Kinh Pháp Hoa và con đường nội tâm dẫn đến quả vị Phật

Hỏi: Kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra) được xem là một trong những quyển kinh quan trọng nhất của Phật giáo Hàn quốc. Kinh nói rằng mỗi người đều có Phật tánh và khả năng trở thành Phật. Con tò mò muốn biết kinh Pháp Hoa có thực là của đức Phật Gautama hay không.


Trả lời của chân sư thăng thiên Phật Gautama qua trung gian Kim Michaels nhân một hội nghị tại Seoul, Hàn quốc năm 2016. Đăng ngày 24/4/2017.

Đúng vậy, con yêu dấu, bản kinh đó là do ta. Tuy vậy, ta cũng muốn nói rõ là đại đa số những người đọc kinh này không tin những gì nói trong đó. Họ không hoàn toàn chấp nhận là họ có Phật tánh nơi họ và do đó họ cũng có thể là Phật. Nếu chúng ta có thể giúp cho mọi người chấp nhận điều này thì chúng ta có thể tiến rất xa. Đạo Phật có thể bước lên một giai đọan mới nơi mọi người có thể bắt đầu nhìn nhận một cách công khai là mình có tiềm năng thực sự biểu hiện Phật tánh. Và tất nhiên, càng có nhiều người thể hiện Phật tánh thì con sẽ càng thấy sự thay đổi trong xã hội và tâm thức tập thể được nâng cao.  

Phải nói là khi ta dùng thuật ngữ Phật tánh vốn có trong mỗi người, con cần hiểu điều này không mâu thuẫn với lời dạy của Giê-su rằng Ki-tô ở trong mỗi người và mỗi người đều có tiềm năng trở thành Ki-tô. Không có đối nghịch gì ở đây. Hai khái niệm này không loại bỏ nhau mà chỉ đơn giản là những lời dạy được đưa ra ở những thời điểm khác nhau cho những văn hóa khác nhau. Tất nhiên là cũng có chút khác biệt về sắc thái mà chúng ta có thể thảo luận, và như ta đã có giảng trước đây, tâm thức Ki-tô là một giai đoạn trên đường đạo khi con vươn ra ngoài để giúp đỡ người khác, và sau đó là giai đọan tâm thức Phật – hay cái mà ở phương Đông thường xem là tâm thức Phật – khi con trụ vững hơn trong nội tâm, và ngay cả con có thể rút khỏi thế gian như con thấy ta đã rút về một đạo tràng để giảng dạy. Trong khi đó thì con thấy Giê-su đã đi ra ngoài xã hội để giúp mọi người nơi họ sinh sống.     

Một lần nữa, đây không phải là những điều gạt bỏ lẫn nhau mà chỉ là hai giai đọan khác nhau, và có những người đã sẵn sàng cất bước trên con đường dẫn đến quả vị Phật. Tuy nhiên cũng có những người khác sinh ra tại phương Đông nhưng chưa thực sự sẵn sàng cất bước trên đường quả vị Phật, bởi vì họ cần đi qua một vài giai đọan trước đã. Họ sẽ cần đi hết con đường quả vị Ki-tô trước khi thực sự sẵn sàng cho con đường quả vị Phật.

Hiển nhiên đây là một trong những vấn đề lớn luôn luôn gặp phải khi giảng đạy giáo lý. Bất kỳ giáo lý tâm linh nào cũng được ban ra cho một trình độ tâm thức đặc thù nào đó. Người nào không ở trình độ đó thì sẽ không thể nắm bắt ý nghĩa bên trong của giáo lý, và đấy là lúc họ sẽ đem giáo lý biến nó thành một tôn giáo vỏ ngoài. Như ta đã có dịp đề cập, ngay cả đạo Phật cũng bị chìm trong nghi lễ và truyền thống bề nổi đến độ người ta cho rằng khi mình tuân thủ đủ các nghi thức như vậy thì mình sẽ tự động tinh tấn.        

Không cứ là không thể tinh tấn được bằng cách đó, nhưng nếu con tuân thủ tất cả mọi giáo lý vỏ ngoài của Phật giáo và cứ tiếp tục mãi như thế, con sẽ không tự động đến được điểm mà con sẵn sàng chấp nhận Phật tánh của con. Tất nhiên điều này cũng tương tự như trong đạo Cơ đốc khi các tín hữu không thấu hiểu con đường bên trong của quả vị Ki-tô cũng đã tạo ra một tôn giào vỏ ngoài. Và một lần nữa như Giê-su đã dạy nhiều lần, nếu con chỉ theo đúng cách hành đạo bề ngoài của Cơ đốc giáo như người ta vẫn làm thời nay, thì con sẽ không đến được điểm sẵn sàng bước vào con đường bên trong.  

Điều vô cùng cần thiết là mọi người phải nhận thức rõ hơn về nhu cầu nhìn xa hơn giáo lý công truyền, nhìn xa hơn nghi lễ vỏ ngoài, và thâm nhập vào thông điệp bên trong của con đường nội tâm. Đây chính là điểm mà thời nay chúng tôi, các chân sư, đang giảng dạy, rằng đường đạo có nhiều cấp độ khác nhau, và ở mỗi cấp độ con cần những giáo lý khác nhau. Cho nên ở phương Đông, có nhiều người lớn lên trong một văn hoá Phật giáo thực sự sẽ được hưởng lợi lạc rất lớn nếu họ học tập các giáo lý mà chúng tôi đang ban ra thời nay về con đường quả vị Ki-tô. Điều này sẽ giúp họ bước đi từng bước trên một con đường tuần tự giúp họ sẵn sàng hơn cho con đường quả vị Phật. 

Mặc dù ta đã cố đưa ra Bát chánh đạo như là một kim chỉ nam cho đời sống bên ngoài, nhưng việc đi theo một hệ thống bên ngoài sẽ không bảo đảm con mở tâm ra với con đường bên trong. Đây phải là một nhận biết ý thức, một quyết định ý thức, rằng con muốn bước đi trên con đường tâm truyền. Đó là tại sao cách tiếp cận cao nhất cho con không phải là nghĩ rằng bởi vì con sinh ra trong một văn hoá Phật giáo mà con sẽ sẵn sàng cho con đường nội tâm chân truyền của Phật.

Tốt hơn là con nên cởi mở và khiêm tốn để không có khoảng cách nào giữa nơi con đang đứng và nơi con nghĩ là Phật đã đứng. Đây là một điều mà con có thể thấy được nơi quá nhiều Phật tử, cũng như nơi quá nhiều tín hữu Cơ đốc, tức là họ thấy một khoảng cách giữa họ và Giê-su giống như con thấy khoảng cách giữa con và tâm thức Phật. Trong tôn giáo vỏ ngoài thì không có cách gì lấp được khoảng cách đó. Con chỉ có thể vượt qua khoảng cách bằng con đường tâm truyền, nhưng con phải nhậy bén thấy được nơi con đang đứng về mặt tâm thức và con cần làm gì để tiến lên bước kế tiếp trên đường tu của con.

Điều đã xảy ra trong quá nhiều tôn giáo và nền văn hóa là người ta đã tước mất con đường bên trong, và như vậy tôn giáo vỏ ngoài đã tạo ra khoảng cách đó. Các sa nhân, dĩ nhiên, làm đủ mọi cách để làm tha hóa cách hành đạo vỏ ngoài hầu người ta không thể lấp được khoảng cách và tìm thấy con đường bên trong. Ngày nay, điều các chân sư cố làm là giúp cho mọi người biết đến con đường bên trong và sự cần thiết phải đi theo con đường này.