13 | Nỗi giận tiềm ẩn của người tâm linh

Chân sư Thăng thiên Akshobya qua trung gian Kim Michaels, ngày 23 tháng 6 năm 2018. Bài truyền đọc này được trao truyền nhân một hội nghị tại Kazakhstan.

TA LÀ Phật Thiền định Akshobya, TA LÀ Chân sư Thăng thiên Akshobya nhưng tất nhiên, thày hơn mọi tên gọi. Chất độc mà thày đã chọn làm việc giữ quân bằng cho trái đất là giận dữ và thù hận. Giận dữ là gì? À, ngôn ngữ bị giới hạn khi mô tả cảm xúc vì cảm xúc thường phức tạp, chúng hơn ngôn từ.

13.1. Dồn mình vào góc tường

Chúng ta hãy chú tâm vào hai loại sinh thể. Chúng ta có sa nhân, chúng ta có avatar. Sa nhân có nỗi giận sâu thẳm đối với Thượng đế, các sa nhân khác, con người, các avatar, các sinh thể Ki-tô, các sinh thể Phật. Nói tóm lại họ giận mọi thứ trừ chính họ. Ấy, thực ra nỗi giận của họ sự giận dữ chính họ nhưng họ không thấy điều này.

Giờ đây, nếu con nhớ lại bài giảng trước thì con thấy là vô minh tạo ra một bức màn, và con không thấy những gì đằng sau bức màn. Khi một avatar tới trái đất và bắt đầu hoài nghi, hay nhận cú sốc khi nhận ra lý do nguyên thủy khiến mình tới đây sẽ không thể hoàn thành, thì con tạo ra ngã gốc để che giấu cú sốc là con phải duyệt lại cách hành xử của mình.

Giống như vậy, trong bầu cõi đầu khi một sinh thể sa ngã, sa nhân đó đã xây dựng một ý niệm bản ngã cao đẹp vì cho rằng mình đang làm điều tốt. Khi các chân sư thăng thiên khiến họ phải đối đầu sự thực là điều họ làm không tốt, vì nó chỉ vị kỷ, thì sa nhân đó cũng trải nghiệm một cú sốc và đã tạo ra một ngã để che giấu cú sốc từ lúc đó. Sa nhân đó đã có thể tránh duyệt lại cách hành xử của y và tới điểm xem xét: “Ồ, có gì trong thái độ, cách hành xử, niềm tin của tôi, cách tôi nhìn đời, cách tôi nhìn thế gian, không phải là cách cao nhất? Phải chăng tôi phải thay đổi cách tôi nhìn thế gian?”

Ta có thể nói rằng khi con tới trái đất như một avatar, con bị cú sốc khi nhận ra lý do con tới trái đất không thể hoàn thành được. Con tạo ra ngã gốc để tránh không phải đối phó với câu hỏi: “Có gì trong lý do tôi tới đây, thái độ của tôi, cách tôi nhìn trái đất, cần phải thay đổi chăng?” Con đã tạo ra ngã đó để tránh phải xem xét một vấn đề sâu xa hơn. Nhưng chuyện xảy ra khi con tiếp tục đầu thai (như một sa nhân từ một bầu cõi cao hơn hay như một avatar xuống trái đất) thì qua kinh nghiệm sống, con trải nghiệm là có một số vấn đề dường như con không thể giải quyết.

Lý do con không thể giải quyết vấn đề là vì con không chịu xem xét vấn đề nguyên thủy bị ngã gốc che giấu. Qua hành động tạo ngã gốc, con đã giới hạn cái thấy của mình, và do đó có một số vấn đề con không thể giải quyết. Khi con tiếp tục đầu thai, con tạo ra càng ngày càng nhiều ngã khác là hậu duệ của ngã gốc, và các ngã này tạo thêm càng ngày càng nhiều giới hạn. Vì mỗi lần con tạo ra một ngã, thì con tạo một giới hạn. Với mỗi giới hạn, con lại có thêm một vấn đề con không thể giải quyết cho tới khi con giải quyết cái ngã.

Con có thể nói là mỗi ngã giới hạn cái thấy của con. Với một cái thấy giới hạn thì có một vấn đề mà con không thể giải quyết, nhưng con làm gì? Con không thể giải quyết vấn đề nhưng con phải phản ứng lại vấn đề. Con xử lý việc này ra sao? Con tạo thêm một ngã dựa trên một giới hạn khác, và điều này tạo một vấn đề khác mà con không thể giải quyết.

13.2. Nỗi giận tích lũy

Cảm xúc dần dần trở nên càng ngày càng mãnh liệt, và đó là lý do vì sao, như Chân sư MORE có nói, ngay cả đệ tử tâm linh cũng có thể càng ngày càng tích lũy thêm sự bực bội. Con trải nghiệm là con đang ở trong một hoàn cảnh không thoải mái. Con cảm thấy bị giới hạn, con cảm thấy bị vây hãm. Con trải nghiệm bị điều kiện vây hãm và con không có uy lực để thay đổi hoàn cảnh. Con bị giới hạn bởi các vấn đề mà con không thể giải quyết – đó là cách con cảm nhận tình hình. Lý do con cảm nhận như vậy là vì con nhìn vấn đề xuyên qua một cái ngã, nhưng con không thấy điều này. Do đó, con thấy có một vấn đề mà con không thể giải quyết. Như các thày đã nói, con cảm thấy cá nhân mình bị tấn công vì con cảm thấy bị vây hãm và không thể đi nơi nào khác. Đó là lý do vì sao nỗi giận tích lũy.

Nỗi giận tích lũy vì càng ngày càng có nhiều vấn đề mà con không thể giải quyết. Vì mỗi lần con phản ứng lại một vấn đề, thì con tạo ra một ngã khác và điều này lại tạo thêm một vấn đề khác, và con cảm thấy như vấn đề không bao giờ dứt. Đây là câu chuyện con quái vật trong hang động cứ mọc lên bảy cái đầu mới mỗi khi con chặt đứt một đầu của nó. Đó là lý do vì sao nỗi giận tích lũy. Đó là sự bực bội, là năng lượng tích lũy, là căng thẳng càng ngày càng mãnh liệt, và đây là lý do khiến con giận dữ. Đó là lúc con tới điểm áp lực trở nên mạnh đến độ con không thể tránh biểu lộ nỗi giận. Lẽ tất nhiên, con không biểu lộ nỗi giận với chính mình, mà biểu lộ nó tới người khác.

Nhận ra các điểm khác biệt giữa trường hợp sa nhân và avatar có lợi ích nào cho con? Sa nhân đã có một khoảng thời gian dài hơn rất nhiều để tích lũy sự bực bội của họ, và do đó nỗi giận của họ mãnh liệt hơn. Nỗi giận của họ có cường độ cao đến độ nó đã chuyển dạng thành thù hận. Khác biệt này vi tế và không quan trọng lắm. Lẽ tất nhiên thù hận có cường độ hơn giận dữ rất nhiều và nó hướng thẳng tới một số điều kiện mà con đã nhận diện là nguyên do, nguyên do chính của vấn đề. Đối với nhiều sa nhân, đối tượng này là Thượng đế vì họ nghĩ Thượng đế là nguyên do các vấn đề của họ. Nhiều sa nhân có nỗi giận rất mãnh liệt đối với Thượng đế nhưng vì họ không thể làm gì để trừng phạt Thượng đế (tuy đó là điều họ muốn làm) nên họ đem nỗi giận này trút lên người khác và tìm cách trừng phạt các người đó. Đó là lý do vì sao, khi con là một avatar xuống trái đất, họ nhìn con như một mối đe dọa và họ tìm cách trừng phạt con.

13.3. Các avatar giận chính mình

Con thực sự làm gì với nỗi giận? À, nỗi giận bắt nguồn từ cảm giác bực bội vì con không có quyền lực để giải quyết một vấn đề. Sau đó, có một cơ chế tâm lý vận hành là nếu con trải nghiệm con có thể trút cơn giận lên một người khác (và khiến người đó cảm thấy khổ sở với chính họ như chính con cảm thấy với chính mình) thì con cảm thấy mình có uy lực. Con không có uy lực để giải quyết vấn đề đã khiến con giận dữ, nhưng con có uy lực khiến người khác cảm thấy khổ sở. Điều này giúp con khuây khỏa được một lúc, vì dù sao con cũng có chút ít uy lực.

Đó là lý do vì sao con thấy một số người (ngay cả trong các phong trào tâm linh, như Chân sư MORE có đề cập đến) đã biểu lộ hành động mà họ cho là dùng ánh sáng xanh để giúp người khác thức tỉnh, nhưng kỳ thực họ đang biểu lộ nỗi giận của họ. Nếu con đi sâu vào tâm lý con người, thì con thấy vì sa nhân đã có rất nhiều thời gian để tạo ra thật nhiều ngã, nên họ thù hận người khác, Thượng đế, Ánh sáng Mẫu-Vật, hay bất cứ gì khác.

Với nhiều avatar thì lòng thù hận hay nỗi giận của họ hướng về chính họ. Họ cảm thấy một sự bực bội nào đó, và nhiều khi, trong tâm con, con thấy đây là sự bực bội với một số điều kiện trên trái đất. Thí dụ, nhiều khi con cảm thấy có một số điều kiện trên trái đất đang giới hạn con và khiến con cảm thấy không vui với chính mình. Sự thực là nếu con nhìn sâu hơn, thì cảm xúc này bắt nguồn từ cú sốc khi con nhận ra mục đích nguyên thủy khiến con tới trái đất không thể hoàn tất được. Do đó, con cảm thấy giận chính mình vì đã lấy chọn lựa tới đây: “Tại sao tôi lại có thể ngu dốt như vậy khi quyết định tới hành tinh này?” Nhiều người trong các con sẽ nhận ra là con đã tạo ra ngã gốc và các ngã khác để che giấu nỗi giận đó. Nay các thày đã trao truyền cho các con giáo lý về chấn thương nhập đời, thì một số các con đã thực sự tới điểm sẵn sàng nhận diện cảm xúc đó trong tâm mình, và đây là một điều rất quan trọng mà con cần làm.

13.4. Tạo ra ngã để đè nén nỗi giận

Như một người tâm linh, điều rất quan trọng là con cho phép mình nhận ra là con có các ngã đó, con có sự bực bội đó, con có nỗi giận đó. Như một người tâm linh, điều quan trọng khác là con chấp nhận là con đã tìm cách tạo ra các ngã đó để đè nén nỗi giận vì con nhận ra, ở một tầng nào đó của con người mình, là một người tâm linh không được cảm thấy giận dữ. Điều quan trọng, như vị bào huynh quý của thày có nói, là con nhận ra là khi con tiếp nhận một giáo lý tâm linh, thì con thực sự có thể tạo ra một số ngã dựa trên giáo lý đó. Con tiếp nhận giáo lý Phật an lạc, Phật không dính mắc, do đó, con cảm thấy, nếu con là một đệ tử của Phật, thì con phải tạo ra một ngã để đè nén nỗi giận. Con có thể đi về phương Đông và thấy nhiều vị tăng ni đã là đệ tử trung thành và nhiệt tình của Phật giáo trong nhiều chục năm trong kiếp sống này, thậm chí trong nhiều kiếp trước. Họ có vẻ rất an bình, rất hài hòa và một số quả thực như thế. Nhiều người trong các vị đó đã quả thực tạo ra những ngã rất, rất dũng mãnh nhằm đè nén nỗi giận để nó không bao giờ biểu lộ ra – nhưng nó vẫn còn đó. Các thày kêu gọi các con, là đệ tử chân sư thăng thiên đã mở tâm đón nhận giáo lý này, đừng sợ nhận ra là trong con người mình có một hay nhiều ngã có sự giận dữ.

Một số các con đã kinh qua khổ đau mãnh liệt đến độ đã lấy vào một số phóng chiếu của sa nhân và hỏi: “Tại sao Thượng đế không thay đổi phương trình tự quyết, tại sao Thượng đế lại để con người bị đau khổ, tại sao Thượng đế lại để tôi bị đau khổ?” Con cảm thấy có nỗi giận nào đó với Thượng đế vì ngài đã ban cho con quyền tự quyết. Con có thể cảm thấy (khi con kinh qua đau khổ cùng cực trên trái đất, là điều không thể có trên hành tinh tự nhiên): “Tại sao Thượng đế lại để tôi lấy chọn lựa xuống trái đất? Thậm chí, tại sao Thượng đế lại cho tôi quyền tự quyết?” Đây là một phóng chiếu của sa nhân mà con đã mang vào tâm mình, nhưng điều quan trọng là con nhìn nhận mình có ngã đó. Chỉ khi con nhận ra là trong bốn thể phàm của mình có ngã cảm thấy giận dữ đó, thì con mới có thể tách mình ra khỏi ngã đó.

13.5. Khắc phục nỗi giận

Vậy con có thể làm gì? À, lẽ tất nhiên con có thể theo phương pháp mà các thày đã trao truyền, nhận diện ngã tách biệt, nhận ra là ngã tách biệt cảm thấy giận dữ đó đang phóng chiếu một vấn đề. Tỷ dụ, nó có thể phóng chiếu vấn đề là: “Thượng đế đáng lẽ phải thay đổi luật của ngài và không cho phép quyền tự quyết đem lại khổ đau như thế này.” Khi con còn ở bên trong ngã đó, thì con phóng chiếu ra ngoài, con nghĩ: “Làm sao tôi có thể khiến Thượng đế thấy sai lầm của ngài và thay đổi tình trạng này?” Lẽ tất nhiên con không thể. Khi con hiện thân trên một hành tinh như trái đất, con không thể nói chuyện với đấng Sáng tạo và nói: “Tại sao ngài không thay đổi luật của ngài?”

Đấng Sáng tạo không thể nghe con, con không thể vươn tới tâm thức đấng Sáng tạo. Ngã đưa ra một vấn đề không thể có giải đáp. Tất cả các ngã mà con đã tạo ra đều đưa ra một vấn đề không thể có giải đáp vì vấn đề chỉ hiện hữu do nhận thức của ngã đó, một nhận thức giới hạn. Vấn đề không phải là một vấn đề có thực, nó là một vấn đề nhân tạo, được tạo ra bởi một nhận thức giới hạn. Vấn đề không bao giờ có giải đáp. Cách giải quyết duy nhất là thấy ngã tách biệt có một nhận thức giới hạn. Nó không phải là con. Con là cái Ta Biết. Con có khả năng bước ra ngoài ngã đó và đón nhận một nhận biết cao hơn, mà các thày đã trao truyền với giáo lý về quyền tự quyết.

Do đó, con có thể tới điểm thấy ngã đó không thật, vấn đề không thật, có nghĩa là con không cần giải quyết vấn đề. Con không cần khiến đấng Sáng tạo thấy luật tự quyết là một sai lầm. Do đó, con có thể tới điểm thấy ảo tưởng và buông bỏ nó. Sau đó, con có thể nhìn ngã tách biệt và nhận ra là cách giải thoát khỏi nó không phải là giải quyết vấn đề mà là để cho ngã chết đi.

13.6. Thuốc giải chất độc giận dữ

Giờ đây các thày đã trao truyền cho các con các dụng cụ để giải trừ chất độc giận dữ, nhưng thày vẫn muốn giúp con bằng cách cống hiến thuốc giải độc tố giận dữ của thày. Thuốc giải này gọi là Minh triết Như Tấm gương. Con yêu dấu, khi thày yêu cầu con xem xét sự kiện con có một cái ngã giận dữ, thì ban đầu con có thể cảm thấy rất quan ngại. Con sợ là nếu con, như một đệ tử tâm linh, nhìn nhận nỗi giận của mình thì con sẽ tự lên án mình. À, Chân sư MORE đã trao cho các con chìa khóa để khắc phục ngã phán xét.

Nếu con chú tâm vào chuyện này trước và loại bỏ ngã phán xét đó, thì con sẽ không phán xét mình đã có nỗi giận. Con có thể nhìn nó một cách trung hòa. Điều thày cống hiến con là Minh triết Như Tấm gương. Nếu con bỏ thời gian đọc câu chú, hòa điệu với Sinh thể của thày, thì thày sẽ giúp con nhận ra chuyện đó. Thày sẽ giúp con hòa điệu với Minh triết Như Tấm gương để con có thể tới điểm con thấy trong tấm gương những gì bên trong mình mà không phán xét.

Giờ đây thày biết rất rõ là con có thể xem xét tình trạng trái đất, và có lẽ phụ nữ dễ nghĩ theo chiều hướng này hơn nam nhân. Nhiều phụ nữ không thích tấm gương vì nó cho họ thấy như họ là, không như điều họ cảm thấy họ phải biểu hiện ra. Có một chấn thương liên quan đến phụ nữ đã được tạo ra trên trái đất nhưng con cũng có thể khắc phục nó bằng Minh triết Như Tấm gương của thày bằng cách tự đặt cho mình một câu hỏi. Con yêu dấu, nếu con đang ăn điểm tâm và có một miếng thức ăn giắt vào răng, thì con có muốn sinh hoạt suốt ngày với miếng thức ăn giắt vào răng mà mọi người đều thấy, hay con muốn nhìn vào tấm gương trước khi con ra khỏi nhà, thấy miếng thức ăn, gỡ nó đi và được giải thoát khỏi nó suốt cả ngày?

Lẽ tự nhiên, với nỗi giận cũng vậy. Con có một ngã cảm thấy giận dữ. Con yêu dấu, chuyện con đến trái đất như một avatar và tạo ra một ngã giận dữ, là điều không thể tránh vì đây là một hành tinh rất thấp, rất dày đặc. Điều này không thể tránh. Tất cả chúng ta đều đã tạo ra một ngã tương tự, kể cả Giê-su, như được chứng minh trong quyển Các kiếp sống. Con có muốn sống phần còn lại cuộc đời với ngã đó hay con muốn nhìn vào tấm gương mà thày cống hiến, lấy nó ra khỏi răng, loại nó ra khỏi bốn thể phàm, cho nó chết đi và được giải thoát khỏi nó trong suốt phần còn lại của cuộc đời?

13.7. Minh triết Như Tấm gương không phán xét

Một lần nữa, điều này dính liền với việc các thày chấp nhận con vô điều kiện và không phán xét con. Con yêu dấu, thày là một Phật Thiền định, thày hiện diện ở một tầng tâm thức cao hơn tâm thức trái đất rất, rất nhiều. Tuyệt đối không có gì trên trái đất xáo trộn thày. Không có gì trên trái đất ảnh hưởng thày. Vì không có gì trên trái đất ảnh hưởng thày, nên thày không cảm thấy bị đe dọa bởi bất cứ gì trên trái đất. Vì thày không cảm thấy bị đe dọa, nên thày không cần phán xét điều gì trên trái đất, do đó thày không phán xét con. Thày chỉ mong muốn giải thoát con. Thày cống hiến Minh triết Như Tấm gương vì khác với các tấm gương trên trái đất, Minh triết Như Tấm gương mà thày là giúp con có thể, khi con hòa điệu với nó, thấy mà không phán xét. Con có thể thấy một ngã mà không thấy qua một ngã khác. Nói cách khác, con có thể thấy ngã giận dữ mà không thấy nó qua ngã phán xét. Con chỉ thấy nó.

Minh triết Như Tấm gương là như thế. Nó không nhị nguyên, nó giúp con thấy một điều kiện nhị nguyên mà không phán xét nó qua một điều kiện nhị nguyên hay một ngã khác. Không có cách nào vượt lên trên sự giận dữ ngoài cách làm tan biến ngã giận dữ. Khi con đã giải quyết ngã gốc, thì con rất dễ nhìn các ngã giận dữ và khiến chúng tan biến đi. Lúc đó, con có thể bắt đầu xem xét: “Tại sao tôi lại tới trái đất? Tôi có một chờ đợi thiết thực, hay tôi đã có một ước muốn không thiết thực, một ước muốn quá đáng theo nghĩa đó là một ước muốn bất khả thi, không thể hoàn thành.”

Lúc đó, con có thể bắt đầu xem xét: “Tại sao tôi lại muốn thay đổi người khác khi họ có quyền tự quyết?” Sau đó, con có thể tới điểm không cảm thấy bị đe dọa bởi sự kiện người khác bác bỏ con, người khác không thay đổi. Con không có trong mình một ngã cảm thấy bứt rứt vì người khác vẫn đang đau khổ. Do đó, con không cần phải thay đổi họ để giải quyết cảm xúc bên trong chính mình. Con có thể buông bỏ sự phán xét cho rằng đau khổ là không tốt, và các người đó đáng lẽ không được đau khổ.

13.8. Giải thóat ý chí của mình khỏi ý chí của người khác

Con yêu dấu, con thấy chăng là trong con có một ngã dựa trên nhận thức mà con có trước khi con tới đây, nhưng nó được tạo ra sau khi con thấy độ dày đặc của hành tinh này và con cảm thấy: “Nhưng tôi không thể thay đổi người khác, họ không chịu lắng nghe tôi, họ không đáp ứng lại những gì tôi làm.” Lúc đó, con tạo ra cái ngã cảm thấy đáng lẽ con không nên tới đây. Mỗi khi con thấy người khác đau khổ, thì con cảm thấy sự bực bội bắt nguồn từ ngã đó. Con dấy lên lòng từ bi trước nỗi khổ đau của người khác nhưng con cảm thấy không thể giúp họ thay đổi để không đau khổ nữa.

Điều này khiến con đau khổ. Nó khiến con đau khổ vì con cảm thấy việc con tới đây vô nghĩa và điều này dính liền với cảm giác bực bội nơi con. Phương pháp tối hậu để giải quyết nỗi giận là thấy được ngã đó, và thấy là cảm giác của con về việc con hiện thân trên trái đất vẫn còn dính liền với người khác và sự khổ đau của họ. Cách con cảm nhận chính mình và việc con xuống đầu thai trên trái đất là, một lúc nào đó, con đã quyết định là khi người khác còn đau khổ, thì con không thể thoải mái với việc mình ở trên trái đất, con không thể cảm thấy an bình sống trên trái đất. Thậm chí con không thể cho phép mình cảm thấy vui tươi và hạnh phúc khi người khác còn đau khổ.

À, bây giờ con có thể tới điểm giải quyết tầm nhìn hạn hẹp của con về luật tự quyết. Con nhận ra là người khác có quyền chọn lựa đau khổ trong một thời gian dài cho tới khi họ chán ngán kinh nghiệm đó và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm về cuộc đời họ. Con vẫn có quyền tự quyết, và việc con trói buộc các chọn lựa của mình vào các chọn lựa của người khác, là điều không phải, là điều phạm luật. Như một đệ tử tâm linh, nhận lãnh trách nhiệm về cuộc đời mình có nghĩa là ngưng không để những chọn lựa của mình bị ảnh hưởng bởi chọn lựa của người khác. Con ngưng không để các chọn lựa của mình chờ đợi người khác lấy một số chọn lựa. Con nhận ra là con cần hoàn toàn (và đây là trách nhiệm tối thượng khi con đầu thai trên trái đất) giải thoát quyền tự quyết của mình khỏi ý chí của người khác.

Con cần tới điểm con có thể lấy chọn lựa cho chính mình mà hoàn toàn không tùy thuộc vào người khác. Con cần nhận ra là con có quyền chọn lựa sống an bình, sống hạnh phúc trên trái đất ngay cả khi người khác vẫn chọn lựa đau khổ. Khi con có thể nhận ra điều này, thì con nhận ra không có lý do gì để con cảm thấy bực bội khi sống trên trái đất. Lúc đó, con có thể nhìn cái ngã cảm thấy luật tự quyết sai lầm, luật tự quyết phải được thay đổi. Con có thể nhìn cái ngã (tất cả mọi ngã cảm thấy bực bội, cảm thấy giận dữ) và con buông bỏ nó – con để cho nó chết đi.

Con có thể thấy là ở đây không có vấn đề gì cần giải quyết. Con chỉ để cho ngã chết đi. Con có thể để nó chết đi bằng cách nhìn vào tấm gương vì Minh triết Như Tấm gương giúp con không những thấy những gì có trong tâm thức mình, mà cũng giúp con ngước nhìn lên và thấy là con hơn những ngã đó rất nhiều. Con là cái Ta Biết là một sinh thể vô hình tướng, do đó con không bị mắc kẹt trong các ngã đó – trừ phi con để cho mình bị mắc kẹt. Con hơn thế, con là Hiện diện TA LÀ ở trên, và nó tự nó xứng đáng tự trong bản chất của nó. Do đó, giá trị của con trên trái đất không tùy thuộc các kết quả mà con đạt được trong việc thay đổi người khác.

Một lần nữa, con có thể tới điểm con tiến thêm một bước tới gần hơn việc chú tâm vào tiến trình thay vì kết quả. Đây là một chủ đề mà các chân sư khác sẽ khai triển thêm, vì tất cả các thày đang xây dựng chủ đề tiến trình thay vì kết quả.

Khi con còn bị mắc kẹt trong các ngã phát xuất từ các chất độc tâm linh, thì con không thể chú tâm vào tiến trình thay vì kết quả. Con sẽ chú tâm vào kết quả vì các ngã phóng chiếu tới con là có một kết quả mà con phải thể hiện. Đó là một kết quả bất khả thi và các thày muốn giúp con thấy điều này bằng cách phơi bày các ngã phát xuất từ các chất độc tâm linh. Tới đây thì thày đã trao cho các con món quà của thày.