21 | Ý chí của Hiện diện TA LÀ là ý chí của con

Chân sư Thăng thiên Vajrasattva qua trung gian Kim Michaels, ngày 23 tháng 6 năm 2018. Bài truyền đọc này được trao truyền nhân một hội nghị tại Kazakhstan.

Ta chính thật là Phật Vajrasattva. Thày là thuốc giải của chất độc không-muốn và không-là. Vậy, các chất độc này là gì? Ấy, các thày đã trao truyền cho các con những giáo lý rất thâm sâu về quyền tự quyết. Thành thật mà nói, các giáo lý về quyền tự quyết này vượt quá tất cả những gì đã được trao truyền trước đây trên hành tinh này. Thày không nói như vậy để đề cao giáo lý này nhưng để giúp con nhận định là có nhiều chuyện để con suy ngẫm, vì cách duy nhất để khắc phục không-muốn và không-là là có một hiểu biết sâu sắc về luật tự quyết hơn đa số con người trên trái đất.

21.1. Quyền tự quyết vừa có giới hạn vừa tự do

Thày mong muốn cho con một cái nhìn về chủ đề này. Điều mà các thày đã giảng là đấng Sáng tạo tạo ra những sinh thể đồng-sáng tạo như các phần nối dài có tự nhận biết của chính Ngài, và Ngài cho các sinh thể này quyền tự quyết. Quyền tự quyết. Giờ đây, đa số con người trên trái đất, khi nghe khái niệm hay cụm từ “quyền tự quyết”, thì họ nghĩ là lúc nào ý chí của họ cũng có giới hạn, lúc nào các chọn lựa của mình cũng có giới hạn, những chọn lựa mà con có thể chọn. Như các thày có giảng, điều này đúng theo nghĩa khi con khởi sự như một người đồng-sáng tạo, con phóng chiếu lên Ánh sáng Mẫu-Vật xuyên qua ý niệm bản ngã của con lúc đó, và Ánh sáng Mẫu-Vật sẽ trải bày sự phóng chiếu đó.

Ý niệm bản ngã đương thời của con giới hạn quyền tự quyết của con theo nghĩa ý niệm bản ngã của con giới hạn những gì con có thể thấy, hình dung, tưởng tượng. Quyền tự quyết bị giới hạn theo nghĩa các chọn lựa mà con có thể thấy bị giới hạn bởi viễn quan, tầm nhìn của ý niệm bản ngã đương thời của con. Không có giới hạn theo nghĩa con được tự do thăm dò bất cứ gì con có thể làm như một người đồng-sáng tạo trên một hành tinh chưa thăng thiên.

Điều này có nghĩa con được tự do nâng ý niệm bản ngã của mình lên, nới rộng ý niệm bản ngã đó tới mức tối đa có thể đạt được trong một bầu cõi chưa thăng thiên, để sau đó con thăng thiên. Sau đó, lẽ tất nhiên con có thể tiếp tục thực thi ý chí của mình trên cõi thăng thiên. Sự thực là ý chí của con sẽ tự do hơn, tuy sự tự do này khác những gì con có thể hình dung khi vẫn còn hiện thân trong cõi vật lý.

Bằng cách dùng quyền tự quyết con cũng có chọn lựa đi ngược lại và giới hạn ý niệm bản ngã của mình, thậm chí đi vào nhị nguyên, tạo ra một ngã tách biệt và sau đó thăm dò toàn bộ những gì con có thể hình dung và làm xuyên qua ngã tách biệt đó. Giờ đây, có người sẽ nói: “Nhưng tôi không có quyền tự do hoàn toàn làm bất cứ gì tôi muốn xuyên qua ngã tách biệt vì có luật nhân quả, hay vì có những giới hạn khác, hay vì người khác, hay vì cách Ánh sáng Mẫu-Vật vận hành. Nói cách khác, những chọn lựa trước của tôi giới hạn những chọn lựa đương thời của tôi, và như vậy tôi không thực sự có quyền tự quyết.”

Ấy, như các thày có giảng trước đây, thực tại đơn giản là nếu con lấy một chọn lựa và chọn lựa này không có hậu quả, thì con đã không thực sự chọn lựa. Khi con chọn lựa phóng chiếu xuyên qua ý niệm bản ngã đương thời của con, thì nếu Ánh sáng Mẫu-Vật không gửi trả lại con tín hiệu nào, không trải bày những gì con phóng chiếu lên nó, thì con đã không thực sự lấy một chọn lựa. Như các thày cũng có giảng, những gì con đang trải nghiệm trong thế giới vật chất là kết quả của những gì con đã phóng chiếu xuyên qua ý niệm bản ngã của con.

Con có chọn lựa nới rộng ý niệm bản ngã đó. Không phải chỉ những điều con nhận trở lại như hoàn cảnh vật lý sẽ thay đổi (ít ra là dần dần thay đổi), mà cách con trải nghiệm những thay đổi vật lý đó sẽ thay đổi ngay tức khắc khi con thay đổi ý niệm bản ngã của mình. Tuy con trải nghiệm hậu quả của những chọn lựa của mình, nhưng con vẫn có quyền tự do thăng vượt hay hạn chế ý niệm bản ngã của mình, thăng vượt hay hạ xuống.

21.2. Định nghĩa của không-muốn

Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt mà thày muốn giảng cho các con. Thày sẽ bắt đầu, như một thí dụ, với trường hợp các sa nhân. Trong bầu cõi thứ tư có một số sinh thể đã dùng khả năng đồng-sáng tạo của họ, kể cả ánh sáng mà họ nhận được từ Hiện diện TA LÀ của họ, để bắt đầu tạo tác một cách kiểm soát thay vì sáng tạo. Họ đã tạo dựng cho họ một số hành tinh nơi họ đã xây dựng những nền văn minh rất tinh xảo, nhưng có nền văn hóa và môi trường rất kiểm soát. Đây là một cấu trúc rất có thứ bậc, trong đó một hay vài sa nhân có quyền lực tuyệt đối trên hàng tỷ người đầu thai trên hành tinh đó.

Chuyện xảy ra với các sinh thể đó là họ bắt đầu nghĩ họ có thể làm bất cứ gì họ muốn mà không phải chịu hậu quả, vì có thể nói là dân chúng tuân theo họ và nhiều khi gánh chịu hậu quả việc làm của các lãnh tụ. Các lãnh tụ có thể ngồi trong tháp ngà, như con thấy các nhà vua hay hoàng đế thời xưa, và dân chúng làm mọi công việc và lãnh chịu mọi vấn đề. Các lãnh tụ có thể xây dựng ảo tưởng là quyền tự quyết có nghĩa là họ có thể làm bất cứ gì họ muốn mà không phải chịu hậu quả.

Lúc đó, ảo tưởng này có thể khiến các sinh thể đó có tâm thái đặc biệt đặt trọng tâm vào chính họ. Tuy họ chưa là sa nhân, nhưng họ trở nên quá vị kỷ đến độ có thái độ, có niềm tin rằng: “Nếu tôi thực sự có quyền tự quyết, nếu tôi – như chỉ riêng tôi, như một sinh thể tách biệt – thực sự có quyền tự quyết, thì toàn thể vũ trụ phải tuân phục ý chí của tôi.” Ta có thể nói đây là sự trải bày tối hậu của quyền tự quyết. Đây cũng là ảo tưởng tối hậu của quyền tự quyết và quả thật đó là sự chối bỏ quyền tự quyết và do đó là định nghĩa của không-muốn.

Những sinh thể trong bầu cõi thứ tư đó có ảo tưởng, dựa trên trải nghiệm của họ trên hành tinh của họ, và vì hành tinh đó đa phần tuân theo ý chí của họ, là toàn thể vũ trụ cũng phải tuân theo như vậy. Lẽ tất nhiên, họ không nhận ra là phần còn lại của bầu cõi đang thăng thiên và đã gần tới điểm thăng thiên. Họ không nhận ra ảo tưởng của họ cho tới khi các chân sư thăng thiên khiến họ phải đối mặt với ảo tưởng đó. Họ bỗng nhiên tỉnh ngộ và họ quyết định là nếu toàn thể vũ trụ không tuân theo ý chí của họ như một cá nhân, thì họ không thực sự có quyền tự quyết. Do đó, đấng Sáng tạo đã lừa họ, đây là một sự gian dối, họ đã không thực sự nhận được quyền tự quyết.

21.3. Ảo tưởng không-muốn

Giờ đây, lẽ tất nhiên con có thể thấy là ảo tưởng này chỉ có thể khởi lên nơi một sinh thể hoàn toàn coi mình là trọng tâm của vũ trụ, không tôn trọng, không có tình anh em, không có sự hợp nhất, không có lòng từ bi đối với tất cả các sinh thể khác. Họ cư xử như thể đây là một hành tinh với hàng tỷ người sống trên đó và tất cả những người đó phải tuân phục ý chí của một cá nhân.

Xa hơn nữa, họ cũng nói là tất cả các tỷ hành tinh khác trong bầu cõi, với không kể siết tỷ tỷ sinh thể, cũng đều phải tuân theo ý chí của họ. Hơn thế nữa, cõi thăng thiên đã thăng thiên và trở nên thường hằng cũng phải tuân phục ý chí của một cá nhân đó. Đấng Sáng tạo phải tuân phục ý chí của một cá nhân đó. Lẽ tất nhiên, ta có thể nói đây là sự trải bày cùng cực của quyền tự quyết. Con có thể đặt mình vào trạng thái tách biệt, trạng thái coi mình là trọng tâm cùng cực đến độ con tin rằng toàn thể vũ trụ, toàn thể cõi tâm linh, và đấng Sáng tạo đều phải tuân phục ý chí của con.

Lẽ tất nhiên, điều này có nghĩa là con tin rằng tất cả những sinh thể khác, kể cả các chân sư thăng thiên và đấng Sáng tạo, phải đình chỉ quyền tự quyết của họ để cho con ảo tưởng là ý chí của con hoàn toàn tự do. Lẽ tất nhiên, đây là một sự hiểu lầm hoàn toàn chỉ có thể có khi con ở trong trạng thái tách biệt dựa trên nhị nguyên.

Khi các sinh thể này phải chạm trán các chân sư thăng thiên, thì một số thực sự nhận ra ảo tưởng của họ. Một số nhận ra điều này và do đó họ được trợ giúp và được thăng thiên cùng với phần còn lại của bầu cõi. Những sinh thể không chịu thấy ảo tưởng, mà chối bỏ đây là ảo tưởng, thì sa ngã và lúc đó họ rơi vào một tình trạng hoàn toàn khác.

Trước đó, họ vẫn nhận được ánh sáng từ Hiện diện TA LÀ của họ. Họ tha hóa ánh sáng đó với tâm thức nhị nguyên và họ dùng ánh sáng để không những xây dựng ý niệm họ là sinh thể tách biệt quan trọng hơn tất cả các sinh thể khác, mà còn dùng hết khả năng để kiểm soát người khác và thậm chí kiểm soát cả vật chất. Giờ đây thì họ đầu thai vào bầu cõi kế tiếp được tạo ra. Bầu cõi này dày đặc hơn bầu cõi trước. Bỗng nhiên, khả năng kiểm soát vật chất mà họ có trước đó không còn mạnh mẽ như trước.

Cùng lúc họ không nhận được ánh sáng từ Hiện diện TA LÀ của họ, do đó họ không thể vượt qua sự dày đặc của vật chất như họ đã làm được trong bầu cõi đầu của họ. Lúc đó, họ trải nghiệm là họ không thể duy trì ý niệm: “Tôi là người duy nhất có tầm quan trọng và toàn thể vũ trụ phải tuân phục những chọn lựa của tôi.” Lý do họ không thể duy trì ý niệm này là vì, trong bầu cõi mà họ sa vào, họ không có nhiều uy lực bằng khi họ sống trong bầu cõi đầu của họ.

21.4. Nguồn gốc của không-là

Điều này khiến một số sa nhân đã rất tức giận và họ đi vào tâm thái quyết định là họ sẽ làm hết sức mình để chứng tỏ là đấng Sáng tạo sai, chứng tỏ là đấng Sáng tạo đã sai lầm khi ban cho con người quyền tự quyết, và dùng mọi cách để chứng tỏ là đấng Sáng tạo sai. Điều này tất nhiên đặt họ vào một cuộc tranh chấp kịch liệt đã khiến cuộc sống của họ càng thêm khó khăn, khiến tâm thái họ càng thêm căng thẳng. Điều này có nghĩa, như các thày có giảng về định luật, là họ càng ngày càng tạo thêm nhiều chống đối. Điều này được trải bày trên một số hành tinh nơi sa nhân tụ tập trong bầu cõi mà sa nhân rơi vào. Trong bầu cõi trước, hoặc có một sinh thể hay có một số nhỏ nắm quyền kiểm soát một hành tinh và họ đã có thể đồng ý phân chia quyền lực.

Điều này không còn xảy ra trong bầu cõi nơi họ sa vào. Lúc nào cũng có ít nhất hai sa nhân trên một hành tinh và họ không thể đồng ý với nhau. Điều này có nghĩa là nay các sa nhân chống đối lẫn nhau và họ tranh chấp quyền lực với nhau khiến cuộc sống của họ càng căng thẳng hơn, càng nặng nề hơn. Họ càng ngày càng cần gắng sức hơn để xây dựng cảm giác là họ làm chủ tình hình.

Lúc đó có một số sa nhân đã dấn thân vào cuộc tranh chấp quyền lực đó, dùng tất cả năng lượng và chú tâm của họ để đánh bại đối thủ hay chứng minh Thượng đế sai hay bất cứ chuyện gì khác. Có một số khác, ít ra là tạm thời, đã chán ngán cuộc tranh chấp quyền lực. Vì họ không chịu từ bỏ ảo tưởng là vũ trụ phải tuân phục ý chí của họ, và vì vũ trụ hiển nhiên không tuân phục ý chí của họ, nên họ quyết định là họ không muốn sống ở đây. Họ không muốn tham gia vào cuộc sống trong vũ trụ này.

Đây là lúc họ tạo ra và đi vào tâm thái không-là. Họ không muốn hiện hữu, họ không muốn có ý thức, họ không muốn có nhận biết. Ta có thể nói chất độc này có hai mặt hay ta cũng có thể nói là có hai chất độc. Con có hiện tượng này trong tất cả các bầu cõi nơi sa nhân đã sa vào, họ đã tạo ra động lượng rất mạnh mẽ của không-muốn và không-là.

21.5. Sự bí ẩn của không-muốn

Động lượng không-muốn không nhất thiết có nghĩa là con không có ý chí. Có một số người trên trái đất, thường không phải là sa nhân, bị ảnh hưởng bởi chất độc không-muốn đến độ họ không còn ý chí. Con có thể nói đây là trường hợp của những người đã thần phục sa nhân. Họ đi vào trạng thái không-muốn, từ bỏ ý chí của họ để tuân theo ý chí của sa nhân.

Sa nhân không đi vào tâm thái không có ý chí. Họ có ý chí lầm lạc khi họ tìm cách ép buộc vũ trụ phải tuân theo ý chí của họ. Đây là không-muốn theo nghĩa nó đi ngược lại toàn bộ mục đích của luật tự quyết là khi con phóng chiếu điều gì lên Ánh sáng Mẫu-Vật thì Ánh sáng Mẫu-Vật sẽ trải bày những gì con phóng chiếu. Điều này cho con tiềm năng nới rộng ý niệm bản ngã của mình và do đó nâng cách con thực thi quyền tự quyết.

Trên căn bản, con khiến ý chí của con được tự do hơn khi con nới rộng ý niệm bản ngã của mình. Khi con thu hẹp ý niệm bản ngã thì con khiến ý chí của mình kém tự do tuy rằng con có thể tưởng lầm là mình có thêm quyền lực vì người khác quy phục ý chí của họ dưới ý chí của con – nhưng đây chỉ là một ảo tưởng. Ý chí của con trở nên ngày càng hạn hẹp hơn khi con giới hạn ý niệm bản ngã của mình, con giới hạn những gì con có thể thấy.

Giờ đây con có thể nói đây là một sự nghịch lý vì một số sa nhân thực sự có nhiều hiểu biết về cách vũ trụ vận hành hơn nhiều người trên trái đất. Đúng vậy, vì họ đã thu nhập được hiểu biết này qua nhiều kiếp sống trong nhiều bầu cõi. Điều con cần nhận ra là đây không phải là hiểu biết cao nhất về vũ trụ. Đó là một hiểu biết được thu nhập qua một kinh nghiệm rất dài dùng ngã tách biệt.

Họ không thực sự hiểu cách vũ trụ vận hành, nhưng họ hiểu cách vật chất vận hành. Do đó, họ học được qua kinh nghiệm họ vận dụng vật chất với tâm thức sa ngã và cách đánh cắp ánh sáng từ các sinh thể khác thay vì nhận ánh sáng từ cõi tâm linh. Theo nghĩa đó, họ có đôi chút hiểu biết, họ có đôi chút thiện xảo. Họ có thể có nhiều hiểu biết trên mặt trí thức nhưng đây không phải là hiểu biết thực sự. Đây không phải là hiểu biết phát xuất từ một ý niệm bản ngã nới rộng. Ta có thể nói là có hiểu biết, có minh triết, có hiểu biết trí năng và có trải nghiệm trực tiếp, trải nghiệm trực giác, trải nghiệm thần bí về một trạng thái tâm thức cao hơn.

21.6. Avatar và không-muốn

Sau đó trên trái đất ta có hoàn cảnh các avatar xuống đây và gặp gỡ sa nhân. Lúc đó, tình trạng của một avatar đã tiến hóa trên hành tinh tự nhiên là gì? À, như một avatar, con không có ý niệm mình là một sinh thể tách biệt. Con có ý niệm mình là một sinh thể cá biệt và một số avatar đã trải nghiệm là họ đã tự nâng họ lên trên mức trung bình trong môi trường sống của họ, và họ đã có được khả năng cao hơn những sinh thể khác trên hành tinh tự nhiên của họ.

Họ đã có đôi chút khả năng điều ngự, có cảm giác là họ có thể khiến vật chất tuân phục ý chí của họ. Điều này không có nghĩa là người avatar đã phát triển ý tưởng là toàn thể vũ trụ phải tuân phục ý chí của mình, vì người đó biết mình là một phần của tổng thể rộng lớn hơn. Trên một hành tinh tự nhiên con không thấy sự mâu thuẫn giữa việc con thực thi ý chí của mình và những sinh thể chung quanh mình thực thi ý chí của họ. Trên một hành tinh tự nhiên sự mâu thuẫn đó không có. Sau đó, chuyện xảy ra là người avatar, vì một số lý do (không phải với tâm thức sáng ngộ), đã quyết định đi xuống trái đất.

Con xuống đây như một avatar và trước khi con xuống đây, con có ý muốn tạo một thay đổi tích cực trên trái đất. Con rất tự tin là con có thể thực hiện điều này vì con đã quen, khi ở trên một hành tinh tự nhiên, là khi con chuyên cần thì con có thể thể hiện bất cứ gì mình hình dung. Lúc đó, con không nhất thiết hình dung là con muốn xuống đây và trừ khử mọi xấu ác trên trái đất, nhưng đa số các avatar chú tâm vào một vấn đề đặc trưng. Họ quyết định xuống đây để trừ khử một hình thức khổ đau cá biệt, và họ có nhiều tự tin là họ sẽ thực hiện được điều đó. Không nhất thiết là bằng cách làm việc đơn độc vì đôi khi các avatar quyết định xuống đây như một nhóm.

Con tới đây với lòng tự tin là con có thể thực hiện mục tiêu. Sau đó, con tới đây và con trải nghiệm, thứ nhất: sa nhân và cách họ tấn công con, tìm cách hủy tiêu diệt con, và thứ hai: nhân loại nói chung và các cư dân nguyên thủy của trái đất không sẵn sàng chấp nhận những gì con đem lại như con nghĩ. Bỗng nhiên, lần đầu tiên trong cuộc đời một avatar, con bắt đầu hoài nghi có thể thực hiện mục tiêu của mình, có thể thực sự thể hiện ý chí của mình.

Đây cũng là một cú sốc và một phần của chấn thương nhập đời, khi con không thể hiểu vì sao bỗng nhiên vật chất không tuân phục ý chí của con. Con đã không nhận ra độ dày đặc của trái đất, so sánh với những gì con biết trên hành tinh tự nhiên. Con cũng không hiểu tại sao con người không đáp ứng lại ý chí của con và những cố gắng trợ giúp của con, tuy con đang chỉ cho họ thấy một cách rõ ràng để thoát khổ đau.

Bỗng nhiên, con bắt đầu hoài nghi: “Tôi có thể thực sự thực hiện mục tiêu đã khiến tôi đến đây chăng, và nếu tôi không thể, thì tôi chắc hẳn đã sai lầm khi tới đây. Tôi chắc hẳn đã sai lầm khi quyết định tới đây.” Một avatar khó đối phó với tình trạng này vì trên một hành tinh tự nhiên con không bao giờ nghi ngờ khả năng thực hiện những gì con hình dung và con không bao giờ cảm thấy mình đã lấy một quyết định sai. Con không bao giờ cảm thấy mình đáng lý không nên lấy quyết định đó.

Lúc đó, con bắt đầu nghi ngờ quyết định tới trái đất. Con cảm thấy đây là một quyết định sai, và cảm giác này có phần do con ở trên một hành tinh dày đặc nơi nhị nguyên thịnh hành. Do đó, con bắt đầu tự hỏi: “Vì ý chí con người trên trái đất quá thiếu tự do, vậy thực thi ý chí của tôi trên hành tinh này có ích lợi gì?” Khi con gặp sự chống đối của sa nhân và thấy là họ muốn tiêu diệt con, thấy họ nói với con là con không có quyền ở đây, con không có quyền thách thức họ. Khi con gặp sự thờ ơ của các cư dân trên trái đất, thì con có thể (không phải tất cả, nhưng có nhiều, các avatar đã làm như vậy) tạo khe hở trong tâm mình để chất độc không-muốn xâm nhập, chất độc này do sa nhân tạo ra và mang vào hành tinh này.

Bỗng nhiên con bắt đầu cảm thấy: “Bày tỏ ý chí của tôi trên hành tinh này có ích lợi gì chăng? Có lẽ tôi không nên thách thức sa nhân. Để sống còn, có lẽ tôi không nên thách thức sa nhân, để tránh bị họ giết và tra tấn trong mọi kiếp sống. Có lẽ tôi không có quyền tìm cách giúp các cư dân trên trái đất thoát khổ nếu họ không muốn thoát khổ.” Lúc đó, thay vì làm chuyện mà các thày khuyến khích các con làm, là duyệt xét lại động cơ khiến con tới đây và nhận ra nó dựa trên một ảo tưởng, thì con quyết định: “Tôi không muốn làm gì cả trên hành tinh này. Tôi không muốn thực thi ý chí của tôi trên hành tinh này.”

Cũng có một số avatar, như được mô tả trong quyển sách Các kiếp sống của tôi, đã đi vào cực đoan ngược lại, và bày tỏ ý chí của mình một cách rất rất mạnh mẽ và rất rất quyết liệt. Họ muốn chứng tỏ là sa nhân sai hay họ chiến đấu chống lại sa nhân, họ chống trả sa nhân hay họ hành động để con người trên trái đất thực sự thấy là có lối thoát khỏi khổ đau.

Có hai đối cực. Một số từ bỏ ý chí của mình, trong khi một số khác quả thực đã làm theo lối không-muốn tích cực của sa nhân. Một số khác lấy thái độ không-muốn tiêu cực. Kết quả là gì?

21.7. Avatar và không-là

À, kết quả là một giai đoạn rất hỗn loạn, cũng được mô tả trong quyển sách qua việc nhân vật chính đánh nhau với sa nhân trong khoảng một triệu năm. Giai đoạn này dài bao nhiêu tùy mỗi avatar, nhưng đánh nhau quá lâu thì sẽ có một điểm con giản dị bị kiệt sức. Con quá mệt mỏi, con chán ngán đánh nhau. Hoặc con ở trong một trạng thái tâm tiêu cực quá lâu nên bắt đầu cảm thấy là đời sống trên trái đất càng ngày càng vô nghĩa. Nếu con đang đánh nhau, thì con cảm thấy đánh nhau càng ngày càng vô nghĩa, nhưng điều này cũng nhanh chóng đưa con tới chỗ cảm thấy cuộc sống trên trái đất vô nghĩa.

Đó là lúc con mở cửa trong tâm để chất độc không-là xâm nhập, lúc đó con cũng có thể có khuynh hướng tạo một ngã cảm thấy cuộc đời không đáng sống. Có thể là con cảm thấy cuộc đời trên trái đất không đáng sống nhưng con không thấy lối thoát. Hoặc con cảm thấy là cuộc đời nói chung không đáng sống, không đáng để có ý thức, để có tự nhận biết. Sau đó, con bắt đầu phủ nhận sự tự nhận biết và cảm thấy Thượng đế đáng lẽ không nên cho con tự nhận biết vì nó chỉ tạo khổ đau. Cảm tưởng này dẫn đến đủ loại hình thức chê trách Thượng đế, hay chất vấn tại sao Thượng đế không đổi ý về quyền tự quyết, hay những câu hỏi tương tự. Điều cốt yếu ở đây là, tương tự như mọi chuyện khác mà các thày đã giảng, không phải con cảm thấy như vậy, mà là một ngã tách biệt.

Một khi ngã tách biệt được tạo ra thì nó liên tục phóng chiếu tới con là cuộc đời không đáng sống hay không đáng bỏ sức đấu tranh. Nhiều avatar đã làm gì? À, một số trải qua một giai đoạn tìm cách khiến tâm thức bị tê dại. Họ theo đuổi đủ loại ghiền nghiện khiến họ càng ngày càng bớt ý thức. Một số khác tìm cách rút lui khỏi thế gian, tỷ dụ như làm tu sĩ trong nhiều truyền thống tôn giáo. Hoặc giống như nhiều người tâm linh thời nay, khi họ rút lui khỏi đời sống năng động, không muốn tham gia vào cuộc sống năng động, hoặc sống một cuộc sống tương đối năng động nhưng không thực sự bỏ tâm trí vào, lúc nào cũng ngồi giữa hai ghế, tìm cách làm tối thiểu để đủ sống nhưng không thực sự tham gia vào bất cứ khía cạnh nào của cuộc sống.

21.8. Lối thóat qua ý chí kim cương

Lẽ tất nhiên, lối thoát là dùng các giáo lý mà các thày đã trao truyền về lý do tại sao con xuống trái đất như một avatar, nhận ra là động cơ đưa con tới đây dựa trên một ảo tưởng, đối phó với ngã gốc để giải thoát mình khỏi ngã gốc. Lúc đó, con bắt đầu thấy là lý do duy nhất khiến con cảm thấy đời không đáng sống, không đáng bỏ sức tranh đấu hoặc con không thể tỏ bày ý chí của mình trên hành tinh này, là vì con chưa hiểu một số chuyện.

Giờ đây thì con bắt đầu hiểu những chuyện đó. Con có thể bắt đầu xem xét những lý do khiến con tới đây. Do đó, con cũng thấy là tâm thức đó, chất độc không-muốn và không-là đó, không có giá trị gì cả. Như mọi chất độc, nó dựa trên một ảo tưởng. Sau đó, nếu con chịu làm theo lời thày hướng dẫn, thì con có thể hấp thu thuốc giải cho độc tố không-muốn, được gọi là Ý chí Kim cương.

Tên gọi này tất nhiên có nghĩa là ý chí đó không thể bị bất cứ điều gì trên trái đất lay chuyển. Con cũng biết là kim cương là chất cứng nhất mà con người hiện nay biết đến và do đó không có gì có thể khiến nó bị suy suyển. Ý chí Kim cương không thể bị ảnh hưởng bởi không-muốn, không-là hay ngay cả phản-ý chí, là ý chí rất hung hãn của sa nhân.

Khi con hòa điệu với thuốc giải đó và cho phép nó thấm vào bản thể của mình, thì nó sẽ tiêu trừ mọi tàn dư của không-muốn và không-là trong con. Điều này có nghĩa là con có thể bắt đầu đạt được một cảm giác an bình cao hơn rất nhiều. Các thày đã trao truyền giáo lý và dụng cụ tâm linh thực sự giúp con tới điểm con làm hòa với cách trái đất hiện đang vận hành. Con có thể nhận ra mục đích của nó, sự trải bày của luật tự quyết, sự kiện trái đất không phải là một hành tinh tự nhiên. Tất cả những giáo lý đó mà các thày đã trao truyền có thể giúp con tới điểm con nhận ra mục đích, mục đích thực sựcao hơn, đã khiến con tới trái đất là để tăng trưởng sự nhận biết tới điểm con có thể thăng thiên từ trái đất.

Lúc đó, con có thể trụ vững trong sự kiện là ở tầng Hiện diện TA LÀ của con, có ý chí đi vào một bầu cõi chưa thăng thiên và thăng thiên từ bầu cõi đó. Đây cũng là ý chí kim cương vì nó cao hơn bất cứ mọi chuyện trên trái đất, có nghĩa là không có gì mà cái Ta Biết trải nghiệm trên trái đất có thể thay đổi ý chí của Hiện diện TA LÀ.

Khi con bắt đầu nối kết lại với Hiện diện TA LÀ và nhận ra rằng, như cái Ta Biết, con là một phần nối dài của Hiện diện TA LÀ, con không hề xa cách nó hay chống đối nó, thì con cũng nhận ra là ý chí của Hiện diện cũng là ý chí của con. Con có ý chí tăng trưởng tâm thức của mình. Con có ý chí thăng thiên. Đó là lúc con có thể bắt đầu thấy là bất kể mọi điều kiện trên trái đất, các điều kiện này – bất kể chúng là gì – tạo cơ hội toàn hảo để con thăng thiên. Con yêu dấu, con có thể thăng thiên từ một hành tinh tự nhiên, nhưng vì con chưa có những trải nghiệm đa diện mà con có thể có trên một hành tinh phi tự nhiên, nên con không thăng thiên với cùng sự nhận biết.

21.9. Một thăng thiên cao hơn từ hành tinh phi tự nhiên

Tiến trình thăng thiên trên căn bản vẫn là một. Con khởi sự với một ý niệm bản sắc nhỏ như cái chấm, con xây dựng một số ngã. Ngay cả trên hành tinh tự nhiên con cũng xây dựng các ngã, tuy chúng không hoàn toàn giống các ngã tách biệt trên trái đất. Để thăng thiên từ một hành tinh tự nhiên con phải tới chỗ thấy chúng là ngã, thấy là con chỉ dùng chúng như cỗ xe trong nỗ lực đồng-sáng tạo và con phải buông bỏ chúng, con phải để chúng chết đi. Con không có những ngã đó khi con xuống hành tinh tự nhiên, do đó con không thể thăng thiên từ hành tinh tự nhiên với các ngã đó.

Trên trái đất con cũng trải qua tiến trình tương tự. Con phải tới điểm thấy là con có một số ngã trong bốn thể phàm của mình và con cần để chúng chết đi. Vì trên trái đất con có nhiều loại ngã hơn trong bốn thể phàm của mình nên con thực sự thăng thiên với một trình độ nhận biết cao hơn. Trong căn thể của con có nhiều kinh nghiệm tích cực hơn, và do đó khi con thăng thiên từ một hành tinh phi tự nhiên thì Hiện diện TA LÀ của con có một nhận biết cao hơn so với khi con thăng thiên từ một hành tinh tự nhiên.

Đó là lúc con có thể thực sự làm hòa với việc mình ở đây và nói: “Bất kể những gì tôi nghĩ trước khi tới đây, hành tinh này cho tôi một cơ hội thăng thiên tuyệt diệu.” Sau đó, con có thể tới điểm con không còn nhìn lại quá khứ nữa và nói: “Ồ, tôi đã sai lầm khi tới đây” hay “Tôi đã sai lầm khi ở trong ảo tưởng khiến tôi tới đây.” Con chỉ nhìn vào chuyện đó và nói: “À, tôi ở trạng thái tâm thức đó vào lúc đó và tôi đã lấy quyết định tốt nhất mà tôi có thể lấy lúc đó, vì tôi có cái ngã mà tôi có lúc đó.” Sau đó con có thể buông bỏ mọi cảm giác hối tiếc. Con có thể giản dị an bình với sự kiện đây là con đường thăng thiên mà con đã chọn, và nó hoàn toàn thỏa đáng theo bất cứ tiêu chuẩn nào của cõi thăng thiên.

Do đó, con có thể tới điểm con nói: “Phần còn lại của kiếp sống này là cơ hội toàn hảo, lý tưởng để tôi thăng thiên, để tôi xem xét các phản ứng của mình, nhận diện các ngã còn tồn tại và để chúng chết đi. Cũng để tôi là cánh cửa mở để Hiện diện TA LÀ bày tỏ chính nó, để tôi, như cái Ta Biết, tới điểm giải thoát khỏi tất cả các ngã thấp và có ý chí tự do trải nghiệm và biểu lộ chính mình trên hành tinh này.” Đây là lúc con tới điểm, như các thày đã giảng, con xoay chuyển sự chú tâm của mình từ việc đạt kết quả trên trái đất sang việc thực sự chào đón và vui hưởng tiến trình sống trên trái đất, tiến trình biểu lộ chính mình trên trái đất và tiến trình thăng thiên từ trái đất.

Các thày có thêm điều để giảng ngay cả về đề tài này, nhưng thày để công việc này lại cho Gautama. Thày đã trao cho các con món quà mà thày muốn trao, và thày biết ơn các con đã nhận nó. Tới đây thì thày chúc các con: hãy đi trong sự an bình tuyệt đối của Ý chí Kim cương.