Khác biệt giữa nhận trách nhiệm về bản thân và kiểm soát đời mình

Hỏi: Các thày yêu dấu, trong quyển sách về Trò chơi của Tự ngã, thày nói chúng con nên nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm về đời mình, sáng tạo đời mình, quản lý đời mình, nhưng trong các bài truyền đọc khác thày lại nói là ở các tầng tâm thức Ki-tô cao hơn, chúng con không nên dùng quyền năng tâm lý để tạo ra đời mình, mà chúng con nên buông bỏ chính mình, xuôi theo dòng chảy và chấp nhận mọi chuyện sẽ xảy ra. Làm thế nào con có thể nhận ra hay hiểu ra đã đến lúc con phải buông bỏ ý muốn kiểm soát đời mình? 


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2021 cho nước Nga. Đăng ngày 27/5/2021.

Điều quan trọng là con cần tách rời hai khái niệm đó để con không trộn lẫn với nhau. Tự ngã là phương tiện kiểm soát chủ yếu. Đó là yếu tố chủ yếu trong tâm lý con muốn kiểm soát mọi chuyện. Đó là tại sao tự ngã bày ra một số trò chơi kiểm soát. Nhưng việc nhận lãnh trách nhiệm về bản thân thì khác. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân không có nghĩa là con kiểm soát mọi khía cạnh cuộc đời con, mà có nghĩa là con nhận trách nhiệm về tâm lý của mình và nhận ra rằng rất nhiều khía cạnh trong đời mình chính là các khuôn nếp tâm lý chưa giải quyết của mình đang trình chiếu ra bên ngoài.

Nhưng đồng thời con cũng nhìn nhận là rất nhiều điều kiện của đời con không phải là do tâm lý hay những chọn lựa của con, mà do con đang sống trong một cộng đồng với nhiều người khác, trong một quốc gia hay thậm chí do con sống trên một hành tinh phi tự nhiên. Vì vậy con không thể chờ đợi là khi con tăng triển quả vị Ki-tô của mình, con sẽ có thể kiểm soát mọi khía cạnh của đời con. Chắc chắn chính ta đã không kiểm soát được mọi khía cạnh của đời ta vì ta đã không ép buộc bất cứ ai phải treo ta lên thập tự giá, mà ta đã cho phép điều này xảy ra do ta thấy đó là một phần trong quả vị Ki-tô của mình.

Và đây chính là những gì xảy ra khi con tăng triển quả vị Ki-tô của con. Con tăng triển khả năng phân biện để biết được trong trường hợp nào con có thể sử dùng uy lực của mình để thị hiện một số tình huống, và trong trường hợp nào con cần bước lui lại và cho phép các sự cố trải bày ra. Cũng có thể nói là sẽ có một tầng cao hơn nữa của quả vị Ki-tô khi con không xét đến cả tình huống đặc thù nào phải cần xuất hiện, mà con chỉ đơn giản xuôi theo Dòng sông sự Sống, con chỉ cho phép các hoàn cảnh trài bày ra một cách tự nhiên mà không trù liệu đời mình phải đi về đâu.

Ta không nói rằng việc có mục tiêu là sai. Ở các tầng thấp hơn trên đường tu, có mục tiêu là một điều quan trọng cho dù là mục tiêu vật lý hay mục tiêu tâm linh. Nhưng khi con vươn lên cao hơn và cao hơn nữa, con ngày càng hòa điệu hơn, con càng trở thành một cánh cửa rộng mở hơn cho Hiện diện TA LÀ. Và thay vì con dùng tâm vỏ ngoài để quyết định những gì con muốn thị hiện, con cho phép Hiện diện chảy xuyên qua con và thị hiện những gì nó muốn thị hiện cho dù con không biết cái đó sẽ là gì với tâm vỏ ngoài.