Giáo lý căn bản về cách ứng phó với người tiêu cực

CHỦ ĐỀ: Tránh đối cực nhị nguyên của sợ hãi hoặc thụ động – không chịu phân biện – người trưởng thành có thể đối phó với những người tiêu cực – không cho phép người khác kéo con xuống – một số người tiêu cực vượt quá sự giúp đỡ của con người – một số người có thể được giúp đỡ thông qua tình thương – vượt lên trên tình con người – không thương cảm tà lực đen tối – tự hào nghĩ mình có thể cứu người khác – nhận ra những phản ứng không mang tính xây dựng – sử dụng trực giác thay vì trí năng – nhận ra chấp trước của mình – dính mắc với người tiêu cực mở con ra với tà lực đen tối – tình thương thách thức – giúp con người lựa chọn thật sự – tránh tranh luận – ba lý do khiến mọi người bị mắc kẹt trong vòng xoáy tiêu cực – lòng tốt không có tác dụng với những tà linh đen tối –  bước đi tiếp.


Câu hỏi 1: Xin chào Giêsu- Con thật may mắn khi có thể liên lạc với thày. Cảm ơn thày. Câu hỏi của con là về việc tránh “tà” linh (những tà linh ô uế có thể xâm nhập vào chúng con nếu chúng con không lấp đầy bản thân với tánh linh của thày). Trên trang mạng có viết rằng chúng con phải cố gắng giữ năng lượng tích cực và tránh những linh thể tiêu cực có thể kéo chúng con xuống. Con thấy những người như vậy ở đây trong văn phòng của con – đầy tiêu cực và rung động xấu – con có nên tránh họ không? Hay con nên tiếp cận với họ và thử thương yêu họ? Có thể họ đầy sự tiêu cực vì họ chưa bao giờ được yêu thương? hay họ là những tà linh? làm thế nào để con biết sự khác biệt? Con cảm thấy họ là những người bị tổn thương và con nên tiếp cận, yêu thương và giúp họ được chữa lành.

Câu hỏi 2: Con cố gắng không kết giao với những người có thói quen mà con không ủng hộ, như uống rượu quá mức, chửi thề, v.v. Tuy nhiên, con nhận thấy rằng mình không đi chơi với nhiều người và có nhiều khả năng ngồi ở nhà. cảm thấy tội nghiệp mình. Vì vậy, tốt hơn là con nên bảo vệ bản thân và không giao tiếp với những người như vậy hay chỉ giao tiếp với những người có tâm linh?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012:

Đây là những câu hỏi rất quan trọng, và chúng quan trọng vì một số lý do. Một trong những chủ đề lặp đi lặp lại trên trang mạng này là con người đã rơi vào trạng thái tâm thức bị mắc kẹt trong cái nhìn nhị nguyên về thế giới. Khi con suy xét chủ đề về người tiêu cực và tà linh với tâm nhị nguyên, con có xu hướng bị thu hút bởi một trong hai đối cực:

  • Một cực đoan là cách tiếp cận dựa trên sợ hãi, khiến con cảm thấy rằng con nên làm mọi cách để tránh những người tiêu cực hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi tà linh. Điều này chắc chắn sẽ khiến con có cái tâm rất là phán xét, bởi vì con phải thiết lập một tiêu chuẩn để xác định ai là tiêu cực và ai là không. Tiêu chuẩn đó chắc chắn là biểu hiện của sự sợ hãi và hệ thống niềm tin của con. Đó là lý do tại sao con thấy rất nhiều người Cơ đốc chính mạch phán xét mạnh mẽ những ai không sống theo lý tưởng hoặc tiêu chuẩn được xác định bởi giáo hội của họ.
  • Một đối cực ngược lại là con lý luận rằng con chỉ đơn giản thương yêu tất cả mọi người hoặc thương tất cả mọi người theo cùng một cách. Điều này có nghĩa là con không đánh giá theo tiêu chuẩn của con người. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là con không phân biện theo tiêu chuẩn thiêng liêng. Điều này có thể dễ dàng khiến con mở mình ra với những người hoặc thế lực muốn thao túng con để đánh cắp ánh sáng tâm linh của con. Những lực này là một hố sâu không đáy và không có tình thương thương nào lấp đầy được chúng. Vì vậy, khi con cho họ tình thương và ánh sáng của con, con chỉ lãng phí ánh sáng đó giống như con rải ngọc trai của con cho lợn. Thật không may, ta thấy nhiều người trong phong trào Thời đại mới đang áp dụng cách tiếp cận này.
    Nếu con lùi lại và nhìn vào cả hai cách tiếp cận này, con sẽ thấy rằng chúng xuất phát từ cùng một trạng thái tâm thức, cụ thể là từ chối phân biện điều gì là của Thượng đế và điều gì không phải của Thượng đế. Nhiều người Cơ đốc từ chối làm điều này bằng cách bám vào các học thuyết vỏ ngoài. Họ nghĩ rằng họ không cần phải sử dụng sự phân biện cá nhân của mình bởi vì họ chỉ cần tuân theo một cách máy móc các giáo lý và quy tắc do nhà thờ của họ xác định. Đây là tư duy trắng đen. Nhiều người theo phong trào Thời đại mới cũng từ chối sử dụng sự phân biện cá nhân của mình vì họ nghĩ rằng họ nên hành động yêu thương đối với tất cả mọi người mà không cần cân nhắc. Đây là suy nghĩ màu xám.

Như thày đã cố gắng giải thích trên toàn bộ trang mạng này, có một cách khác thay vì đi vào một trong hai đối cực này. Cách khác là vươn tới tâm thức Ki-tô, điều này cho phép con vượt lên trên tâm thức nhị nguyên. Một khía cạnh quan trọng của tâm Ki-tô là khả năng phân biện điều gì là của Thượng đế và điều gì không thuộc về Thượng đế. Khi con đi theo quan điểm của tâm Ki-tô, con nhận ra rằng không thể đưa ra một câu trả lời chung cho những câu hỏi được hỏi ở trên. Chỉ có những câu trả lời riêng lẻ bởi vì mỗi người là một cá thể duy nhất.

Ý của thày là con cần phải xác định theo cá nhân của con về cách thức và mức độ con sẽ tương tác với những người tiêu cực. Hãy để thày cho con một vài ý tưởng có thể giúp con tìm được sự cân bằng cá nhân của mình.

Ý tưởng 1.

Câu hỏi cơ bản về cách ứng phó với những người tiêu cực có thể được chia thành hai câu hỏi sau:

• Con có nên tránh những người tiêu cực không?

• Con có nên cho họ tình thương và qua đó có thể giúp họ vượt qua sự tiêu cực của họ không?

Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên chủ yếu phụ thuộc vào con là ai, hay đúng hơn là mức độ trưởng thành về tâm linh của con. Nếu con đã kêu gọi sự bảo vệ tâm linh ở mức độ cao và con cảm thấy mình có thể tránh không mang vào từ trường mình sự tiêu cực của người khác, thì con không cần phải tránh những người tiêu cực. Nếu con đã đạt được ý thức rõ ràng về con là ai và ý thức rõ ràng về giá trị bản thân, con có thể tương tác với những người tiêu cực mà không để họ ảnh hưởng đến cảm nhận về bản sắc và giá trị bản thân. Nếu con đã đạt được mức độ phân biện cao của Tâm Ki-tô, con có thể tiếp xúc với những người tiêu cực mà không bị sa ngã trước những nỗ lực tinh vi của họ để kéo con vào vòng xoáy tiêu cực của họ và kiểm soát con.

Vì vậy, có thể nói rằng đối mỗi người cần tìm ra sự cân bằng của mình. Mức độ bảo vệ tâm linh mà con có, giá trị bản thân và sự phân biện bằng Tâm Ki-tô của con sẽ xác định mức độ của những người tiêu cực mà con có thể tiếp xúc mà con không bị họ kéo xuống. Và điểm mấu chốt ở đây là nếu con muốn kéo người khác lên, trước tiên hết là con không thể cho phép họ kéo con xuống.

Liên quan đến câu hỏi thứ hai, điều này phụ thuộc phần lớn vào những người kia. Một số người đã bị bao phủ quá nhiều bởi những năng lượng tiêu cực hoặc những tà lực đen tối đến độ không có người nào có thể giúp được họ. Chỉ có quyền năng của Đức Thánh Linh mới có cơ hội kéo những người này ra khỏi sự tiêu cực của họ, nhưng ngay cả quyền năng của Đức Thánh Linh cũng không thể chống lại ý chí tự do của con người. Vì vậy, thực sự là có một số người mà con không nên cố gắng giúp đỡ trừ khi con có động lực để trở thành cánh cửa rộng mở cho quyền năng của Thượng đế hoạt động qua con. Những người như vậy không thể giúp được dù có thương yêu họ, tốt với họ hay thương cảm họ bao nhiêu chăng nữa. Đơn giản là họ sẽ lấy ánh sáng của con và ngay lập tức lạm dụng nó để duy trì hoặc củng cố sự tiêu cực của họ.

Tuy nhiên, cũng đúng là có rất nhiều người đã bị tổn thương về mặt tình cảm, và do đó họ bị bao trùm trong một vòng xoáy tiêu cực. Những người như vậy có thể được giúp đỡ bằng cách bày tỏ tình thương với họ, mặc dù tình thương của Tâm Ki-tô thật sự hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ tình thương nào của con người.

Bây giờ con thấy sự cân bằng cơ bản mà con phải tìm thấy. Mức độ trưởng thành về tâm linh của con quyết định mức độ con có thể ứng phó với những người tiêu cực mà không bị kéo xuống. Tuy nhiên, con cũng cần nhận ra rằng không thể kéo một số người lên được cho đến khi họ sẵn sàng thay đổi cách họ tiếp cận cuộc sống. Để biết thêm về điều này, hãy xem bài giảng của thày về các giai đoạn phát triển tâm linh.

Ý tưởng 2.

Nếu con đang tiếp xúc với người tiêu cực với hy vọng giúp họ và kéo họ ra khỏi sự tiêu cực của họ, con cần phải chịu được những nỗ lực của họ đang kéo con xuống. Nhiều người tiêu cực sẽ cố gắng kéo mọi người khác xuống mức của họ một cách vô thức. Nếu con cho phép mình bị kéo xuống, con không giúp đỡ người đó, mà con đã tự tạo ra rắc rối cho chính mình. Đây không phải là một hành động của tình thương thật của Tâm Ki-tô. Đây có thể là một hành động của tình người ngây thơ, nhưng thày khuyến khích con hãy vượt lên trên tình người đó. Đơn giản là có quá nhiều người và thế lực trên thế giới này sẽ lợi dụng tình người và sự thương cảm của con người. Thày có thể đảm bảo với con rằng nhiều người đi tìm tâm linh chân chính đã bị lừa khi cho phép bản thân bị kéo xuống thấp vì sự thương cảm sai lầm với những người tiêu cực, thế lực đen tối hoặc thậm chí là vì thương cảm ma quỷ.

Hoàn toàn không có lý do gì để thương cảm những thế lực đen tối hay những người đã để cho mình bị những thế lực đen tối như vậy chiếm hữu. Con cần tôn trọng Quyền Tự quyết và chấp nhận rằng những người này có quyền tạo ra một vòng xoáy tiêu cực xung quanh họ. Tuy nhiên, con cũng cần tôn trọng quyền tự quyết của mình và quyền tránh xa vòng xoáy tiêu cực của họ. Là một người đi tìm tâm linh, con có quyền xây dựng một vòng xoáy tích cực trong cuộc sống của mình và bảo vệ mình không cho bất kỳ ai hay bất kỳ thế lực nào tìm cách kéo mình vào vòng xoáy tiêu cực.

Quá nhiều người tìm kiếm tâm linh đã cho phép mình cảm thấy – thường là thông qua niềm tự hào được ngụy trang – rằng họ có thể thay đổi hoặc cứu một người khác. Một số người đã dành cả cuộc đời để tìm cách cứu một người khác, có thể là vợ / chồng, bạn bè hoặc thành viên gia đình, chỉ để nhận ra rằng mình không thể giúp những người không sẵn lòng giúp đỡ mình.

Ý tưởng 3.

Thày biết thày đã ném vào con những khái niệm có vẻ hoàn toàn khó hiểu. Làm thế nào để con biết khi nào nên thương và khi nào không nên thương? Đây là gợi ý của thày. Tránh đừng xét đoán với tâm vỏ ngoài của con. Quan sát phản ứng của con với người khác và để ý những phản ứng sau:

• Đôi khi con cảm thấy có sự thôi thúc mạnh mẽ để làm điều gì đó cho người khác, nhưng nếu con để ý kỹ hơn, con sẽ thấy rằng sự thôi thúc này đến từ thể cảm xúc của con. Hãy chống lại sự thôi thúc đó.

• Có lúc con gặp một người, và ấn tượng đầu tiên của con là tránh người đó. Sau đó, trí năng của con bắt đầu tranh luận qua lại, và khá nhanh chóng con lý luận rằng sự tương tác với người đó là ổn. Tránh rơi vào cái bẫy dùng trí năng rồi vứt bỏ những cái biết trực giác và ấn tượng đầu tiên của con.

Thày khuyến khích con cố gắng tạo được sự cân bằng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nói cách khác, tránh rơi vào bất kỳ đối cực nào trong hai đối cực mà thày đã mô tả ở trên. Cách để làm điều này là làm theo trực giác của con thay vì đi theo trí năng và cảm xúc. Thày đã đưa ra một số kỹ thuật trên trang mạng về Hộp Dụng cụ Tâm linh (cái bài chú và bài thỉnh) để tăng cường sự kết nối của con với Tâm Ki-tô của con để con có thể có được những cái biết trực giác chính xác hơn. Điều quan trọng là phải duy trì một sự bảo vệ tâm linh mạnh mẽ vì điều này sẽ giúp con tiếp xúc với những người tiêu cực mà không bị sự tiêu cực của họ kéo con xuống.

Con có thể nhận ra rằng con đã có một trực giác mạnh mẽ. Nếu con không có trực giác, con đã không mở lòng đón nhận những lời dạy trên trang mạng này. Vì vậy, điểm mấu chốt ở đây là tránh để thể cảm xúc hoặc thể lý trí của con kiểm soát sự tương tác của con với người khác. Cố gắng vượt lên trên nó và cho phép chính Tâm Ki-tô của con hướng dẫn con về những người con nên tương tác và hình thức tương tác nên như thế nào. Nếu con luôn làm theo trực giác của mình, con sẽ không bao giờ sai.

Sẽ có những trường hợp con cố gắng giúp đỡ ai đó và sau một thời gian, con phải thừa nhận rằng nỗ lực của mình đã không mang lại kết quả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con đã sai khi cố gắng. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là cho dù con làm gì, con không thể đi ngược lại quyền tự quyết của họ. Một số người đã quyết định rằng họ sẽ không bị lôi ra khỏi sự tiêu cực của họ. Thày có thể đảm bảo với con rằng thày biết điều này với tư cách là một người thầy tâm linh, người đã cố gắng giúp con người vượt lên trên vòng xoáy tiêu cực do chính họ tạo ra trong một thời gian dài.

Ý tưởng 4.

Khi con tương tác với người khác với tâm thức đến từ sự thương cảm của con người hoặc tình thương con người, con sẽ nhận thấy rằng con bị dính mắc với kết quả của sự tương tác. Vì vậy, bất cứ khi nào con cảm thấy một sự dính mắc như vậy, con cần phải tỉnh táo và nhận ra rằng con đã rơi xuống thấp hơn mức độ yêu thương của Tâm Ki-tô. Sau đó, con cần phải buông bỏ chấp trước này bằng cách vượt lên trên nó. Người đi tìm tâm linh bị dính mắc về mặt tình cảm với những người tiêu cực là điều không nên. Đây là một lời mời gọi các thế lực đen tối sử dụng những người tiêu cực  để kéo con ra khỏi con đường tâm linh của con.

Con có thể sử dụng những ràng buộc tình cảm của mình để khám phá những lỗ hổng cá nhân của con trước những thế lực đen tối. Sau đó, con có thể sử dụng các dụng cụ trên trang mạng Hộp Dụng cụ Tâm linh (các bài chú và bài thỉnh) hoặc các dụng cụ thích hợp khác để chữa lành tâm lý của mình nhằm vượt qua những dính mắc này và tiến nhanh hơn trên con đường tu của con.

Ý của thày là khi con tiếp xúc với những người tiêu cực, điều cực kỳ quan trọng là không dính mắc vào họ hoặc phản ứng của họ với con. Con càng không bị dính mắc, con càng có thể trở thành công cụ cho ánh sáng và tình thương của Thượng đế để giúp những người như vậy chữa lành vết thương tình cảm của họ và vượt lên trên tiêu cực. Con càng dính mắc, con càng dễ bị sự tiêu cực của họ kéo con xuống thấp, theo đó con sẽ chỉ củng cố thêm cái nhìn tiêu cực của họ về cuộc sống và khiến họ càng bị neo vào vòng xoáy tiêu cực.

Điều thày muốn nói ở đây là chính tình người mới khiến con bị dính mắc, và tình thương này sẽ không kéo người kia ra khỏi tiêu cực. Chỉ có tình thương hoàn hảo gạt bỏ mọi sợ hãi mới có thể làm được điều này, và khi con trụ vào tình thương thiêng liêng, con không bị dính mắc. Tình thương thiêng liêng vô điều kiện, nghĩa là con sẽ thương yêu người khác vô điều kiện. Khi con thương yêu người khác vô điều kiện, con không bị dính mắc bởi các phản ứng của người kia đối với tình thương của mình, và do đó con không thể bị người khác kéo xuống.

Ý tưởng 5.

Điều quan trọng là thấy rằng tình thương thiêng liêng không giống như những gì mà hầu hết mọi người xem là tình thương. Nhiều người có ấn tượng rằng nếu mình thương thì mình phải luôn nhẹ nhàng, dịu dàng và tốt. Điều này không đúng. Nếu ai đó bịt mắt và đang đi về phía một vách đá,  đâu phải là mình chỉ nói nói nhẹ nhàng và yêu cầu người đó dừng lại. Như thế chưa đủ. Có thể là con phải hét lên, và nếu anh ta vẫn không nghe, có thể là con phải xé miếng vải bịt mắt anh và chỉ xuống vực thẳm.

Đây là những gì con đã thấy thày làm rất nhiều lần khi thày thách thức mọi người cách đây 2.000 năm. Khi thày thách thức các thầy thông giáo, người Pha-ri-si, thầy tế lễ trong đền thờ, những người đổi tiền và các luật sư, thày rất cứng rắn và nói thẳng. Nhiều người nghĩ rằng thày đang tức giận và hành vi đó không phù hợp với đấng Cứu thế hay một nhà tiên tri. Tuy nhiên, trên thực tế, thày đang thể hiện khía cạnh nam của tình thương thiêng liêng, đó là sự kiên quyết không muốn người khác tự hủy hoại.

Tình thương của Thượng đế sẽ không ngăn cản con hủy hoại bản thân nếu con thực sự kiên quyết làm như vậy. Tuy nhiên, tình thương của Thượng đế muốn đảm bảo rằng trước khi lựa chọn tự hủy hoại bản thân, con biết chính xác mình đang làm gì và hậu quả là gì. Nói cách khác, tình thương của Thượng đế sẽ không để bất cứ ai hủy hoại bản thân mà không biết họ đang làm gì. Nếu họ biết và vẫn khăng khăng tiếp tục ở trong vòng xoáy tiêu cực của mình, thì Thượng đế sẽ lùi bước — như người đại diện của Thượng đế đã làm trong Vườn Địa Đàng.

Bất kỳ vị thầy tâm linh chân chính nào cũng sẽ tìm cách soi sáng cho mọi người về các lựa chọn của họ và hậu quả của những lựa chọn đó. Và sau đó vị thày sẽ cho phép mọi người lựa chọn. Nếu mọi người chọn đi ngược lại lời khuyên của vị thày, thì hậu quả của hành động của họ sẽ là người thầy mới của họ.

Ý của thày là khi con tiếp xúc với những người tiêu cực, điều cần thiết và thích hợp là con phải rất cứng rắn và nói thẳng khi con thách thức cái nhìn tiêu cực của họ về cuộc sống. Nếu con chưa sẵn sàng làm điều này, tốt hơn là con nên tránh những người như vậy và tập trung vào việc xây dựng mối liên hệ của con với chính cái Ta Ki-tô của con. Khi đạt được liên hệ đó, con có thể cho phép cái Ta Ki-tô của mình thách thức niềm tin tiêu cực của mọi người thông qua con.

Nói cách khác, nếu con sử dụng trí óc con người của mình để thách thức niềm tin của người khác thì kết quả không tốt đâu. Con nên luôn luôn để cho cái Ta Ki-tô của con làm việc xuyên qua con để hoàn thành nhiệm vụ này. Đừng để bản thân bị mắc kẹt trong vòng xoáy tranh cãi và xung đột của con người. Con chỉ cần cho phép chính cái Ta Ki-tô của con nói qua con và nói lên sự thật. Sau đó, con không dính mắc và cho phép mọi người phản ứng lại sự thật đó theo cách nào phù hợp với họ. Nếu họ khăng khăng bác bỏ sự thật, thì con hãy rút lui và để họ gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn tự do của họ.

Ý tưởng 6.

Con cần biết rằng có ba lý do cơ bản khiến mọi người bị mắc kẹt trong vòng xoáy tiêu cực. Một là sự thiếu hiểu biết, hai là thói quen và những động lực cũ và ba là những tà linh đen tối. Con có thể giúp những người trong hai trường hợp đầu bằng cách đối xử tốt và nhẹ nhàng với họ. Con có thể cho họ sự hiểu biết và cứ tốt với họ hoài để chứng minh rằng có một cách sống tốt hơn là bị mắc kẹt trong vòng xoáy tiêu cực.

Tuy nhiên, lòng tốt sẽ không có tác dụng đối với những người bị tà linh đen tối ám. Cách duy nhất để giúp những người này là giải thoát họ khỏi những tà linh đen tối. Thật không may, những người như vậy thường không cởi mở để đón nhận cái biết sáng tỏ về tình trạng của họ. Không nhiều người trong thế giới ngày nay sẽ phản ứng tích cực đâu nếu con nói với họ rằng họ bị tà linh đen tối ám. Vậy, con có thể làm gì đây?

Trừ khi con đạt được mức độ cao của quả vị Ki-tô, con nên tránh giao dịch trực tiếp với bất kỳ loại tà linh đen tối nào. Họ có khả năng ăn cắp năng lượng của con hoặc hướng năng lượng hoặc suy nghĩ tiêu cực vào con. Vì vậy, con có thể yêu cầu Đại thiên thần Michael trói những tà linh đó và cắt người kia thoát khỏi các tà linh, để họ có thể lấy quyết định của riêng họ mà không bị áp đảo bởi những tà linh đen tối. Dụng cụ hiệu quả nhất cho mục đích này là bài Nguyện Archangel Michael (Rosary). Bằng cách đọc bài Nguyện này trong một thời gian cho những người tiêu cực, con có thể giúp họ thoát khỏi những tà linh đen tối, và điều này có thể khiến họ cởi mở hơn với những cách sống khác.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng không có nghi thức tâm linh nào sẽ vi phạm quyền tự quyết của con người. Nếu người đó không sẵn sàng buông bỏ những tà linh đen tối, Đại thiên thần Michael không thể gỡ chúng đi. Vì vậy, có thể sẽ có lúc con phải để những người này đi theo con đường của họ và dành năng lượng và sự chú ý của con cho những người sẵn sàng phát triển. Hãy cho phép chính cái Ta Ki-tô của con hướng dẫn con khi nào là lúc con phải bỏ lại chuyện này và bước đi tiếp.