây để tâm linh hóa mọi khía cạnh của cuộc đời con. Con ở đây để ban phước lành cho mọi sự mà con gặp và qua đó nâng chúng lên tiềm năng cao nhất của chúng. Con ở đây để giải thoát Ánh sáng Mẫu-Vật khỏi những hình ảnh bất toàn đã được áp chồng lên nó bởi các ngã hữu diệt của con người trên trái đất và ông hoàng thế gian. Con ở đây để giải thoát Ánh sáng Mẫu-Vật để nó trải bày sự toàn hảo của Thượng đế để đời sống dồi dào được thể hiện trên trái đất.
Làm sao con hoàn thành tiềm năng cao nhất của con? Bằng cách là con người mà con là, bằng cách vượt qua khoảng cách giữa con người mà con nghĩ con là và con người mà con thực sự là. Con hãy xem xét trở lại sự khác biệt giữa có một hình ảnh của Thượng đế và trải nghiệm Hiện diện của Thượng đế. Thượng đế không đứng im một chỗ, Thượng đế là Dòng sông sự Sống đang luôn luôn thăng vượt chính nó và trở nên hơn nữa. Nếu con giữ chặt một hình tư tưởng về Thượng đế, và nếu con không chịu vượt quá hình ảnh đó, thì con đã tạo ra một hình tượng khô chết, một hình ảnh không thay đổi. Con chỉ có thể biết Thượng đế bằng cách ở trong Dòng sông sự Sống, bằng cách xuôi chảy theo dòng nước không bao giờ ngưng chảy của sự dồi dào của Thượng đế. Để xuôi chảy theo dòng chảy của sự sống đó, con phải khắc phục các ham muốn giả muốn con ngưng kim đồng hồ, giữ chặt những gì con nghĩ con sở hữu. Con phải sẵn sàng mất đi ý niệm giới hạn về cuộc sống để ở trong sự sống bất diệt là dòng chảy vĩnh cửu của sự trở nên hơn nữa.
11.9. Biết ơn như bước chặng giữa
Chìa khóa chủ để cai quản thể cảm xúc là lấy thái độ coi mọi hoàn cảnh mà con gặp như một cơ hội để biểu lộ ánh sáng của Bản thể thật của con, ánh sáng của Ngọn lửa Thượng đế của con, qua đó con phóng đại mọi hoàn cảnh mà con gặp. Con ở đây để thấm đẫm mọi hoàn cảnh mà con gặp với ánh sáng để dù hoàn cảnh có vẻ bất toàn và đen tối tới đâu, nó vẫn được nâng lên một tầng cao hơn bởi sự có mặt của con. Chìa khóa để ánh sáng đó tuôn chảy là gì? Tối hậu, chìa khóa là giành lại bản sắc thật của con như thày có giảng ở trên. Thày biết đây có vẻ là một mục đích xa vời trong tình trạng hiện nay của con, nên thày sẽ cho con một chìa khóa là một bước chặng giữa có thể có hiệu quả tuyệt diệu trong việc mở cửa cho ánh sáng Thượng đế tuôn chảy qua con người con. Chìa khóa này có thể tóm gọn bằng hai chữ, và hai chữ này là “biết ơn”.
Khi con cảm thấy biết ơn Thượng đế đã sinh tạo ra con và đã cho con cơ hội xuống vũ trụ vật chất như một nối dài của chính ngài, con có thể khóa chặt mình vào con đường dẫn con vượt lên trên mọi nghi ngờ. Thày biết là thày đã đặt cho con một mục đích cao khi thày nói con cần đạt được trải nghiệm nội tại con là một nối dài của Thượng đế. Con có thể chưa hoàn toàn sẵn sàng để có trải nghiệm này, và nếu con bắt đầu bằng chiêm nghiệm và nuôi dưỡng một “thái độ biết ơn” thì con sẽ bước đi một bước quan trọng về hướng đạt được cái biết nội tại sẽ tiêu trừ mọi nghi ngờ.
Biết ơn là một cảm giác mà con có thể nuôi dưỡng ngay cả khi con vẫn còn đôi chút ý niệm thiếu thốn và nghi ngờ. Thày có nói về những người cảm thấy như họ không có chọn lựa nào khác. Họ không có chọn lựa nào khác vì họ bị mù quáng bởi lập trình của ngã hữu diệt. Con cần phải tách cái Ta Biết khỏi lập trình đó. Khi con làm vậy thì con nhận ra là con lúc nào cũng có hơn một chọn lựa khi phản ứng trước một hoàn cảnh. Bất kể hoàn cảnh nào con gặp, bất kể nó có vẻ khó khăn đến đâu, con lúc nào cũng có một cái gì mà con có thể biết ơn. Nếu con sẵn sàng nuôi dưỡng một cách có ý thức thói quen lúc nào cũng tìm một lý do để biết ơn, thì con sẽ bước một bước rất quan trọng về hướng thu hút nhiều dồi dào hơn.
Biết ơn là gì? Biết ơn là khía cạnh thấp hơn của cái biết nội tại mà thày đã đề cập tới trong bài này. Biết ơn là lòng sẵn sàng tin tưởng là khi con cho vô điều kiện thì con sẽ nhận được nhiều hơn, cho dù ngay bây giờ con không có chứng cớ vỏ ngoài nào là chuyện này sẽ xảy ra. Biết ơn là biết Thượng đế không bỏ rơi con, Thượng đế ở đây với con và Thượng đế đã cho con những gì con cần để thăng vượt hoàn cảnh hiện tại và bước lên bực kế tiếp của cầu thang xoáy ốc. Con có thể không có tất cả những gì con muốn, nhưng con có những gì con cần để đi bước kế tiếp, và vì thế con có lý do để biết ơn. Biết ơn là cảm giác con có những gì con cần để bước lên cao hơn, và khi con tận dụng những gì con có thì Thượng đế chắc chắn sẽ cho con nhiều hơn. Đây là điều mà Giê-su hứa trong câu chuyện ẩn dụ về các tiền ta-lăng, cũng là khả năng, và đây là một lời hứa chân chính.
Vì vũ trụ là tấm gương nên những người chôn tài năng xuống đất quả thực đang nói: “Thượng đế, con thiếu thốn dồi dào của ngài và do đó con không có lý do gì để biết ơn. Nếu ngài muốn con ngưng cảm thấy không biết ơn, thì ngài hãy cho con sự dồi dào và khi đó con sẽ tự động cảm thấy biết ơn.” Cách hành xử này sẽ không bao giờ thành công và nó là kết quả của một lập trình của ông hoàng thế gian. Nó dựa trên ảo tưởng cho rằng cảm giác là kết quả của điều kiện bên ngoài. Như thày đã cố giảng bằng nhiều cách, cảm xúc do tư tưởng điều khiển, và tư tưởng do ý niệm bản ngã điều khiển. Khi con nhận trách nhiệm về cuộc đời mình, con nhận ra là con chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình và con không thể dùng điều kiện bên ngoài như cái cớ để cho phép mình có cảm xúc bất toàn. Mọi sự được thể hiện sau khi tuôn chảy qua bốn tầng của vũ trụ vật chất. Cõi cảm xúc ở trên cõi vật lý, có nghĩa là cảm xúc phải có trước biểu hiện vật lý. Nếu con đợi Thượng đế cho con đồi dào trước khi con cảm thấy biết ơn, thì con sẽ không bao giờ có thể đem sự dồi dào đó vào cõi vật lý. Con giống như người chờ đợi hình của mình trong gương cười trước khi mình cười. Chính cảm giác biết ơn – dựa trên cái biết nội tại là Đấng Cha hoan hỷ cho con vương quốc – là cỗ xe đem dồi dào vào cõi vật chất. Chỉ khi nào con cảm thấy biết ơn những gì con đang có thì Thượng đế mới có thể cho con hơn nữa.
Chờ đợi Thượng đế cho con dồi dào trước khi con cảm thấy biết ơn là chờ đợi Thượng đế vi phạm luật tự quyết của chính ngài. Thượng đế đã cho tất cả mọi người quyền tự quyết, và lý do một số người cảm thấy thiếu thốn và không biết ơn là vì họ đã sử dụng quyền tự quyết để cho đi quyền tự quyết, cho phép ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian làm chủ cuộc đời của họ. Chính vì họ đã cho đi quyền làm chủ cuộc đời mà họ bị khuynh loát để cảm thấy thiếu thốn. Bây giờ thì họ nói với Thượng đế là họ muốn Thượng đế giải quyết cảm giác thiếu thốn của họ, và họ chính yếu nói là họ muốn Thượng đế làm chủ quyền tự quyết của họ thay ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian. Đây là áp đặt một hình ảnh giả lên Thượng đế, một hình ảnh dựa trên tâm thức nhị nguyên, hình ảnh một Thượng đế muốn kiểm soát họ và Thượng đế giống như ông hoàng thế gian. Thày coi hình ảnh nhị nguyên đó về Thượng đế là sự thóa mạ Thượng đế theo đúng nghĩa của nó.
Có nhiều người theo tôn giáo hay tâm linh chân thành muốn làm điều đúng, như tôn giáo vỏ ngoài của họ đã dạy. Điều những người đó thực sự nói là họ muốn Thượng đế làm chủ quyền tự quyết của họ, họ muốn Thượng đế lấy lại món quà mà ngài đã cho họ. Họ đã hiểu lầm hoàn toàn lý do vì sao Thượng đế đã ban cho họ quyền tự quyết lúc ban đầu. Thượng đế không muốn tạo con như một người máy rô bốt, Thượng đế không muốn kiểm soát con. Thượng đế muốn con tăng triển bằng cách tự con chọn lựa, và do đó Thượng đế sẽ không bao giờ kiểm soát quyền tự quyết của con. Thượng đế sẽ không bao giớ tước đi quyền tự quyết của con. Nếu con muốn cải thiện hoàn cảnh của mình, con phải giành lại quyền chọn lựa. Con phải ngưng chạy trốn không chịu chọn lựa, thậm chí con không dùng một tôn giáo vỏ ngoài để biện minh cho việc con không cai quản bốn thể phàm của mình. Con phải nhận lãnh trách nhiệm và chấp nhận sự kiện hoàn cảnh bên ngoài của con sẽ chỉ cải thiện khi con dùng ý chí cao và viễn quan của sứ vụ thiêng liêng để tạo ra cảm xúc tích cực sẽ trở thành cỗ xe đem sự dồi dào của Thượng đế tuôn chảy xuống cõi vất chất.
Cách để bắt đầu tiến trình đó là biết ơn mình đang sống, mình có tự nhận biết, mình có cơ hội chọn lựa. Thay vì cảm thấy con phải lấy các chọn lựa đó một mình, thì con có thể nhận ra Thượng đế đã gửi cho con một đấng an ủi. Con có cái ta Ki-tô là vị thày nội tâm của con. Con có các sinh thể tâm linh trên cõi cao đang phụng sự như các vị thày của riêng con. Các vị này lúc nào cũng sẵn sàng hướng dẫn để con lấy chọn lựa tốt hơn, nhưng họ sẽ không chọn lựa thay con. Con phải sẵn sằng tự giúp mình. Con phải sẵn sàng khắc phục cảm giác thiếu thốn, cảm giác sợ hãi, cảm giác thiếu hụt, cảm giác bất công, cảm giác không biết ơn. Con phải sẵn sàng dùng uy lực ý chí để tìm ra một điều mà con có thể biết ơn. Sau đó con xây dựng trên điều đó bằng cách xin các vị thày tâm linh cho con hướng dẫn nội tâm để con có thể lấy quyết đinh tốt hơn, và điều này sẽ cho con nhiều thứ để biết ơn hơn.
Như các nhà tiên tri cổ xưa có nói: “Con hãy chọn ngay hôm nay con phục vụ ai” (Joshua 24:15). Hãy chọn phục vụ sự sống hay cái chết. “Hãy chọn sự sống!” (Deuteronomy 30:19). Con hãy chọn tự mình chọn lựa. Các thày, là các thày tâm linh của con, thương yêu con vô điều kiện, và các thày sẽ làm tất cả mọi chuyện có thể làm để giúp con lấy quyết định tốt nhất. Nhưng các thày không thể và không muốn chọn lựa thay con, và các thày cũng không thể tạo ra một cảm giác trong thể cảm xúc của con. Con là người phải cầm tay lái và cai quản đứa con ngỗ nghịch là các cảm xúc của con. Nếu con thanh tẩy trước các thể bản sắc và tư tưởng, thì con sẽ có sức mạnh ý chí và viễn quan cần thiết để chế ngự con thú dữ, đâm chết con rồng của cảm xúc không chế ngự.
Tới đây thì chúng ta tới điểm có thể đi bước cuối cùng và thảo luận chuyện gì cần xảy ra ở tầng tâm vật lý, tâm ý thức, ở tầng hành động. Suốt mấy ngàn năm, những người tâm linh có khuynh hướng rút lui khỏi trần thế, tách mình ra khỏi sinh hoạt thế gian. Đã đến lúc vượt lên trên lề lối này. Đã đến lúc chúng ta nhận ra người tâm linh không ở đây để rút lui khỏi trần thế mà là để cai quản thế gian và tâm lính hóa tất cả mọi chuyện.