Phật Gautama, giác ngộ và các tầng của tự ngã

Hỏi: Đức Phật kính quý, trong hội thảo trên mạng vừa qua, một trong các chân sư nói rằng khi con người còn có thân xác thì chưa thể thăng thiên được. Vị chân sư cũng nhấn mạnh với chúng con là đừng nên tin bất cứ ai tuyên bố là họ đã thăng thiên. Khi một người còn xác thân vật lý thì người đó vẫn còn tự ngã. Con hiểu lời dạy đó như sau: một người không thể nào đạt được toàn giác hay thăng thiên cho tới khi người đó chết và rời bỏ xác thân vật lý. Tuy thế, trong kinh điển Phật giáo đức Phật đã xác nhận thày đã đạt được toàn giác – anatta, vô ngã – ở tầng thiền cuối cùng là tầng thiền thứ tư, và đây chính là lúc đức Phật đạt được tuệ giác tối hậu. Xin thày vui lòng giảng cho con tại sao đức Phật có thể đạt được giác ngộ khi vẫn còn trong một xác thân vật lý? Và nếu điều này đúng với đức Phật, thì chúng con nên hiểu thế nào giáo lý của các chân sư thăng thiên nói rằng con người vẫn còn tự ngã khi vẫn còn xác thân vật lý?


Trả lời của Chân sư Thăng thiên Phật Gautama qua trung gian Kim Michaels. Câu trả lời này được trao truyền trong hội nghị qua mạng năm 2021 – Là Cánh Cửa Mở cho Hành tinh Trái Đất. Đăng ngày 28/10/2021.

Con đang phải đối phó ở đây với vấn đề từ ngữ và cách mọi người dùng từ ngữ và giải thích từ ngữ. Tại hội nghị này, các thày có nói tới sự kiện là sau khi thày thăng thiên như là một vị Phật, những tín đồ của thày bắt đầu tạo ra một tinh thần sùng bái thày. Một số các vị này muốn đưa ra hình ảnh thày là vị đạo sư tâm linh tối hậu chưa từng xuất hiện trên hành tinh này và do đó, ngay từ khi chào đời thày đã là người khác thường và vân vân. Đúng thật là thày đã nói là thày đạt được một tầng nào đó và thày khắc phục được ngã phàm (not-self) và đạt được tuệ giác tối hậu.

Tuy nhiên, đấy là tuệ giác tối hậu mà thày thấy được ở điểm đó. Con cần nhận ra ở đây là khi con tới những tầng cao của con đường tâm linh, con bắt đầu có một số trải nghiệm tâm linh. Nhiều người từ những quá trình khác nhau đã có trải nghiệm tâm linh, ngay cả những người không tỏ lộ rõ ràng bên ngoài họ là người tâm linh. Và khi con có một trải nghiệm tâm linh con cảm thấy nó rất rất là thực đối với con. Và điều này có nghĩa là khi con trở về thân xác vật lý và tâm vỏ ngoài, con rất dễ lý giải cảm nhận thực này là trải nghiệm tối hậu. Đây chắc phải là giác ngộ tối hậu, tuệ giác tối hậu mà con người có thể đạt được. Nhưng ý nghĩa sâu xa giản dị là đây là điều con thấy được ở tầng đó. 

Như các thày đã giải thích trong hội nghị này, thày chưa đạt tầng giác ngộ tối hậu. Sau này thày Padmasambhava đã xuất hiện như một vị chân sư thăng thiên với tầng giác ngộ cao hơn. Và trên cõi thăng thiên có nhiều tầng giác ngộ cao hơn nữa lên suốt tới mức của đấng Sáng tạo.

Bây giờ, có thể có sự hiểu lầm chung quanh ý của con gán cho các từ “tự ngã” (ego) hay “ngã phàm” (not-self). Các thày đã trao cho các con giáo lý là lúc nào cũng còn một yếu tố nào đó của tự ngã (ego) mà các thày gọi là tự ngã hay ngã tách biệt (separate self) cho tới khi con thăng thiên, vì nếu không như thế thì con không thể giữ được thân thể vật lý. Khi thày trở lại từ Niết bàn và ở trong xác thân vật lý và sống tới tuổi 81, và được người đời cho là đã giác ngộ, thì thày vẫn còn đủ tự ngã đó để thày có thể giữ được thân vật lý. Tuy nhiên tự ngã mà thày có khi thày là Phật không phải là cái mà người ngày nay gọi là tự ngã. Tự ngã thời nay là khía cạnh ích kỷ của tâm lý khiến cho con người ích kỷ.

Như thày đã giảng trong bài truyền đọc, thày đã đạt được hợp nhất, thày đã khắc phục được tách biệt, và do đó thày đã khắc phục được ngã phàm. Có thể nói, dựa trên định nghĩa của nhiều người, thày đã không còn tự ngã nữa. Nhưng các thày đã trao truyền cho các con một giáo lý rộng hơn dạy rằng có tự ngã tách biệt tương ứng với mỗi tầng của 144 tầng tâm thức. Mỗi tự ngã dựa trên một ảo tưởng và con chỉ vứt bỏ cái ngã cuối cùng, ảo tưởng cuối cùng khi con sẵn sàng thăng thiên. Điều này đã áp dụng cho thày, cho Giê-su và cho tất cả những người khác đã thăng thiên từ trái đất.

Cho nên con cần cẩn thận đừng quá dính mắc vào từ ngữ và sự diễn giải từ ngữ. Và con cũng nên cẩn thận nhìn lên trên tinh thần sùng bái, bởi vì những giáo lý các thày hiện trao truyền cho các con không dựa trên sùng bái, các thày không phục vụ những người có cái nhìn sùng bái. Trên cơ bản, có thể nói là khi con đạt được khai ngộ ở tầng 96 –  đó là lúc, như các thày đã giảng, con vượt lên trên sự chú tâm vào cái ngã, con không còn tu tập để nâng mình lên như một ngã tách biệt, nhưng con làm việc để nâng cao toàn thể –  thì ở điểm đó, có thể nói là con không còn tự ngã, dựa theo định nghĩa phổ thông nhất về tự ngã trong nhân gian.

Tuy nhiên, tại sao con vẫn chưa thăng thiên ở tầng đó? Bởi vì con vẫn còn muốn trải nghiệm điều gì đó, con muốn hiểu điều gì đó, con muốn giải quyết điều gì đó, và khi làm vậy, con giúp nâng cao tập thể, con tạo ra động lượng trong tập thể khiến mọi người tăng triển dễ dàng hơn.

Trong tổ chức Summit Lighthouse (Ngọn Hải Đăng trên Đỉnh), có giáo lý nói rằng con có thể thăng thiên khi quân bình được 51% nghiệp quả của mình. Các thày đã nhiều lần giải thích là giáo lý này giới hạn, bởi vì con không thể thực sự thăng thiên cho tới khi con hoàn toàn giải quyết tâm lý mình. Nhưng giáo lý này muốn nói rằng con không cần phải trở lại đầu thai nhưng con có thể giải quyết phần còn lại của tâm lý, của nghiệp quả trên cõi bản sắc và thăng thiên từ cõi này. Nói cách khác, con không thăng thiên thẳng sau khi rời bỏ thân vật lý như thày hay Giê-su đã chứng minh, tuy rằng Giê- su có trở lại trong một xác thân vật lý và sống tới tuổi 81.

Có thể nói là khi con tới tầng 97, con đã trút bỏ tự ngã, hiểu theo định nghĩa phổ thông là tự ngã ích kỷ, nhưng con vẫn còn những ngã tách biệt. Đó là lý do tại sao con vẫn còn phải giải quyết thêm một số chuyện, và điều này cho phép con giữ lại thân vật lý, và cũng cho phép con ở lại trên trái đất và con vẫn thấy rằng chuyện sống trên trái đất là quan trọng, con vẫn còn việc phải làm ở đây, con vẫn còn chuyện tốt cần làm ở đây, điều này hoàn toàn chính đáng, vì con có thể kéo tập thể lên. Nếu con thăng thiên ngay ở tầng 97, con cũng sẽ kéo tâm thức tập thể lên, nhưng con sẽ không đi qua từng bước giải quyết tâm lý ở mức cao nhất trong thân vật lý và do đó con không phụng sự được ở mức tối đa có thể làm được trên trái đất.

Cái ngã cho con cảm nhận liên tục

Hỏi: Con nhận ra là con có một cái ngã mà con gọi là “cái ngã tôi”. Nó không có đặc điểm nào cụ thể, nhưng nó cho con ý niệm rằng con là chính con chứ không phải là một ai khác hay một cái gì khác. Nó cho con một cảm nhận liên tục, tức là sau khi con đã thay đổi hình ảnh bản thân bao nhiêu lần, nó vẫn là con. Đã rất lâu con tin rằng đó là cái Ta Biết. Nhưng bỗng nhiên con nhận ra rằng ý niệm “mình là mình” chỉ là một cái ngã và nó cần chết đi. Và khám phá này khiến con kinh hãi suốt hai tuần lễ.

Thậm chí, con – hay đúng hơn, cái ngã đó – đã rất giận các chân sư thăng thiên. Con bị sốc bởi phản ứng của mình, bởi nỗi sợ và nỗi tức giận đó. Sau khi suy ngẫm về sự tình suốt mấy tuần, con nhận ra là điều con thấy rất có thể là tự ngã. Thưa nói vậy có đúng không? Phải chăng cảm nhận liên tục mà chúng ta có trên địa cầu phát xuất từ tự ngã? Con có cảm giác vấn đề này có gì nhiều hơn vậy, nhưng con không thấy rõ được. Xin thày vui lòng cho con một tầm nhìn cao hơn?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2021 cho nước Nga. Đăng ngày 28/5/2021.

Tự ngã có nhiều khía cạnh, và con sẽ nhận thấy là những giáo lý đầu tiên mà chúng tôi ban ra đã giảng dạy đặc biệt về tự ngã. Rồi sau đó chúng tôi đã chuyển sang việc giảng dạy về các ngã tách biệt. Lẽ tự nhiên, con có thể hỏi: Tự ngã là gì? À, đó là một tập hợp những cái ngã tách biệt. Nhưng đằng sau tất cả những cái ngã đó có cái ngã mà con tạo ra khi con bước vào nhị nguyên.

Điều con cần cẩn thận – khi con cảm thấy vấn đề này có gì nhiều hơn như vậy – là con phải nhận ra sự khác biệt giữa cái ngã đầu tiên mà con tạo ra sau khi con hiện thân vật lý trên một hành tinh như địa cầu, và cái ngã đầu tiên mà con tạo ra khi con bước vào nhị nguyên.

Ngã đầu tiên mà con tạo ra chỉ đơn giản là một cái ngã cho phép con tự biểu đạt qua bốn thể phàm của con. Đây là cái ngã cho con cảm nhận mình liên tục, để khi con tăng triển trên đường tâm linh, con vẫn có ý niệm con là cùng một con người đang tăng triển, và đó là tại sao con không đánh mất ý niệm bản sắc của mình. Một số người bị mất ý niệm bản sắc khi họ tìm cách cưỡng ép sự tăng triển, và họ có thể trải qua một cuộc khủng hoảng bản sắc.

Vấn đề tinh tế ở đây là cái ngã mà con tạo ra sau khi bước vào nhị nguyên cũng cho con một cảm giác liên tục như là một sinh thể tách biệt. Khi con trải nghiệm cái ngã tức giận, cái ngã sợ chết, cái ngã oán giận các chân sư thăng thiên, đó chính là cái ngã đầu tiên mà con tạo ra khi con bước vào nhị nguyên. Theo thuật ngữ được sử dụng trong phong trào Summit Lighthouse, con có thể nói đó là cốt lõi của “Kẻ ngụ trên Ngưỡng cửa” (Dweller on the Threshold). Nó muốn ngăn cản con tăng triển và cầm giữ con lại. Thật đúng là ngã này phải chết đi.

Bây giờ trở về với ngã kia, cái ngã chỉ đơn giản cho phép con đầu thai trên một hành tinh như địa cầu và mang một ý niệm liên tục, đúng là ngã đó không phải là cái Ta Biết, mà là ngã đầu tiên được cái Ta Biết tạo ra, cho nên nó cũng là cái ngã chót mà cái Ta Biết sẽ từ bỏ. Đây là cái ngã chỉ đơn giản cho con một cảm nhận liên tục. Cũng đúng là nó cần chết đi, nhưng nó là ngã cuối cùng cần chết đi. Nó là cái Hồn ma (the Ghost) mà ta đã từ bỏ trên thập tự giá, và chính con cũng sẽ từ bỏ ở tầng tâm thức 144 trước khi con thăng thiên.

Con có thể nói rằng tự ngã, cái ngã sinh ra từ nhị nguyên, chống đối sự tăng triển của con. Nhưng cái ngã kia mà con đề cập và đem lại cho con cảm nhận liên tục, kỳ thực nó là một phần của sự phát triển của con, thậm chí là yếu tố giúp cho con phát triển. Con cần nó để hội nhập với bốn thể phàm của con, con cần nó để có cảm giác sống liên tục trên địa cầu. Và nó cũng là loại ngã cho con cái góc nhìn độc nhất vô nhị của con.

Đây là điểm chúng tôi đã cố giải thích trong buổi hội nghị về quả vị Ki-tô khi chúng tôi nói rằng hai người đạt đến cùng một trình độ quả vị Ki-tô mà vẫn có thể có những quan điểm khác nhau trên một số vấn đề. Bởi vì người này nhìn vấn đề từ góc nhìn này, trong khi người kia nhìn từ góc nhìn kia. Không phải là một người đúng, người kia sai. Không phải một người tốt giỏi hơn người kia, mà chỉ là những cách nhìn khác nhau.

Ta không đang bàn đến những loại quan điểm nhị nguyên mà ta nói rằng ngay cả khi con đã đạt đến một trình độ quả vị Ki-tô nào đó, thì con vẫn mang một nhãn quan mà chúng tôi gọi là nhãn quan cục bộ, địa phương (localized). Cũng giống như tất cả các con đang thấy gì khi các con nhìn qua mắt vật lý của mình – người kia đang nhìn con và thấy con, nhưng con thì không thấy con mà lại thấy người kia. Chỉ là hai góc nhìn khác nhau chứ không có cái đúng cái sai – thật là vô nghĩa nếu áp dụng cách lượng định như vậy. Không có góc nhìn này tốt hơn góc nhìn kia, nhưng có một góc nhìn chỉ của riêng con.

Chừng nào con còn đầu thai trên một hành tinh phi tự nhiên, thậm chí cả trên một hành tinh tự nhiên, con bắt buộc phải nhìn cuộc sống từ một nhãn quan giới hạn, cục bộ. Và đó chính là cái ngã mà con đã tạo ra để cho con cái nhìn cục bộ đó khi con hiện thân. Đó là cái ngã chót mà con sẽ bỏ lại.

Khác biệt giữa nhận trách nhiệm về bản thân và kiểm soát đời mình

Hỏi: Các thày yêu dấu, trong quyển sách về Trò chơi của Tự ngã, thày nói chúng con nên nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm về đời mình, sáng tạo đời mình, quản lý đời mình, nhưng trong các bài truyền đọc khác thày lại nói là ở các tầng tâm thức Ki-tô cao hơn, chúng con không nên dùng quyền năng tâm lý để tạo ra đời mình, mà chúng con nên buông bỏ chính mình, xuôi theo dòng chảy và chấp nhận mọi chuyện sẽ xảy ra. Làm thế nào con có thể nhận ra hay hiểu ra đã đến lúc con phải buông bỏ ý muốn kiểm soát đời mình? 


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2021 cho nước Nga. Đăng ngày 27/5/2021.

Điều quan trọng là con cần tách rời hai khái niệm đó để con không trộn lẫn với nhau. Tự ngã là phương tiện kiểm soát chủ yếu. Đó là yếu tố chủ yếu trong tâm lý con muốn kiểm soát mọi chuyện. Đó là tại sao tự ngã bày ra một số trò chơi kiểm soát. Nhưng việc nhận lãnh trách nhiệm về bản thân thì khác. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân không có nghĩa là con kiểm soát mọi khía cạnh cuộc đời con, mà có nghĩa là con nhận trách nhiệm về tâm lý của mình và nhận ra rằng rất nhiều khía cạnh trong đời mình chính là các khuôn nếp tâm lý chưa giải quyết của mình đang trình chiếu ra bên ngoài.

Nhưng đồng thời con cũng nhìn nhận là rất nhiều điều kiện của đời con không phải là do tâm lý hay những chọn lựa của con, mà do con đang sống trong một cộng đồng với nhiều người khác, trong một quốc gia hay thậm chí do con sống trên một hành tinh phi tự nhiên. Vì vậy con không thể chờ đợi là khi con tăng triển quả vị Ki-tô của mình, con sẽ có thể kiểm soát mọi khía cạnh của đời con. Chắc chắn chính ta đã không kiểm soát được mọi khía cạnh của đời ta vì ta đã không ép buộc bất cứ ai phải treo ta lên thập tự giá, mà ta đã cho phép điều này xảy ra do ta thấy đó là một phần trong quả vị Ki-tô của mình.

Và đây chính là những gì xảy ra khi con tăng triển quả vị Ki-tô của con. Con tăng triển khả năng phân biện để biết được trong trường hợp nào con có thể sử dùng uy lực của mình để thị hiện một số tình huống, và trong trường hợp nào con cần bước lui lại và cho phép các sự cố trải bày ra. Cũng có thể nói là sẽ có một tầng cao hơn nữa của quả vị Ki-tô khi con không xét đến cả tình huống đặc thù nào phải cần xuất hiện, mà con chỉ đơn giản xuôi theo Dòng sông sự Sống, con chỉ cho phép các hoàn cảnh trài bày ra một cách tự nhiên mà không trù liệu đời mình phải đi về đâu.

Ta không nói rằng việc có mục tiêu là sai. Ở các tầng thấp hơn trên đường tu, có mục tiêu là một điều quan trọng cho dù là mục tiêu vật lý hay mục tiêu tâm linh. Nhưng khi con vươn lên cao hơn và cao hơn nữa, con ngày càng hòa điệu hơn, con càng trở thành một cánh cửa rộng mở hơn cho Hiện diện TA LÀ. Và thay vì con dùng tâm vỏ ngoài để quyết định những gì con muốn thị hiện, con cho phép Hiện diện chảy xuyên qua con và thị hiện những gì nó muốn thị hiện cho dù con không biết cái đó sẽ là gì với tâm vỏ ngoài.

Còn hay không còn tự ngã

Hỏi: Hình như 144 tầng tâm thức trên địa cầu có thể được chia ra làm ba cấp độ khác nhau: dưới tầng thứ 48, từ 48 đến 96, và từ 96 đến 144. Vậy nếu đúng như vậy, ở mỗi tầng mỗi chúng ta sẽ phải đối mặt với một mức điểm đạo tâm Ki-tô khác nhau. Trong lần điểm đạo về thử thách của Ki-tô, liệu chúng ta có thể đối mặt với sự thoáng hiện của toàn bộ cấu trúc của tự ngã thay vì chỉ thấy thêm một cái ngã phải cởi bỏ? Hay đây chỉ là thêm một ảo tưởng khiến chúng ta, sau khi đã nhìn thấy toàn cấu trúc của tự ngã, tin rằng chúng ta đã biết hết tất cả và không cần tiếp tục thách thức cái hộp tư duy của chúng ta về tâm thức Ki-tô?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels nhân Webinar 2020 – Tăng trưởng Phân biện Ki-tô của Bạn. Đăng ngày 13/01/21.

Đây là ảo tưởng mà nhiều người đã rơi vào trong suốt thời gian qua, đặc biệt là những người đã đạt đến một địa vị nào đó là thày tâm linh, là thành viên của một tổ chức tâm linh, hay một địa vị trong một phong trào tâm linh, hoặc bất cứ gì khác. Có rất nhiều người như vậy tự cho mình, hoặc các môn đồ của họ hoặc chính họ cũng tin là họ không còn sót lại chút tự ngã nào. Đôi khi điều này không sai theo định nghĩa của họ về tự ngã, nhưng đó không có nghĩa là họ không còn chút tâm lý nào phải xem xét, bởi vì như chúng tôi có nói, cho mỗi tầng trong số 144 tầng tâm thức đều có một ảo tưởng, một cái ngã tách biệt dựa trên ảo tưởng đó. Con cần phải tiếp tục xem xét khi nào con vẫn còn hiện thân.

Chúng tôi đã từng nói là con có khả năng vượt qua bất kỳ giới hạn nào miễn là con sẵn sàng xem xét nó. Nếu con khiến cho con tin rằng con không còn chút tự ngã nào hay tâm lý chưa giải quyết, và do đó con không cần phải xem đến tâm lý mình, thì con sẽ không vượt lên trên tầng tâm thức đó được. Con có thể đã đạt tới một tầng tâm thức khá cao, nhưng nếu con không vượt quá tầng này thì con sẽ không phát huy hết tiềm năng cao nhất của con. Rất có thể là con sẽ không thượng thăng đâu. Thực tế là khi con lên đến các tầng cao hơn của phân biện Ki-tô, con bắt đầu thấy rằng ở mỗi tầng có một cái ngã tách biệt nhất định cần được hóa giải. Con nhận ra là con vẫn còn sót lại một số ngã tách biệt. Điều này không làm con phiền hà; nó không có nghĩa là con cảm thấy con không thể biểu đạt được chính mình. Con nhận ra rằng luôn luôn có điều gì đó mà con cần xem đến – con luôn luôn xem xét cách phản ứng của con trước các tình huống. Nếu con sẵn lòng làm điều này, đó là lúc con sẽ thành công.

Bất cứ khi nào con ngừng lại ở một điểm, con sẽ không tiến xa hơn điểm đó. Chỉ giản dị vậy thôi.

Ta biết trên địa cầu có một giấc mơ rất xa xưa là con có thể đạt tới một trạng thái tâm thức cao tối hậu. Nhưng con yêu dấu, đó chỉ là một ảo tưởng mà các sinh thể sa ngã đã phóng chiếu lên, và được nhiều người tâm linh đầy thiện chí củng cố thêm vào. Con có thể thấy đa số các phong trào tâm linh hay tôn giáo đều có niềm tin như thế. Người đạo Cơ đốc sẽ bảo: “Giê-su không có tự ngã.” Người đạo Phật sẽ bảo: “Phật không có tự ngã.” Người đạo Hồi sẽ bảo: “Tiên tri của chúng tôi không có tự ngã.” Trong nhiều phong trào tâm linh khác cũng vậy – trong Summit Lighthouse, người ta tin rằng vị sứ giả không có tự ngã. Trong I AM Movement, người ta tin rằng các sứ giả không có tự ngã. Trong Thông thiên học, người ta tin rằng bà Blavatsky không có tự ngã, vân vân và vân vân.

Con hãy tự xem mình là may mắn khi con đang tham gia vào một sinh hoạt mà vị sứ giả ở đây không cảm thấy nhu cầu phải tuyên bố là mình không có tự ngã, và cũng không muốn người khác nghĩ như vậy. Đó là lý do chúng tôi mới có thể đưa ra những lời giáo lý này. Vì nếu không, con sẽ đến một điểm khi con không thể tiến xa hơn được nữa.

Lập trình bộ não hay lập trình tâm?

Hỏi: Mặc dù các nhà khoa học tin rằng bộ não của chúng ta phát triển do những gì chúng ta trải nghiệm trong thế gian và là kết quả của lịch sử cá nhân mỗi người, nhưng họ cũng nói rằng bộ não hoạt động 90% một cách tự động. Chỉ có 10% hoạt động của não là ý thức. Điều này có nghĩa là trong thời gian còn lại, nó chạy các chương trình của nó nhưng nó khiến chúng ta tin rằng chính chúng ta là người lấy quyết định theo rất nhiều cách.

Câu hỏi của con cho các chân sư là việc lập trình bộ não đó có chỉ là kết quả của rất nhiều trải nghiệm mà nhân loại đã có trong lịch sử tiến hóa của giống loài (phylogenetic) hay không? Và nếu vậy, đó có phải là một lập trình ngẫu nhiên, kết quả của sự tình cờ? Hay đó là một lập trình có chủ ý, và do ai, ai đã tạo ra các cơ chế tương tự như bản năng sử dụng các chương trình sinh học? Việc này liên hệ thế nào với lịch sử cá nhân của mỗi người hết kiếp này đến kiếp khác? Và tất cả những cái ngã mà chúng ta mang theo do các trải nghiệm cá nhân thì sao? Làm cách nào bộ não vật lý liên lạc với ba thể cao?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2020 – Chọn lựa tương lai cho Hoa Kỳ. Đăng ngày 15/10/2020.

Bộ não vật lý nối kết rất chặt chẽ với ba thể cao của con. Thật ra chúng ta có thể nói, bộ não vật lý một phần là cánh cửa thông thương để ba thể cao biểu đạt trong cõi vật lý, và phần khác là cánh cửa mà qua đó ba thể cao nhận được ấn tượng từ cõi vật lý.

Thật không đúng như các nhà khoa học nói rằng tất cả các lập trình đó nằm trong bộ não. Nhiều lập trình không nằm trong não vật lý. Có một số lập trình trong não vật lý nhưng chúng chỉ là các chương trình liên quan đến sự tồn tại của cơ thể cùng sự truyền giống. Những loại chương trình này cũng có thể tìm thấy ở các loài động vật. Và con có thể nói, đúng vậy, chúng được tạo ra bởi quá trình tiến hóa rất dài của động vật khi một số chương trình được thiết lập để đảm bảo sự sống còn của một giống loài. Những thứ đó được lập trình vào não vật lý cùng hệ thống thần kinh của con. Đây là cái người ta thường gọi là bản năng.

Nhưng ngoài bản năng ra và khi nói đến tâm lý con người, thì tâm lý này không nằm trong bộ não. Phần lớn tâm lý không tùy thuộc vào bộ não. Thỉnh thoảng não có thể ảnh hưởng nếu nó bị thương tích vật lý thì nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của con khi nó làm suy giảm các khả năng tâm lý. Tuy vậy khi nói đến các chương trình tâm lý thì các chương trình này nằm trong các thể cảm xúc, lý trí và bản sắc của con dưới dạng những cái ngã tách biệt, hay dưới dạng một tư thế sẵn sàng đón nhận các tà thể đại chúng, các quỷ dữ tập thể đi vào. Các tà thể này có khả năng chiếm hữu tâm trí một người, và các thày đã có dạy rất nhiều về điều này trong các bài giảng.

Vấn đề là rất nhiều những lập trình này đã – nếu có thể nói như vậy – tiến hóa im ỉm trong tiềm thức khi rất nhiều người nếm những trải nghiệm đủ loại suốt một thời gian rất dài, dài hơn hẳn chiều dài lịch sử được ghi chép. Chẳng hạn, chúng ta có thể nói là một số nhóm sắc tộc, một số dân tộc, một số chủng tộc đã mang một số lập trình nhất định từ thuở xa xưa.

Và tất nhiên còn có một loại lập trình do sa nhân tạo ra suốt một thời gian rất dài từ khi chúng được phép đầu thai trên trái đất. Sa nhân đã cố tình thiết lập vô số những chương trình như vậy nhằm suy đồi tâm lý con người, tạo ra những khuôn nếp phản ứng sẽ giúp chúng kiểm soát con người. Các thày đã giảng dạy rất nhiều về sự kiện này mà con có thể tìm thấy trong nhiều lời dạy.

Ngã tập thể

Hỏi: Con muốn hỏi về cái có thể gọi là “ngã của tổ chức” hay “ngã của ngành nghề”. Chẳng hạn con làm giáo viên, và ngay khi con bước qua ngưỡng cửa ngôi trường của con, con khoác vào vai trò nghề nghiệp của một thày giáo. Con sẽ nói hay làm những gì mà bình thường con không nói hay làm, vì có một sự chờ đợi là con phải làm tròn một vai trò định sẵn và con cũng cảm thấy bắt buộc phải làm tròn vai trò này. Xin các chân sư vui lòng bình luận làm thế nào con có thể đối phó một cách xây dựng với những loại ngã tổ chức hay ngã ngành nghề như thế mà không cưỡng lại chúng lẫn không bị chúng khuất phục.


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2020 cho Giải phóng Phụ nữ. Đăng ngày 6/7/2020.

Đây là một nhận thức quan trọng mà con đã đạt được. Như các thày có nói, bất kỳ công việc nào do con người tổ chức nói chung cũng sẽ tạo ra với thời gian một cái ngã tập thể nào đó, một tà thể đại chúng nào đó. Và tất nhiên, nhiều ngành nghề có ngã tập thể.

Thực tế là nếu con bước vào một môi trường như vậy, chẳng hạn như khi con trở thành một thày giáo, hay con bước vào một cơ sở kinh doanh, gia nhập quân đội hay bất cứ gì khác, con sẽ khoác vảo ngã này ở một mức độ nào đó, con sẽ cần làm tròn các yêu cầu để gia nhập và thực hiện chức năng ở đó. Chẳng có ích gì mà con phải nổi loạn chống lại, tạo ra căng thẳng và sự chống đối. Con cần tìm ra thế cân bằng cá nhân của mình, giống như khi Giê-su nói: “Cái gì của Cesar hãy trả cho Cesar, và cái gì của Thượng đế hãy trả cho Thượng đế.”

Con có thể nhận ra là có một môi trường, có một nét văn hoá, có một sự chờ đời nào đó, và đúng vậy, có một con quái vật tập thể. Để có thể làm việc trong môi trường đó, con cần tuân theo những luật lệ đó. Nhưng con cũng có thể không quy hàng và tuân thủ mọi luật lệ, chắc chắn con có thể không quy hàng để tự đồng hoá mình với môi trường cùng con quái vật tập thể. Để làm được như vậy một cách trọn vẹn, con cần nhìn lại chính mình, nhìn xem cách phản ứng của mình là gì, mình phản ứng thế nào đối với môi trường, thấy được nó xuất phát từ những cái ngã tách biệt, rồi con bắt đầu giải quyết những ngã tách biệt này.

Điều xảy ra trong nhiều trường hợp là nhiều người bị thu hút vào một ngành nghề, chẳng hạn, vì lý do họ muốn khắc phục những cái ngã mà họ biết sẽ kích hoạt khi họ đi vào môi trường đó. Cho nên con có thể nhìn sự việc này một cách tích cực, xem đó là một kinh nghiệm học hỏi, rồi sử dụng các dụng cụ mà các thày đã trao cho con để giải quyết những cái ngã đã khiến con phản ứng lại môi trường đó – cho dù phản ứng của con là cưỡng chống hay khuất phục.

Một khi con đã giải quyết các ngã đó, một trong hai điều sẽ xảy ra. Hoặc con có thể ở lại trong môi trường mà đã thoát khỏi con quái vật tập thể, có nghĩa là con có thể làm gương cho người khác cũng thoát ra như con. Hoặc con đạt tới điểm nói rằng: “Thôi như vậy là đủ rồi. Bây giờ tôi cần bước tới và chuyển sang một môi trường khác, một nghề nghiệp khác, bất kể đó là gì.”

Quan hệ giữa phàm linh tập thể và phàm linh nội tại cá nhân

Hỏi: Đôi khi con cảm thấy sự chống đối từ một phàm linh nội tại. Nhưng có thể nào con có một lỗ hổng mà qua đó một phàm linh tập thể đang ảnh hưởng con? Làm thế nào con phân biện được điều này? Đó là phàm linh nội tại của con hay là phàm linh tập thể?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân một hội nghị tại Estonia năm 2019. Đăng ngày 17/12/2019.

Trên cơ bản, con có thể nói là một phàm linh tập thể không có khả năng xâm nhập bốn thể phàm của con, hay ảnh hưởng bốn thể phàm của con, trừ khi có một lỗ hổng để nó đi vào. Và lỗ hổng này được tạo ra bởi một phàm linh nội tại. Đó là cách duy nhất mà các phàm linh tập thể đó có đường xâm nhập vào tâm thức của con. Con đã tạo ra phàm linh tập thể đó hay ngã tách biệt đó bằng cách lấy một quyết định. Đó là vì sao chúng tôi, các chân sư thăng thiên, nhấn mạnh lại nhiều lần là con cần phát hiện ra cái ngã tách biệt, nhìn thấy quyết định đằng sau nó, xong con thay đổi nó một cách ý thức.

Có thể là trong một tiền kiếp chẳng hạn, như chúng tôi đã có đề cập qua chấn thương nhập đời, con đã phải chạm trán với một cảnh huống gây chấn thương đến độ con đã không lấy quyết định hoàn toàn ý thức hay tỉnh thức để tạo ra một phàm linh nội tại hay một ngã tách biệt. Cho nên có thể một cách vô thức, con quyết định tạo ra một ngã tách biệt, nhưng con không thể nào khắc phục được ngã đó bằng những quyết định vô thức. Con phải quyết định ý thức là con sẽ để cho ngã đó chết đi, hay giải thể ngã đó đi. Một lần nữa, cách hay nhất là con hãy nhìn vào chính mình, sử dụng các dụng cụ để phơi bày ngã tách biệt, cho tới khi con nhìn ra loại quyết định nào mà con đã có.

Điều này không có nghĩa là con không cần đọc những lời thỉnh gọi để bảo vệ tâm linh chẳng hạn, thỉnh gọi Astrea cắt đứt cho con giải thoát khỏi phàm linh tập thể, vì một khi con bị một phàm linh tập thể chi phối thì việc nhìn ra và giải quyết phàm linh cá nhân sẽ trở nên khó khăn hơn.

Con hãy hiểu ở đây là có nhiều loại phàm linh nội tại hay ngã tách biệt khác nhau. Chúng có mức độ trầm trọng khác nhau, qua đó ta muốn nói là có những phàm linh sẽ khiến con bị hở rất ít hay chỉ thỉnh thoảng hở ra với phàm linh tập thể. Trong khi đó thì một số ngã hay phàm linh nội tại khác có khả năng tạo ra lỗ hổng lớn hơn, khiến con chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ phàm linh tập thể. Một khi con mang một phàm linh nội tại đã tạo ra một lỗ hổng to lớn cho phàm linh tập thể đi vào, thì con có thể bị phàm linh tập thể áp đảo đến độ con thực sự không có cách nào đối phó với phàm linh nội tại cá nhân đó nữa. Điều con cần làm trong những trường hợp như vậy là nỗ lực một cách vô cùng chân thành để thỉnh gọi và sử dụng các bài thỉnh cho Đại thiên thần Michael và Astrea, hầu con được cắt đứt khỏi phàm linh tập thể.

Mục đích các bài thỉnh đó là để niêm phong bốn thể phàm của con khỏi ảnh hưởng của các phàm linh hầu con có một cơ hội – không phải là cơ hội sống một cuộc đời thoải mái như một số người lầm tưởng, nghĩa là họ cầu nguyện hay họ dùng một số kỹ thuật tâm linh để được nhẹ gánh khỏi phàm linh tập thể và giờ đây họ nói: “À, thế là bây giờ tôi có thể thảnh thơi vui hưởng cuộc đời và tiệc tùng thỏa thích.” Nhưng đúng thực, cơ hội ở đây là con có dịp làm việc trên phàm linh nội tại đó. Và một khi con loại trừ được nó, con tự ý niêm phong năng trường của con lại, thì phàm linh bên ngoài sẽ không thể ảnh hưởng được con nữa.

Việc biết rõ một phàm linh là nội tại từ bên trong hay đến từ bên ngoài, không nhất thiết là quan trọng. Chúng ta có thể nói là nếu con có một vấn đề thật nghiêm trọng qua đó con cảm thấy rất nhiều năng lượng, rất nhiều gánh nặng năng lượng phóng về phía con, thì con biết nó đến từ một phàm linh bên ngoài. Khi đó, con cần nỗ lực đóng kín con lại cho nó không xâm nhập, xong con làm việc trên cái phàm linh nội tại.

Nhưng nếu con không cảm thấy luồng năng lượng mạnh đến như vậy – và đối với nhiều các con bắt đầu lên tới những tầng cao hơn và đã khắc phục được một số phàm linh dữ dằn nhất – thì con chỉ phải đối phó với những thứ vi tế hơn không bị phàm linh tập thể ảnh hưởng nhiều. Đó là lúc con bắt đầu nhìn vào các phàm linh nội tại đó, các ngã tách biệt đó, và thấy chúng là gì.

Trên cơ bản, con có thể nói là nếu con cảm thấy một năng lượng rất mãnh liệt thì năng lượng này đến từ một phàm linh tập thể. Đối với một phàm linh nội tại, con sẽ không cảm thấy cường độ năng lượng lớn đến vậy, giản dị là vì nó đến từ bên trong và con đã quen với nó rồi. Khi con cảm nhận một cái gì thực sự đè nặng lên con, một cái gì thực sự mạnh mẽ, thì con biết nó đến từ ngoài, vì nếu không, có thể con đã quen nó rồi.

Và đó tất nhiên chính là nguy cơ của những phàm linh nội tại, con có thể trở nên quá quen thuộc với năng lượng mà chúng phóng chiếu tới con. Một số người, nhiều người thậm chí, bị năng lượng đó khống chế và họ nghĩ sống như vậy là chuyện bình thường: “Ôi cuộc đời là như thế đấy” hoặc “Tôi là con người như vậy đó.” Và điều này hiển nhiên không phải là điều con muốn làm trong tư cách một người tâm linh. Hầu hết các con khi thành thực gắng sức bước chân trên đường tu, không rơi vào mô thức đó. Khi con đã khắc phục được một phàm linh thì chỉ một thời gian ngắn sau, con lại sẵn sàng tìm kiếm cái phàm linh kế tiếp, và đó chính là điều con cần làm.

Liên lạc với phàm linh nội tại

Hỏi: Câu hỏi này là về việc giao tiếp với các phàm linh. Chúng con cần bốn thể phàm hiện thân trong vũ trụ vật chất để có thể tăng triển. Con được biết là trong bốn thể phàm này có một số phàm linh nội tại (internal spirits) cũng được tạo ra để giúp mình tăng triển và trải nghiệm trong kiếp hiện thân. Ở một điểm nào đó trong tiến trình tăng triển tâm linh này, liệu chúng con sẽ giao tiếp với các phàm linh này qua một số tín hiệu như ngôn ngữ hay cảm xúc trong một số tình huống cụ thể? Liệu chúng con có thể liên lạc với các phàm linh được tạo ra để phản ứng lại một số tình huống trong kiếp hiện thân? Và con có thể giao tiếp với Hiện diện TA LÀ của con theo cùng cách đó?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân một hội nghị ở Hàn quốc năm 2019. Đăng ngày 16/10/2019.

Câu hỏi được đặt ra dựa trên một sự hiểu lầm. Điều các thày gọi là phàm linh nội tại không được tạo ra để giúp con tăng triển tâm linh. Chúng được tạo ra để phản ứng lại những tình huống mất cân bằng, thiếu hài hòa mà con gặp trên địa cầu. Có một sự tương đồng rất lớn giữa những gì các thày gọi là phàm linh và ngã tách biệt. Cho nên việc giao tiếp với phàm linh không mang tính xây dựng nào vì chúng sẽ chỉ đơn giản giữ chặt con lại, khiến con phải dính dấp với chúng để chúng đoạt năng lượng của con, để con phải tập trung chú ý vào đó thay vì chú tâm vào việc giải thể phàm linh.

Nếu con cố liên lạc với chúng, gần như chắc chắn con sẽ tự buộc mình vào những phàm linh có cùng bản chất hiện diện trong cõi trung giới hay cõi lý trí, thậm chí cả cõi bản sắc thấp, và điều này có thể khiến con bị mắc bẫy vĩnh viễn. Con tưởng là con đang giao tiếp với một thực thể thiện lành nào đó nhưng đơn giản chúng chỉ đang kéo con xa khỏi điều sẽ thực sự giúp con tăng triển tâm linh, là việc giải thể các phàm linh, giải thể các ngã tách biệt.

Tiến trình giao tiếp với Hiện diện TA LÀ của con không giống như vậy. Như các thày đã có đề cập, tất nhiên có những người nghĩ rằng Hiện diện TA LÀ của họ là một sinh thể bên ngoài mà họ có thể liên lạc, giống như khi con gọi điện thoại cho ai đó. Con cho rằng Hiện diện TA LÀ của con ở đâu đó ngoài kia và con cần tìm số điện thoại của Hiện diện TA LÀ của con, con cần gọi số này và nói chuyện với Hiện diện từ xa. Như các thày đã giảng, nếu Hiện diện TA LÀ làm vậy, nó sẽ chỉ củng cố cảm nhận tách biệt của con đối với Hiện diện mà thôi. Cho nên con không liên hệ với Hiện diện TA LÀ của con theo cách đó.

Và hiển nhiên, các thày không khuyến khích con giao tiếp với các linh thể trong ba cõi phàm – cõi cảm xúc, cõi lý trí và cõi bản sắc – vì trong bản chất các cõi này không phải là cõi thăng thiên, cho nên các linh thể này chưa thoát khỏi ý muốn tư lợi. Chúng có thể tương đối vô hại và không nhất thiết là xấu ác, nhưng dẫu sao chúng rất dễ biến thành một ngõ cụt cho con. Và rõ ràng các phàm linh con đang mang trong bốn thể phàm của con cũng chưa thăng thiên, cho nên chúng bị buộc chặt với những tà thể khác nằm ngoài tâm thức con, những tà thể trong tâm thức tập thể, trong cõi trung giới.

Và một lần nữa, đây chỉ là một ngõ cụt không lối thoát. Nó có thể giữ chặt sự chú ý và năng lượng của con trong một thời gian vô hạn định cho đến khi con quyết định là con đã chán chê và muốn thực sự tiến bộ tâm linh qua việc giải thể phàm linh, giải thể các ngã tách biệt. Nhưng điều này đòi hỏi con lấy một quyết định là con sẽ sẵn lòng bỏ ra công sức, sẵn lòng nỗ lực làm công việc nội tâm, thay vì đi theo con đường có vẻ an nhàn là giao tiếp theo một cách mà con quen thuộc.

Hối tiếc quá khứ và ngã gốc

Hỏi: Làm thế nào con có thể vượt qua một vấn đề choáng ngợp do tâm cảm xúc của con tạo ra, khi ngay cả tâm lý luận cũng biết một cách trí thức là nó thật không khôn ngoan khi nó khắc khoải về vấn đề đó? Chẳng hạn, con biết là chẳng ích gì mà nuối tiếc một mối quan hệ đã qua và tình yêu là một nguồn năng lượng không ngừng chảy, nhưng con không khỏi cảm thấy tức giận vì mối tình của con đã chấm dứt. 


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân một hội nghị tại Albuquerque, Hoa kỳ. năm 2018. Đăng ngày 2/10/2019.

Con yêu dấu, ta không muốn có vẻ lặp đi lặp lại, nhưng câu trả lời hiển nhiên là: Hãy dùng các dụng cụ. Trong mọi trường hợp khi con cảm thấy mình phải đương đầu với một cảm xúc choáng ngợp, vấn đề ngay trước mắt là có một số tà lực đang phóng đại hay đang kiểm soát cảm xúc của con, và chúng đang sử dụng các tình cảm này để kéo con ra khỏi trạng thái bình an. Con có thể giảm bớt sự thể này bằng cách thỉnh gọi sự bảo vệ của Đại thiên thần Michael, thỉnh Astrea giải vây con và ngọn lửa tím để chuyển hóa mọi năng lượng tha hóa mà con có trong cảm thể.

Nhưng trên dài hạn, vấn đề là con cần giải quyết một điều gì đó trong tâm lý của con. Thật sự điều này trở ngược về tận chấn thương nhập đời vũ trụ, vì tất cả các con khi hứng chịu chấn thương nhập đời đó và tạo ra ngã gốc, đã mang vào một cảm nhận hối tiếc, không những về những gì đã xảy ra trong chấn thương nhập đời mà cả về sự việc trước đó khi con đến hành tinh này. Bất cứ khi nào con thấy mình khó lòng buông bỏ và bị khắc khoải tại sao mình đã làm một chuyện gì đó, tại sao chuyện đó đã xảy ra và con căm giận về một sự việc đã xảy ra trong quá khứ, thì cái đó thật sự đi trở ngược về cảm nhận hối tiếc nói trên khi con hối tiếc đã đến hành tinh này, hay con hối tiếc cách phản ứng của mình đối với sa nhân.

Trong trường hợp các cư dân nguyên thủy của trái đất cũng vậy, các con cũng có thể cảm thấy hối tiếc, không phải tại sao mình đã đến hành tinh này mà tại sao mình đã phản ứng cách như vậy với sa nhân khi lần đầu tiên con phải chạm trán với chúng. Vấn đề sẽ không được giải quyết hoàn toàn cho đến khi con trở về chấn thương đó, giải quyết ngã gốc cùng những cái ngã khác, và thấy được tại sao con đã đến hành tinh này. Con giải quyết nó và học hỏi những gì con cần học, con thoát ra khỏi cái khuôn đúc đã đưa con đến đây rồi con làm hòa với sự kiện con đang ở đây, làm hòa với việc con đang sống, làm hòa với việc mình là một người đồng sáng tạo không cần phải luôn luôn toàn hảo.

Con đang thử nghiệm cuộc sống và con chỉ đang quan sát kết quả ra sao, rồi con hỏi: “Liệu tôi có muốn tiếp tục thế này hay tôi muốn làm gì khác?” Xong con chuyển đổi tâm thức để gửi ra một thông điệp khác vào tấm gương vũ trụ, và con cứ tiếp tục như vậy.

Các dụng cụ đã sẵn đó để con dùng. Ta cũng nói thêm là quyển sách Các Kiếp của Tôi thật ra được thiết kế để giúp con người vượt qua cơ chế hối tiếc quá khứ, vì khi con nhìn nhận là mình đã ở trong hiện thân trong rất nhiều kiếp sống, đã phải chạm trán với rất nhiều sự việc, đã có nhiều kiếp mình làm những chuyện tồi tệ hơn cả kiếp này, hay mình đã trải nghiệm những chuyện đau đớn hơn kiếp này, thì sự nhìn nhận đó sẽ giúp con bước lui ra một chút và thấy rằng những gì con đã trải nghiệm kiếp này thật chẳng quan trọng gì một cách quyết định. Nó chẳng quan trọng gì một cách vĩ đại.     

Con có khả năng bước sang một bên và nói: “À, so với tất cả những chuyện tôi đã từng trải suốt biết bao kiếp sống, liệu điều này có thật quan trọng lắm không? Nó có thật khủng khiếp đến vậy không? Liệu tôi có cần khắc khoải vì nó, hay là tôi có thể tách mình ra khỏi nó, bớt xem nó là chuyện cá nhân và nói, Aaa! Chuyện này có to lớn gì đâu? Tôi chỉ việc bước đi tiếp.”

Thẳng thắn mà nói, một khi con giải quyết ngã gốc đó, con sẽ cảm thấy những hối tiếc này sẽ chỉ tan biến mất. Một số hối tiếc có thể đòi hỏi con nỗ lực đôi chút vì có thể con đã tạo ra một cái ngã khác để phản ứng lại tình huống đó, cho nên có thể con sẽ cần xem xét khuôn nếp phản ứng này và dần dần nhận diện ra ngã đó, xong một cách ý thức, con quyết định để cho nó chết đi.

Khi con cảm được sự buông bỏ này thì con sẽ giải thoát khỏi nó. Điều này sẽ dễ thực hiện hơn hẳn một khi con đã giải quyết được ngã gốc.  

Liệu con sẽ chết nếu tự ngã chết?

Hỏi: Con yêu Thượng đế và các chân sư thăng thiên hơn nữa, và con hoàn toàn hàng phục Thượng đế. Khi con thiền quán và cảm thấy năng lượng dâng lên trong thân con, con bỗng lo sợ tự ngã con sẽ chết. Con lo sợ điều gì sẽ xảy ra nếu tự ngã của con chết hoàn toàn. Nhưng con muốn khắc phục nỗi sợ hãi này và hoàn toàn yêu thương Thượng đế cùng các chân sư. Con có nghe nói là nếu tự ngã của con chết, con sẽ không chết mà sẽ nở rộng ra. Nhưng con không thể buông nỗi sợ hãi của con. Xin thày khuyên con như thế nào.


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels nhân một hội nghị tại Seoul, Hàn quốc, năm 2017. Đăng ngày 19/12/2017.

Nỗi sợ hãi liên quan đến sự phát triển tâm linh luôn luôn là một sự cấy ghép hay một cái móc trong hào quang của con mà các sa nhân và tà lực đã cài đặt nơi cõi tình cảm. Trước tiên, con phải lấy quyết định nhìn ra là con đang bị tà lực tấn công. Con cần kêu gọi sự bảo vệ tâm linh từ Đại thiên thần Michael, con cần kêu gọi Astrea chặt đứt mọi sợi dây ràng buộc con với các thế lực này. 

Sau đó, con cũng cần làm điều mà chúng tôi, các chân sư, đã dặn bao nhiêu lần: nhìn vào các khuôn nếp tâm lý của con. Vào một thời điểm nào đó, con đã quyết định một điều gì đó sẽ xảy ra nếu tự ngã con chết. Con có một lý do nào đó để nghĩ rằng con không thể sống còn mà không có tự ngã, và con cần khám phá quyết định này. Có nghĩa là trước hết, con phải giải hóa cái gánh nặng năng lượng sợ hãi khiến con bị đau đớn hay bị khó khăn khi con xem xét quyết định đó. Sau đó, con cần nỗ lực đạt sự minh mẫn hầu con nhìn thấy quyết định và tháo gỡ nó ra. Đây KHÔNG phải là một điều sẽ xảy ra tự động, nhưng tất nhiên, những bài thỉnh mà chúng tôi đã ban ra chắc chắn sẽ giúp con về mặt này.

Con có những cuốn sách đã được dịch sang Hàn ngữ, chẳng hạn cuốn sách về sự giao tiếp từ trái tim, cuốn này nói về cả bảy tia sáng và đây là cuốn sách đầu lòng rất tốt. Nếu không, có nhiều cuốn sách khác của chúng tôi có kèm theo bài chú cũng sẽ rất hữu ích để con tự chữa lành. Sẽ cần một thời gian để giải quyết một vấn đề như thế này, bởi vì con cần khám phá ra cái quyết định sâu xa đã khiến con hoài nghi là con không thể sống sót nếu tự ngã của con chết đi.  

Điều con cũng cần suy xét là toàn bộ tự ngã của con sẽ không thể tự dưng chết ngay lập tức. Nó chỉ có thể chết đi từng phần. Không một ai trong chúng ta có thể nhảy một bước khổng lồ đến độ toàn bộ tự ngã chết đi trong một tình cảnh duy nhất. Ta biết có một số người bảo rằng họ trải qua một sự chứng nghiệm to lớn và sau đó thì họ giác ngộ, và họ diễn giải là họ không còn tự ngã nào nữa. Nhưng ta chỉ muốn chỉ ra cho con một sự thật rất đơn giản, con yêu dấu. Nếu con còn đang đầu thai, nếu con còn đang hiện thân trong một thể xác vật lý, thì con vẫn còn sót lại một số phần tử của tự ngã, bởi vì nếu không thì con đã không thể cầm giữ được xác thân con.

Con không nên ngây thơ nghĩ rằng con có thể chứng ngộ vượt bực đến mức toàn thể tự ngã của con tan mất và con giải thoát khỏi mọi tự ngã và được giác ngộ cho tới cuối đời. Chỉ có một mảnh của tự ngã chết đi mà thôi. Nếu con cho phép con tưởng rằng con không còn tự ngã, gần như chắc chắn con đã tệ hơn sau khi con có trải nghiệm đó. Con nên nghĩ rằng chỉ một phần nhỏ của tự ngã của con chết đi, và điều này sẽ giúp con tránh được nỗi sợ hãi dễ dàng hơn.

Con không thể vượt qua tự ngã tức khắc, nhưng con có thể ngừng đồng hóa với nó

Hỏi: Trong tâm ý thức điều khiển mọi thứ, làm thế nào chúng con có thể hướng cho nó luôn ở trong Tâm Thượng đế và luôn là cá thể đó của Thượng đế?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 15/11/2012.

Tất cả khởi đầu với sự nhìn nhận rằng con là một sinh thể tự nhận biết có ý chí tự quyết, có quyền tự do chọn lựa bản sắc mà con tự đồng hóa. Sau đó con phải tỉnh thức xem con hướng sự chú ý của con về đâu. Một lần nữa, điều này được đề cập chi tiết hơn trong sách của Mẹ Mary. Khái niệm mà Mẹ Mary giảng dạy là cái Ta Biết cư ngụ trong một quả cầu, trong bình chứa cái ta. Trong bình chứa này có Hiện diện TA LÀ của con, và khi bản thân con được sinh tạo lần đầu tiên, chỉ có Hiện diện TA LÀ và cái Ta Biết trong bình chứa cái ta đó của con.

Nhưng khi con thử nghiệm với tâm thức nhị nguyên, con cho phép một số phần tử có rung động thấp hơn, những phần tử nhị nguyên, xâm nhập vào bình chứa cái ta. Và lần hồi, qua nhiều kiếp sống, con đã xây dựng một ý thức bản ngã sinh diệt chống đối lại – hay có vẻ chống đối lại – Hiện diện TA LÀ của con. Đây là cái mà chúng ta cũng gọi là tự ngã.

Ngã sinh tử này được tạo bằng những quyết định mà con đã lấy, những tin tưởng mà con đã chấp nhận, và rất nhiều tin tưởng trong số đó là về bản thân con. Con có thể tin rằng con là một người tội lỗi. Con có thể tin rằng con là một con người sinh tử sẽ qua đời khi thể xác vật lý của con chết đi. Con có thể tin rằng con được làm chuyện này mà không được làm chuyện khác. Con tin rằng con không thể liên lạc trực tiếp với Thượng đế trong tim con mà cần đến những lãnh đạo vỏ ngoài của giáo hội, hay bất kỳ một tin tưởng nhị nguyên nào khác.

Khi những tin tưởng này xâm nhập vào quả cầu của cái ta, chúng bắt đầu hình thành một lực hút kéo cái Ta Biết xuống. Nó lôi kéo sự chú ý của con. Nó gần giống như trọng lực của quả đất ngăn cản con bay bổng lên không trung mà lại kéo con xuống đất. Tương tự như vậy, tâm con bị lôi kéo bởi lực hút của tự ngã đã nhập vào quả cầu cái ta của con. Khi nào ngã sinh tử này còn ở lại trong đó, nó sẽ còn khả năng lôi kéo chú ý của con, và đó là vì sao ý tưởng của con luôn bị kéo ngược trở về những thói quen, những khuôn nếp suy nghĩ cũ. Và có vẻ như dù con có làm gì đi nữa, con cũng không thể loại bỏ được chúng, và chúng tiếp tục lôi kéo con xuống.       

Khi con sử dụng những dụng cụ tâm linh thích hợp, con có khả năng dần dần loại bỏ ngã sinh tử, và điều này sẽ giảm bớt lực hút của nó. Nhưng một khi con hiểu rõ phương trình của ngã sinh tử – tức nó là một ảnh hưởng ngoại lai trong quả cầu cái ta, và cái Ta Biết có khả năng ngừng tự đồng hóa với ngã đó – thì con đã bước một bước rất dài để tránh bị kéo trở lại những khuôn nếp cũ này.

Khi con sử dụng các bài chú và bài thỉnh, hay khi con giải quyết những vấn đề trong tâm lý con qua các dụng cụ khác, con sẽ lần hồi giảm thiểu lực hút cho đến khi nó chỉ còn là một tiếng ồn ào ở hậu cảnh. Tiếng ồn này có thể sẽ tồn tại một thời gian, nhưng rốt cuộc con sẽ đạt tới một điểm khi ông hoàng của thế gian này cứ việc xông tới nhưng y không thể nắm được gì của con nữa bởi vì ngã sinh tử đã chết.

Tuy nhiên, ý tưởng chủ yếu ở đây là cái Ta Biết không phải là ngã sinh tử. Chính nó đã tạo ra ngã sinh tử và nó không thể trong phút chốc loại bỏ tự ngã, bởi vì con đã làm vậy trong một thời gian rất dài, và những quyết định mà con đã lấy cần phải được thay thế bằng những quyết định tốt hơn.

Nhưng con có thể trong phút chốc ngừng đồng hóa với ngã sinh tử đó. Khi con lấy quyết định này, ngã sinh tử sẽ mất hẳn quyền lực trên con, và ngay cả khi nó lôi kéo con, con có thể lập tức nhận diện nó và nói: “Ồ, đó chỉ là cái ngã sinh tử, đó chỉ là tự ngã. Tôi quyết định không đồng hóa với nó. Tôi tách khỏi tâm thức đó và tôi nâng sự chú ý của tôi lên Hiện diện TA LÀ, lên Cha tôi ở thiên đàng.” 

Mọi thứ đều là khái niệm cho tới khi nó trở thành trải nghiệm

Hỏi: Câu trả lời hôm 16/11/2010 của thày Giê-su, hay hình như của ông Kim Michaels, có liệt ra 19 khái niệm. Thày mô tả các bầu cõi và cái Ta Biết như là những khái niệm. Điều này khiến con bị bối rối.

Những lời dạy trước đây nhắm vào việc thay đổi khung tham chiếu về mặt trí thức, và quan trọng hơn cả, về mặt nội tâm tâm linh. Ngôn từ được sử dụng càng ngày càng ít đi để làm điểm đo, hầu tập trung vào cái TA LÀ bên trong.

Như Shakespeare có nói “Cuộc sống là một sân khấu.” Cuộc sống trong thế giới vật chất chẳng phải là một khái niệm về các bầu cõi cá nhân lẫn tâm linh hay sao, trong khi cái Ta Biết là sự thật và cội nguồn của Duy nhất? Phải chăng thày đang nói rằng bầu cõi của Đấng Sáng tạo của chúng ta là một khái niệm về tạo vật của ngài?

Cho đến nay, con đã học được từ thày rằng cái ta đích thực của con nằm trong cái Ta Biết. Nếu cái Ta Biết là một khái niệm nằm trong bầu cõi, thì ái chà! Xin thày nói rõ cho con và mọi người rằng chúng con là nhiều hơn một khái niệm về một sinh thể tự quyết.  


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels, ngày 1/12/2010.

Mọi thứ đều là khái niệm cho tới khi nó trở thành trải nghiệm. Con liên hệ với một vật nào đó bằng cách trước tiên cho phép nó đi vào tâm vỏ ngoài, hay tâm ý thức của con, như một khái niệm.

Khái niệm là một ý tưởng mà con giữ trong tâm. Ý tưởng đó có liên hệ tới một vật mà con chưa nhìn thấy, nhưng ý tưởng và vật không là cùng một thứ.

Chẳng hạn, nếu con cầm một tờ quảng cáo du lịch về một địa điểm nghỉ mát ở nước ngoài, cái mà con nhận được từ tờ quảng cáo là một khái niệm về địa điểm du lịch. Khái niệm có thể khởi lên trong con ý muốn đi du lịch ở đó, nhưng chỉ khi nào con bước chân đến đó thì khái niệm mới được thay thế bằng trải nghiệm trực tiếp.

Chúng tôi các chân sư thăng thiên trải nghiệm tất cả mọi thứ mà chúng tôi đã nói với con về cõi thăng thiên, nhưng chúng tôi không thể nào cho con trải nghiệm đó. Cách duy nhất để giao tiếp với con – trong trạng thái tâm thức hiện thời của con – là cho con một số khái niệm, rồi hy vọng những khái niệm này sẽ đánh thức trong con ý muốn trải nghiệm trực tiếp.

Con có khả năng nắm được trải nghiệm trực tiếp này khi con ngộ ra là cốt lõi của bản thể con là sự nhận biết thuần khiết, có nghĩa là con có khả năng tự phóng chiếu mình vào cõi tâm linh – y như con đã tự phóng chiếu vào thân xác cùng kinh nghiệm sống hiện thời của con.

Chúng tôi đã giảng dạy về Hiện diện TA LÀ từ thập niên 1930, nhưng tất cả những gì chúng tôi đã trao cho mọi người đều là khái niệm. Một số học trò đã dùng các khái niệm đó để tạo ra một “lối mòn” trong tâm họ, và sau đó cái Ta Biết đã đi theo lối mòn đó cho tới khi nó trải nghiệm được sự hợp nhất với Hiện diện.

Một số học trò khác đã không sẵn lòng làm chuyện đó, cho nên đối với họ, Hiện diện TA LÀ tiếp tục là một khái niệm. Nhóm thứ nhất đã liên hệ với Hiện diện TA LÀ của họ trực tiếp qua trải nghiệm. Nhóm thứ nhì không liên hệ với Hiện diện của họ mà chỉ liên hệ với một hình tư tưởng – một khái niệm – về Hiện diện mà họ đã tạo ra trong tâm.

Khi chúng tôi trao cho con người trên địa cầu bất kỳ khái niệm nào về cõi tâm linh, luôn luôn có rủi ro là họ sẽ dùng khái niệm đó để ngăn chặn trải nghiệm. Tuy nhiên, đó chỉ là bản chất của công việc mà chúng tôi phải đương đầu.

Tất cả các con đều là những sinh thể tâm linh không bị mắc kẹt hay bị quy định trong bất kỳ hình tướng nào. Thế nhưng trong cái ngay bây giờ và ngay đây, con chính “là” cái mà con nghĩ con là. Đó là vì con đã quên mất con là sự nhận biết thuần khiết, và thay vào đó, con đã tạo ra một khái niệm về con người mà con là.

Con bị kẹt trong “thế gian” này nơi con liên hệ với hầu hết mọi thứ như là khái niệm. Cho nên cách duy nhất mà chúng tôi có thể chạm được con là qua nhiều khái niệm hơn nữa – với niềm hy vọng rằng một vài khái niệm trong số đó sẽ đánh thức trong con ý muốn trải nghiệm nhiều hơn khái niệm.

Nếu con chưa trải nghiệm sự nhận biết thuần khiết thì cái Ta Biết sẽ chỉ đơn giản là thêm một khái niệm. Nhưng khi con trải nghiệm nhận biết thuần khiết, con thấy rõ cái Ta Biết chỉ là một cái tên. Theo một nghĩa nào đó, thật là vô nghĩa gán cho nhận biết thuần khiết một cái tên, vì nhận biết thuần khiết không thể được mô tả chính xác qua bất kỳ cái tên hay khái niệm nào. Nó chỉ có thể được trải nghiệm. Nhưng chừng nào con còn bị kẹt trong thế giới của khái niệm trí thức, thì…!

Về câu hỏi chót của con: “Xin thày nói rõ cho con và mọi người rằng chúng con là nhiều hơn một khái niệm về một sinh thể tự quyết.”

Con là nhiều hơn một sinh thể khái niệm, theo nghĩa là con vượt khỏi hình tướng. Tuy nhiên, con chính là người đã đè chồng một số khái niệm về con người của con lên trên sự nhận biết thuần khiết mà Hiện diện TA LÀ của con đã gửi vào vũ trụ vật chất như phần nối dài của nó. Cho nên con cũng là người duy nhất có khả năng gỡ con ra khỏi cái hình ảnh đó về bản thân, bằng cách con tái trải nghiệm nhận biết thuần khiết. Chừng nào con chưa tái nối kết với nhận biết thuần khiết thì trên thực tế, con không là gì hơn một sinh thể khái niệm.

Nếu con liên hệ với ý niệm bản sắc của con ở mức khái niệm, con sẽ chỉ đơn giản tạo ra thêm một khái niệm. Đó là tại sao chúng tôi đã trao cho con “khái niệm” rằng cái Ta Biết là sự nhận biết thuần khiết và do đó nó không thể bị giam hãm trong bất kỳ khái niệm nào.

Con thấy đó, sau khi chúng tôi bắt đầu ban truyền giáo lý về tự ngã, điều rõ ràng là nhiều học trò đã tìm cách khắc phục tự ngã của mình ở mức khái niệm. Nhưng như con thấy, tự ngã cũng chỉ là một khái niệm. Cho nên khi tìm cách loại bỏ khái niệm tự ngã bằng cách tạo ra một khái niệm khác – tâm linh hơn, hay ho hơn – con sẽ chỉ khiến cho tự ngã biến thái sang một hình dạng khác.

Đó là tại sao nhiều người đã đi trên đường tu tâm linh nhiều chục năm trời mà không đến gần hơn với trạng thái vô ngã. Đơn giản là họ đã tạo ra một tự ngã mới rất tài tình hiện ra như người tốt lành hay tâm linh. Những người như vậy cho rằng tự ngã này tâm linh đến độ nó chắc chắn sẽ được phép lên thiên đàng – nhưng họ lầm lẫn hoàn toàn. Ta đã có mô tả sự thể này trong câu chuyện ngụ ngôn về tiệc cưới.

Cho nên cách duy nhất để vượt qua tự ngã là tìm được một khung tham chiếu vượt khỏi thế giới khái niệm nơi tự ngã hiện hữu. Và cách duy nhất để vượt xa hơn khái niệm là tận dụng khả năng trở về với nhận biết thuần khiết của con, là nơi mà con ngộ ra là mọi khái niệm tìm thấy trên địa cầu – tất cả mọi khái niệm cấu tạo nên tự ngã của con – chỉ là không thực.

Con cũng trải nghiệm cái TA của con – tức nhận biết thuần khiết – là thực. Nó là phần nối dài của Hiện diện TA LÀ. Và đó là điều duy nhất sẽ giúp con tháo gỡ tình trạng đồng hóa của con với tự ngã.

Thật không có cách nào khác. Và mặc dù đã mô tả nó bằng nhiều cách khác nhau, các nhà thần bí thuộc mọi thời đại đã trải nghiệm sự nhận biết thuần khiết. Họ đã sử dụng nhận biết thuần khiết để đánh thức mình khỏi giấc mộng cho rằng một sinh thể tâm linh có thể bị mắc kẹt hay bị quy định bởi hình tướng.

Nếu con đối xử với cái Ta Biết như một khái niệm khác, nó sẽ chỉ giam cầm con nhiều hơn nữa. Nếu con cho phép mình trải nhiệm nhận biết thuần khiết, đó sẽ có thể là sự thức tỉnh tối hậu.

Như luôn luôn, chúng tôi chỉ có thể cống hiến một dụng cụ rồi để yên cho mọi người tự do lựa chọn cách sử dụng như thế nào. Đó là vì sao chúng tôi không ngừng nỗ lực đưa ra những dụng cụ mới để nói lên cùng một nguyên lý dưới một hình thức khác hơn, với niềm hy vọng là mỗi cách biểu đạt mới như vậy sẽ đánh thức nhiều người hơn.

Con cần buông những cái ngã đã đem lại thành tựu cho con

Hỏi: Câu hỏi này của con là về những nỗi khắc khoải nội tâm. Con tự hỏi tại sao con không thể nhìn thấy chính mình như mình là. Con cảm thấy có những chướng ngại tinh thần đang ngăn chặn con lượng định bản thân mình một cách khách quan. Chẳng hạn, mặc dù con đã đạt được một số thành tựu trong đời, con luôn bị áp lực bởi những ý tưởng bảo rằng con thật kém cỏi so với tiềm năng thực sự của con. Làm thế nào con có thể vượt qua những day dứt nội tâm này?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels nhân một hội nghị tại Hàn quốc năm 2019. Đăng ngày 16/10/2019.

Con yêu dấu, ta biết lời giải đáp của các thày đôi khi có vẻ lặp lại, nhưng câu trả lời thật sự ở đây là con có hai cái ngã tách biệt. Một cái luôn thúc đẩy con thành tựu, và cái kia không ngừng chỉ trích và hạ thấp con, thậm chí còn dùng cái ngã muốn thành tựu để kéo con vào vòng xoắn ốc bất tận nơi con không bao giờ cảm thấy nhiều đủ cũng như tốt đủ. Khắp thế giới con thấy rất, rất nhiều người, ví dụ như trong kinh doanh, trong thể thao và nhiều nghề nghiệp khác, luôn luôn bị thúc đẩy để thực hiện nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Cho dù họ có hoàn thành được việc gì hay kiếm được bao nhiêu, họ vẫn không bao giờ thấy đủ.

Giải pháp thực sự duy nhất cho sự thể này dĩ nhiên là con phải cố giải quyết tâm lý của mình cho đến khi con thấy được những ngã đó và để cho chúng chết đi. Trong ngắn hạn, con sẽ được khuây khỏa phần nào bằng cách đọc các bài thỉnh, bài chú, để kêu gọi sự bảo vệ và được cắt khỏi tất cả những sợi dây ràng buộc con vào cõi trung giới, nơi có những loài quỷ chuyên môn bơm phồng những nỗi khắc khoải như vậy. Một điều quan trọng nữa là con có thể sử dụng giáo lý mà các chân sư đã ban ra, cả trong sách “Những kiếp sống của tôi” và những quyển thực tập tiếp theo đó, hầu con hiểu ra là các sa nhân đã tạo ra tiêu chuẩn toàn hảo này để con cảm thấy bắt buộc phải tuân thủ.

Nhưng thực tế thì tiêu chuẩn đó hoàn toàn không thực. Điều duy nhất mà con cần làm là trở về trạng thái nhận biết thuần khiết mà các chân sư gọi là cái Ta Biết. Bất kỳ thành tựu nào trong nhân thế, cho dù nó to lớn biết mấy, cũng không thể mở cửa cõi thăng thiên cho con bước vào. Thật ra, có khi hoặc thường khi, nó còn tạo cản trở cho con nếu con cảm thấy con đã hoàn thành những chuyện to lớn trong thế gian. Nó khiến cho con càng khó lòng hơn buông bỏ cái ngã đã đem lại thành tựu đó để quay trở về với trạng thái nhận biết thuần khiết nguyên thủy.

Cho dù con đã xây dựng ngã đó công phu và tinh xảo đến đâu để đạt thành tựu trong thế gian, nó vẫn là một sinh thể sinh diệt, và nó sẽ không được cứu rỗi. Khi nào con còn dính mắc với một cái ngã như thế, con sẽ không thể thăng thiên – cái Ta Biết của con sẽ không thể thăng thiên.

Cho nên ngược lại với sự tin tưởng của nhiều người tâm linh, kể cả học trò của các chân sư thăng thiên, đây không phải là chuyện hoàn thiện cái ngã vỏ ngoài và khi con đạt một mức hoàn thiện nào đó thì con sẽ đủ tư cách thăng thiên. Tiến trình thăng thiên đích thực là gỡ bỏ cái ngã vỏ ngoài, từng bước gỡ bỏ từng cái ngã riêng biệt và để cho chúng chết đi, để rốt cuộc cái Ta Biết có thể trở về trong trạng thái tâm hoàn toàn trung hòa. Chỉ có những thành tựu mà con tích tụ nơi căn thể của con mới được con đem theo sau khi thăng thiên.

Khái niệm tự ngã, phàm linh nội tại và ngã tách biệt

Hỏi: Hồi đầu, chúng con được trao cho lời dạy về tự ngã (ego), rồi sau đó đến lời dạy về phàm linh nội tại (internal spirits), ngã tách biệt (separate selves) và ngã gốc (primal self). Vậy con xin có câu hỏi: Khái niệm tự ngã đứng ở đâu so với các giáo lý mới hơn, hay là bây giờ nó đã trở thành một khái niệm it hữu ích hay ít quan trọng hơn?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân dịp một hội nghị tại Albuquerque, Hoa Kỳ, năm 2018. Đăng ngày 1/10/2019.

Lời dạy của các chân sư được truyền giảng cho những cấp độ khác nhau, hầu hành giả ở mọi mức nhận thức có thể tìm được điều gì đó liên quan đến trạng thái tâm thức hiện tại của mình cũng như giai đoạn mà mình đang đi qua. Cho nên trong một nghĩa nào đó, giáo lý về tự ngã đã được đưa ra trước nhất vì đó là một giáo lý rộng rãi, phổ quát hơn. Trong các sách vở tâm linh và ngành tâm lý học ngoại mạch, khái niệm tự ngã đã được biết tới khá rộng rãi, cho nên được các chân sư đưa ra trước tiên để các con có thể khởi sự ngay tiến trình nhìn vào chính mình.

Sau đó chúng tôi đã quyết định nâng lên một bực, không phải là thay thế hẳn giáo lý về tự ngã, mà đưa ra một giáo lý đặc thù hơn để cho thấy tự ngã không chỉ là một vật mơ hồ, không có đường nét. Thường khi, sách vở hay nói đến tác động của tự ngã chứ ít nói đến tự ngã là gì. Chúng tôi đã quyết định đưa ra khái niệm phàm linh nội tại để cho thấy tự ngã có sự sống riêng của nó, và nó không phải là một vật đồng nhất. Nó bao gồm tất cả những phàm linh nội tại nói trên.

Nhưng nhìn từ một góc cạnh thì khái niệm phàm linh nội tại cũng phần nào là một quan niệm rộng rãi vì nó áp dụng cho nhiều người trên địa cầu. Và cuối cùng chúng tôi đã đưa ra khái niệm về chấn thương nhập đời và ngã tách biệt. Giáo lý này nhắm đặc biệt đến các avatar – những dòng sống từ hành tinh khác tới địa cầu – nhưng nó cũng có thể áp dụng cho các cư dân nguyên thủy của địa cầu, vì mặc dù cư dân nguyên thuỷ không bị chấn thương nhập đời khi đầu thai lần đầu ở đây, họ đã phải hứng chịu chấn thương khi gặp gỡ sa nhân (fallen beings).

Đơn giản là chúng tôi đã cố gắng giảng dạy ở nhiều cấp độ khác nhau cho nhiều người có mức nhận thức khác nhau. Con phải ở một mức nhận thức cao hơn thì mới thực sự nắm bắt được và thực hành giáo lý về chấn thương nhập đời và ngã tách biệt.

Trên cơ bản, con phải ở một mức nhận thức nào đó thì mới có thể chấp nhận cuốn sách “Các kiếp sống của tôi” (My Lives), là cuốn sách nhắm chủ yếu vào việc chuẩn bị cho tiến trình chữa lành nội tâm, hầu giúp con khắc phục cái ngã gốc và mọi cái ngã khác mà con đã tạo ra do phản ứng lại biến cố đến địa cầu hiện thân, hay phản ứng lại việc sinh sống trên hành tinh này. Theo một nghĩa nào đó, chúng tôi có thể nói là tất cả các giáo lý trên vẫn đều xác đáng, vì giáo lý được thảo ra cho nhiều mức nhận thức khác nhau, và khái niệm tự ngã vẫn còn xác đáng vì ngã gốc và mọi ngã tách biệt khác cũng là những thành phần của tự ngã.

Con có thể hỏi: “Nhưng có một tự ngã hay không? Có một thực thể đơn độc nào có thể gọi là tự ngã?” và nói thật, con có thể mô tả chuyện này nhiều cách khác nhau. Con có thể nói, đúng vậy, có một cái ngã là ngã đầu tiên do con tạo ra, gọi là ngã gốc hay một danh từ nào khác, và đó là tinh túy của tự ngã.

Hoặc con có thể nói là, không, không có một ngã nào thống nhất vì tất cả chỉ là những cái ngã tách biệt và phàm linh nội tại. Và trong số đó, có cả những cái ngã chống đối lẫn nhau, và do đó con không thể tìm ra một nút bật, để khi con tắt nút đi thì tự ngã biến mất. Con phải giải quyết từng thành phần của tự ngã để khắc phục nó.

Thậm chí, con còn có thể nói rằng khi con là avatar mới đến địa cầu và con mong muốn thay đổi nhiều chuyện trên địa cầu, thì đại loại đó cũng là nguồn gốc của tự ngã đối với một avatar. Con đến đây để thay đổi người khác và lúc đó con chưa hoàn toàn thể nhập được quyền tự quyết là gì và vận hành như thế nào.

Đó là lý do tại sao, như sứ giả này có mô tả cho con, tới một lúc ông đã hiểu ra là ông không ở trên địa cầu để thay đổi người khác, mà ông ở trên địa cầu là để tự giải thoát chính mình khỏi mong muốn thay đổi người khác. Con có thể nói rằng là một avatar thì con đã đem theo hạt giống, đem theo căn nguyên của tự ngã với con khi con đến đây, trong khi các cư dân nguyên thủy thì đã phát triển tự ngã ngay trên hành tinh này. Trong nhiều trường hợp, các cư dân này đã có tự ngã trước khi các sa nhân tới đây, nhưng tự ngã của họ đã khoác lấy một sắc thái rất khác khi họ tương tác với sa nhân.

Và đó cũng là tại sao con có thể đi ngược dòng thời gian và bảo rằng tự ngã đã có mặt trên hành tinh này trước khi sa nhân đến đây, tuy nhiên sau khi chúng đến thì tự ngã đổi hẳn phẩm chất. Sa nhân là những kẻ sử dụng tâm thức nhị nguyên, tư duy cuồng đại, và vì thế đã ảnh hưởng lên tự ngã của phần lớn nhân loại trên địa cầu.