2 | Con thỉnh cầu sẵn lòng bị xao động (4 phần)

Nhân danh TA LÀ CÁI TA LÀ, Giê-su Ki-tô, con kêu gọi tất cả các đại diện của Mẹ Thiêng liêng, đặc biệt là Phật Gautama, hãy giúp con sẵn lòng bị xao động, để con không đè nén cảm xúc tư tưởng của mình mà giải quyết chúng. Xin thày giúp con bước theo con đường nội tâm của Bát chánh đạo tuần tự, mở rộng tầm nhìn của con đến gần hơn tầm nhìn của Phật, bằng cách buông bỏ các khuôn đúc giới hạn trong cảm thể, trí thể và bản sắc thể của con kể cả…

[đọc nơi đây lời kêu gọi riêng của bạn]

1. Cuộc sống đầy áp lực

1.1. Con nhận ra là khi con, như một sinh thể tâm linh, bước vào xác thân vật lý, thì con như mang vào một bộ đồ lặn gò bó, nặng, cồng kềnh. Con mang giày nặng và đeo chì ở ngang lưng khiến con di chuyển khó khăn. Độ đục của nước khiến con chỉ thấy được vài mét trước mặt, con bị áp suất của nước đè lên con.

Gautama, thày chỉ ra tâm thức
khởi hận thù, cũng khởi lên ưa thích. 
Con nhận chịu khi thày giảng bộc bạch 
làm thế nào để nhận biết trong sạch. 

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

1.2. Con thực sự mặc vào bốn bồ độ lặn. Như một sinh thể tâm linh xuống đầu thai, thể đầu tiên con khoác vào là thể bản sắc, là cách con nhìn chính mình. Thể bản sắc của con bị ảnh hưởng bởi môi trường, nền văn hoá nơi con sinh ra, cách con đã được nuôi dạy, cách mọi người nhìn chính họ, nói chung là tâm thức tập thể.

Gautama, trong Ngọn lửa Hòa bình,
con giải thể cái ngã muốn giao tranh,
con giờ đây đã thấy được Phật tánh, 
là thực chất của thày lẫn chúng sinh. 

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

1.3. Bộ đồ lặn kế tiếp là thể lý trí là cách con suy luận về cuộc sống, về những gì con làm được và không làm được. Thể lý trí tùy thuộc vào bản sắc mà con đã khoác vào.

Gautama, con là một cùng thày,
quỷ Mara đang tìm đường lẩn tránh.
Hiện diện thày là liều thuốc dỗ dành,
để giác quan với tâm con yên lành.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

1.4. Bộ đồ lặn thứ ba là thể cảm xúc, là trụ điểm của các cảm xúc của con. Tùy nơi con lớn lên, cách con được nuôi dạy, con khoác vào những khuôn nếp phản ứng trước những tình huống trong cuộc đời. Con có thể thụ động, phục tùng, không muốn lấy quyết định hay con có khuynh hướng hung hãn hơn, muốn áp đặt ý muốn lên người khác.

Gautama, con xin nguyện một điều,
sống luôn luôn trong hiện tại vĩnh cửu,
vượt thời gian, con với thày tiêu diêu,
sống mãi mãi trong khoảnh khắc tuyệt diệu.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

1.5. Bộ đồ lặn thứ tư là thể vật lý, gò bó nhất vì nó dày đặc nhất. Bốn thể của con mang theo các khuôn nếp bản sắc, lý trí, tình cảm từ các kiếp sống trước. Cơ thể vật lý của con cũng bị ảnh hưởng từ các kiếp trước.

Gautama, con không còn thèm muốn,
và không ham vật gì của đời sống,
không dính mắc, con nghỉ ngơi buông xả,
vượt thử thách tinh vi của Mara.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

1.6. Khi con đầu thai xuống trái đất thì con không thể tránh cảm thấy bị gò ép, bị căng thẳng, bị áp lực rất lớn. Con nhận ra cuộc sống là đau khổ.

Gautama, con chảy nhập vào thày,
tâm con chỉ là một, chẳng còn hai,
con trầm mình trong ánh quang rực sáng,
không còn biết gì hơn cõi Niết bàn.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

1.7. Nguyên nhân khiến con cảm thấy bị áp lực là vì tâm thức đại chúng trên trái đất bị ảnh hưởng rất mạnh bởi hai đối cực nhị nguyên, bởi những phán xét giá trị, như tốt xấu, đúng sai, vân vân.

Gautama, không gian phi thời gian,
trong Hồng ân Vũ trụ con chìm lắng,
con nhận ra Thượng đế vượt hình dáng,
và không còn chiều theo chuyện thế gian.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

1.8. Các bộ đồ lặn đang trì kéo con xuống là cơ thể vật lý của con, các khuôn nếp trong thể cảm xúc, các niềm tin hay những điều con cho là bất khả vi phạm trong thể lý trí, và ý niệm bản sắc của con. Chúng là chì lặn đang kéo con xuống tận đáy đại dương.

Gautama, bây giờ con tỉnh thức,
thấy rõ được hiểm họa trên trái đất,
lấy lại quyền thiêng liêng, con nao nức
biểu hiện ở ngay đây Ánh sáng Phật.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

1.9. Các vị thày tâm linh đã giải phóng mình khỏi các lực trì kéo, các bộ đồ lặn, và đã lên khỏi mặt nước, hoà mình vào ánh sáng mặt trời trong veo và nhìn được rất xa trước mặt. Các thày muốn liên lạc với những người đang trong bộ đồ lặn nặng trịch ở tít dưới đáy biển. 

Gautama, sấm sét vang trời đất,
con xin mượn để lay chuyển địa cầu,
vì biết rằng có người sẽ hiểu thấu
mà gia nhập đoàn vô thỉ của Phật.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

2. Giáo lý thay đổi cách con trải nghiệm áp lực

2.1. Các vị thày tâm linh mong mọi người theo con đường tuần tự đi từ mức nhận biết hiện thời của họ và rồi từng bước một mở rộng sự nhận biết, mở rộng viễn kiến và dần dần đến gần hơn viễn kiến của các thày.

Gautama, thày chỉ ra tâm thức
khởi hận thù, cũng khởi lên ưa thích. 
Con nhận chịu khi thày giảng bộc bạch 
làm thế nào để nhận biết trong sạch. 

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

2.2. Con đang mặc bốn bộ đồ lặn nên giáo lý tâm linh chỉ có thể tới con qua phin lọc của bốn thể, tức bốn tầng của tâm con. Giáo lý giúp con đi theo quá trình vượt khỏi nhận thức về thế giới, vượt khỏi phin lọc nhận thức, vượt khỏi cách nhìn đời hiện nay của con.

Gautama, trong Ngọn lửa Hòa bình,
con giải thể cái ngã muốn giao tranh,
con giờ đây đã thấy được Phật tánh, 
là thực chất của thày lẫn chúng sinh. 

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

2.3. Nhiều người không hiểu mục đích thật của giáo lý tâm linh và tìm cách áp chồng lên giáo lý các khuôn nếp cảm xúc, khuôn nếp lý trí và ý niệm bản sắc của họ. Tỷ dụ họ dùng giáo lý để cảm thấy cao trội hơn những kẻ không theo giáo lý. Thay vì dùng giáo lý như sợi dây giúp mình lên khỏi mặt nước thì họ lại kéo sợi dây xuống, quấn xung quanh mình và càng bị bó chặt hơn.

Gautama, con là một cùng thày,
quỷ Mara đang tìm đường lẩn tránh.
Hiện diện thày là liều thuốc dỗ dành,
để giác quan với tâm con yên lành.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

2.4. Mục đích của giáo lý là giúp con thấy điều mà hiện giờ con không thể thấy. Con phải bắt đầu tại tầng mức hiện nay của mình và đi dần từng bước có hệ thống để giải phóng mình khỏi tầm nhìn hạn hẹp hiện nay và đạt được viễn kiến rộng hơn.

Gautama, con xin nguyện một điều,
sống luôn luôn trong hiện tại vĩnh cửu,
vượt thời gian, con với thày tiêu diêu,
sống mãi mãi trong khoảnh khắc tuyệt diệu.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

2.5. Ai ai cũng muốn thoát khổ, muốn được rũ bỏ áp lực. Mong muốn này sẽ không thể toại nguyện được. Con có thể thoát một số áp lực bên ngoài nhưng sẽ vẫn bị đè nặng bởi nhiều áp lực khác. 

Gautama, con không còn thèm muốn,
và không ham vật gì của đời sống,
không dính mắc, con nghỉ ngơi buông xả,
vượt thử thách tinh vi của Mara.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

2.6. Có khác biệt giữa áp lực bên ngoài và sự trải nghiệm áp lực bên trong. Áp lực đến từ thế giới bên ngoài nhưng trải nghiệm áp lực diễn ra trong tâm con. Chính những khuôn nếp cảm xúc, tư tưởng, niềm tin và ý niệm bản sắc trong tâm tạo ra trải nghiệm áp lực.

Gautama, con chảy nhập vào thày,
tâm con chỉ là một, chẳng còn hai,
con trầm mình trong ánh quang rực sáng,
không còn biết gì hơn cõi Niết bàn.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

2.7. Giáo lý tâm linh không thể thay đổi điều kiện bên ngoài vì chúng tùy thuộc độ dày đặc của vật chất và tâm thức đại chúng. Giáo lý tâm linh giúp con nhận diện chì lặn đang trì kéo bộ đồ lặn của con ở những tầng tình cảm, lý trí và bản sắc, giúp con thấy những chì lặn này và nói: “Tôi có muốn tiếp tục kéo lê những thứ này theo tôi không?”

Gautama, không gian phi thời gian,
trong Hồng ân Vũ trụ con chìm lắng,
con nhận ra Thượng đế vượt hình dáng,
và không còn chiều theo chuyện thế gian.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

2.8. Con đã từng mong chờ giáo lý tâm linh giúp con thoát khỏi áp lực mà không cần làm việc với những thành phần trong cảm thể, trí thể và bản sắc thể đã tạo ra trải nghiệm áp lực. Ước muốn này không thể thực hiện được.

Gautama, bây giờ con tỉnh thức,
thấy rõ được hiểm họa trên trái đất,
lấy lại quyền thiêng liêng, con nao nức
biểu hiện ở ngay đây Ánh sáng Phật.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

2.9. Con người đã tạo ra những thành lũy trong cảm thể, trí thể và bản sắc thể để kìm nén những cảm xúc, tư tưởng. Các thành lũy này bảo vệ con khỏi áp lực quá sức nhưng cũng ngăn con vượt lên trên mức nhận biết hiện thời của mình. Bộ đồ lặn giữ cho con được khô ráo và các chì lặn giúp con đứng thẳng nhưng chúng cũng giam hãm con và khiến con chìm xuống tận đáy biển.

Gautama, sấm sét vang trời đất,
con xin mượn để lay chuyển địa cầu,
vì biết rằng có người sẽ hiểu thấu
mà gia nhập đoàn vô thỉ của Phật.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

3. Hiểu mục đích của Bát chánh đạo

3.1. Khổ đau do những áp lực con gặp phải. Từ đó con mong muốn thoát khỏi áp lực. Nhưng con không thể thoát khỏi áp lực nếu con không nhìn vào nguyên nhân gây ra áp lực. Nguyên nhân chính là những điều kiện bên trong tâm con.

Gautama, thày chỉ ra tâm thức
khởi hận thù, cũng khởi lên ưa thích. 
Con nhận chịu khi thày giảng bộc bạch 
làm thế nào để nhận biết trong sạch. 

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

3.2. Con cần nhìn vào những cơ cấu bảo vệ con không bị choáng ngợp bởi áp lực. Chính những cơ cấu này giữ con trong áp lực vô hạn định. Con được bảo vệ bởi bộ đồ lặn, nhưng con cũng không bao giờ ra khỏi bộ đồ lặn nếu con không nhìn vào điều gì đang trì kéo con xuống. 

Gautama, trong Ngọn lửa Hòa bình,
con giải thể cái ngã muốn giao tranh,
con giờ đây đã thấy được Phật tánh, 
là thực chất của thày lẫn chúng sinh. 

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

3.3. Mục đích thật sự của Bát chánh đạo là thiết kế một quá trình tuần tự có hệ thống giúp thay đổi những điều kiện bên trong con, từ đó con thay đổi cách trải nghiệm những điều kiện bên ngoài. Bát chánh đạo không phải là giải pháp vỏ ngoài nhằm thay đổi những điều kiện bên ngoài đã gây đau khổ cho con.

Gautama, con là một cùng thày,
quỷ Mara đang tìm đường lẩn tránh.
Hiện diện thày là liều thuốc dỗ dành,
để giác quan với tâm con yên lành.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

3.4. Có những người đi theo những phong trào tâm linh từ rất lâu, rất chăm chỉ thực hành, đi đứng trong sự điềm tĩnh. Dường như họ luôn luôn kiểm soát được cảm xúc của họ. Nhưng họ đã dùng giáo lý để dựng lên những cơ chế nhằm đè nén cảm xúc và điều này không đưa đến tăng triển.

Gautama, con xin nguyện một điều,
sống luôn luôn trong hiện tại vĩnh cửu,
vượt thời gian, con với thày tiêu diêu,
sống mãi mãi trong khoảnh khắc tuyệt diệu.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

3.5. Để thay đổi kinh nghiệm sống, con có thể đè nén cảm xúc hay làm chúng tan đi. Khi đè nén cảm xúc con đạt được một trạng thái an bình nội tâm nhưng điều này thật mong manh, và có thể dễ dàng bị xáo trộn. Để thật sự neo trụ vào con đường tu, con sẵn lòng bị xao động.

Gautama, con không còn thèm muốn,
và không ham vật gì của đời sống,
không dính mắc, con nghỉ ngơi buông xả,
vượt thử thách tinh vi của Mara.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

3.6. Tức giận là một cảm xúc, là một loại năng lượng. Cảm xúc của con không thể đột ngột xuất hiện trong cảm thể. Nó đến từ những khuôn nếp tư tưởng trong trí thể và thậm chí đến từ một ý niệm bản sắc trong bản sắc thể. Chính những khuôn nếp này cho con cảm nhận cân bằng hiện thời.

Gautama, con chảy nhập vào thày,
tâm con chỉ là một, chẳng còn hai,
con trầm mình trong ánh quang rực sáng,
không còn biết gì hơn cõi Niết bàn.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

3.7. Tại sao con phản ứng tức giận trong một số tình huống? Con có một chờ đợi những gì phải xảy ra hay không được xảy ra. Khi sự chờ đợi không được đáp ứng, trạng thái cân bằng của con bị xáo trộn. Trạng thái cân bằng che đậy một cảm giác bất lực sâu xa và khi cảm giác bất lực bị khuấy động thì con nổi giận.

Gautama, không gian phi thời gian,
trong Hồng ân Vũ trụ con chìm lắng,
con nhận ra Thượng đế vượt hình dáng,
và không còn chiều theo chuyện thế gian.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

3.8. Bát chánh đạo là xem xét những khuôn nếp trong tâm một cách tuần tự và có hệ thống, sau đó đem chúng ra ánh sáng của nhận biết ý thức. Con thấy chúng và nói: “Tôi thấy khuôn nếp này bảo vệ tôi khỏi bị choáng ngợp nhưng tại sao tôi lại bị choáng ngợp? Đó là vì có một khuôn nếp sâu xa quy định mối quan hệ của tôi với thế giới tôi đang sống”.

Gautama, bây giờ con tỉnh thức,
thấy rõ được hiểm họa trên trái đất,
lấy lại quyền thiêng liêng, con nao nức
biểu hiện ở ngay đây Ánh sáng Phật.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

3.9. Nhiều người đã dùng lý trí để tạo một cảm giác cân bằng. Qua trí năng, phân tích, lý luận, họ nghĩ họ hiểu thế giới vận hành ra sao, họ nghĩ họ nắm bắt được những quy luật thiên nhiên. Do đó họ nghĩ họ có khả năng kiểm soát thế giới, kiểm soát ngoại cảnh.

Gautama, sấm sét vang trời đất,
con xin mượn để lay chuyển địa cầu,
vì biết rằng có người sẽ hiểu thấu
mà gia nhập đoàn vô thỉ của Phật.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

4. Kìm nén hay giải quyết

4.1. Mục đích của một giáo lý tâm linh là giải phóng con khỏi trạng thái nhận biết hiện thời, trong đó có những khuôn nếp trong trí thể của con. Những khuôn nếp này đã được dùng để bảo vệ con khỏi bị choáng ngợp bởi những nghi ngờ. 

Gautama, thày chỉ ra tâm thức
khởi hận thù, cũng khởi lên ưa thích. 
Con nhận chịu khi thày giảng bộc bạch 
làm thế nào để nhận biết trong sạch. 

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

4.2. Con người có những tin tưởng khác nhau và có những hệ thống tin tưởng, tôn giáo và ý thức hệ khác nhau. Sẽ luôn luôn có điều gì trong thế giới đe dọa các tin tưởng của con. 

Gautama, trong Ngọn lửa Hòa bình,
con giải thể cái ngã muốn giao tranh,
con giờ đây đã thấy được Phật tánh, 
là thực chất của thày lẫn chúng sinh. 

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

4.3. Nhiều người đã củng cố ý niệm bản sắc cho rằng mình đặc biệt hơn những ai không theo giáo lý của mình, những ai không hiểu giáo lý như cách mình hiểu hay những ai chưa chăm chỉ thực hành. Họ củng cố bản sắc mình là người đặc biệt nhưng điều này chỉ làm họ mắc kẹt trong bộ đồ lặn. 

Gautama, con là một cùng thày,
quỷ Mara đang tìm đường lẩn tránh.
Hiện diện thày là liều thuốc dỗ dành,
để giác quan với tâm con yên lành.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

4.4. Không có một giáo lý tâm linh nào sẽ tự động cho con điều con muốn. Cách duy nhất để tăng triển thật sự là dùng một giáo lý bên ngoài để chất vấn cảm giác cân bằng của con.

Gautama, con xin nguyện một điều,
sống luôn luôn trong hiện tại vĩnh cửu,
vượt thời gian, con với thày tiêu diêu,
sống mãi mãi trong khoảnh khắc tuyệt diệu.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

4.5. An bình không do đè nén mà do giải quyết. Con có thể đạt được sự an bình này khi vẫn còn thân vật lý nhờ vậy con giữ được cân bằng lớn lao cho cả hành tinh. Con sẽ giúp kéo tâm thức đại chúng lên. Con trở thành cánh cửa mở để nhận được ý tưởng và xung lực từ một tầng nhận biết cao hơn và biểu đạt chúng trong thế giới này.

Gautama, con không còn thèm muốn,
và không ham vật gì của đời sống,
không dính mắc, con nghỉ ngơi buông xả,
vượt thử thách tinh vi của Mara.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

4.6. Con sẵn sàng bị xáo trộn. Con nói: “Mục tiêu thật sự của tôi là giải quyết tất cả những khuôn nếp trong cảm thể, trí thể và bản sắc thể đã trói tôi với trái đất, đã giữ tôi trong bộ đồ lặn, không cho tôi bám lấy sợi dây và leo lên nấc thang để càng lúc càng tự do. Tôi muốn đi theo Bát chánh đạo, không phải con đường vỏ ngoài mà là con đường tu nội tâm của Bát chánh đạo.” 

Gautama, con chảy nhập vào thày,
tâm con chỉ là một, chẳng còn hai,
con trầm mình trong ánh quang rực sáng,
không còn biết gì hơn cõi Niết bàn.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

4.7. Khi một điều bên ngoài làm xáo trộn thế cân bằng của con thì con không coi nó là một mối đe doạ. Nó là một cơ hội để con nói: “Tại sao điều này khiến tôi xáo trộn? Tôi đang có cảm xúc gì, tin tưởng gì? Tôi đã xây dựng loại thế giới quan nào khiến tôi cảm thấy cân bằng nhưng đồng thời cũng giữ tôi ở một tầng cấp nào đó?” 

Gautama, không gian phi thời gian,
trong Hồng ân Vũ trụ con chìm lắng,
con nhận ra Thượng đế vượt hình dáng,
và không còn chiều theo chuyện thế gian.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

4.8. Để giúp cho thời hoàng kim thị hiện, cần có một số người biểu lộ là cuộc sống có cái gì hơn nữa, hơn cái mà mọi người xem là bình thường. Con cần làm điều này bằng cách bước ra ngoài xã hội trong bất kỳ vai trò và khả năng nào. Con sẽ quấy rầy người khác và đồng thời con cần tìm ra một cách để con an bình với việc làm này để hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng của con.

Gautama, bây giờ con tỉnh thức,
thấy rõ được hiểm họa trên trái đất,
lấy lại quyền thiêng liêng, con nao nức
biểu hiện ở ngay đây Ánh sáng Phật.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

4.9. Con là một phần của hơi thở-vào của đấng Vô biên, nhờ vậy con đạt được trạng thái an bình dù con đang sống trong thế giới nhiều xáo trộn. Con có mặt ở đây để là một phần của quá trình tiếp diễn vô tận phi thời gian nâng cao mọi sự sống từng bước lên đến những tầng càng lúc càng cao hơn.

Gautama, sấm sét vang trời đất,
con xin mượn để lay chuyển địa cầu,
vì biết rằng có người sẽ hiểu thấu
mà gia nhập đoàn vô thỉ của Phật.

Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ
chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng.
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

Niêm:

Nhân danh Mẹ Thiêng liêng, con kêu gọi Mẹ Mary hãy niêm phong con cùng mọi người trong vòng ảnh hưởng của con vào dòng chảy sáng tạo của Mẹ Thiêng liêng, Dòng sông sự Sống. Con kêu gọi tất cả các đại diện của Mẹ Thiêng liêng hãy nhân lên các lời kêu gọi của con, để chúng ta hình thành vòng số tám toàn hảo “Trên sao, dưới vậy”. Do đó, con chấp nhận là toàn bộ bài thỉnh này được biểu hiện, vì miệng của Thượng đế, Mẹ Thiêng liêng mà con LÀ, đã nói ra nó. Amen.