Con có quyền không thập toàn

Bài giảng của chân sư thăng thiên Phật Gautama qua trung gian Kim Michaels, ngày 2/8/2020 trong Webinar 2020 – Là Mẹ Thiêng liêng trong hành động qua sự hòa nhập bảy tia sáng.

Ta là chân sư thăng thiên Phật Gautama. Con có thể tự hỏi: Phật dính dáng gì đến chuyện của phụ nữ? Phật dính dáng gì đến chuyện của phụ nữ Tây phương hay phụ nữ đang sống trong các nước dân chủ tân tiến? À, các con yêu dấu, ta không có dính dáng trực tiếp. Nhưng chắc chắn là ta có dính dáng gián tiếp, vì ta có thể cung cấp một tầm nhìn có thể giúp phụ nữ thoát khỏi một yếu tố đang giới hạn họ, đang giam họ trong những khuôn nếp cũ. Các thày đã nói là các sa nhân đã lấy quyết định là: “Chúng ta sẽ khiến phái nam trở thành phái tính cao cấp trên Trái đất, chúng ta sẽ dìm phái nữ xuống để họ phải lệ thuộc phái nam. Qua đó chúng ta sẽ tạo ra một xung đột mà nhân loại sẽ không bao giờ giải quyết được”. Tại sao họ lại làm vậy? Các thày cũng đã giải thích là họ nghĩ phái nam dễ nghe theo tư duy cuồng đại cho rằng có một đại nghĩa cần phải được thực hiện.

Điều này có nghĩa gì? Điều này có nghĩa là một người đàn ông sẽ dễ nói: “Tôi phải bỏ qua một bên quyền lợi cá nhân của mình, ước muốn của mình, đời sống thường nhật thực tiễn của mình. Tôi phải bước ra biểu tình nơi hàng rào chắn lối hay phải gia nhập quân đội để tranh đấu cho đại nghĩa này. Bất kể chuyện gì xảy ra cho gia đình tôi, tôi phải làm việc này”. Người Mỹ có câu nói: “Một người đàn ông phài làm những gì người đàn ông phải làm”. Phụ nữ không dễ bị tu duy cuồng đại quyến rũ bằng. Phụ nữ không dễ dàng chịu bỏ qua một bên đời sống thường nhật thực tiễn của mình để phục vụ một đại nghĩa. Dĩ nhiên đó là vì phụ nữ là các bà mẹ, và làm sao một bà mẹ đang có con nhỏ lại có thể nói: “Tôi cần phải bỏ con cho nó tự lo liệu lấy và ra đi tham gia cuộc chiến này, vì cuộc chiến này quan trọng hơn con của tôi”.

Điều này có nghĩa gì? Điều này có nghĩa là các sa nhân đã rất khôn ngoan khi họ chọn phái nam làm phái cao cấp, vì điều này đã tạo ta bao hình thức ngược đãi phụ nữ và xung đột giữa hai phái suốt mấy ngàn năm qua. Nhưng như các thày cũng đã nói: “Trong tâm thức nhị nguyên, việc gì cũng có giá phải trả”. Giá mà sa nhân phải trả khi họ chọn phái nam làm phái cao cấp và dìm phái nữ xuống, là họ không ngờ là họ đã tạo ra tiềm năng giúp nhân loại thoát ra khỏi tâm thức nhị nguyên, ngay cả mối xung đột giữa hai phái. Bởi phụ nữ có tiềm năng nâng chính họ lên, nâng phái nam lên và do đó nâng cả hành tinh vượt lên trên tư duy nhị nguyên. Chắc chắn là đàn ông cũng có thể nhận ra các thiếu xót và mâu thuẫn của tư duy nhị nguyên. Nhưng trên một bình diện rộng lớn, chính phụ nữ là những người có thể nhìn vào các ý tưởng đựơc đề ra trên thế giới và nói: “Ý tưởng này không đúng nếu nó có thể làm hại con của tôi. Dẹp đời sống hàng ngày và việc nuôi con qua một bên để theo đuổi các ý tưởng trừu tương này là điều không phải. Con tôi là sinh thể có thực, có sự sống, trong khi ý tưởng này là một cái gì trừu tượng, không có sự sống. Sự sống phải ở trên các ý tưởng trừu tượng, chết.” Đó là điều có thể giúp phụ nữ khắp thế giới đứng lên giải thoát mình khỏi cuộc đấu tranh cuồng đại đã và đang diễn ra trên hành tinh này và nói: “Hãy để lưỡi cày thắng đao kiếm, hãy quên đi những đại nghĩa cuồng đại và chú tâm vào việc cải thiện đời sống hàng ngày của mọi người trong xã hội.”

Nhiều người trong các nền dân chủ tân tiến đã nhiều phần nâng họ ra khỏi tư duy cuồng đại và các đại nghĩa cuồng đại, Họ không còn thấy là họ phải đi chinh phục thế giới hay làm cảnh sát cho toàn thế giới, và họ không còn thấy các chuyện này quan trọng hơn đời sống thường nhật của công dân nước họ. Nước Hoa Kỳ hiển nhiên là một thí dụ một nước dân chủ đã không làm được bước chuyển tiếp này. Vì vậy Hoa Kỳ vẫn thấy cần duy trì khả năng quân sự lớn nhất toàn cầu để lúc nào cũng sẵn sàng cấp tốc phóng quyền lực đến bất cứ nơi nào trên hành tinh. Do đó, phụ nữ có tiềm năng thúc đẩy cuộc chuyển đổi này. Nhưng điều mà thày muốn cống hiến ở đây là để thúc đẩy cuộc chuyển đổi này, phụ nữ cần vượt qua một khía cạnh của tư duy cuồng đại mà các sa nhân, đàn ông và nhiều nền văn hóa và xã hội đã áp đặt trên phái nữ.

Có nhiều khía cạnh tinh tế của vấn đề này. Có nhiều cách để giải thích vấn đề, nhưng các con hãy cho thày bắt đầu bằng cách đưa ra một lối giải thích. Phụ nữ đã từ rất lâu bị dìm trong nhiều dân tộc. Nhưng chúng ta hãy chú tâm vào tình trạng ở các nước dân chủ tiên tiến nhất. Nếu các con nhớ lại thời kỳ trước khi các nước này trở nên dân chủ, thì lúc đó phụ nữ bị dìm, phải chịu một địa vị xã hội thấp kém so với đàn ông. Các nước này trải qua một cuộc chuyển dời và họ chuyển qua thể chế dân chủ, nhưng trong nhiều thập niên, phụ nữ vẫn không được quyền bầu phiếu, họ bị coi là không có khả năng hiểu chuyện thế giới, tức là, mở ngoặc, đóng ngoặc, hiểu tư duy cuồng đại, và do đó họ không nên có quyền bầu phiếu vì như vậy sẽ gây hỗn loạn. Một điều tương tự xảy ra trong thương trường. Phụ nữ bị ngăn không cho giữ các chức vụ có quyền quyết định. Trong một thời gian rất dài, phụ nữ còn không được đi làm, ngoại trừ ở một số công việc được coi là hợp với phụ nữ. Vậy chuyện gì đã xảy ra khi các nước dân chủ tân tiến này trở nên tân tiến hơn và bắt đầu cho phụ nữ bình quyền và bình cơ hội? Chuyện xảy ra là đã có một khía cạnh rất tinh tế của tư duy cuồng đại khởi ra mà các nền dân chủ tân tiến không nhận ra. Chúng ta hãy lấy thí dụ một người phụ nữ gia nhập thương trường và đạt tới một địa vị thường do đàn ông nắm giữ. Điều gì người ta, trong tiềm thức hay ít ra là không nói ra, chờ đợi nơi người phụ nữ này? Người ta chờ đợi là họ sẽ thất bại, cũng có khi đồng nghiệp nam của họ mong họ thất bại. Điều này có nghĩa gì? Điều này có nghĩa là người ta chờ đợi người phụ nữ phải chứng tỏ khả năng của mình bằng cách làm việc giởi hơn là những gì một người đàn ông đã làm và có thể làm.

Như vậy việc này đã tạo ra hậu quả gì trong các nước dân chủ tân tiến được coi là tiến bộ và đã cho nam nữ bình quyền? Nó đã tạo ra một tư duy rất tinh tế, và tư duy này đã tạo ra một tà thể quần chúng rất mạnh mẽ, một quái thể quần chúng tìm cách đút những vòi của nó vào từ trường các phụ nữ. Nó là một quái thể, mà chúng ta có thể gọi là quái thể cầu toàn, hay là tà thể cầu toàn. Nó cũng ảnh hưởng nam nhân, nhưng từ sau phong trào giải phóng phụ nữ, nó đã có một ảnh hưởng rất lớn trên ba thể cao – là cảm thể, trí thể và bản sắc thể – của nhiều phụ nữ trong các nước dân chủ tân tiến. Nó đã phóng chiếu tới các phụ nữ khiến họ bị lập trình để tin, nhưng chính họ cũng đã chấp nhận, là họ cần phải thập toàn.  Họ cảm thấy họ cần phải giống như Mary Poppins, tức là phải toàn hảo trên mọi phương diện để có thể được chấp nhận, dù họ đang sống trong những nước dân chủ tân tiến tiến bộ đáng lý phải cho phụ nữ đồng quyền và đồng cơ hội.

Các con có thể thấy là trong các xã hội tân tiến này, phụ nữ đã được bình quyền bề ngoài trên các mặt chính trị, kinh tế, luật pháp, nhưng họ chưa được bình quyền tâm lý. Vì các xã hội này vẫn chấp nhận, có thể là mặc nhiên nhưng vẫn là chấp nhận, là một người đàn ông không giỏi lắm vẫn được quyền giữ chức vụ của mình. Nhưng một phụ nữ thì cần phải gần như toàn hảo trong công việc của mình. Người phụ nữ không thể phạm lỗi như một người đàn ông vì sẽ bị ngược đãi, hay ít ra thì cũng sẽ bị coi là đã không làm tròn bổn phận vì họ là phụ nữ. Nhiều phụ nữ đã chấp nhận điều này, và họ đã tự tạo sự chờ đợi là họ sẽ làm được như vậy, tức là họ sẽ trở thành một siêu nhân. 

Khi con là một phụ nữ trong các nước dân chủ tân tiến và tiến bộ thì người ta chờ đợi con sống ra sao? Con phải là người vợ toàn hảo cho chồng, là người mẹ toàn hảo cho các con, là người nhân viên toàn hảo trong công việc. Con cũng có thể phải là người lo cho cha mẹ toàn hảo, người con gái toàn hảo, và làm sao có ai sống được như vậy? Nếu con lấy bất cứ người đàn ông nào trong các nước dân chủ tân tiến này và đặt họ vào địa vị của đa số phụ nữ, ít nhất là các phụ nữ được coi là thành công, thì các vị đàn ông này sẽ bị xụm về mặt tâm lý vì không chịu nổi áp lực mà các phụ nữ kia phải đương đầu. Đàn ông giản dị là sẽ không đương nổi. Họ sẽ bị khủng hoảng tâm thần, hay họ sẽ cởi bỏ yếm làm bếp và vừa chạy ra khỏi nhà bếp vừa la làng.

Điều mà phụ nữa phải gánh chịu trong các nước dân chủ tân tiến quả thực là vô nhân đạo. Đây là một vi phạm quyền làm người. Theo chuẩn mực mà các sa nhân đã phóng chiếu lên nhân loại, một chuẩn mực nhị nguyên, thì không ai toàn hảo. Chưa một ai đã từng toàn hảo theo chuẩn mực này, kể cả chính các sa nhân, và không một ai sẽ có thể toàn hảo theo chuẩn mực đó. Các thày đã nói điều gì? Mẹ Mary trong bài truyền đọc mở đầu hội nghị đã nói đến hậu quả của lý luận đường thẳng và suy nghĩ nhị nguyên. Điều mà tâm nhị nguyên tạo ra là một chuẩn mực. Nó phóng chiếu ra rằng con người phải sống đúng theo chuẩn mực đó. Nếu các con nhìn vào nhân loại nói chung, không chỉ riêng phụ nữ trong các nước dân chủ tân tiến, thì con thấy là đa số người trên hành tinh đã bị ảnh hưởng. Bất kể con sống trong xã hội nào, lúc nào cũng có một chuẩn mực, một sự phóng chiếu rất mạnh là con phải sống đúng theo chuẩn mực đó.

Vậy đa số con người phản ứng ra sao trước tình trạng này?  Đã có hai phản ứng chính. Nhiều người, đúng hơn là ở đa số các nơi trên thế giới số đông nhìn nhận là họ không thể sống đúng theo chuẩn mực đã được đề ra. Vậy họ phản ứng ra sao? Họ phản ứng theo chuẩn mực, theo nền văn hóa nơi họ sống: họ cảm thấy tội lỗi, họ cảm thấy nhục nhã, họ cảm thấy không xứng đáng, họ cảm thấy bất lực. Nhưng họ khuất phục sự kiện là họ sẽ không bao giờ theo đúng được chuẩn mực. Ngoài ra có một số người, con số tùy quốc gia, sẽ làm một số điều khiến họ cảm thấy là: “Tôi đang làm đúng theo chuẩn mực”.  Làm sao họ nói vậy được? Bằng cách dùng tâm nhị nguyên. Tâm nhị nguyên làm được gì? Nó có khả năng tạo ra một phiên bản riêng của chuẩn mực đã được lọc lựa theo những gì nó muốn. Nói cách khác, khi con đi vào tư duy này, con cho rằng vì con thực thi một số yêu cầu của chuẩn mực giỏi hơn người khác, con đã thực thi tất cả mọi yêu cầu. Nói cách khác, con chối là mình không thực thi tất cả mọi yêu cầu. Không ai có thể thực thi mọi yêu cầu, sẽ không có một ai làm được điều này, nhưng có một số người đã trong tâm chối bỏ là họ không làm theo đúng chuẩn mực. Họ tin rằng vì họ đã thực thi một số yêu cầu, vì họ đã làm được một số điều, vì họ là trường hợp đặc biệt vì lý do này hay lý do khác, nên họ đã làm đúng theo chuẩn mực. Do đó, họ cho rằng họ thật sự toàn hảo trên mọi phương diện, trong khi người khác thì không. Đó là lý do họ nghĩ họ phải lãnh đạo và các người kia phải phục tùng và tuân lời họ.

Nhưng đó chỉ là một chuẩn mực đã được lựa lọc và cá nhân hóa dựa trên sự chối bỏ một số điều, từ chối không thấy một số điều. Chuẩn mực lựa lọc do sa nhân tạo ra, chính sa nhân bị giam trong đó, nhưng họ đã khai thác nó khiến rất nhiều người không phải là sa nhân cũng bị giam trong đó.  Hậu quả của chuẩn mực sa ngã này là gì? Nó tạo ra một thái độ rất phán xét, thích chỉ trích nghiêm khắc. Đây là điều các con có thể quan sát, là có rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ trong các nước dân chủ tân tiến, phải gánh chịu thái độ phán xét nặng nề này. Nếu họ làm một lỗi lầm nhỏ, họ cảm thấy là họ phải hổ thẹn. Nhiều người trong các con là phụ nữ trong các nước dân chủ, nhiều người trong các con không sống trong các nước dân chủ, đều có thể thấy là mình đã lớn lên với chuẩn mực này. Các con được dạy dỗ là phải tự phán xét mình dựa theo chuẩn mực này. Các con được dạy dỗ là phải phản ứng khi người khác phán xét con dựa theo chuẩn mực này.

Các con hãy cho thày lặp lại, vì thày biết là có nhiều người khó chấp nhận và hiểu được điều này. Không một ai có thể làm đúng theo chuẩn mực. Không một ai đã từng làm được, không một ai sẽ làm được. Nếu con chấp nhận được điều thày nói, thì con sẽ nhận ra là chuẩn mực này không thể làm được. Sự toàn hảo không có. Như một con người, một trong những quyền làm người căn bản là quyền không toàn hảo dựa trên bất cứ chuẩn mực nào. Ta có quyền không toàn hảo. Ta không cần phải toàn hảo trên Trái đất. Các con nghĩ coi, có hợp lý chăng là ta sống trên hành tinh lôi thôi và hỗn loạn này mà ta lại phải toàn hảo? Điều này có hợp lý chăng? Khi con suy nghĩ một chút thì sẽ thấy là hoàn toàn không hợp lý. Dĩ nhiên là đa số con người không suy nghĩ về điều này. Họ còn không có khả năng đặt câu hỏi, họ còn không nhận ra là có một chuẩn mực. Khi con bắt đầu nhận ra nó, thì con có thể tự nói với mình: “Không, không, không, sa nhân không thể lừa tôi nữa. Họ sẽ không thể kiến tôi sống phần còn lại cuộc đời tự phán xét mình đựa theo chuẩn mực này. Tôi chán việc này lắm rồi. Tôi sẽ nhìn vào những cái ta đang bị việc này ảnh hưởng, những cái ta và tôi đã tạo ra để phản ứng lại việc này. Tôi sẽ tuần tự loại trừ chúng ta khỏi bốn thể phàm của tôi và để cho chúng chết đi, vì tôi muốn được giải thoát khỏi tính cầu toàn này, khỏi ý niệm phải tự phán xét mình dựa trên chuẩn mực này. Tôi có thể không thoát khỏi bị phán xét bởi người khác, vì họ có quyền tự quyết của họ. Nhưng ít nhất tôi có thể tự giải thoát mình, để khi người khác phán xét tôi, thì ông hoàng thế gian tới nhưng không nắm được gì nơi tôi cả. Chuyện này không ảnh hưởng được tôi. Tôi cho họ quyền tự do tha hồ phán xét tôi, nhưng tôi cũng có quyền tự quyết không để sự phán xét của họ ảnh hưởng tôi và cách tôi sống cuộc đời mình.”

Nhiều phụ nữ đã là người đi tiên phong thách đố chuẩn mực thập toàn này, dù có khi họ không nhận ra hay không làm một cách ý thức. Họ từ chối không sống theo chuẩn mực của cha mẹ họ, những gì cha mẹ họ chờ đợi, xã hội chờ đợi, những tiêu chuẩn của xã hội đã được gán lên họ. Họ từ chối các điều này. Có khi họ làm vậy chỉ giản dị vì họ không thể sống theo chuẩn mực được. Nhưng cũng có phụ nữ hành động một cách có ý thức bằng cách thách đố những chuẩn mực quy định thế nào là phụ nữ trong xã hội họ sống. Vậy, thày là Phật thì thày có thể cống hiến gì cho những phụ nữ sống trong thế giới tân tiến khi họ nhận ra là có chuẩn mực thập toàn đã được gán lên họ? Thày có thể cống hiến khái niệm mà thày đã cống hiến 2,500 trước, tức là khái niệm không dính mắc. Các con cũng có thể nói là Bát Chánh Đạo mà thày đã giảng mấy ngàn năm trước có thể coi là một cách để vượt qua chuẩn mực thập toàn.

Thày biết là có nhiều Phật tử đã bị ảnh hưởng bởi tư duy sa ngã, tư duy nhị nguyên. Họ đã lấy Bát Chánh Đạo và nói rằng: “Bát Chánh Đạo quy định một chuẩn mực thập toàn. Nếu ta theo Bát Chánh Đạo, nếu ta thực hành chánh mạng, chánh ngữ và các chi phần khác, thì ta sẽ là người toàn hảo.” Nhưng Bát Chánh Đạo hoàn toàn không dạy điều này. Bát Chánh Đạo nói lên điều phải. Thày biết là thời nay, nhất là trong nền văn hóa Thiên chúa giáo, phải và trái có nghĩa hoàn toàn khác, có hàm ý hoàn toàn khác 2,500 trước đây.

Chữ chánh được dùng trong chánh nghiệp, chánh mạng không có nghĩa đúng đối ngược với sai. Chuẩn mực thập toàn do sa nhân đề ra nói rằng: “Nếu bạn sống đúng theo chuẩn mực, thì bạn đúng, nếu không thì bạn sai.” Mục đích của thày khi giảng pháp là để giúp con người thoát ra đối đãi, đối cực nhị nguyên.  Do đó thày không dạy cái đúng đối ngược với cái sai. Điều thày dạy là đạt không dính mắc, tức là theo trung đạo, tức là không cố gắng làm đúng đối ngược với sai. Cái con muốn đạt là vượt lên trên cả tâm thức này, đạt không dính mắc đến đúng và sai, đến các đối cực nhị nguyên. Do đó, con làm điều đúng dựa trên một viễn quan cao hơn, viễn quan bất nhị, viễn quan của Phật. Chữ “chánh” có một ý nghĩa khác, một hàm ý khác vào thời đó, bằng không thày đã dùng một chữ khác. Ngay cả chữ “trung đạo” cũng có một hàm ý khác ý nghĩa trong thế giới Tây phương ngày nay. Đó là lý do vì sao có nhiều người Tây phương tưởng họ là Phật tử, nhưng họ không hiểu ra ý nghĩa thực của trung đạo. Trung đạo không phải là ở giữa, là một thỏa hiệp giữa hai cực. Trung đạo là vượt lên trên các cực đối đãi.

Đó là gì các thày đã truyền dạy, không phải chỉ riêng mình thày, mà tất cả các chân sư nữ, và một số các chân sư nam. Các thày đã truyền cho các con các bài giảng về tư duy cuồng đại, về chấn thương nhập đời, về cái ngã gốc, về các ngã tách biệt và làm sao khắc phục được chúng. Nếu các con dùng các bài giảng này và ghi nhớ những gì thày nói ở đây về chuẩn mực thập toàn, thì con sẽ đạt được tiến bộ rất lớn. Các con là đệ tử trực tiếp của các thày có thể đạt tiến bộ rất lớn trong việc giải thoát mình khỏi chuẩn mực đó. Các con có thể thoát khỏi ý niệm phải là một phụ nữ thập toàn, mà là một “chánh” phụ nữ, một phụ nữ không dính mắc. Các con có thể là một phụ nữ tự do, một phụ nữ đã vượt lên trên chuẩn mực xét đoán và tâm thức xét đoán. Các con đã có những dụng cụ tâm linh để làm chuyện này. Khi con áp dụng cho chính mình, sau đó dùng tự do của mình để kêu gọi cho các phụ nữ khác, thì sẽ có một nhóm phụ nữ khác, một tầng lớp phụ nữ khác hiện đang đầu thai có khả năng làm việc này. Sau đó, sẽ có thêm người khác theo sau, và việc này sẽ lan ra như những vòng sóng trên mặt nước. Thực sự là nếu các nước dân chủ tân tiến tự coi là tiên tiến nhìn nhận quyền này – quyền không cần phải toàn hảo – như một nhân quyền thì đó là điều rất lợi ích, nhưng quyền này cần phải được công nhận đặc biệt cho phụ nữ. Phụ nữ đã được bình quyền trên mặt pháp lý và vật lý nhưng họ không được bình quyền trên mặt tâm lý vì họ không được làm những lỗi mà đàn ông vẫn thường được làm. Đã bao lần con nghe câu nói bình dân này: “Ồ, đây chỉ là điều đàn ông vẫn làm, hắn chỉ là một người đàn ông, trai trẻ lúc nào cũng là trai trẻ.”? Nhưng có bao giờ con nghe người ta nói: “Ồ, không sao đâu, vị này là phụ nữ, vị này không sống theo đúng chuẩn mực, nhưng không sao cả, con gái lúc nào cũng là con gái.”? Con không bao giờ nghe người ta nói vậy, vì ý niệm này không có mặt trong xã hội. Hiện nay vẫn còn khuynh hướng phán xét tâm lý phụ nữ. Đã đến lúc điều này phải được mang ra giải quyết, được nói lên, được mang ra anh sáng, để người thẩm quyền giải quyết.

Đương nhiên là đã có phụ nữ nhận ra điều này, sẽ có hơn nhiều phụ nữ nhận ra điều này, và như vậy sẽ tạo ra một lực đẩy. Các con có thể đứng lên và nói: “Phụ nữ phải được quyền tự do không toàn hảo giống như đàn ông, và đàn ông cũng phải được quyền tự do không toàn hảo. Tất cả mọi người phải được quyền tự do bắt đầu ở một mức nào đó và dần dần cải thiện chính mình.” Chuẩn mực thập toàn đã có hậu quả gì? Nó đã tạo ra một con đường giả, giống như những gì trước kia được gọi là tà đạo. Tức là như sau: “Đây là một con đường, có một số yêu cầu, có một số điều mà bạn phải làm. Nếu bạn chịu phục tùng con đường này, theo từng bước và từng giới luật, và khi bạn đỗ kỳ thi khảo hạch cuối cùng, thì bạn trở nên toàn hảo.” Đó là con đường tà đạo mà các sa nhân đã hứa hẹn. Nếu bạn theo đúng từng bước, thì bạn sẽ trở thành một thày cấp 33 trong hội các thày tạc đá, bạn là người thập toàn, bạn đứng trên mọi chỉ trích.

Cũng đã có đệ tử chân sư thăng thiên trong các đợt truyền pháp trước đã tin rằng: “Nếu ta tuân thủ tất cả các yêu cầu của tổ chức này, nếu ta đọc tất cả các bài chú, nếu ta làm Người Giữ Lửa, nếu ta làm Người Hiệp Thông, nếu ta vào ban nhân viên, nếu ta thành một người trưởng ban nhân viên, nếu ta thành thư ký riêng của sứ giả, và vân vân và vân vân, thì ta sẽ trở nên toàn hảo. Lúc đó, ta sẽ hơn tất cả các đệ tử bất toàn mới gia nhập, ta sẽ ở đia vị quyền lực. Ta có quyền, ta còn có bổn phận phải phán xét các người đó và cho họ biết là cọn còn bất toàn, để họ bắt đầu tiến theo con đường mà ta đã đi theo.” Những người đó đã và vẫn tin chắc rằng họ theo con đường của các chân sư thăng thiên, con đường dẫn tới quả vị Ki-tô.

Nhưng những vị đó theo con đường nào? Những vị đó ở trong một tổ chức được các chân sư thăng thiên bảo trợ, họ dùng giáo lý của chân sư thăng thiên để biện hộ cho hành động của họ, nhưng họ đang theo tả đạo hay con đường của sa nhân. Con sẽ không thể vào thiên đường nếu chỉ theo một chuẩn mực thập toàn được quy định trên Trái đất. Nếu các sa nhân có thể quy định một chuẩn mực giúp họ vào thiên đường, thì tại sao họ lại không có ở đó? Thể nào họ cũng muốn vào Thiên đường và làm những chuyện họ muốn làm ở đó? Vậy, nếu các sa nhân không vào được thiên đường bằng cách theo chuẩn mực của họ, thì làm sao con lại nghĩ một đệ tử chân sư thăng thiên lại làm được điều này? Đây là một nhận thức hoàn toàn phi lý, hoàn toàn sai lạc.

Nhưng ở đây thày không muốn chỉ xoáy riêng vào các đệ tử chân sư thăng thiên tuy rằng ai cũng hy vọng họ sẽ dùng giáo lý này để tự giải thoát khỏi tư duy sa ngã và tả đạo. Các con có thể nhìn các tín đồ tôn giáo và các người tâm linh trên thế giới, trong hầu như tất cả mọi tổ chức, kể cả Phật giáo, ít ra là trong nhiều giáo phái của Phật giáo, để thấy rằng họ đi theo cùng một chiều hướng. Họ đã tạo ra một chuẩn mực, nhiều khi bất thành văn, có khi chỉ mặc nhiên, hoặc chỉ được nói ra từng phần đơn lẻ: “Bạn phải làm điều này, bạn phải làm điều kia”. Một áp lực tâm lý được tạo ra là khi bạn là một tín đồ Công giáo, Phật tử, Hồi giáo vân vân tốt, thì bạn phải sống theo chuẩn mực này. Có người tuân theo, và cũng có người không tuân theo. Những người tuân theo cảm thấy là họ đã tự nâng mình lên một địa vị cao và có quyền phán xét người khác: “Đúng là Giê-su đã nói rằng – đừng phán xét nếu con không muốn bị phán xét, nhưng điều này không áp dụng tới chúng ta. Chúng ta là linh mục, là linh mục Công giáo.”

Nhiều tín đồ Công giáo nghĩ gì về các linh mục của họ? Khi họ nói: “À, vị ấy là một người của Thiên chúa” thì họ có ý gì? Ý họ là: “Vị ấy sống đúng theo chuẩn mực do đạo Công giáo quy định, và do đó vị ấy không thể bị chỉ trích. Chúng ta là người thường không có quyền phán xét vị ấy. Chúng ta không nên phán xét vị ấy. Vị ấy là một người của Thiên chúa. Đúng là con tôi có về nhà và nói rằng vị linh mục dẫn nó đi cắm trại và sờ mó nó một cách không thích nghi. Nhưng tôi không nên phán xét vị ấy. Vị ấy là một người của Thiên chúa. Có thể là con tôi chỉ tưởng tượng vậy thôi. Có thể là nếu tôi lờ chuyện này thì nó sẽ biến đi.”

Các con có thể thấy là cái cơ chế, cái chuẩn mực đã dẫn tới thái độ phán xét của những người tự coi là họ đang sống đúng theo chuẩn mực, cũng đã dẫn tới tình trạng bạo hành rộng lớn không những chỉ trong đạo Công giáo, mà trong nhiều tôn giáo khác nữa. Cái chuẩn mực đó là gì nếu không phải là biểu hiện của tư duy cuồng đại, là bản chất của tư duy cuồng đại: “Có người tốt, có người xấu, ta đúng, họ sai, Do đó ta có quyền phán xét họ.”? Đó chính là tư duy cuồng đại, mà ai là những người bị nó ảnh hưởng nhiều nhất? Chính là đàn ông. Có đúng chăng là tất cả linh mục Công giáo đều là đàn ông? Nhiều nhà lãnh đạo các phong trào tâm linh hay tôn giáo, phong trào chính trị, quân đội, vân vân, là đàn ông.

Các con hãy nhìn vào quân đội và thấy là họ có chuẩn mực riêng của họ. Con hãy nhìn binh chủng Thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ, họ có một chuẩn mực rất khe khắt quy định thế nào là một người lính Thủy quân lục chiến, và những ai không tuân theo sẽ bị ngược đãi, bị áp lực tâm lý vĩ đại. Vậy, ai có thể giải thoát hành tinh này ra kỏi tư duy phán xét? Có lẽ không phải là đàn ông. Các con yêu dấu, vậy còn lại ai? Đương nhiên là phụ nữ là những người có cơ hội, một cơ hội xuất chúng tại thời điểm lịch sử này, để nhận ra cơ chế này, và bắt đầu giải thoát chính mình và các con mình, và sau đó là chồng mình và xã hội chung quanh của mình.

Thày biết rất rõ là nhiều phụ nữ đã được giáo dục là họ phải tự phán xét mình dựa theo chuẩn mực. Mẹ họ, cha họ đã phán xét họ như vậy. Bây giờ thì họ đã trưởng thành và lập gia đình thì người chồng của họ cũng phần nào phán xét họ. Ta có thể hiểu vì sao một số phụ nữ không chịu được sự căng thẳng này và đối chọi lại chồng họ. Họ muốn tự giải thoát khỏi tình trạng này, và người muốn tự giải thoát có khi phải qua một giai đoạn xa lánh người đang hành hạ mình. Họ cần nhìn nhận là người kia đang hành hạ mình, và như vậy khiến họ khó có liên hệ với người đó. Nhưng nếu phụ nữ có thể dùng bất cứ phương tiện tâm lý nào mà họ tìm ra để tự giải thoát khỏi chuẩn mực, thái độ, tư duy phán xét, thì bước tới của họ là giúp những người đàn ông trong đời họ cùng làm như vậy.

Các con có thể quan sát nhiều xã hội trong đó đàn ông có thái độ rất phán xét đối với phụ nữ, trong đó có tất cả các xã hội dân chủ tân tiến, tuy họ không phán xét nhiều bằng một số thành phần khác, tỷ dụ như đàn ông Hồi giáo. Con có thể nghĩ rằng đàn ông là những người đang có thái độ phán xét. Nhưng nếu con nhìn kỹ thì con sẽ thấy là cả đàn ông lẫn đàn bà đều bị dính vào đó. Như các thày đã nói nhiều lần, con không thể làm gì cho người khác mà không làm cho chính mình trước. Nếu con phán xét phụ nữ, thì có thể con đang hướng tâm phán xét về phụ nữ, nhưng con đã tự phán xét mình trước rồi. Con đã tự nhốt mình vào một cái hộp trong đó con không có chỗ xoay xở. Do đó, nếu một phụ nữ đã tự giải thoát được khỏi con quái thể cầu toàn, thì bước tới họ sẽ giúp giải thoát chồng mình. Họ cũng có thể nhìn vào các con và nói: “Tôi chắc chắn không muốn con tôi lớn lên với cái chuẩn mực bất khả thi và thái độ phán xét này.”

Nếu người phụ nữ giải thoát được chồng mình, thì có thể người chồng đó sẽ giúp giải thoát được các đàn ông khác. Một lần nữa, con thấy là đầu mối xảy ra trong gia đình, đầu mối là một nguời đứng lên tỏ thái độ, và sau đó mọi chuyện lan dần ra. Khi có đủ cá nhân trong xã hội đứng lên tỏ thái độ ở cương vị cá nhân, là một điều thoạt trông không có gì đáng kể, nhưng tiếp theo đó sẽ có một chuyển dời, túc số đã hội đủ và đã có đủ số người để nâng tâm thức đại chúng lên. Đó là khi một chuyển dời sẽ xảy ra, là khi xã hội bắt buộc phải giải quyết vấn đề. Họ phải trực diện sự việc là tuy họ nghĩ họ sống trong một xã hội dân chủ tiến bộ đã trao bình quyền cho phụ nữ, nhưng thực sự họ chưa bắt đầu trao bình quyền cho phụ nữ.

Bởi vì, khi chúng ta còn cái chuẩn mực phán xét này thì làm sao chúng ta trao được tự do cho phụ nữ? Làm sao chúng ta giải phóng được phụ nữ? Làm sao chúng ta giải phóng được đàn ông? Làm sao chúng ta có thể là một xã hội tự do khi vẫn bị giam trong cái chuẩn mực phán xét này? Tự do và phán xét có thể sống chung được chăng? Do đó, họ có thể thấy là họ đã có những bước tiến tới một xã hội tự do, nhưng họ chưa phải là một xã hội tự do thực sự. Bởi vì, tuy họ đã cho quyền tự do pháp lý, chính trị, kinh tế cho người dân, nhưng họ chưa cho người dân quyền tự do tâm lý. Ta chỉ cần vào các bệnh viện tâm thần và các khóa phục hồi để thấy rằng con người không thể hưởng được quyền tự do chính trị và kinh tế nếu không có tự do tâm lý. Mục đích của thày là gì khi thày truyền pháp cách đây 2,500 năm? Thày muốn cho con người tự do tâm lý. Thày Giê-su muốn gì khi thày bước đi trên những con đường bụi bặm ở Palestine 2,000 trước đây? Thày muốn đem lại tự do tâm lý cho con người. Tất cả các vị thày tâm linh chân chính muốn làm gì? Các chân sư thăng thiên muốn làm gì hiện nay? Đương nhiên là đem lại tự do tâm lý. Các thày muốn trao quyền này cho tất cả mọi người, nhưng các thày nhận ra là chưa thể làm được điều này, ít nhất là ở thời điểm này. Các thày có thể cố gắng ban cho những ai đã mở tâm đón nhận, chịu tu tập để đạt được nó, chịu theo một con đường tuần tự dẫn đến giải thoát, giải thoát bốn thể phàm, giải thoát ba thể cao khỏi các mưu mô của sa nhân chỉ có một mục đích là tước đoạt quyền tự do tinh thần của con người. Con có thể nghĩ việc tước đọat quyền tự do chính trị trong một thể chế độc tài nhằm một mục đích vất chất. Không phải vậy đâu. Đằng sau các việc này là sa nhân, và sa nhân chỉ có một mục đích, đó là tước đoạt quyền tư do tâm lý của nhân loại trên Trái đất.

Tất cả mọi việc khác, tất cả mọi chuyện con thấy bên vỏ ngoài chỉ là phương tiện đưa tới cứu cánh này. Chỉ là phương tiện để đạt cứu cánh tước đoạt tự do tâm lý của nhân loại. Rất nhiều người trong các xã hội dân chủ tân tiến đã sẵn sàng nhận ra điều này. Họ đã sẵn sàng nhận ra là có một con đường dẫn tới tự do tâm lý. Và họ đầu thai để khám phá và theo con đường này, và qua đó nâng tâm thức đại chúng lên để kéo xã hội ra khỏi mưu mô tước đọat tự do tâm lý của con người. Các con đã khám phá ra con đường, đã theo con đường và cất tiếng kêu gọi. Các con có thể tạo một xung lực sẽ lan tỏa ra, giải thoát vòng đầu tiên, và vòng sau đó, và vòng sau đó, và vòng sau đó. Con chưa kịp nhận ra thì đã đủ túc số, một chuyển dời xảy ra, và sau đó túc số khác lại hội đủ, một chuyển dời khác lại xảy ra, và cứ như vậy sẽ tiếp tục tăng trưởng giúp xã hội thể hiện các sắc thái càng ngày càng cao của thời Hoàng kim của Saint Germain.

Đúng như các thày đã nói, các con hãy nhìn lại lịch sử, nhận ra các khuynh hướng, tiến trình nâng cao nhận thức. Các con đã thấy gì nơi các nền dân chủ tân tiến? Một khuynh hướng tiến tới tự do, nhưng cũng bắt đầu có bước tiến tới tự do tâm thần, tự do tâm lý. Bây giờ con hãy quay mặt nhìn về tương lai, khuynh hướng này sẽ đi về đâu? Phải chăng là các nền dân chủ tân tiến này sẽ dần dần cho nhiều quyền tự do tâm lý hơn cho người dân xứ họ? Người dân sẽ giành quyền tự do tâm lý, sẽ đòi hỏi quyền này, họ sẽ nâng các người khác lên, và xã hội sẽ phải tới điểm nhìn nhận mục đích cao nhất của một nước dân chủ tự do là tạo ra điều kiện tốt nhất để mỗi người dân giành tự do tâm lý ở mức cá nhân. Điều này tất nhiên sẽ xảy ra. Đây không phải là một lời tiên đoán. Điều này đã được viết trong lịch sử nhân loại, vạch rõ khuynh hướng tương lai.

Mọi phát triển tích cực mà các con thấy trong lịch sử đều đẩy xã hội tới điểm nhìn nhận quyền tự do tâm lý là mục đích tối hậu. Tất cả mọi việc đều chỉ tới hướng đó. Khi các con thấy nó, khi nó hiện ra rõ ràng, thì các con là đệ tử trực tiếp của các thày, các con có thể chuyển dời tâm thức và thấy nó chăng? Các con có thấy tính tất nhiên của nó chăng? Do đó, các con hãy vững tin, hãy can đảm, hãy được khích lệ và nhận ra là mình đang ở hàng đầu của làn sóng. Nếu dùng một lối nói cũ, thì có thể nói đó là làn sóng lịch sử tất yếu. Thật ra thì đây không phải là một tất yếu lịch sử, vì nó xảy ra khi có rất nhiều người đứng lên đáp ứng lực kéo lên của cả vũ trụ. Do đó, đây không phải là một tất yếu lịch sử, mà là một tất yếu do chọn lựa, nhưng quả thật nó là một điều tất yếu. Câu hỏi không phải là “sẽ có xảy ra không” mà là “khi nào sẽ xảy ra”.

Vậy thì các con có thể nào vượt thăng các nghi ngờ, sợ hãi, băn khoăn: “Xã hội đi về đâu? Ta làm việc này có kết quả gì? Sẽ có thời Hoàng kim không?” Các câu hỏi này sẽ mờ nhạt đi khi các con nhìn lại lịch sử, nhận ra các khuynh hướng, phóng các khuynh hướng này tới tương lai, thì các con sẽ thấy là 100 năm, 200 năm nữa sẽ có những phát triển vĩ đại, một chuyển dời vĩ đại của tâm thức đại chúng. Những gì các con đã nhận ra bây giờ, đa số con người, ít nhất là trong các nước phát triển, sẽ nhận ra lúc đó. Điều đó sẽ trở nên đương nhiên với họ, như nó đã là đương nhiên cho con. Không có gì thần bí về các con cả. Các con chỉ trưởng thành hơn, phát triển hơn người trung bình trong xã hội các con một chút.

Đó là lý do vì sao con thấy được một số điều mà họ chưa thấy. Nhưng khi con nâng họ lên, khi họ tự phát triển, họ sẽ thấy những điều mà con đã thấy bây giờ. Vì sao con lại thấy được các điều này? Con có khả năng đặc biệt gì chăng? Không đâu. Con đã đả thông được một số bế tắc trong tâm thức của mình khiến cho điều đó trở nên hiển nhiên. Khi người khác cũng làm như vậy, thì điều này cũng sẽ trở nên hiển nhiên với họ. Không có gì thần bí cả. Khi con ở trong một phòng tối, thì tại sao nó lại tối? Phòng tối vì các cửa sổ bị lấp kín bởi một lớp bụi dày đặc. Khi con đục một lỗ thủng trong lớp bụi này đi thì chuyện gì xảy ra? Ánh sáng sẽ vào căn phòng, và khi có một tia ánh sáng lọt vào căn phòng, thì con nhận ra rằng bên ngoài căn phòng có ánh sáng. Vì nếu không thì làm sao lại có tia sáng lọt vào căn phòng?  Do đó, nếu ta đục thủng một lỗ lớn hơn, thì phải chăng ta sẽ có thêm ánh sáng rọi vào? Và nếu ta rửa sạch cả cửa sổ, phải chăng là ta sẽ có toàn thể ánh sáng tràn vào? Không có gì thần bí cả. Không ai có khả năng gì đặc biệt cà, một người làm được thì mọi người đều làm được. Do đó, con nên nhớ rằng khi con đi con đường của mình, người khác sẽ được nâng lên để làm giống như vậy, và việc đó sẽ lan dần ra, lan dần ra, lan dần ra và thời Hoàng kim sẽ là thực tại thể hiện, có thể không trong kiếp sống này của con, nhưng nó sẽ thành sự thực.

Vậy con có thể nào không được khích lệ chăng? Con hãy buông bỏ mọi sợ hãi, nghi ngờ, băn khoăn, và nhận ra rằng con thuộc một trào lưu đi lên của hành tinh này. Con thuộc về đại đòan chân sư thăng thiên và trào lưu mà các thày đã tạo ra trên Trái đất. Con là phần nối dài của các thày. Các thày biết là sống kiếp đầu thai ở một hành tinh dày đặc như thế này rất khó khăn. Nhưng con có thể nào giữ chặt theo viễn quan của các thày khi các thày nhìn về lịch sử một cách rất thực tế, phóng chiếu tới tương lai, và qua đó, thấy một cách rất rất rất rõ ràng là thời Hoàng kim sẽ tất nhiên xảy ra trên hành tinh này? Sa nhân sẽ không cản được điều này, nhân loại sẽ không cản được điều này. Những ai cản trở nó, những ai chưa thấy nó, họ sẽ không cản được nó vì túc số những người đã chuyển dời đã được hội đủ. Không phải chỉ có các con là những đệ tử trực tiếp của chân sư thăng thiên mà còn nhiều người khác đã chuyển dời tâm thức, và do đó sẽ không có gì ngăn trở thời Hoàng kim được.

Trong hội nghị vừa qua và hội nghị này, các thày đã trao truyền nhiều giáo pháp rất dũng mãnh, rất thâm sâu, cùng dụng cụ để giúp phụ nữ tự giải thoát và làm động lực thay đổi, một thay đổi cần xảy ra bây giờ trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt nơi các nền dân chủ tân tiến. Đúng thật là các dụng cụ đã có mặt, giáo pháp đã có mặt. Bất cứ ai dùng các dụng cụ này một cách chân thành sẽ đạt được kết quả, không những cho chính mình, mà họ còn ảnh hưởng xã hội bằng cách giải phóng người khác. Đó là mục đích của các thày. Các thày mong được thấy những gì sẽ xảy ra trên lãnh vực giải phóng phụ nữ trong 10 năm sắp tới. Các thày cảm ơn các con đã tham dự các hội nghị này, đã làm đầu mũi giáo chọc thủng màn ngăn trở của tâm thức đại chúng không muốn thấy giải phóng tâm linh thực sự nơi phụ nữ.

Bây giờ thày niêm các con. Thày niêm hội nghị này trong ánh sáng đức Phật mà TA LÀ. Ánh sáng không thể nói tới, không thể mô tả nhưng toàn thắng, không thể ngăn chặn. Có lẽ chính vì nó không thể mô tả mà không có gì ngăn chặn được nó, vì nó không phân biệt. Nó không phải là một vật và không thể hiểu bằng lý trí đường thẳng, cũng như thày không thể hiểu được bằng lý trí đường thẳng, và pháp của thày cũng không thể hiểu trọn vẹn được bằng lý trí đường thẳng. Lý trí đường thẳng có thể tạo ra một hình tư tưởng của giáo lý Phật. Nhưng hình tư tưởng sẽ không bao giờ giúp con tiếp cận được Phật, và chỉ khi con tiếp cận được Phật thì con mới hiểu được giáo pháp của Phật.

Ta là Phật, ta là Chủ tể Thế gian của Trái dất. Bất cứ ai trên Trái đất đều có thể tiếp cận ta nếu họ chấp nhận vượt thăng không những giáo lý Phật giáo vỏ ngoài, và tất cả giáo lý vỏ ngoài, tất cả chuẩn mực vỏ ngoài. Vì ta không bị giới hạn bởi bất cứ gì trên Trái đất. Do đó, nếu con muốn tiếp cận ta, con cũng không được giới hạn chính mình. Tất cả các con đều có tiềm năng đó, các con có giáo lý, các con có dụng cụ. Các con có gương của sứ giả này, đã tiếp cận ta nhiều lần, và hiện đang tiếp cận ta ngay lúc này vì ông đang cảm thấy Hiện diện không thể mô tả của Phật, Hiện diện quả cầu của Phật. Một số trong các con đang cảm được nó. Tất cả các con đều sẽ cảm được nó. Ta không ngăn các con tiếp cận ta. Tại sao các con lại tự ngăn không cho mình tiếp cận ta?