23 | Vượt quá hình tư tưởng để trực tiếp trải nghiệm Hiện diện

Bài truyền đọc của Chân sư Thăng thiên Nada qua trung gian Kim Michaels ngày 6/6/2023, nhân một hội nghị tại Seoul, Hàn Quốc.

TA LÀ Chân sư Thăng thiên Nada. Con có thể thấy điều trớ trêu là các thày nói về tâm đường thẳng, vậy mà các thày, các Thượng sư, lại nối tiếp nhau xuất hiện một cách đường thẳng.

Tuy nhiên, như các thày có nói, lẽ tất nhiên có một tiến trình đường thẳng đi từ đấng Sáng tạo xuyên qua các tầng của sự sáng tạo, các bầu cõi trước, cho tới bầu cõi này. Con không thể nói là mọi chuyện theo một tiến trình đều nhất thiết giống như những gì thày nói về tâm đường thẳng. Đó là vì tâm đường thẳng là một hiện tượng đặc thù có mặt nơi một bầu cõi chưa thăng thiên. Như các thày có nói, tâm đường thẳng không thực sự là một vấn đề khi ta thấy nó như nó là, tức là một dụng cụ để lo liệu các khía cạnh thực tiễn của đời sống.

23.1. Một tiến trình đường thẳng trong đời sống thực tiễn

Con biết rõ là trong cuộc đời của mình con có một thời biểu nào đó, một số bổn phận nào đó. Có thể là con phải đi học, có thể là con phải dẫn con đến trường, có thể là con phải đi làm, vì vậy con cần ở một số nơi vào một số lúc. Do đó, con cần một tiến trình đường thẳng, một thời biểu đường thẳng trong cuộc sống thường nhật để mọi chuyện vận hành suôn sẻ.

Đây là một chuyện rất thực tiễn. Tỷ dụ, con biết là nếu con muốn xây một căn nhà thì con cần thiết lập một tiến trình đường thẳng. Con mua mảnh đất, con nhờ người vẽ sơ đồ, con tổ chức các người thợ cần thiết để hoàn thành công việc, và mọi chuyện cần diễn ra theo một tiến trình đường thẳng, một thời khóa biểu đường thẳng. Trong xã hội cũng vậy, khi có việc cần làm, khi cần hoàn thành một công trình xây dựng lớn, hay chỉ để đời sống thường nhật vận hành trong xã hội, xe buýt phải chạy đúng giờ, xe lửa chạy phải đúng giờ và những việc tương tự, thì tâm đường thẳng là một dụng cụ rất hữu dụng.

23.2. Dùng tâm đường thẳng để lý luận về cõi tâm linh

Vấn đề khởi lên khi con người bắt đầu dùng tâm đường thẳng để giải quyết những đề tài ngoài đời sống thực tiễn trong bát cung vật lý. Đây là một vấn đề đã xảy ra suốt chiều dài lịch sử. Như các thày có giảng, vào thời đức Phật, các vị Bà la môn Ấn giáo dùng tâm đường thẳng để lý luận về các đề tài không dính dáng gì đến đời sống thường nhật thực tiễn, tỷ dụ liên quan đến sự vận hành của vũ trụ, kề cả cõi tâm linh như thế nào.

Đức Phật thấy các cố gắng này đã tạo ra đủ loại ngộ nhận, vì điều mà tâm đường thẳng làm là nó nhìn vào những điều kiện trong thế giới vật chất. Nó tìm cách thiết lập một tiến trình đường thẳng, một chuỗi nguyên nhân-kết quả đường thẳng mà nó phát hiện trong thế giới vật lý, sau đó nó muốn kéo dài chuỗi nhân-quả đó lên cõi tâm linh. Do đó, nó dùng những điều kiện trong thế giới vật chất và lý luận ngược trở lại về sự vận hành của thế giới tâm linh.

Con nó nắm bắt vì sao phương pháp này nguy hiểm? Các điều kiện trong thế giới vật chất không phản ánh trung thực thế giới tâm linh. Các thày có giảng là có một loại tiến trình đường thẳng từ đấng Sáng tạo tới tầng cao nhất của thế giới tạo vật, là bầu cõi thứ nhất. Đấng Sáng tạo đề ra một khuôn đúc. Các sinh thể trong bầu cõi thứ nhất sinh hoạt trong khuôn khổ khuôn đúc đó. Họ tạo ra bầu cõi thứ hai, và sau đó cũng như vậy với bầu cõi thứ ba, vân vân. Tất cả những gì được tạo ra ban đầu trong bầu cõi của con là một biểu hiện của các tầng lớp bên trên.

Do đó, con có thể nói là có một tiến trình, nhưng trước nhất, tiến trình này đi từ tầng cao nhất tới những tầng càng ngày càng có hình tướng biểu hiện hơn. Đó không phải là một chuỗi nhân-quả đường thẳng. Đó không phải là kết quả của các định luật máy móc. Đó là kết quả của một quá trình sáng tạo không hoàn toàn đường thẳng. Điều thày muốn nói là con không thể nào, từ một hành tinh như địa cầu trong một bầu cõi chưa thăng thiên, hiểu được những gì xảy ra ở các bầu cõi cao hơn. Con không thể hiểu được khi con còn đầu thai trên trái đất. Do đó, tìm cách lý luận dựa trên những gì con thấy trên trái đất để suy diễn ra cõi tâm linh là một tìm cầu vô bổ.

23.3. Phóng chiếu những điều kiện không trong sạch của trái đất lên cõi tâm linh

Sau đó lại có một tầng khó khăn khác. Các thày có giảng là lúc ban đầu bảy vị Elohim tạo ra trái đất. Các vị này tất nhiên là các sinh thể thăng thiên. Lẽ tất nhiên họ là một với toàn thể đại đoàn chưởng giáo dẫn đến tận đấng Sáng tạo. Họ tạo ra trái đất trong khuôn khổ khung sườn của những bầu cõi trước. Tuy nhiên, những gì các Elohim tạo ra không phải là những điều kiện con thấy trên trái đất ngày nay. Con có thể nói là nếu con thấy được những điều kiện nguyên thủy do các Elohim tạo ra, thì con có thể thấy một số nguyên tắc, điều mà các khoa học gia gọi là luật thiên nhiên, tuy các luật này có tính chất tâm linh hơn là thiên nhiên. Con có thể nói: “Nếu ta hiểu những luật này, ta có thể suy luận lý do vì sao các sinh thể đó đã định là các luật đó như vậy. Do đó, chúng ta có thể suy luận để tìm ra ý tưởng của các sinh thể đó, tâm thức của họ. Ta có thể nhìn các điều kiện nguyên thủy của trái đất và dùng tâm đường thẳng để suy luận các đặc tính của tầng các Elohim.”  

Con có thể đạt kết quả với tâm đường thẳng, nhưng con không thể đi quá tầng các Elohim với tâm đường thẳng, vì tiến trình từ bầu cõi thứ sáu lên bầu cõi thứ năm không theo đường thẳng. Tâm đường thẳng không thể đi quá xa trở ngược lên cõi tâm linh. Thêm nữa, các thày cũng đã giảng là những điều kiện con thấy trên trái đất hiện nay không phải là những gì các Elohim tạo ra lúc ban đầu. Lý do là, như các thày đã giảng nhiều lần, nhân loại đã đi vào tâm thức tách biệt và đã bắt đầu sử dụng tâm thức nhị nguyên, và điều này đã đưa đến nhiều biến đổi sâu đậm trên trái đất. Độ dày đặc của vật chất, sự thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên, và toàn thể tâm thức tập thể đã bị hạ xuống một tầng thấp hơn rất nhiều so với khi địa cầu được tạo ra lúc ban đầu.

Điều kiện hiện này của trái đất không tự nhiên, không là một nối dài trong sáng của những gì các Elohim tạo ra. Các thày Bà la môn Ấn giáo đã làm gì? Họ nhìn các điều kiện hiện hành trên trái đất, họ cố tìm ra những mô thức, những gì xảy ra đều đặn, và sau đó họ dùng tâm đường thẳng để phóng chiếu: các điều xảy ra đều đặn, các mô thức mà ta thấy trong cõi vật lý, có thể được phóng rộng lên trên tới cõi bên trên cõi vật lý. Chúng có thể cho ta biết về các thần linh, vì sao các thần linh lại là như họ là, và vì sao họ lại tạo thế giới như họ đã tạo ra.

Con có thấy chăng là phương pháp này sẽ không bao giờ cho con một hình ảnh chính xác về cõi tâm linh? Con lấy những điều kiện không thuần túy tâm linh và phóng chiếu chúng lên cái có tính chất tâm linh. Lẽ tất nhiên, không phải chỉ có các vị Bà la môn Ấn giáo đã làm việc này. Như các thày đã giảng, trong truyền thống Thiên chúa-Do thái giáo, vị Thượng đế giận dữ ở trên trời là một hình ảnh phóng chiếu bởi con người dựa trên tâm lý sa ngã và tâm thức nhị nguyên. Con thấy suốt dòng lịch sử, ở khắp nơi trên thế giới, con người đã lấy những điều kiện mà họ quan sát ngay lúc này trên hành tinh phi tự nhiên này và dùng tâm đường thẳng để phóng chiếu chúng lên cõi tâm linh, cõi thiên đường, hay bất cứ tên gì mà họ gọi. 

23.4. Cố gắng phù phiếm thay đổi hậu quả ở tầng hậu quả

Trên căn bản, tại sao họ lại làm vậy? Đó là vì họ bị xáo trộn bởi những điều kiện hiện tại trên trái đất. Họ đang đau khổ, như đức Phật có giảng, vì khi con đi vào tâm thức nhị nguyên thì cuộc đời là đau khổ. Con bị xô đẩy từ bên này sang bên kia trong Biển Luân hồi. Con người muốn thoát khổ đau, và họ trực giác cảm nhận là phải có một lý do cho sự đau khổ của họ. Đây là một trực giác chân chính. Sự đau khổ của con có lý do.  

Sau đó họ quan sát là dường như trong bát cung vật lý một số chuyện, một số hậu quả có nguyên do. Đôi khi đó là một nguyên do sâu kín. Nếu con cầm một hòn đá trong tay và buông tay ra, thì hòn đá sẽ rơi xuống đất. Phải có một nguyên do sâu kín khiến hòn đá rơi xuống đất. Đây là một quan sát căn bản mà con người đã làm từ rất lâu. Họ cảm nhận bằng trực giác là phải có những nguyên do không thể thấy, phi vật lý của khổ đau của họ, của các điều kiện hiện hành trên trái đất. Sau đó họ tìm cách sử dụng tâm đường thẳng để suy luận ngược lại từ những điều kiện hiện hành trên trái đất để tìm ra nguyên do của các điều kiện này, nguyên do khổ đau của họ. Họ trực nhận là nếu họ khám phá ra nguyên do, và thay đổi nguyên do, thì họ cũng có thể thay đổi hậu quả.

Một lần nữa, đây là một trực giác chân chính. Nếu con có thể thay đổi nguyên do thì con có thể thay đổi hậu quả. Sự thật là thay đổi nguyên do là cách hữu hiệu duy nhất để thay đổi hậu quả. Lẽ tất nhiên, con người cũng đã tìm cách thay đổi nguyên do ở tầng hậu quả. Họ đã tìm cách thay đổi hậu quả ở tầng hậu quả. Con thấy đây là điều mà khoa học đã làm từ mấy thế kỷ bằng cách nhìn vào bát cung vật lý và tìm cách hiểu điều kiện vật lý dựa trên nguyên do vật lý.

Có hai phương pháp mà con người áp dụng khi dùng tâm đường thẳng. Hay ta cũng có thể nói đây là hai mặt của cùng một đồng tiền. Con nhìn vào điều kiện hiện hành, con coi chúng là hậu quả, và con tìm cách dùng tâm đường thẳng để suy luận trở ngược cho tới khi con tìm ra nguyên do của hậu quả, và sau đó con tìm cách thay đổi nguyên do. Điều mà khoa học cố làm là tìm ra nguyên do trong thế giới vật lý, vật chất, và dùng hiểu biết này để thay đổi các điều kiện vật lý. Điều mà các tôn giáo đã làm từ nhiều ngàn năm là đi xa hơn các nguyên do vật lý và tìm các nguyên do phi vật lý. Do đó, họ tìm một thần linh có trách nhiệm về địa hạt mà họ đang bị đau khổ, và sau đó tìm cách cầu xin thần linh này để thần linh thay đổi điều kiện đang gây đau khổ cho họ.

23.5. Suy luận trí năng là ngõ cụt

Ta có thể nói đây là hai mặt của cùng một đồng tiền, nhưng nhìn từ góc độ tâm linh thì vấn đề thực sự được tìm thấy nơi truyền thống tôn giáo. Họ không những muốn tìm một nguyên do của khổ đau hiện tại của mình, nhưng họ còn muốn tạo nhữnh hình ảnh tinh vi mô tả cõi tâm linh. Đây là điều khiến các vị Bà la môn Ấn giáo đi vào nhiều ngõ cụt khi họ dùng lý luận trí năng, đường thẳng, phân tích để phóng chiếu rằng: Thượng đế như thế này, các điều kiện như thế kia, đây là nguyên do tâm linh thật đằng sau hậu quả này, vân vân. Điều xảy ra vào thời đó là họ phân chia thành rất nhiều chi nhánh và giáo phái, họ có quá nhiều ý kiến khác nhau, mỗi người đều tất nhiên khẳng định họ có hiểu biết tối hậu. 

Điều con thấy là hiện tượng rất ư phức tạp với rất nhiều người khẳng định họ có chân lý tối hậu, nhưng không có ai trong đó có chân lý tối hậu vì họ đều lý luận bằng tâm đường thẳng dựa trên những quan sát điều kiện hiện tại. Con có thể tiếp nối hiện tượng này tới thời nay và nói rằng một số những người đã đầu thai là người Bà la môn Ấn giáo mấy ngàn năm trước nay lại đầu thai là khoa học gia duy vật, họ trên căn bản lý luận giống như xưa, chỉ khác là nay họ quyết định rằng: “Chúng tôi không đi ra ngoài thế giới vật lý, chúng tôi tìm những nguyên do càng ngày càng sâu thẳm trong thế giới vật chất của các hiện tượng vật chất.” Họ vẫn phân chia thành nhiều trường phái, nhiều nhóm, họ có rất nhiều lý thuyết về sự phức tạp này hay phức tạp khác, như các thuyết đa vũ trụ, lỗ đen, năng lượng tối, vật chất tối, hay các đề tài phức tạp khác.

Những chuyện này ngăn con người làm việc gì? Chúng ngăn con người đạt tâm bình an. Con thấy gì ngày hôm nay, con thấy gì thời đức Phật? Con có thấy chăng các xung đột giữa con người, và các xung đột này dựa trên gì? Chúng dựa trên lý luận trí năng trên các điểm vi tế. Một nhóm Bà la môn diễn giải kinh Vệ đà theo lối này, một nhóm Bà la môn khác diễn giải cùng kinh đó theo cách khác. Mỗi nhóm đều tin chắc họ đúng, mỗi nhóm cảm thấy nhất định phải thuyết phục nhóm khác hay con người là các nhóm khác sai, và như vậy luôn luôn có đấu đá không ngừng.

23.6. Một triết lý mới chú trọng vào nâng cao tâm thức

Đức Phật khi xưa đã thấy chuyện đó. Đức Phật thấy các người đó làm chuyện phù phiếm vì họ sử dụng tâm đường thẳng. Các con nhớ là khoảng cùng thời với đức Phật có một triết gia Hy Lạp tên Plato có đưa ra câu truyện ẩn dụ về hang động. Câu truyện kể là có một nhóm người bị xiềng trong một hang động và không nhìn thấy những gì xảy ra bên ngoài hang, nhưng bên ngoài có ánh sáng chiếu vào hang và có người đi lại giữa ánh sáng và hang động nên bóng họ chiếu lên thành hang. Nhóm người bên trong hang động chỉ thấy những bóng đó, họ quan sát các bóng và tìm cách lý luận ngược để tìm ra chuyện gì xảy ra bên ngoài hang, nhưng họ chỉ thấy các bóng. Đức Phật nhận ra đây là điều các Bà la môn Ấn giáo thấy, chỉ là các bóng, và làm sao bóng của một vật lại có thể cho con biết mọi chuyện về vật đó?

Tỷ dụ, làm sao bóng của một vật có thể cho con biết vật đó màu gì? Bóng là một phóng chiếu lên một mặt hai chiều kích, làm sao nó có thể cho con biết hình dáng ba chiều kích của vật? Con thấy đấy những giới hạn. Đức Phật thấy các giới hạn đó, và đó là lý do vì sao ngài nói: “Chúng ta hãy sáng tạo một triết lý mới, một phong trào mới, không tìm cách lý luận ngược để tìm ra điều kiện trên cõi tâm linh như thế nào. Chúng ta hãy chú tâm vào công việc thiết thực là nâng cao tâm thức, giúp con người khắc phục khổ đau, và khi họ đã nâng tâm thức đủ thì họ có thể nắm bắt một số chân lý vượt lên trên thế giới vật lý.”

Vì sao thày lại trao các con bài giảng dài dòng này? Bởi vì thày là Thượng sư của Tia thứ Sáu là Tia của Bình an, và điều tước đi bình an chính là lý luận với tâm đường thẳng, dùng tâm đường thẳng (là một dụng cụ thực tiễn dùng trong đời sống thường nhật trong thế giới vật chất) và tìm cách mở rộng nó ra ngoài thế giới vật chất để suy diễn điều gì vượt lên trên thế giới vật chất. Khi con còn làm điều này thì con không thể có bình an, và con cũng không thể kết nối với Tia thứ Sáu của Bình an.

Nếu con muốn thực sự hiểu giáo lý của đức Phật thì con cần nhận ra một điều giản dị, nhưng đối với tâm đường thẳng thì điều này không giản dị. Giáo lý của đức Phật không – KHÔNG – nhằm đem lại một chân lý cao trội. Mục đích của giáo lý đức Phật là cho con người một số giáo lý và dụng cụ thực tiễn để giúp họ nâng cao tâm thức, vượt thăng khổ đau, Biển Luân hồi. Đây là một điều mà đại đa số những người hiện nay tự coi là Phật tử sẽ phản đối hung hãn, hay ít ra là phản đối kịch liệt. Họ sẽ nói vì đức Phật là bậc giác ngộ nên điều đức Phật dạy là chân lý cao trội, thậm chí là chân lý tuyệt đối – nhưng điều này đơn giản không phải là sự thực.

Đúc Phật không muốn đưa ra một chân lý tối hậu vì thày thấy đây là điều các vị Bà la môn muốn làm. Vì sao các vị Bà la môn lại muốn làm vậy? Như các thày đã giảng, tâm đường thẳng muốn làm gì? Nó muốn xếp mọi chuyện vào một đường thẳng, một tiến trình, rồi nói: phải có một điểm kết tối hậu của đường đó, phải có một tầng cao nhất. Nếu ta có thể đặt chân lý lên một đường thẳng, thì sẽ có nhiều tầng của chân lý, nhiều tầng hiểu biết, và ta có thể càng ngày càng hiểu hơn về thế giới, như khoa học đã làm từ lâu nay. Nếu ta tiếp tục sự tăng trưởng hiểu biết đó thì sẽ phải đến một chân lý tối hậu. Như thày Hilarion có nói, chân lý tối hậu sẽ chỉ đến khi con tới tầng đấng Sáng tạo, và có một khoảng cách rất xa giữa tầng của trái đất và tầng của đấng Sáng tạo.

23.7. Đường lối thực tiễn của các chân sư thăng thiên

Đức Phật nhận ra điều trên nên ngài chỉ chú tâm vào những gì có khả năng nâng con lên, nâng con người lên tầng tâm thức kế tiếp. Con hãy nhìn những gì đã xảy ra trong khoảng thời gian từ thời đức Phật tới ngày nay. Khoa học đã chiếm ưu thế trong thế giới hiện đại, và khoa học cũng đặt căn bản trên tâm đường thẳng. Khoa học cho rằng ta phải bắt đầu bằng những quan sát nơi thế giới vĩ mô, sau đó khám phá các tầng vi tế, sâu thẳm hơn cho tới khi ta tới tầng tối hậu là hạt Thượng đế, hay bất cứ gì họ gọi nó.

Tại sao điều này lại quan trọng cho người tâm linh? Đó là vì con đã lớn lên trong xã hội hiện đại, con không thể tránh bị ảnh hưởng bởi tư duy đó. Con nay ở đây, con đã lớn lên với tư duy đó và sau đó con tìm thấy giáo lý chân sư thăng thiên. Lúc đó con nói: “À, rốt cuộc tôi đã tìm thấy một cái gì không đến từ thế gian này, không phải là kết quả của tâm đường thẳng lý luận ngược lại từ những điều kiện thế gian. Đây là một giáo lý đến từ cõi thăng thiên, đến từ các chân sư thăng thiên là những người bên trên thế gian này. Giáo lý này phải là chân lý tuyệt đối, vì chắc hẳn các chân sư thăng thiên thấy chân lý tuyệt đối, và đâu có lý nào các thày lại trao truyền cái gì khác?”  

Các thày đã nhiều lần giải thích từ nhiều góc độ khác nhau là các thày không thể trao cho con chân lý tuyệt đối mà các thày thấy vì con không thể nắm bắt nó trên một hành tinh phi tự nhiên. Các thày đang làm gì ngày hôm nay? Các thày đang làm y như đức Phật cách đây 2500 năm, tức là nhìn một cách thiết thực xem tâm thức con người đang ở đâu và nói: “Chúng ta có thể trao cho con người cái gì mà họ có thể nắm bắt với tầng tâm thức hiện tại của họ và giúp họ vươn lên tầng cao hơn?” Các thày không tìm cách trao cho các con chân lý tuyệt đối. Một lần nữa, nhiều đệ tử từ các đợt truyền giáo chân sư thăng thiên trước sẽ kịch liệt phản đối câu nói trên, nhưng vì sao họ phản đối? Đó là vì họ bị kẹt trong tâm đường thẳng: Phải có một chân lý tối hậu, và nếu ta không thể tìm thấy nó nơi các tôn giáo trên thế giới hay nơi khoa học duy vật, thì chắc hẳn ta phải tìm được nó nơi giáo lý của các chân sư thăng thiên. Thày không nói là giáo lý của các thày sai, là ảo tưởng hay sự lừa gạt, nhưng chúng thích nghi với tầng tâm thức, không những của các đệ tử chân sư thăng thiên, mà thậm chí của tâm thức tập thể. Không thể có cách nào khác trên một hành tinh như trái đất.

Chuyện đã xảy ra trong các đợt truyền giáo chân sư thăng thiên trước là các đệ tử đã sử dụng tâm đường thẳng để tiếp thu giáo lý, lý luận dựa trên giáo lý, tạo hình tư tưởng dựa trên giáo lý và phóng chiếu chúng lên các chân sư thăng thiên. Đây là điều tâm đường thẳng vẫn làm. Nó nhìn vào điều kiện trên trái đất, tạo ra hình tư tưởng dựa trên các điều kiện này, tỷ dụ như những nguyên do của điều kiện hiện hành trên trái đất. Sau đó, nó mở rộng hình ảnh đó ra và phóng chiếu hình ảnh đó lên cõi tâm linh.

23.8. Phóng chiếu hình tư tưởng lên các chân sư thăng thiên

Khi các đệ tử tìm thấy giáo lý chân sư thăng thiên, thì việc đầu tiên họ làm là sử dụng những hình tư tưởng mà họ thu thập khi họ lớn lên hay từ các giáo lý tâm linh khác mà họ đã học. Sau đó, họ lấy giáo lý chân sư thăng thiên và dùng nó để chỉnh tu những hình tư tưởng đó và sau đó phóng chiếu chúng lên các chân sư thăng thiên.

Tại sao điều này lại dính dáng đến chủ đề của khóa nhập thất này, là kết nối với các vị thày tâm linh? Ấy, con yêu dấu, thày là một chân sư thăng thiên. Làm sao con kết nối với thày? Con có nghĩ là con có thể kết nối với thày bằng cách phóng chiếu một hình tư tưởng lên thày, một hình tư tưởng đã được tạo ra trong thế giới vật chất, trong tâm con? Bất kể hình này có hoàn chỉnh đến đâu, bất kể con nghĩ nó xác đáng đến đâu dựa trên giáo lý chân sư thăng thiên, thì nó vẫn là một hình tư tưởng. Thày nhìn nhận là trong các đợt truyền giáo trước, các đệ tử không dễ nắm bắt điều này vì một số giáo lý chưa được trao truyền. Họ không có được các giáo lý mà các thày đã trao truyền trong đợt truyền giáo này về các ngã tách biệt, các ngã này tạo ra phin lọc nhận thức như thế nào, tại sao cái Ta Biết không phải là các phin lọc nhận thức, đã không trở thành các ngã tách biệt và do đó cái Ta Biết có thể bước ra ngoài các ngã. Làm sao cái Ta Biết bước ra ngoài phin lọc nhận thức của một ngã? Chỉ bằng cách duy nhất là nhìn nhận là điều ngã thấy chỉ là một phin lọc nhận thức. Có nghĩa là con phải nhìn nhận là bất cứ hình ảnh nào về chân sư thăng thiên mà con đã tạo trong tâm chỉ là thế đó: một hình tư tưởng.

Lẽ tất nhiên con có thể nói là trong khuôn khổ Luật Tự quyết, không có gì sai trái khi con người tạo hình tư tưởng của các chân sư thăng thiên vì điều này cho họ một trải nghiệm. Con có thể nhìn các đệ tử của các đợt truyền giáo trước và con có thể thấy là nhiều người có những hình tư tưởng rất cầu kỳ về các chân sư thăng thiên và họ phải tương tác thế nào với các chân sư thăng thiên. Thậm chí nhiều người trong số các đệ tử đó còn cảm thấy là họ đã kết nối với các chân sư thăng thiên, họ đã có trải nghiệm các chân sư thăng thiên. Giờ đây thì thày không nói là các đệ tử từ các đợt truyền giáo trước đó đã có trải nghiệm thực sự với các chân sư thăng thiên. Có những đệ tử nghĩ họ có một trải nghiệm thực sự nhưng họ đã kết nối với những sinh thể trong cõi tư tưởng vì họ quá dính mắc vào các hình tư tưởng của họ. 

Những đệ tử có trải nghiệm thực sự là những đệ tử không quá dính mắc với hình tư tưởng của họ. Bởi vì con làm gì khi con phóng chiếu một hình tư tưởng? Con chính yếu nói: “Nada, con không muốn kết nối với thày như thày là. Con chỉ muốn kết nối với thày theo hình tư tưởng của con. Do đó, Nada, nếu thày muốn kết nối với con vì thày phải tuân theo hình tư tưởng của con.” Như các thày khác đã nói, nếu thày làm vậy thì kết quả là gì? Kết quả là thày xác chứng hình tư tưởng của con, và con sẽ nghĩ: “Hình tư tưởng của tôi không phải là một hình tư tưởng, đó chính là Nada như thày thực là.” Làm sao kết quả này có thể giúp con tăng trưởng tâm linh? Làm sao thày có thể giúp con tăng triển bằng cách xác chứng hình tư tưởng đang ngăn cản con tăng triển?

Câu hỏi luôn luôn là: nếu con muốn kết nối với một chân sư thăng thiên, thì con muốn kết nối với vị chân sư hay với một hình tư tưởng của vị chân sư? Con có sẵn sàng buông bỏ hình tư tưởng để trải nghiệm Hiện diện của vị chân sư thăng thiên? Đó chính là câu hỏi. Các thày không muốn trốn tránh con, nhưng nhiều đệ tử đang tìm cách trốn tránh các thày. Nếu con muốn trốn tránh các thày bằng cách phóng chiếu một hình tư tưởng lên các thày, thì các thày phải để con làm chuyện này. Các thày phải cho phép con có trải nghiệm đó, thậm chí các thày còn phải cho phép con kết nối với các sinh thể giả danh các thày trên cõi tư tưởng, các sinh thể này sẽ hoan hỷ tuân theo hình ảnh của con. Họ sẽ tuân theo bất cứ hình ảnh nào mà con phóng chiếu lên họ nếu con cho họ năng lượng của con. Thày không cần năng lượng của con, thày không chịu tuân theo các hình tư tưởng của con vì thày không cần gì từ con, và thày không muốn con nghĩ là hình tư tưởng của con đã được thày xác chứng.  

Nếu nói một cách rất thẳng thắn, thì trên căn bản nếu con không trải nghiệm, nếu con chưa bao giờ trải nghiệm Hiện diện của một chân sư thăng thiên, thì đó là vì con có một hình tư tưởng đang xua đẩy vị chân sư thật ra khỏi con. Một lần nữa, các thày không chê trách con vì con có quyền tự quyết, các thày hiểu là con sống trên một hành tinh rất khó khăn, các thày hiểu là con có nhiều tiền kiếp đã tạo ra biết bao ngã trong bốn tầng của tâm con. Các thày không chê trách con. Các thày chỉ nói là nếu con thực sự muốn kết nối với các thày, thì con phải sẵn sàng nhìn quá các hình tư tưởng vì chúng đang ngăn cản con kết nối.

23.9. Hình tư tưởng về El Morya như một người áp dụng kỷ luật nghiêm khắc

Chuyện gì xảy ra khi con tạo một hình tư tưởng về một chân sư thăng thiên, hình tư tưởng này có tác dụng gì? Nó cho phép con có một quan điểm nào đó, một trải nghiệm nào đó, và trải nghiệm này không thể bị thách thức bởi vị chân sư thực, do đó con có thể trốn tránh vị chân sư. Để cho con một thí dụ, trong một đợt truyền giáo chân sư thăng thiên trước, các đệ tử đã tạo ra một hình ảnh rất đặc biệt về El Morya, bây giờ là Chân sư MORE. Đó là một lý do khiến thày quyết định đổi tên, vì các đệ tử đó vẫn còn hình ảnh này về thày, hình ảnh một vị thày nóng nảy chiếu ánh sáng xanh, một vị thày áp dụng kỷ luật rất nghiêm khắc sẵn sàng thách thức đệ tử và phơi bày tự ngã của họ không chút thương hại. Họ đã tạo khái niệm là những đệ tử chân chính của El Morya có những đặc tính đó và có quyền đi khắp nơi và chiếu áng sáng xanh vào người khác bằng cách thách thức họ, nói cho họ biết những điểm sai trái của họ. Có nhiều người trong tổ chức đó hãnh diện là đã chiếu ánh sáng xanh vào những người họ cho là kém họ.

Những đệ tử đó đã làm gì? Con có thể nói là tự ngã của họ muốn có trải nghiệm cao trội hơn người khác, có quyền kỷ luật người khác và nói họ phải làm gì. Họ dùng hình tư tưởng mà họ đã tạo ra về El Morya như một cái cớ để biện minh cho cách cư xử của họ, cách cư xử dựa trên tự ngã, dù họ sẽ kịch liệt phản đối là cư xử của họ không dựa trên tự ngã – nhưng nó quả thật như vậy.

Một lần nữa, những đệ tử đó có quyền tự quyết và họ có quyền lấy một giáo lý chân sư thăng thiên, tạo hình tư tưởng về El Morya, và xác chứng trải nghiệm mà họ muốn có cho tới một ngày hy vọng họ chán chê trải nghiệm đó. Một số đệ tử đã chán chê và không còn cư xử như vậy nữa, nhưng một số chưa chán. Điều thày muốn nói là tuy một số các đệ tử đó tưởng họ có trải nghiệm thực sự về El Morya, nhưng không phải vậy. Tại sao El Morya lại xác chứng hình ảnh đó về thày khi thày thấy rõ là làm vậy sẽ chỉ giam cầm các đệ tử đó và ngăn họ thực sự kết nối với thày?

Thày chỉ giản dị muốn nói là trong đợt truyền giáo này con đã nhận được giáo lý thâm sâu hơn về các ngã, các ngã tiềm thức và tách biệt, hình tư tưởng, phin lọc nhận thức. Do đó, con có thể theo tiến trình giải thoát mình khỏi các hình tư tưởng, ngưng phóng chiếu, và qua đó con có thể tới điểm con thực sự kết nối với các thày là chân sư thăng thiên. Kết nối với các thày không qua giáo lý, không qua trí năng, không qua hiểu biết và nắm bắt, mà chỉ kết nối với các thày như trải nghiệm quý báu nhất mà con có thể có trên con đường tâm linh vì nó cho con một khung tham chiếu trực tiếp từ bên trên thế giới vật chất. Điều này có nghĩa là thực sự không có gì trong thế giới vật chất có thể đánh lừa con nữa, hay kéo con vào phản ứng. Nếu đây là điều con muốn, thì con có các dụng cụ để hoàn thành.

23.10. Một dụng cụ thực tiễn từ Nada

Thày trao cho con một dụng cụ thực tiễn sẽ giúp con trên Tia thứ Sáu. Thày bắt đầu bài giảng này bằng cách nói về tâm đường thẳng muốn phóng chiếu hình ảnh một chân lý tuyệt đối và vì sao như vậy lại lấy đi an bình nội tâm của con. Điều con có thể làm là dùng giáo lý của các thày để nhận ra mục đích thực của con đường tâm linh không phải là biết chân lý tuyệt đối mà là nâng tâm thức từ tầng hiện tại lên tầng kế tiếp. Như các thày có giảng, con sẽ tới một điểm bắt đầu đi vào những tầng của quả vị Ki-tô cá nhân. Ta có thể nói quả vị Ki-tô cá nhân chính là chìa khóa của an bình, đó là lý do vì sao Giê-su đã được gọi là Hoàng tử An bình vì Giê-su đại diện Tâm thức Ki-tô cho nhân loại. Quả vị Ki-tô, tâm Ki-tô liên hệ ra sao với an bình?

Chính qua tâm Ki-tô mà con kết nối và trải nghiệm có thực tại vượt quá thế giới vật chất. Chỉ khi nào con trực tiếp trải nghiệm điều này thì con mới làm được điều mà đức Phật dạy con người: khắc phục những dính mắc vào thế gian. Khi con trải nghiệm Tâm thức Ki-tô thì con khắc phục dính mắc. Dính mắc của con trụ ở đâu? Chúng trụ nơi các ngã tách biệt, đúng vậy, nhưng cũng trụ nơi tâm đường thẳng và các hình tư tưởng do tâm đường thẳng phóng chiếu. Con muốn thế giới phải như thế nào đó. Con muốn cuộc đời mình phải như thế nào đó.

Nếu con xem xét hiểu biết cơ bản về đau khổ, thì cái gì tạo đau khổ? Đó là do con thiết lập trong tâm, trong tâm đường thẳng, hình ảnh cuộc sống trên trái đất phải như thế nào đó. Con phóng chiếu hình ảnh đó ra ngoài, nhưng sau đó con trải nghiệm là cuộc sống không phù hợp với hình ảnh của con. Trải nghiệm là cuộc sống không phù hợp với hình ảnh của mình chính là căn bản của khổ đau, nguyên do của khổ đau. Khi con bắt đầu trải nghiệm tâm Ki-tô thì con nhận ra có cái gì vượt quá hình tư tưởng của mình, con trải nghiệm có cái gì vượt lên trên. Nhưng sau đó con giáp mặt thách thức thứ nhì của Ki-tô. Con có sẽ dùng trải nghiệm Ki-tô để buông bỏ hình tư tưởng của mình, buông bỏ các ngã tách biệt, khắc phục dính mắc? Hay con sẽ làm giống như Peter khi xưa và tìm cách kéo trải nghiệm Ki-tô vào hình tư tưởng của mình để con có thể tưởng rằng Ki-tô đã chứng thực những hình tư tưởng này? Đây là điều nhiều đệ tử đã làm trong những đợt truyền giáo chân sư thăng thiên trước, như thí dụ về El Morya mà thày có đề cập. Lẽ dĩ nhiên, con cũng có thể làm như vậy ngay cả trong đợt truyền giáo này – nếu con không áp dụng giáo lý. Nhưng con cũng có dụng cụ giúp con tránh làm như vậy.

Làm sao con đạt được an bình nội tâm hơn? Bằng cách lúc nào cũng với lên tâm Ki-tô, dùng tâm Ki-tô như khung tham chiếu để nhìn vào cuộc đời mình, nhìn vào những điều kiện mà con gặp phải trong đời. Các thày hiểu là một số các con gặp những điều kiện rất khó khăn. Các thày không muốn các con nghĩ là các thày không hiểu điều này. Tuy nhiên, lời hứa muôn thuở của tâm Ki-tô là con có thể dùng nó để có một tầm nhìn khác về các điều kiện vật lý và khắc phục dính mắc, khắc phục hình tư tưởng. Khi con nhìn điều kiện mà không phóng chiếu là chúng không được như vậy, thì con có thể giáp mặt điều kiện mà không khổ đau.

Thày biết đây là một khái niệm mà những người đang sống với các điều kiện khó khăn khó nắm bắt. Các người đang không sống với điều kiện khó khăn thì dễ nắm bắt hơn. Thày hiểu điều này, nhưng đây vẫn là chân lý muôn thuở. Điều kiện, điều kiện vật lý, không tạo khổ đau, khổ đau do cách con nhìn điều kiện vật lý. Trong nhiều trường hợp, điều kiện vật lý không thể thay đổi cho tới khi con thay đổi cách con nhìn chúng. Đây là lời hứa của Ki-tô, là Ki-tô có thể cho con tầm nhìn khác, và điều này sẽ cho con an bình nội tâm.

23.11. Hãy để Dòng sông sự Sống đưa con đi tới

Nếu con muốn có một hình ảnh thì con hãy hình dung mình đang ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ, như một chiếc xuồng, và con đang chèo theo dòng nước. Khi con đang ngồi trong chiếc thuyền nhỏ và ra sức chèo, thì có thể con chú tâm vào việc mình đang làm. Con muốn đi tới một điểm đến. Có thể có những tảng đá trong dòng sông, dòng sông có thể uốn khúc, con cần điều khiển, lèo lái con thuyền, có chỗ con cần chèo nhanh hơn để vượt qua khúc quanh hay tránh thác ghềnh. Con luôn luôn tập trung vào động tác chèo thuyền để thuyền đi về phía trước. Nếu con đang trên một dòng sông an toàn, không có tảng đá hay thác ghềnh, thì con có thể hành xử khác. Con có thể buông chèo, ngồi thoải mái trong xuồng, và chỉ để xuồng trôi theo dòng nước, chỉ để dòng nước đưa xuồng đi. Hành trình có thể lâu hơn, hay không lâu hơn, nhưng con sẽ tới điểm đến.    

Con có thể tới điểm trong tâm con, con như đang ngồi trong chiếc xuồng, thư giãn, nhìn hai bên bờ lướt nhẹ vì dòng nước đang đẩy xuồng đi về hạ nguồn. Đây là trạng thái không dính mắc. Con đang ngồi trong xuồng, con đang di chuyển về hạ nguồn, và dòng nước, Dòng sông sự Sống, đang kéo con đi. Tại sao con cần chèo và vật lộn mãi? Tại con con cần dính mắc vào những gì xảy ra trên bờ sông? Có thể có một con gấu đang đứng trên bờ gầm gừ với con, có thể có người đang la hét con. Con biết là nếu con ngồi đó không dính mắc, thì dòng nước sẽ mang con đến hạ lưu bất kể những gì xảy ra hai bên bờ sông. Con hãy chỉ hòa điệu với Dòng sông sự Sống, và để dòng nước kéo con đi tới. Tại sao con lại phải vật lộn với tâm vỏ ngoài, tâm đường thẳng, tâm trí năng? Tại sao con cần phóng chiếu hình tư tưởng lên mọi chuyện? Tại sao con cần diễn giải mọi chuyện? Tại sao mọi chuyện cần phải có một ý nghĩa tối hậu, một ý nghĩa hoàn vũ, một ý nghĩa tâm linh nào đó? Nhiều chuyện đang xảy ra trên trái đất không có ý nghĩa tâm linh.

Con hãy xem xét vì sao con người tin chiêm tinh. Có chuyện gì đó xảy ra cho họ, họ đi gặp một chiêm tinh gia, họ muốn biết cấu hình chiêm tinh nào trên bầu trời đã gây ra điều kiện mà họ đang gặp phải. Các điều kiện trên trời không biểu hiện tất cả mọi chuyện trên trái đất. Điều tạo ra mọi chuyện trên trái đất là sự điên rồ của con người và sự tương tác giữa con người, là điều mà đức Phật đã gọi là các nhân duyên liên khởi. Không có một nguyên do hoàn vũ cho rất nhiều hoàn cảnh mà con đối mặt trong đời. Con hãy giản dị vô hiệu hóa tâm phân tích lúc nào cũng muốn khám phá nguyên do, và con hãy chỉ để Dòng sông sự Sống đưa con quá điều kiện, dẫn con vượt quá điều kiện, và con không dính mắc. 

Khi con dính mắc thì con làm gì? Con nắm một cành cây trên bờ sông và con vật vã cố sức ghìm xuồng ở một vị trí. Dòng nước đang kéo xuồng về phía hạ lưu. Con cần càng lúc càng thêm nỗ lực kềm giữ cho tới khi con không chịu nổi hay cành cây bị gãy. Con hãy chỉ buông tay … buông tay … buông tay. Thày biết nói dễ hơn làm, nhưng cái gì đang kềm giữ vậy? Đó là con hay là một ngã tách biệt? Con hãy nhìn vào ngã, con có dụng cụ – con hãy buông bỏ đi. Con sẽ không bao giờ đạt được an bình trên trái đất bằng tâm đường thẳng, bằng những hình tư tưởng mà tâm đó phóng chiếu phải xảy ra hay không được xảy ra.

Vì sao con nghĩ Giê-su lại để cho mình bị đóng đinh trên thập tự? Giê-su là một người đã đạt được một tầng tâm thức Ki-tô rất cao. Tại sao Giê-su lại cho phép mình bị đóng đinh? Con có nghĩ Giê-su muốn bị đóng đinh chăng? Không đâu, nhưng Giê-su thấy là các nhân duyên liên khởi của hoàn cảnh đó đang tuôn chảy và Giê-su cho phép chúng xảy ra. Giê-su buông bỏ ý niệm chuyện gì phải xảy ra hay không được xảy ra. Khai ngộ cuối cùng của Giê-su là gì? Giê-su bị treo trên thập tự và nghĩ rằng Thượng đế sẽ gửi thiên thần tới cứu, nhưng sau đó thày nhận ra là chuyện đó sẽ không xảy ra và thày buông bỏ ý muốn đó, buông bỏ hồn ma cuối cùng đó, hình tư tưởng cuối cùng về điều phải xảy ra và không được xảy ra trên trái đất.   

Nhiều người trong các con là avatar. Các thày đã trao truyền nhiều giáo lý về chấn thương nhập đời hoàn vũ và ngã gốc. Nhiều người trong các con tới địa cầu với một hình tư tưởng về lý do con xuống đây, con tới đây để làm gì, con tới đây để hoàn thành việc gì, thay đổi tích cực mà con nghĩ con có thể đem tới hành tinh này. Con tới đây, con chạm mặt với chấn thương nhập đời, nhưng con phản ứng ra sao? Con đã phản ứng bằng cách tạo hình tư tưởng dựa trên tâm đường thẳng. Con lấy hoàn cảnh đã xảy ra cho con, chấn thương nhập đời đó, bất kể nó là gì, và con phân tích, con tìm nguyên do. Tại sao chuyện này lại xảy ra, tại sao những người đó đã làm vậy với tôi, tôi đã làm gì để xứng đáng bị hoàn cảnh đó? Con tạo ra hình tư tưởng và con tạo ra hình tư tưởng về những gì phải và không được xảy ra trên trái đất, và về những gì phải và không được xảy ra cho con trong phần thời gian còn lại của con trên trái đất.   

23.12. “Tôi không bao giờ có thể an bình trên trái đất”

Đằng sau tất cả các hình tư tưởng đó thì con làm gì? Hầu hết các avatar đã làm gì sau khi đến trái đất? Họ đã lấy một quyết định. Con đã lấy quyết định và quyết định này đã tạo ra một ngã tách biệt, và quyết định này là: “Tôi không bao giờ có thể an bình trên trái đất”. Con hãy nghĩ về câu này: “Tôi không bao giờ có thể an bình trên trái đất”. Khi con còn ngã đó, thì con không bao giờ có thể an bình trên trái đất, phải không con? Bởi vì con không thực sự muốn được an bình. Con đã quyết định là hành tinh này rất xấu xa và không ai có thể an bình ở đây. Con nhìn vào đức Phật và những câu chuyện kể là đức Phật an bình, thày đã đạt được an bình và con không thực sự muốn công nhận điều này, bởi vì nếu con công nhận là đức Phật có thể đạt được trạng thái an bình, thì tại sao con lại không đạt được trạng thái an bình? Con thấy chăng, con không thể đạt được trạng thái an bình nếu con không làm điều mà đức Phật đã làm: nhìn vào ngã mà thày đã tạo ra khi bị chấn thương nhập đời khiến thày quyết định “Tôi không thể an bình trên trái đất”. Tất cả các avatar đều đã làm như vậy.

Con yêu dấu, nếu con thực sự muốn an bình, nếu con thực sự muốn kết nối với Tia thứ Sáu của An Bình, thì con hãy nhìn vào ngã đó. Có quả thực là con không thể an bình trên một hành tinh như trái đất chăng? Thày đồng ý với con là khó có thể an bình trên một hành tinh như trái đất vì những điều kiện ở đây quá khác những gì con đã quen thuộc trên một hành tinh tự nhiên. Có thực sự khó an bình hơn trên trái đất chăng? Hay chỉ vì tâm cảm thấy khó hơn?

23.13. Không dính mắc vào mọi điều kiện bên ngoài

Vì sao con an bình trên hành tinh tự nhiên? Bởi vì trên hành tinh tự nhiên con không có những hình tư tưởng về những gì phải hay không được xảy ra cho con – con tuôn chảy theo Dòng sông sự Sống. Đúng thật là trên một hành tinh tự nhiên con không tìm thấy những điều kiện như trên trái đất, tỷ dụ như sa nhân sẵn sàng giết hay tra tấn con. Tuy nhiên, tại sao con an bình trên hành tinh tự nhiên? Bởi vì con không dính mắc. Điều mà đức Phật đã chứng minh là con cũng có thể không dính mắc trên trái đất, vì sự không dính mắc đến từ một trạng thái tâm, không phải từ điều kiện bên ngoài. Không dính mắc có nghĩa là không dính mắc vào điều kiện bên ngoài, bất kể các điều kiện này là gì.  Con có thể an bình trên trái đất nếu con không dính mắc các điều kiện bên ngoài trên trái đất. Các thày đã trao cho các con dụng cụ để đạt được trạng thái này bằng cách xem xét các ngã đang dính mắc, luôn luôn phóng chiếu: điều này phải xảy ra, điều kia không được xảy ra.

Con có thể giữ chặt trong tâm hình ảnh này chăng? Con đang ngồi trong chiếc xuồng, hay phải chăng đó chính là con thuyền Bát nhã? Con nhìn hai bên bờ sông, nhưng nếu con chỉ thư giãn thì con biết là dòng sông sẽ dẫn con đi qua bất cứ gì xảy ra hai bên bờ. Vậy tại sao dính mắc, tại sao kềm giữ? Con hãy chỉ nhìn mọi chuyện mà không có hình tư tưởng chuyện gì phải xảy ra hay không được xảy ra. Con hãy chỉ nhìn một cách trung hòa. Con hãy nhìn sự việc như chuyện gì đang xảy ra, đang trải bày trên trái đất, vì một số người cần một trải nghiệm nào đó. Con không cần trải nghiệm mà các người kia đang cần. Do đó, con không cần dính mắc vào những gì họ đang làm. Con hãy để họ làm chuyện của họ, nhưng không dính mắc vào chuyện đó. Con đừng tham dự vào tấm bi kịch của họ và trở nên một phần của bi kịch, dù họ đang tìm cách kéo con nhập cuộc bằng cách ảnh hưởng con.

Con hãy chỉ giản dị buông bỏ. Con hãy buông bỏ ý tưởng họ phải làm gì hay không được làm gì. Con hãy chỉ chú tâm vào việc không kháng cự dòng chảy đang mang con về hạ nguồn Dòng sông sự Sống. Con có thể nhìn bất cứ điểm nào hai bên bờ và cảm thấy chiếc thuyền đang di chuyển và con nói: “Chuyện này rồi cũng sẽ qua đi.” Thày biết là làm vậy có khi không giúp con khuây khỏa, vì có vẻ như con sẽ phải trải nghiệm một điều kiện cho tới cuối đời, nhưng không phải là chỉ khi con qua đời thì điều kiện kia mới sẽ qua đi. Nó có thể qua đi bất cứ lúc nào, nếu con có thể buông bỏ dính mắc trong tâm đang khiến con đau khổ vì điều kiện đó. Một lần nữa, một số người cảm thấy những lời này nghe khó khăn quá, nhưng đó vẫn là sự thực. Đau khổ là một điều kiện của tâm. Liều thuốc tối hậu chữa đau khổ là an bình nội tâm. Đau khổ do dính mắc tạo ra. An bình chỉ có thể đạt được bằng không dính mắc. 

23.14. Dụng cụ đặc biệt mà Nada trao truyền

Một dụng cụ cuối mà thày muốn trao cho con như sau. Con đã có khái niệm: “Từng mỗi tế bào là một âm thoa, với chuông của Mẹ nó đang giao hòa.” Thày, Nada, có một âm điệu đặc biệt, một âm điệu an bình, một âm thanh an bình, một rung động an bình. Nó không là âm thanh vật lý. Mỗi người trong các con sẽ tiếp thu nó một cách hơi khác. Thày trao cho con đặc miễn là nếu con hòa điệu với âm điệu đó, âm thanh đó, âm thanh an bình đó, thì thày sẽ củng cố sự hình dung của con. Âm thanh an bình là một rung động và các con đều đã thấy hình ảnh một số âm thanh có thể làm cho nước rung động hay tạo mô thức trên mặt cát. Mọi chuyện đều là năng lượng, mọi chuyện đều là mô thức. Biển Luân hồi chỉ là năng lượng hỗn loạn. Con có thể sử dụng âm thanh an bình trong tâm con hay ngay cả trong một số hoàn cảnh bên ngoài, nhưng mục đích chính yếu của nó là dùng trong tâm.

Một lần nữa, con đi vào một căn phòng yên tĩnh, ngồi tư thế thoải mái, khép mắt và hòa điệu với Hiện diện của thày, với âm thanh an bình, và con hình dung là âm thanh này bắt đầu rung động trong tâm con, bắt đầu nơi thể tình cảm của con. Âm thanh rung động và tạo nên một mô thức đều đặn trong những xúc cảm hỗn loạn. Những xúc cảm rối loạn dần dần rung động theo mô thức đều đặn đó cho tới khi chỉ còn mô thức đều đặn. Sau đó mô thức lắng đọng xuống và nay thể cảm xúc của con như mặt đại dương yên lắng, mặt nước hoàn toàn yên lặng, bằng phẳng.

Sau đó, con lên thể tư tưởng và một lần nữa, âm thanh an bình bắt đầu ảnh hưởng tư tưởng của con. Những ý tưởng hỗn loạn luôn luôn bị tâm vượn kéo đi khắp hướng mang vào mô thức đều đặn của âm thanh an bình. Sau đó, khi mọi chuyện đã vào mô thức đều đặn, thì các làn sóng dịu xuống và giờ đây thể tư tưởng của con như mặt đại dương yên tĩnh. Sau đó con đi lên thể bản sắc và cùng chuyện lại xảy ra. Năng lượng hỗn loạn nơi đó trở nên một làn sóng rung động đều đặn và sau đó sự đều đặn lắng xuống và thể bản sắc giống như mặt đại dương yên tĩnh.

Sau đó, con từ thể bản sắc đi xuống thể vật lý, và con hình dung là thân thể vật lý của con bắt đầu rung động đồng điệu. Tất cả mọi tế vào, các phần thân thể có vấn đề, bắt đầu rung động đồng điệu với mô thức đều đặn. Chúng trở nên hoàn toàn đồng điệu với rung động đều đặn của âm thanh an bình. Sau đó, làn sóng bắt đầu lắng xuống và nay ngay thân thể của con cũng như mặt đại dương yên tĩnh. Con có thể ngồi bao lâu cũng được trong sự yên tĩnh của đại dương này.

Con có thể lặp lại bài tập này nếu con thấy có gì xao động, và con có thể thiền quán về điều này. Ban đầu thì con không nên thiền lâu quá, nhưng dần dần thì con có thể duy trì trạng thái thiền này lâu hơn. Dần dần con cũng có thể cảm nhận Hiện diện của thày bao bọc con khi con thiền quán. Đây là món quà mà thày trao cho con để giúp các con nào cảm thấy gần gũi Tía thứ Sáu hòa điệu với Hiện diện của thày.

Tới đây thì thày niêm con trong niềm vui của sự An bình của thày, vì thày đã có niềm vui lớn chia xẻ với các con Hiện diện của thày trong khoảng thời gian này.