Tại sao gọi là trung đạo?

Hỏi: Chúng con biết rằng lời dạy của đức Phật về trung đạo không phải là trung điểm nằm giữa hai đối cực nhi nguyên. Con thắc mắc không hiểu tại sao lại gọi là trung đạo?


Trả lời của chân sư thăng thiên Phật Gautama qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 16/11/2012.

Chúng tôi, các chân sư, có giải thích nhiều lần là khi giảng dạy, chúng tôi không tìm cách đưa ra lời dạy cao nhất có thể được. Lý do là vì chúng tôi không giảng dạy trong khuôn khổ cái cao nhất, bởi vì tất nhiên, đó là một khái niệm nhị nguyên có cao, có thấp và có sự so sánh. Điều chúng tôi đưa ra là một lời dạy thích hợp với những người mà chúng tôi cố chạm được. Và chúng tôi phải thích ứng lời dạy cho hợp với văn hóa của họ, với hệ thống tín ngưỡng của họ, với trạng thái tâm thức của họ.

Cho nên vào thời khi ta truyền giảng các giáo lý của đạo Phật, tình thế chung là xã hội Ấn giáo đã trở nên xơ cứng do bao nhiêu lớp xây dựng ngụy tạo của người Bà la môn được đúc lại thành một con đường vỏ ngoài đầy nghi thức. Nhưng song song, Ấn độ cũng có một truyền thống lâu đời các vị khổ hạnh rút lui khỏi xã hội, tu tập hành xác với đủ mọi cách thức tra tấn xác thân cực đoan, gần như là để trừng phạt cơ thể đã giam cầm tâm trí mình bên trong.    

Và như vậy mục đích của ta là thu hẹp khoảng cách, vì nhiều người tâm linh thời bấy giờ cho rằng họ phải lựa chọn đi theo hoặc cực đoan này hoặc cực đoan kia. Và như chính ta đã ngộ ra, cả hai cực đoan đều không dẫn tới giác ngộ. Nhưng giác ngộ phải tìm được ở đâu đó, không phải ở giữa, mà trong một hướng nhìn mới.  

Cho nên vào thời điểm đó, khái niệm trung đạo, nhất là trong văn hóa phương Đông, không mang cùng ý nghĩa mà con thấy thời nay tại phương Tây. Tâm trí người Tây phương suy nghĩ theo lối đường thẳng hơn, và vì thế họ nghĩ tưởng trung đạo là trung điểm, là điểm ở giữa hai đối cực. Nhưng đối với tâm người Đông phương, nhất là vào thời buổi đó, trung đạo mang một khái niệm khác, một sắc thái khác về một cái gì đó vượt ra ngoài, vượt khỏi mọi cái nhìn cũ.