Lỗ đen là gì?

Hỏi: Lỗ đen (black hole) là gì? Trong vũ trụ có những hiện tượng gọi là lỗ đen. NASA mô tả lỗ đen như sau: “Lỗ đen là một nơi trong không gian mà lực hấp dẫn (gravity pull) mạnh đến độ ngay cả ánh sáng cũng không thể lọt ra ngoài. Lực hấp dẫn mạnh đến như vậy là vì vật chất bị dồn ép vào một khoảng không gian cực nhỏ.” Và trang mạng space.com viết: “Dị điểm (singularity) ở trung tâm lỗ đen là vùng bất khả xâm tối hậu, một nơi mà vật chất bị nén xuống một điểm cực nhỏ, nơi mọi quan niệm về thời gian và không gian bị hoàn toàn tan vỡ và không thật sự hiện hữu.”

Dẫu vậy, người ta ước lượng có khoảng 40 tỷ tỷ lỗ đen trong vũ trụ, và chỉ trong dải thiên hà của chúng ta – dải Ngân hà – các nhà khoa học ước tính có 10 triệu đến 1 tỷ lỗ đen. Câu hỏi này được đặt ra từ nhãn quan cõi tâm linh và nhãn quan của các chân sư thăng thiên. Lỗ đen là gì? Chức năng và mục đích của chúng là gì? Có phải chúng là sự nối dài của một hiện tượng hay một tình trạng nào đó trong ba cõi cao của cõi vật chất, tức cõi cảm xúc, lý trí và ê-the?


Trả lời của chân sư thăng thiên Saint Germain qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2022 – Dân chủ và Quả vị Ki-tô. Đăng ngày 24/6/2022.

Như với mọi thứ, cách diễn giải của khoa học về những gì chính khoa học đã quan sát bị giới hạn bởi ý thức hệ duy vật. Điều chúng ta có thể nói chung chung là khoa học biết rằng vũ trụ đang giãn nở. Khoa học cũng biết rằng trong một hệ thống kín, entropi sẽ gia tăng cho tới khi mọi cấu trúc trong đó không thể tồn tại, là trạng thái năng lượng thấp nhất có thể, và điều này mâu thuẫn với sự quan sát là vũ trụ đang giãn nở. Nếu vũ trụ giãn nở thì phải có một cái gì thúc đẩy cho nó giãn nở, và để có một cái gì thúc đẩy thì phải có năng lượng được bổ sung vào hệ thống. Năng lượng chính là lực thúc đẩy bất kỳ loại hoạt động nào.

Vì vũ trụ giãn nở cho nên phải có một cõi vượt ra ngoài cái hiện nay được gọi là vũ trụ vật chất, và ở nơi đó có nhiều năng lượng hơn vũ trụ vật chất. Và năng lượng này phải tìm được một cách nào đó để đi vào vũ trụ vật chất để thúc đẩy sự giãn nở. Đây là điều đang xảy ra với mặt trời của các con cũng như với mọi mặt trời khác khắp vũ trụ. Có một sự bổ sung năng lượng nhập vào vũ trụ vật chất xuyên qua tất cả các mặt trời – mà chúng ta có thể gọi là một hình thức lỗ trắng, mặc dù cũng có khái niệm về lỗ trắng. Và như vậy trong vũ trụ có một số trung tâm nơi năng lượng đi vào cõi vật chất dưới một dạng ánh sáng.

Tuy nhiên do những yếu tố vô cùng phức tạp, luôn luôn có một sự cân bằng năng lượng trong vũ trụ. Đây là một điều thay đổi trong thời gian – hay nói cách khác, nếu con đi ngược dòng thời gian đủ xa thì con sẽ thấy có một thế cân bằng năng lượng khác hơn là hiện tại. Vũ trụ có nhu cầu phải cân bằng năng lượng. Điều này có nghĩa là lượng năng lượng được đổ thêm vào vũ trụ vào một thời điểm nào đó không thể vô tận. Phải có một yếu tố cân bằng lại, có nghĩa là phải có một cái gì có khả năng rút năng lượng ra khỏi quang phổ vật lý (material spectrum) hầu toàn bộ vũ trụ không có quá nhiều.

Con có thể nói là thái dương hệ của các con là một đơn vị cục bộ trong vũ trụ nơi năng lượng đổ vào một cách thiếu cân bằng. Điều này cần thiết để đem lại đủ lượng ánh sáng hầu duy trì sự sống trên trái đất. Nhưng năng lượng này cũng tỏa ra khắp vũ trụ, và nếu tất cả năng lượng từ tất cả mọi mặt trời cũng đi vào vũ trụ như vậy thì nó sẽ quá nhiều, nó sẽ tạo ra sự mất quân bình. Một cái gì khác phải tái lập quân bình và đây chính là một trong các chức năng của lỗ đen, tức là lấy năng lương dư thừa đem trở ra.

Tuy vẫn có một số khu vực địa phương với nhiều năng lượng hơn, hay ít ra đủ năng lượng để nuôi dưỡng sự sống, nhưng để tránh tình trạng mất cân bằng trong toàn bộ vũ trụ, năng lượng cũng được lấy đi qua các lỗ đen. Một lỗ đen không thực sự là một lỗ đen mà là một cánh cổng dẫn vào một cõi năng lượng khác, chẳng hạn các bát cung cảm xúc, lý trí và bản sắc. Khoa học hiện thời bị hạn chế bởi cach hiểu duy vật, qua đó các nhà khoa học luôn luôn tìm kiếm một cách giải thích duy vật, cho nên luôn luôn phải có một lực vật lý nào đó. Họ quan sát thấy là tại một số nơi trong vũ trụ có ánh sáng đi vào mà không có ánh sáng đi ra. Làm thế nào giải thích đây? Thế là họ phải giải thích hiện tượng này là do trọng lực tạo ra. Kỳ thực một lỗ đen không do trọng lực tạo ra, nhưng tất nhiên nó có thể có sức hấp dẫn môi trường xung quanh qua trọng lực.

Nhưng lỗ đen không hề được tạo ra bởi trọng lực. Ở giữa lỗ đen không hề có một dị điểm. Dị điểm mà các nhà khoa học và các nhà duy vật nhìn thấy chỉ là sự hư cấu của trí tưởng tượng. Nó không có. Không có một dị điểm nào thật sự hiện hữu. Trước khi Big Bang (Vụ Nổ Lớn) xảy đến, đã không có dị điểm nào. Big Bang không phải là một biến cố khởi đầu từ một điểm, mà là một sự nở giãn vĩ đại khi độ rung của năng lượng được các Elohim hạ thấp xuống từ cõi cảm xúc, và năng lượng khoác lấy hình dạng các hành tinh, mặt trời, vân vân. Đó là độ rung được giảm xuống, chứ không phải là sự giãn nở từ một dị điểm. Không gian, sự giãn nở của vũ trụ, sự giãn nở của không gian, đã không khởi đầu ở một điểm. Nó đã bắt đầu trong một bầu cõi rộng lớn không ngừng giãn nở thêm nữa từ thuở đó.

Tất nhiên còn nhiều điều để nói về đề tài này, và rất nhiều điều hơn nữa sẽ được khám phá trong tương lai. Nhưng ta đã cho con những gì ta xem là xây dựng vào thời điểm này.