Cái ngã cho con cảm nhận liên tục

Hỏi: Con nhận ra là con có một cái ngã mà con gọi là “cái ngã tôi”. Nó không có đặc điểm nào cụ thể, nhưng nó cho con ý niệm rằng con là chính con chứ không phải là một ai khác hay một cái gì khác. Nó cho con một cảm nhận liên tục, tức là sau khi con đã thay đổi hình ảnh bản thân bao nhiêu lần, nó vẫn là con. Đã rất lâu con tin rằng đó là cái Ta Biết. Nhưng bỗng nhiên con nhận ra rằng ý niệm “mình là mình” chỉ là một cái ngã và nó cần chết đi. Và khám phá này khiến con kinh hãi suốt hai tuần lễ.

Thậm chí, con – hay đúng hơn, cái ngã đó – đã rất giận các chân sư thăng thiên. Con bị sốc bởi phản ứng của mình, bởi nỗi sợ và nỗi tức giận đó. Sau khi suy ngẫm về sự tình suốt mấy tuần, con nhận ra là điều con thấy rất có thể là tự ngã. Thưa nói vậy có đúng không? Phải chăng cảm nhận liên tục mà chúng ta có trên địa cầu phát xuất từ tự ngã? Con có cảm giác vấn đề này có gì nhiều hơn vậy, nhưng con không thấy rõ được. Xin thày vui lòng cho con một tầm nhìn cao hơn?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2021 cho nước Nga. Đăng ngày 28/5/2021.

Tự ngã có nhiều khía cạnh, và con sẽ nhận thấy là những giáo lý đầu tiên mà chúng tôi ban ra đã giảng dạy đặc biệt về tự ngã. Rồi sau đó chúng tôi đã chuyển sang việc giảng dạy về các ngã tách biệt. Lẽ tự nhiên, con có thể hỏi: Tự ngã là gì? À, đó là một tập hợp những cái ngã tách biệt. Nhưng đằng sau tất cả những cái ngã đó có cái ngã mà con tạo ra khi con bước vào nhị nguyên.

Điều con cần cẩn thận – khi con cảm thấy vấn đề này có gì nhiều hơn như vậy – là con phải nhận ra sự khác biệt giữa cái ngã đầu tiên mà con tạo ra sau khi con hiện thân vật lý trên một hành tinh như địa cầu, và cái ngã đầu tiên mà con tạo ra khi con bước vào nhị nguyên.

Ngã đầu tiên mà con tạo ra chỉ đơn giản là một cái ngã cho phép con tự biểu đạt qua bốn thể phàm của con. Đây là cái ngã cho con cảm nhận mình liên tục, để khi con tăng triển trên đường tâm linh, con vẫn có ý niệm con là cùng một con người đang tăng triển, và đó là tại sao con không đánh mất ý niệm bản sắc của mình. Một số người bị mất ý niệm bản sắc khi họ tìm cách cưỡng ép sự tăng triển, và họ có thể trải qua một cuộc khủng hoảng bản sắc.

Vấn đề tinh tế ở đây là cái ngã mà con tạo ra sau khi bước vào nhị nguyên cũng cho con một cảm giác liên tục như là một sinh thể tách biệt. Khi con trải nghiệm cái ngã tức giận, cái ngã sợ chết, cái ngã oán giận các chân sư thăng thiên, đó chính là cái ngã đầu tiên mà con tạo ra khi con bước vào nhị nguyên. Theo thuật ngữ được sử dụng trong phong trào Summit Lighthouse, con có thể nói đó là cốt lõi của “Kẻ ngụ trên Ngưỡng cửa” (Dweller on the Threshold). Nó muốn ngăn cản con tăng triển và cầm giữ con lại. Thật đúng là ngã này phải chết đi.

Bây giờ trở về với ngã kia, cái ngã chỉ đơn giản cho phép con đầu thai trên một hành tinh như địa cầu và mang một ý niệm liên tục, đúng là ngã đó không phải là cái Ta Biết, mà là ngã đầu tiên được cái Ta Biết tạo ra, cho nên nó cũng là cái ngã chót mà cái Ta Biết sẽ từ bỏ. Đây là cái ngã chỉ đơn giản cho con một cảm nhận liên tục. Cũng đúng là nó cần chết đi, nhưng nó là ngã cuối cùng cần chết đi. Nó là cái Hồn ma (the Ghost) mà ta đã từ bỏ trên thập tự giá, và chính con cũng sẽ từ bỏ ở tầng tâm thức 144 trước khi con thăng thiên.

Con có thể nói rằng tự ngã, cái ngã sinh ra từ nhị nguyên, chống đối sự tăng triển của con. Nhưng cái ngã kia mà con đề cập và đem lại cho con cảm nhận liên tục, kỳ thực nó là một phần của sự phát triển của con, thậm chí là yếu tố giúp cho con phát triển. Con cần nó để hội nhập với bốn thể phàm của con, con cần nó để có cảm giác sống liên tục trên địa cầu. Và nó cũng là loại ngã cho con cái góc nhìn độc nhất vô nhị của con.

Đây là điểm chúng tôi đã cố giải thích trong buổi hội nghị về quả vị Ki-tô khi chúng tôi nói rằng hai người đạt đến cùng một trình độ quả vị Ki-tô mà vẫn có thể có những quan điểm khác nhau trên một số vấn đề. Bởi vì người này nhìn vấn đề từ góc nhìn này, trong khi người kia nhìn từ góc nhìn kia. Không phải là một người đúng, người kia sai. Không phải một người tốt giỏi hơn người kia, mà chỉ là những cách nhìn khác nhau.

Ta không đang bàn đến những loại quan điểm nhị nguyên mà ta nói rằng ngay cả khi con đã đạt đến một trình độ quả vị Ki-tô nào đó, thì con vẫn mang một nhãn quan mà chúng tôi gọi là nhãn quan cục bộ, địa phương (localized). Cũng giống như tất cả các con đang thấy gì khi các con nhìn qua mắt vật lý của mình – người kia đang nhìn con và thấy con, nhưng con thì không thấy con mà lại thấy người kia. Chỉ là hai góc nhìn khác nhau chứ không có cái đúng cái sai – thật là vô nghĩa nếu áp dụng cách lượng định như vậy. Không có góc nhìn này tốt hơn góc nhìn kia, nhưng có một góc nhìn chỉ của riêng con.

Chừng nào con còn đầu thai trên một hành tinh phi tự nhiên, thậm chí cả trên một hành tinh tự nhiên, con bắt buộc phải nhìn cuộc sống từ một nhãn quan giới hạn, cục bộ. Và đó chính là cái ngã mà con đã tạo ra để cho con cái nhìn cục bộ đó khi con hiện thân. Đó là cái ngã chót mà con sẽ bỏ lại.