“Có cảm xúc” so với “trải nghiệm cảm xúc”

Hỏi: Phải chăng các cảm xúc của chúng ta như vui sướng, giận dữ, lo lắng hay buồn rầu là kết quả của một cái ta tách biệt? Nói cách khác, phải chăng sự kiện chúng ta có cảm xúc là do một cái ngã tách biệt?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2020 – Là Mẹ Thiêng liêng. Đăng ngày 6/9/2020.

Con không cảm xúc do một cái ngã tách biệt. Ngã tách biệt có cảm xúc, và nếu con tự đồng hóa với ngã tách biệt – hay con tự đồng hóa là ngã tách biệt – thì con trải nghiệm cảm xúc đó. Ta cũng biết cách nói thường tình là bảo rằng: “Tôi đang có một cảm xúc”, nhưng con không cảm xúc đó. Con, trong tư cách là cái Ta Biết, không có một cảm xúc. Con đang trải nghiệm một cảm xúc.

Không phải là trong tư cách cái Ta Biết con không thể trải nghiệm một số cảm xúc, nhưng đó là những cảm xúc không nhị nguyên. Nói cách khác, chúng không có đối nghịch. Đức Phật có nói đến cực lạc, mà một số người diễn giải là sự hỉ lạc cùng cực, nhưng không phải vậy. Đó là một cảm xúc vượt ra khỏi các đối cực nhị nguyên như vui và buồn, tức giận, oán hận, tất cả những cảm xúc dựa trên sợ hãi đó, và tất cả các loại cảm xúc mà người ta có thể gán cho một đối nghịch. Tất cả các cảm xúc có đối nghịch đó, các cảm xúc nhị nguyên đó, các cảm xúc mà đức Phật gọi “các cặp”, đó là những cảm xúc mà một cái ngã tách biệt đang có. Khi con chưa nhận biết ngã tách biệt và chưa trải nghiệm mình là sự nhận biết thuần khiết, khi con chưa tự tách mình ra khỏi ngã tách biệt, thì con cho rằng con đang có cảm xúc đó. Con cảm thấy con đang có cảm xúc đó, nhưng kỳ thực con không đang có nó. Và chìa khóa ở đây là cái Ta Biết cần nhận biết điều này.

Điều này không có nghĩa là con sẽ nhất thiết khắc phục mọi cái ngã tách biệt, hay con phải khắc phục mọi cái ngã tách biệt, nhưng con có thể đạt tới sự nhận biết rằng mình là nhiều hơn ngã tách biệt. Do đó khi con đang “có” một cảm xúc nào đó, con nhận ra: “À, đây là một cái ngã tách biệt đang có cảm xúc này, nhưng tôi là nhiều hơn ngã tách biệt này.” Không có nghĩa là con có thể tức khắc vứt bỏ ngã tách biệt đi. Có thể ngã tách biệt vẫn có một cảm xúc.

Giả dụ con trải nghiệm một tình huống thật động cảm như khi có điều gì khó chịu xảy ra cho ngã tách biệt, một điều mà ngã tách biệt không muốn xảy ra. Do sự kiện này, ngã tách biệt có một cảm xúc nào đó, nhưng con nhận ra là con không phải là ngã tách biệt, cho nên mặc dù cảm xúc có mặt trong cảm thể của con, con không bị lôi cuốn vào đó. Con không bị đồng hóa với nó. Con trải nghiệm cảm xúc từ bên ngoài. Con không ở trong – nếu có thể nói như vậy – cái bình thủy tinh chứa đầy nước bị cảm xúc tô màu. Con không bị chết chìm trong cảm xúc. Con đứng bên ngoài. Con đang thấy có cái bình thủy tinh đó có nước đang xoáy xoáy đó, và nước thì đang bị một cảm xúc tô màu. Nhưng con để yên cho nó là một cảm xúc. Con không cần phản ứng lại.   

Điều này có nghĩa là con có khả năng phá vỡ vòng xoắn ốc cảm xúc mà trong nhiều trường hợp – khi một tình huống đau buồn xảy ra – có một cái ngã sẽ phản ứng lại tình huống qua cảm xúc: “Ồ, chuyện này đáng lý không được xảy ra.” Rồi một cái ngã khác bước vào và cảm thấy tức giận hay nuối tiếc, hay sẽ đổ lỗi cho con đã hành xử như vậy hay con không hành xử như đáng lý con phải hành xử. Thế là bỗng dưng có vòng xoắn ốc đó nổi lên, nó quay và nó quay như thể tất cả những cái ngã tách biệt kia đang khích động lẫn nhau, và toàn bộ sự nhận biết của con bị cuốn hút vào đó và con không thể gỡ mình ra khỏi nó. 

Một khi con đạt đến điểm nhìn nhận rằng con không phải là ngã tách biệt, con có thể cho phép các cảm xúc đó đơn giản có mặt, nhưng chúng không chiếm đoạt được tâm con. Thật ra con có thể bước ra ngoài cảm thể, có lẽ bước lên trí thể, thậm chí bước lên bản sắc thể, và con chỉ đơn giản trải nghiệm các cảm xúc đó từ bên ngoài thay vì từ bên trong, và điều này sẽ giúp con chịu được chúng dễ dàng hơn rất, rất nhiều.