7 | Hiểu thấu tiết lộ tuần tự

Chân sư Thăng thiên MORE qua trung gian Kim Michaels, ngày 22 tháng 6 năm 2018. Bài truyền đọc này được trao truyền nhân một hội nghị tại Kazakhstan.

TA LÀ Chân sư Thăng thiên MORE, cũng được biết trong các đợt truyền giáo trước như El Morya, Chân sư M, Bapu hay đơn giản là Morya, do đó thày có nhiều tên. Thày hơn là một cái tên, do đó thày tìm cách vụt đi trước các đệ tử muốn gán một hình ảnh tôn thờ vào một danh hiệu nào đó. Thày biết rõ là nhiều đệ tử sẽ và đã bác bỏ tất cả các điều mà thày giảng ngày hôm nay vì thày đã đổi tên từ El Morya sang Chân sư MORE. Tuy nhiên, điều này thích hợp, vì có những đệ tử phải bác bỏ điều thày đang giảng vì họ không thuộc mạn đà la, đợt truyền giáo mà thày đang hướng bài giảng này tới. Tuy nhiên, có một số đệ tử sẽ được lợi lạc từ bài giảng này, nếu họ chịu mở tâm ra đón nhận.

Mỗi lần các thày bảo trợ một tổ chức, và các thày đã bảo trợ nhiều tổ chức hơn các con (đa số các con) biết, thì có một nhóm người, một mạn đà la, mà các thày nhắm tới khi bảo trợ tổ chức đó. Có một số người khác đáng lẽ không thuộc tổ chức đó. Khi các thày bước sang bảo trợ một tổ chức khác, thì điều thích hợp và tự nhiên là những người thuộc mạn đà la của tổ chức trước không đi theo với các thày. Tuy nhiên, lúc nào cũng có trong một tổ chức một số người không thuộc mạn đà la mà tổ chức được tạo ra để phục vụ, và do đó, họ tự do đi theo các thày khi các thày chuyển sang bảo trợ một tổ chức khác.

7.1. Con đường tâm linh lúc trước và ngày nay

Giờ đây, các con yêu dấu, thày muốn bắt đầu bằng cách nói thêm về câu hỏi được đặt ra tối hôm qua về cách các thày đã trình bày con đường tâm linh trong đợt truyền giáo trước ở tổ chức Summit Lighthouse (Ngọn Hải đăng Trên Đỉnh núi), thậm chí đi trở ngược về tổ chức I AM Movement (Phong trào TA LÀ). Thày sẽ nói về sự tương phản giữa cách các thày trình bày con đường tâm linh lúc đó và ngày nay, với các giáo lý mới nhất về cách thể hiện quả vị Ki-tô, cũng như là các giáo lý về ngã gốc, cái Ta Biết, là người đồng-sáng tạo, biểu hiện tiềm năng sáng tạo của mình – là các giáo lý mà các thày đã trao truyền trong những năm vừa qua. Như vị sứ giả này đã nêu lên, không có sự mâu thuẫn trong bản chất các đợt truyền giáo, nhưng nếu con nhìn từ một tầm nhìn nào đó, thì con sẽ thấy có mâu thuẫn. Con nên hiểu là đợt truyền giáo trước ở Summit Lighthouse đã được các thày tạo dựng với mục đích chính là giúp một mạn đà la đệ tử đạt được một số khai ngộ cốt yếu cho họ.

Điều cốt yếu trong việc phát triển cá nhân của họ là họ đạt được các khai ngộ đó, và điều cốt yếu cho hành tinh là có một số người, một số lượng tới hạn người (critical mass), đạt được các khai ngộ đó. Tổ chức Summit Lighthouse đã thu hút nhiều người khác không thuộc mạn đà la đó. Họ đã được lợi lạc khi tham gia vào Summit Lighthouse, và họ đã đóng góp nhiều cho tổ chức, họ đã đóng góp thêm nhiều vào động lượng, và quả thực họ đã giúp các thày đạt được nhiều thành quả từ tổ chức Summit Lighthouse hơn những gì các thày có thể đạt được qua các người thuộc mạn đà la. Cũng đã có nhiều người tâm linh không gia nhập Summit Lighthouse, một phần vì các thày không hướng họ về tổ chức đó. Đây là một số đề tài mà thày muốn thảo luận trong bài giảng này.

7.2. Đợt truyền giáo cuối cùng của thời Song ngư

Thày muốn bắt đầu với sự kiện tổ chức Summit Lighthouse là, như Giê-su đã trình bày trước đây, đợt truyền giáo cuối cùng (hay ít ra là đợt truyền giáo công chúng cuối cùng) mà các thày có thể bảo trợ trong thời Song ngư. Điều này không có nghĩa, như một số người đã diễn giải, là đó là đợt truyền giáo quan trọng, chung cuộc và tuyệt đối nhất mà các thày trao truyền trong thời Song ngư. Tổ chức Summit Lighthouse đã được lập ra với một số mục đích, nhưng mục đích mà thày muốn thảo luận ở đây, liên quan đến mạn đà la mà tổ chức được tạo ra để phục vụ, là một mục đích rất đặc thù. Mục đích đó là để giúp một nhóm dòng sống đạt được các khai ngộ của thời Song ngư mà họ chưa đạt được trong thời Song ngư. 

Con có thể nói như thế này: khi hành tinh bước sang một thời đại tâm linh mới, khi hành tinh chuyển từ thời đại trước sang thời Song ngư, thì có một nhóm người mà ta có thể nói, từ một tầm nhìn nào đó, đã là động cơ thúc đẩy sự tăng triển của hành tinh trong khoảng thời gian 2000 năm đó. Nói cách khác, họ ở một giai đoạn trong tiến trình tăng triển cá nhân khiến họ có tiềm năng đạt được các khai ngộ của thời đại sắp tới. Do đó, khi họ đầu thai trong thời đại đó, họ có thể đẩy mạnh sự tăng triển tâm linh, sự tăng triển của tâm thức Ki-tô, của thời đại đó. Tuy nhiên, để có thể đẩy mạnh tâm thức tập thể, họ phải đạt được các khai ngộ của thời đại đó, các khai ngộ nền tảng của thời đại đó.

Mỗi thời đại có một số khai ngộ nền tảng. Hai ngàn năm trước đây, Giê-su đã khai mở thời đại Song ngư; thày đã tạo dựng nền tảng cho thời Song ngư. Giê-su đã trình bày các khai ngộ đó trong giáo lý nguyên thủy, toàn bộ của thày. Ngay cả trong giáo lý công chúng được bảo tồn trong kinh điển, con cũng tìm được một số lượng tới hạn các khai ngộ này để tạo xoay chuyển tâm thức, đôi khi được trình bày một cách ẩn dụ và đôi khi một cách thẳng thắn hơn.

Thày không nói ở đây là các kinh sách về cuộc đời và lời giảng của Giê-su đã mô tả các khai ngộ này một cách đầy đủ, vì chúng chắc chắn không làm được công việc này. Nhưng Giê-su có trao truyền một khuôn đúc có thể khai triển thành phong trào mà thày hình dung, một phong trào dựa trên Thánh linh, dựa trên Ngôi lời Hằng sống được nói ra. Một phong trào như thế đã có thể đẩy mạnh thời đại Song ngư, đẩy mạnh sự tăng triển của tâm thức tập thể.

7.3. Con người không đạt được các khai ngộ của thời Song ngư

Chuyện đã xảy ra là không có đủ số người trong mạn đà la nguyên thủy đạt được các khai ngộ của thời Song ngư trong những thế kỷ đầu của thời đại đó. Đó là lý do vì sao sa nhân đã có thể xâm nhập và biến phong trào Công giáo thành tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã, và từ lúc đó trở đi, đạo Công giáo coi như đã bị tổn hại không thể cứu vãn. Điều này có nghĩa là không có giáo lý công chúng chỉ dẫn con người đạt các khai ngộ của thời Song ngư.

Lẽ tất nhiên, đây không phải là kế hoạch nguyên thủy nhưng các thày luôn luôn tôn trọng quyền tự quyết (thày dùng chữ “các thày” để chỉ các chân sư thăng thiên, vì tất nhiên là trong thời Song ngư chính thày chưa là một chân sư thăng thiên, và do đó thày đã không dự phần vào các cuộc bàn thảo đó). Các chân sư thăng thiên luôn luôn xem xét con người đáp ứng ra sao trước các khai ngộ. Cho dù con người có đáp ứng hay không, các thày luôn luôn tìm một phương cách giúp con người vươn lên cao hơn.  

Trong thời Song ngư, các thày đã tạo cảm hứng và bảo trợ một số tổ chức. Đây là thời Giáo hội Công giáo đàn áp tất cả các người “không tin đạo”. Các tổ chức này đã hoạt động bí mật, các thày đã đề cập đến các hội Rosicrucian và Freemason nhưng cũng có tổ chức khác. Các thày cũng đã bảo trợ một số sáng kiến và tổ chức tại những vùng trên thế giới nơi giáo hội Công giáo không có ảnh hưởng mạnh mẽ. Thày không muốn các con giới hạn tầm nhìn của mình và nghĩ rằng các thày đã chỉ làm việc với một số ít tổ chức. Các thày đã làm việc, như các thày luôn luôn làm, với nhiều cá nhân và nhóm người khi họ sẵn sàng mở tâm đón nhận giáo lý ở một tầng mức nào đó.

Tuy nhiên, điều thày muốn các con nhận ra là khi thời Song ngư đã tới lúc gần chấm dứt, thì chuyện rõ ràng là không đủ số lượng tới hạn người thuộc mạn đà la Song ngư nguyên thủy, không đủ số lượng tới hạn các dòng sống đó, đã đạt được các khai ngộ của thời Song ngư. Các thày đã quyết định (và lần này thày có dự phần vào các cuộc bàn thảo vì thày đã thăng thiên) là các thày sẽ thành lập một tổ chức khác với mục đích chính yếu giúp các dòng sống đó đạt các khai ngộ của thời Song ngư. Liên quan đến tổ chức Summit Lighthouse, thì tổ chức này được thành lập với mục đích chính giúp nhóm dòng sống cá biệt đó đạt được những khai ngộ mà họ cần đạt khi thời Song ngư chấm dứt.

Chính thày có thuộc vào mạn đà la ở đầu thời Song ngư chăng? Có, thày thuộc mạn đà la đó. Kuthumi cũng vậy, cũng như là Saint Germain và lẽ tất nhiên Mẹ Mary. Mẹ Mary thăng thiên rất sớm, Saint Germain cần thêm chút thời gian. Kuthumi và thày đi đoạn hậu và cần rất nhiều thời gian để thăng thiên, nhưng các thày rồi cũng đã thăng thiên. Do đó, các thày đã quyết định là thày là vị chân sư chính bảo trợ tổ chức Summit Lighthouse.

Các con nhận ra là mục đích duy nhất (ít ra là mục đích chính) là giúp mạn đà la đặc thù của các dòng sống đó, các người chưa đạt được các khai ngộ của thời Song ngư. Nói theo từ ngữ hiện đại thì đây là một hình thức quản trị khủng hoảng. Nói cách khác, thời Song ngư đã gần hết, cát trong đồng hồ cát đã gần cạn, và các dòng sống đó vẫn chưa đạt được khai ngộ. Thày không nói là tất cả các dòng sống thuộc mạn đà la nguyên thủy của thời Song ngư đều phải đạt được các khai ngộ trong khoảng thời gian 2000 năm đó. Thày muốn nói là cần một số lượng tới hạn đạt được các khai ngộ đó, và lúc đó chưa đủ túc số đó. Như một hình thức quản trị khủng hoảng, các thày thảo luận và định ra những gì các thày có thể làm để giúp các dòng sống đó (ít ra là một số lượng tới hạn trong nhóm đó) vượt qua trở ngại và đạt được các khai ngộ của thời Song ngư. Các cuộc thảo luận đó là khuôn đúc nền tảng của tổ chức Summit Lighthouse và nói chung tất cả những gì đã xảy ra trong tổ chức đó đều liên quan tới mục đích đó.

7.4. Các khai ngộ của thời Song ngư

Đâu là những khai ngộ mà con người cần đạt trong thời Song ngư, không chỉ những người thuộc mạn đà la nguyên thủy và toàn thể nhân loại? À, con có thể nhìn vào cuộc đời của Giê-su và xem xét khuôn đúc mà Giê-su đã tạo dựng. Sau đó, con có thể xem xét các giáo lý mà các thày đã trao truyền, và lẽ tất nhiên, con yêu dấu, con có thể diễn tả chúng bằng nhiều cách khác nhau. Không phải chỉ có một cách duy nhất để diễn tả chúng bằng ngôn từ, mà có nhiều cách. Con có thể dùng từ vựng khác nhau. Thày không muốn đưa ra cảm tưởng là cách thày diễn tả ở đây là cách diễn tả duy nhất.

Chắc chắn là một cách để diễn tả các khai ngộ của thời Song ngư là: Trong thời Song ngư, con người cần giải thoát mình khỏi ách thống trị và nô lệ của sa nhân. Làm sao con giải thoát mình khỏi sa nhân? Cách duy nhất là đạt được tâm thức Ki-tô. Tâm thức Ki-tô là sợi dây điều giải (mediator) Tánh linh và vật chất, nó là cái được Thượng đế gửi xuống. Để làm gì? Không phải để cứu rỗi con người, như các giáo phái Cơ đốc giáo tuyên bố, nhưng để cho con người một khung tham chiếu, giúp con người có một khung tham chiếu khi họ trải nghiệm chứ không chỉ hiểu tâm thức Ki-tô. Con có thể so sánh với tảng đá Ki-tô tất cả các dối trá và ảo tưởng được phóng tới con, được sa nhân lập trình vào tiềm thức của con.

Con thấy là tất cả các ảo tưởng, triết lý, lý thuyết và luận thuyết đều là cát cuốn bay theo gió. Con có thể so sánh chúng với tảng đá không thể lay chuyển, theo nghĩa nó không có tính chất nhị nguyên. Lẽ tất nhiên, nó không đứng yên vì Ki-tô di chuyển cùng với hướng đi lên của toàn thể vũ trụ, do đó ta có thể nói là Ki-tô luôn luôn tiến triển. Đối với các con đang đầu thai trên một hành tinh phi tự nhiên do nhị nguyên thống trị, thì nó là một tảng đá mà con có thể nương tựa và dùng làm nền móng vững chắc để lượng định các ý tưởng của sa nhân.

Vậy ta có thể nói là các khai ngộ mà con người cần đạt trong thời Song ngư là noi theo gương của Giê-su, tin tưởng Giê-su, làm công việc mà Giê-su đã làm và sau cùng làm những công việc to lớn hơn những gì Giê-su đã làm. Như các thày đã nói nhiều lần, noi theo gương Giê-su thay vì chờ đợi Giê-su sẽ tới và cứu rỗi lúc cuối thời. Vậy câu hỏi trở nên: “Làm sao con người có thể noi theo gương của Giê-su?” Con có thể nhìn lại quá khứ và biện bác là vì con người không có được một bản viết các giáo lý chân thực của Giê-su, nên họ không thể noi theo gương của Giê-su, họ không thể đạt các khai ngộ – có một khoảng cách.

7.5. Khoảng cách giữa giáo lý và ứng dụng

Đây là một đề tài mà thày muốn luận giảng: khoảng cách. Câu hỏi trở nên là: chúng ta hãy giả dụ sa nhân không xía vào công việc của trái đất. Nói cách khác, không có gì ngăn trở các chân sư thăng thiên thể hiện trong bát cung vật lý đúng y những gì các thày muốn thể hiện. Các thày có thể nào trao truyền một giáo lý đầy đủ đến độ bất cứ ai theo và áp dụng giáo lý đều đạt được tâm thức Ki-tô chăng?

Nhiều người trong các con, nếu con xem xét phản ứng của mình trước câu hỏi này, sẽ thấy là trong tâm thức của mình có một niềm tin là: Đúng vậy, điều này phải khả thi. Giờ đây, con yêu dấu, một lần nữa các thày không muốn chê trách con hay khiến con không thoải mái, nhưng thày phải nói rất thẳng thắn là niềm tin này là một ảo tưởng, và nó có thể là một ảo tưởng nguy hiểm. Ảo tưởng này chính thực là lý do chính khiến nhiều người thuộc mạn đà la nguyên thủy của thời Song ngư đã không đạt được các khai ngộ của thời Song ngư.

Thày muốn trình bày ở đây một tóm lược ngắn các sự kiện lịch sử. Có những người đã nói: “Tại sao Giê-su không viết lại những giáo lý chân thực của thày để con người có một văn bản đầy đủ, mà họ có thể theo và áp dụng?” Ấy, thày sẽ trả lời câu hỏi này sau, nhưng chúng ta có sự kiện lịch sử là Giê-su đã không viết lại những giáo lý của thày, Giê-su đã không để lại một văn bản chính thức.

Trong mấy thế kỷ đầu, đạo Công giáo là một phong trào đa dạng, khá hỗn loạn gồm nhiều nhóm và môn phái, một phần do các phương tiện truyền thông thiếu vắng của thời đó, và phần khác là Giê-su mong muốn là những người khác nhau, những nhóm khác nhau có thể trải nghiệm Cơ đốc giáo theo cách riêng của họ.

Sau đó, tới thời điểm then chốt trong lịch sử khi sa nhân trong cõi bản sắc đã thành công trong việc thuyết phục một sa nhân đang đầu thai là y đã trực quan Ki-tô và do đó y biến phong trào Công giáo thành tôn giáo chính thức của Đế quốc La mã. Từ lúc đó, sa nhân đã vững tay điều khiển Cơ đốc giáo. Con có thể thấy là suốt thời Trung cổ, họ đã dùng khả năng điều khiển Cơ đốc giáo để ảnh hưởng và kiểm soát các nước Tây Âu và xã hội Âu châu. Chuyện đã xảy ra thời đó là một số tổ chức bí mật đã bộc phát: hội Rosicrucian, hội Freemason vân vân. Các tổ chức này dựa trên một con đường tu tuần tự, một con đường dẫn con người đi từng bước về hướng những tầng tâm thức cao hơn, hay ít ra là những khai ngộ cao hơn. Sau đó, chúng ta thấy lịch sử dần dần đi tới điểm ảnh hưởng của giáo hội Công giáo bắt đầu suy thoái. Khoa học xuất hiện, và không lâu sau thì thuyết duy vật trở nên dụng cụ chính của sa nhân. Nhưng sa nhân không thể kiềm hãm con người càng ngày càng nhận ra nhu cầu đi theo một con đường khai ngộ, một con đường tuần tự dẫn tới các tầng tâm thức cao hơn.

Sa nhân đã không thể ngăn nổi nhận biết này tuy họ rất muốn làm được chuyện đó. Đã có lúc nhân loại có nhận biết cao hơn về nhu cầu này, và điều này đã khai mở điều kiện cho phép các chân sư thăng thiên bước ra và công khai tiết lộ sự hỗ trợ của mình và do đó bắt đầu trao truyền giáo lý về con đường khai ngộ.

7.6. Những giới hạn của các sứ giả được bảo trợ

Con có thể nói là một khi các thày có một vị sứ giả được bảo trợ thì chắc hẳn các thày có thể nói bất cứ điều mình muốn qua vị sứ giả đó. Điều này vừa đúng vừa không đúng, vì tuy nhiều người trong các đợt truyền giáo trước không muốn nhìn nhận, các thày có bị giới hạn trong những gì có thể trao truyền qua một vị sứ giả được bảo trợ. Có hai giới hạn. Giới hạn thứ nhất là trình độ tâm thức của vị sứ giả quy định giáo lý trao truyền xuyên qua tâm vị sứ giả đó có thể cao đến chừng nào. Nói cách khác, nếu vị sứ giả chưa đạt được một số khai ngộ, thì tâm của vị ấy rất khó nhận được các khuôn đúc về các khai ngộ cao hơn và chuyển chúng thành ngôn từ.

Điều này không nhất thiết có nghĩa là tiến trình không thích nghi, vì con yêu dấu, có lợi ích gì trao truyền một giáo lý cao đến độ không ai đang đầu thai có thể hiểu thấu được? Nói cách khác, các thày luôn luôn nhìn một sứ giả được bảo trợ và cân nhắc: “Có đủ số người có khả năng tiếp thu tầng giáo lý này chăng?” Nếu không có đủ thì các thày sẽ không trao truyền giáo lý đó vào lúc đó. Lẽ tất nhiên, đó là lý do vì sao các thày đã trao cho các con khái niệm tiết lộ tuần tự.

Một chuyện trớ trêu là trong các tổ chức chân sư thăng thiên trước, đã có những người tin rằng tổ chức của họ và có lẽ nhiều tổ chức trước đó, đã thuộc vào tiến trình tiết lộ tuần tự được các thày bảo trợ, nhưng kỳ lạ thay, tiến trình này ngưng lại khi tổ chức của họ chấm dứt. Khi tổ chức của họ không còn một vị sứ giả thì tiến trình tiết lộ tuần tự vì lý do nào đó chấm dứt. Đây là một điều trớ trêu to lớn, một điều trớ trêu to lớn mà ta cần suy ngẫm. Thày biết là những đệ tử bị vướng mắc trong điểm trớ trêu này có lẽ sẽ không suy ngẫm điều đó, nhưng sự việc này cần được nói ra và phóng chiếu vào tâm thức tập thể.

Điều quan trọng cho tất cả các con đã mở tâm đón nhận, là tiết lộ tuần tự là một tiến trình liên tục mà các thày không dự kiến sẽ chấm dứt trong thời đại Bảo bình. Sẽ có tiết lộ tuần tự liên tục, có thể sẽ có một vài gián đoạn vì một số lý do, nhưng sẽ có tiết lộ tuần tự trong suốt 2000 năm tới của thời Bảo bình. Do đó, trong thời Bảo bình, nghĩ rằng có một giáo lý tối hậu, tuyệt đối hay chung cuộc là chuyện hão huyền. Đó là một giáo lý làm viên gạch dẫn lối trong tiến trình tiết lộ tuần tự trải dài suốt thời Bảo bình. Tiến trình này sẽ trải bày chính xác ra sao tùy thuộc cách con người đón nhận giáo lý, và cũng tùy thuộc Saint Germain ấn định giáo lý nào được trao truyền vì Saint Germain là vị lãnh đạo chính của thời Bảo bình.

7.7. Con đường dẫn tới quả vị Ki-tô không máy móc

Trở lại ý ban đầu của thày, có thể nào các thày, ngay cả vào thời nay khi các thày có một sứ giả được bảo trợ, trao truyền một con đường khai ngộ, một giáo lý có hệ thống phác họa những thực hành, khai ngộ và bước tiến đầy đủ đến độ bất cứ ai chân thành theo đuổi và thực hành sẽ chắc chắn đạt được tâm thức Ki-tô? Ngay cả trong trường hợp không có nhiễu sóng hay giới hạn từ tâm thức tập thể, ngay cả nếu các thày có các điều kiện có thể gọi là “lý tưởng” (tuy các điều kiện lý tưởng này thật sự vô nghĩa và không thể quy định), thì các thày cũng không thể vạch ra một con đường tu có thể bảo đảm kết quả. Lý do, con yêu dấu, là vì con đường quả vị Ki-tô không máy móc, không tự động. Có thể có văn bản tự động, nhưng không có quả vị Ki-tô tự động.

Con yêu dấu, ngay từ khi các thày bắt đầu trao truyền giáo lý về một con đường khai ngộ thì sa nhân đã tìm cách tha hóa nó. Họ đã làm được chuyện này phần lớn nhờ những gì họ đã tạo ra trong thời Song ngư. Nếu con nhìn vào những gì sa nhân đã làm khi giáo hội Công giáo được thành lập, thì con thấy là họ chối bỏ con đường dẫn tới quả vị Ki-tô, nhưng họ cũng biết là họ cần cho con người cái gì đó để thay thế. Nói cách khác, họ biết là họ không thể khiến mọi người chối bỏ Thượng đế hay chối bỏ là cuộc sống có một khía cạnh tâm linh. Họ đã tìm cách làm chuyện này, như thày sẽ giải thích ở phần sau, nhưng điều họ bắt đầu với giáo hội Công giáo là họ nhận ra rằng: “Có một số người tin vào một hình thức nào đó của Thượng đế, cõi tâm linh và đời sống sau cuộc sống trần thế. Chúng ta không thể phá hủy những niềm tin này trong ngắn hạn, do đó chúng ta phải cho họ cái gì khác.” Điều sa nhân đã cho con người (chính yếu) là một con đường cứu rỗi máy móc, tự động.

Cơ đốc giáo là gì? Nó là hứa hẹn con được cứu rỗi một cách bảo đảm, tự động, nếu con tuân theo một số luật lệ vỏ ngoài do giáo hội vỏ ngoài đặt ra. Con thấy chăng, họ bỏ đi con đường nội tâm chân thật dẫn tới quả vị Ki-tô, và thay vào đó họ cho con người một cứu rỗi vỏ ngoài, máy móc, tự động. Chuyện gì đã xảy ra khi các thày bắt đầu trao truyền giáo lý về một con đường khai ngộ? Nhiều người đã diễn giải theo những gì họ được lập trình để nghĩ trong thời Song ngư, là nếu họ theo con đường khai ngộ đó một cách nghiêm túc, thì họ sẽ bảo đảm đạt được kết quả. Thí dụ, ngày hôm nay có những người trong hội Freemasons tin rằng nếu họ theo đủ 33 bước do tổ chức ấn định thì họ sẽ đạt được một tầng tâm thức cao hơn. Con thấy chăng, con yêu dấu, sự thực là tuy một con đường tu có mục đích dẫn con tới một tầng tâm thức cao hơn, nhưng thi hành các bước khai ngộ vỏ ngoài không đồng nghĩa với đạt được một tầng tâm thức cao hơn.

Con yêu dấu, con hãy lắng nghe thật, thật kỹ những gì thày đang nói, vì thày đang trao cho các con chìa khóa cơ yếu để các con hiểu thế nào là Ki-tô Hằng sống đang hành động. Con không thể quy định Ki-tô Hằng sống phải cư xử hay không được cư xử như thế nào. Con không thể chế ra một định nghĩa nói rằng: “Ki-tô Hằng sống như thế này, đây là những điều mà Ki-tô Hằng sống làm, và đây là những điều mà Ki-tô Hằng sống không làm.”

Lẽ tất nhiên, con có thể định một số điều. Ki-tô Hằng sống sẽ không đi bắn giết người khác, nếu ta muốn nói một cách quá đáng. Có một số chuyện mà Ki-tô Hằng sống sẽ không làm vì Ki-tô Hằng sống không hành động do lòng ích kỷ, sợ hãi hay để chứng minh bất cứ điều gì. Nhưng con không thể chế ra một định nghĩa là Ki-tô Hằng sống phải hành động chính xác ra sao. Đó là lý do vì sao con không thể vạch ra một con đường tu đưa con tới quả vị Ki-tô một cách máy móc, tự động.

Trở lại khái niệm khoảng cách mà thày đã nêu lên, điều thày muốn nói ở đây là: Tại sao Giê-su đã không viết ra giáo lý? Bởi vì nếu Giê-su viết ra giáo lý của thày, thì con người sẽ dùng quyển kinh đó để định ra một con đường vỏ ngoài, máy móc, tự động dẫn tới quả vị Ki-tô. Nói cách khác, họ sẽ nghĩ là họ có thể dùng giáo lý đó (được mệnh danh là giáo lý chính thức của Giê-su) để định ra một con đường máy móc. Sa nhân thể nào cũng đã làm như vậy ngay từ đầu, vì có nhiều người, đặc biệt vào thời đó, chấp nhận chuyện này. Thí dụ, người Do thái chấp nhận ý niệm là muốn được cứu rỗi thì con phải rửa sạch tội lỗi, và con làm việc này bằng cách dùng máu của các con vật tế thần. Ấy, còn gì máy móc hơn thế!

Con thấy là ngay thời nay, người Do thái vẫn theo một số quy luật hành xử vỏ ngoài. Con thấy là con người luôn luôn có khuynh hướng tìm một con đường tu máy móc, và tại sao vậy? Vì họ không muốn làm điều mà Giê-su đã dạy họ: Hãy nhìn vào cái đà trong mắt mình thay vì nhìn vào cái giằm trong con mắt người anh em.

7.8. Hãy ngưng phóng chiếu vấn đề ra bên ngoài mình

Đâu là cách khác để mô tả khai ngộ cốt yếu của thời Song ngư? Đó là câu nói con người cần ngưng nhìn vào cái giằm trong con mắt người anh em và thay vào đó bắt đầu nhìn vào cái đà trong mắt mình. Nói cách khác, con người cần ngưng phóng chiếu là vấn đề ở ngoài kia, và nguyên do đau khổ của họ là điều kiện bên ngoài. Thay vào đó, họ cần nhận lãnh trách nhiệm về cuộc đời họ, nhìn vào phản ứng của họ, nhận ra là các phản ứng đó phát xuất từ một cấu trúc nào đó trong tâm lý của họ, và mạnh dạn tiếp tục công việc quán sát nội tâm, một cách hoàn toàn chân thành, cho đến khi họ thấy điều đang giới hạn họ và do đó có thể buông bỏ nó.

Có những người đã làm được chuyện này trong thời Song ngư. Một số đã lớn lên trong một môi trường Cơ đốc giáo và đã học các kinh sách đầy thiếu sót về Giê-su nhưng tuy thế vẫn hiểu được nhu cầu nhìn vào chính mình, nhìn vào tâm thức của mình. Đâu là thay đổi cốt yếu, quyết định cần xảy ra để đạt được các khai ngộ của thời Song ngư? Đó là con phải ngưng phóng chiếu ra ngoài. Con cần nhận lãnh trách nhiệm về cuộc đời của mình và đi vào bên trong.

Giê-su đã đạt quả vị Ki-tô như thế nào? À, điều này tất nhiên không được mô tả trong kinh sách, nhưng Giê-su đã trải qua một tiến trình. Nếu con đọc kỹ thì con có thể thấy một vài gợi ý, tỷ dụ như khi ở bữa tiệc cưới ở Cana, Mẹ Mary đã phải đốc thúc để Giê-su bước ra và bắt đầu sứ vụ công chúng của thày. Con có thể thấy là Giê-su đã rút lui vào nơi hoang vắng trong 40 ngày, và đó là một giai đoạn tự quán sát cao độ. Tất nhiên con cũng biết, từ các giáo lý mà các thày đã trao truyền, là Giê-su đã du hành về phương đông và đã trải qua ở các nơi đó một số hình thức khai ngộ, đã theo một con đường tu. Điều đầu tiên mà Giê-su đã làm (và điều này Giê-su khó diễn tả vào thời đó vì con người không có hiểu biết về tâm lý), là quan sát chính mình, các phản ứng của mình, liên tục nhìn vào nội tâm, nhìn vào tâm lý của mình và nhận ra các giới hạn.

Con yêu dấu, thày có nói là các thày không thể vạch ra một giáo lý bảo đảm kết quả, và sẽ luôn luôn có một khoảng cách. Khoảng cách đó là gì? Đó là: hoặc con người sẽ tiếp cận giáo lý một cách máy móc và muốn theo nó như một con đường vỏ ngoài, hoặc họ sẽ bước lên một mức cao hơn, nhận lãnh trách nhiệm về cuộc đời của mình và dùng giáo lý để quan sát chính mình và các phản ứng của mình. Một vị thày có thể nào ép buộc đệ tử thực hành tự quán sát chăng? Không, không thể được. Một vị thày tâm linh, và đặc biệt các chân sư thăng thiên, tuyệt đối tôn trọng quyền tự quyết. Các thày không thể và không muốn ép buộc đệ tử. Các thày có thể trao truyền giáo lý, các thày có thể gợi ý. Nếu con xem lại các đợt truyền giáo trước thì con sẽ tìm thấy các gợi ý này, nhưng nhiều người lúc đó đã không thấy được các gợi ý đó.

7.9. Khoảng cách trong tâm con người

Các thày hiểu rất rõ, con yêu dấu, là khi con nhìn lại tổ chức Summit Lighthouse, phong trào TA LÀ (I AM Movement), hội Thông thiên học (Theosophy) và các tổ chức khác mà các thày đã bảo trợ hay đã góp tay vào (và có nhiều tổ chức khác), thì các thày hiểu rất rõ là có một khoảng cách trong tâm các người đệ tử. Họ mong muốn đón nhận giáo lý. Họ mong muốn tìm hiểu giáo lý. Họ mong muốn thực tập những thực tập mà các thày trao truyền. Một số rất hăng hái và trở nên rất nhiệt thành, rất triệt để trong việc thực hành. Tuy nhiên, đọc cầu thỉnh ngọn lửa tím trong mười tiếng đồng hồ làm sao có thể giúp con thực tập tự quán sát, nếu con nghĩ tất cả những gì con cần là thực tập vỏ ngoài?

Nói cách khác, con có thể lấy giáo lý, làm những thực tập mà các thày đã trao truyền nhưng vẫn phóng chiếu ra bên ngoài, vẫn nghĩ con đường tu là con đường vỏ ngoài, thậm chí còn xây dựng trong tâm niềm tin rằng: “Tôi thật sự không cần xem xét chính mình. Tôi chỉ cần cầu thỉnh đủ ngọn lửa tím.” Hoặc con cũng có thể dần dần xây dựng một niềm tin còn nguy hại hơn nữa, là điều mà nhiều đệ tử Summit Lighthouse đã làm.

Con thấy chăng, con yêu dấu, là con gặp một giáo lý – mà thày thẳng thắn nhìn nhận là các thày đã phần nào chế dầu vào lửa. Giê-su trước đây đã đưa ra hình ảnh là các thày giống như những người bán xe cũ dùng chiến thuật bán hàng gọi là “nhử hàng thấp, mời hàng cao”.  Các thày phải trao truyền một giáo lý vỏ ngoài hấp dẫn đủ để con người có thể chấp nhận và xử lý, và là điều họ cần ở trình độ tâm thức hiện tại của họ. Sau đó, các thày phải hy vọng là một khi họ đã đến với giáo lý, thì họ sẽ sẵn sàng bước lên cao hơn tầng tâm thức đó và nhận lãnh một hiểu biết sâu sắc hơn của giáo lý.

7.10. Mạn đà la của thời Song ngư

Con người cần gì vào lúc đó? À, đây là điểm con cần xem xét những người thuộc vào mạn đà la nguyên thủy ở đầu thời Song ngư. Những dòng sống đó tất nhiên chưa biểu hiện quả vị Ki-tô nhưng họ có tiềm năng biểu hiện quả vị Ki-tô. Đó là một tiềm năng – họ chưa đạt được quả vị Ki-tô. Trong suốt thời Song ngư, các dòng sống này đã đầu thai, đa số hầu như liên tục, trong nhiều bối cảnh khác nhau. Vì những người này đã đạt một trình độ nào đó ở đầu thời Song ngư, nên mỗi lần đầu thai họ đều có cảm nhận họ phải làm điều gì, họ phải thành tựu điều gì, họ phải tìm ra điều gì. Họ cần tìm ra con đường tu, họ cần phải tiến triển trên con đường đó. Nói chung thì họ đầu thai với cảm nhận đó. Trong số đó, những người đã tìm ra con đường nội tâm thì không có cảm tưởng thiếu vắng to lớn.

Những người này theo con đường nội tâm, nhưng có một số khác không thể (hay đúng ra thày phải nói là họ không muốn) khám phá con đường nội tâm, áp dụng con đường nội tâm, nhìn nhận con đường nội tâm. Qua những kiếp đầu thai trong thời Song ngư, họ càng ngày càng có cảm giác bực bội vì họ biết họ chưa đạt được những gì họ cần đạt. Đồng thời, con yêu dấu, họ bắt đầu nhận ra là họ quả thực có một tâm thức cao hơn nhiều người chung quanh họ. Một số trong họ nhận ra điều này ngay từ lúc đầu và tiếp tục mang theo cảm nhận này.

Cảm giác bực bội vì có hiểu biết nội tại là mình chưa đạt được những tiến bộ mà mình cần đạt, phối hợp với hiểu biết hay quan sát là mình vẫn tiến bộ hơn những người chung quanh, tạo ra nơi những người đệ tử đó một cảm nhận, một nhu cầu về hai chuyện: thứ nhất là họ cần được chứng thực là họ có trình độ cao hơn những người khác. Thứ hai, họ cần cảm thấy họ đang làm chuyện gì quan trọng trên hành tinh này. Một lần nữa, thày không chê trách ai, thày không chỉ trích ai. Thày chỉ đang giản dị mô tả cơ chế trong tâm các đệ tử đó.

Khi các thày thành lập tổ chức Summit Lighthouse, các thày biết các đệ tử đó có những nhu cầu đó, và các thày đã trao truyền một số giáo lý đáp ứng những nhu cầu đó. Đó là lý do vì sao đã có một số lời tuyên bố khiến các đệ tử tin rằng sẽ có một tiết lộ tuyệt đối, chung cuộc, và đó sẽ là giáo lý chính cho 2000 năm sau đó, và điều này có nghĩa là họ chắc chắn là những đệ tử rất cao cấp vì họ đã nhận diện được giáo lý.

Một số đệ tử trong đó quả thật có trình độ cao hơn đa số dân chúng trên trái đất, nhưng thực sự thì đây không phải là một chuẩn mực so sánh ở mức cao và do đó không phải là lý do để có niềm kiêu hãnh tâm linh. Lẽ tất nhiên, niềm kiêu hãnh tâm linh không nề hà chuẩn mực so sánh ở tầng cấp nào, vì điều quan trọng cho nó chỉ là: “Tôi có trình độ cao hơn người khác chăng?” Con có thể thấy điều này ở khắp nơi trên thế giới: con người tìm ra đủ cách để cảm thấy hơn người khác dựa trên một số tiêu chuẩn nhân tạo.

7.11. Nhu cầu làm một việc gì quan trọng

Nhu cầu thứ hai của các đệ tử đó là cảm giác họ đang làm việc gì quan trọng. Các thày đáp ứng nhu cầu này bằng các bài chú và bằng cách hướng đệ tử đọc chú giải quyết những vấn nạn thế giới. Tới đây, các con hãy thận trọng: các bài chú có hiệu quả, không thể chối cãi điều này được. Không thể chối cãi là các đệ tử Summit Lighthouse đã có tầm ảnh hưởng quan trọng cơ yếu trên hành tinh và sự tiến triển của hành tinh. Thày hoàn toàn không có ý giảm danh dự hay hạ thấp tầm quan trọng của công việc đã được hoàn thành.

Như vậy con cũng có thể hiểu là thành quả này đã nuôi dưỡng (nếu họ đọc được hay nghe được những lời này) cảm giác là họ rất quan trọng. Bất cứ những gì các thày nói thì con người luôn luôn có thể diễn giải lệch hướng, đây là một rủi ro mà các thày phải chấp nhận. Tuy nhiên, có nhiều người không thuộc mạn đà la nguyên thủy đã tới Summit Lighthouse và đọc cầu chú, và đây là một phụng sự tuyệt vời. Nhưng với những người thuộc mạn đà la nguyên thủy thì có một số đã tiếp thu được giáo lý và thực tập của Summit Lighthouse và đã nhảy vọt, thu hẹp khoảng cách và bước vào con đường nội tâm. Một số đã làm được việc này nhưng một số khác không làm được.

Những người này đã dùng giáo lý của Summit Lighthouse để củng cố điều mà Giê-su và Quan âm đã giảng: Xuất phát từ ngã gốc, con đã tạo ra một cái ngã khác muốn cảm thấy, không những là nó hiểu cách vận hành của vũ trụ, nhưng nó được an toàn và an ninh. Đã có đệ tử ở Summit Lighthouse đã dùng giáo lý của các thày để củng cố cái ngã đó.  

Tuy nhiên, những đệ tử đó cũng giáp mặt một khai ngộ mà đa số không nhận ra. Con thấy chăng, con yêu dấu, trong Summit Lighthouse có ý tưởng là con có thể trượt một khai ngộ và điều này có hậu quả rất tai hại – ý tưởng này thực ra có giá trị phần nào. Thày không nói là các con, hiện đang trong một đợt truyền giáo khác, cần quá chú tâm vào việc này, nhưng con được lợi ích nếu con hiểu vấn đề này.

Như thày có nói, thực tế là có một mạn đà la gồm một số dòng sống ở đầu thời Song ngư có tiềm năng đẩy mạnh sự tăng trưởng tâm thức tập thể, nhưng với điều kiện các dòng sống đó đạt được các khai ngộ của thời Song ngư. Nếu họ không đạt được các khai ngộ này, thì họ sẽ gặp một số vấn đề ở cuối thời Song ngư.

Con cần nhận ra là khi các thày thành lập một tổ chức nhằm giúp các đệ tử chưa đạt được các khai ngộ của một thời đại nào đó, thì các thày phải chấp nhận một số rủi ro. Rủi ro đó là các thày đặt các đệ tử đó trước tình trạng ăn-cả-hay-về-không. Con hiểu rằng trong 2000 năm thời Song ngư, các đệ tử đó đã có thời gian. Nếu trong một kiếp đầu thai con không đạt được khai ngộ, thì con có cơ hội đạt được trong kiếp tới. Nhưng nay con tới đoạn cuối của thời Song ngư. Lúc đó, con có một nhóm đệ tử đang sống kiếp cuối của họ trong thời Song ngư. Nếu họ không đạt được khai ngộ trong kiếp sống đó thì họ khó có thể đầu thai trở lại trong thời Bảo bình. Đây không phải là trường hợp của tất cả mọi người trên trái đất nhưng đó là trường hợp của các thành viên của mạn đà la nguyên thủy. Họ đã có cơ hội biểu hiện quả vị Ki-tô trong thời Song ngư nhưng nếu họ không làm được việc này thì họ sẽ khó có thể đầu thai vào thời Bảo bình.

Đây không phải là một tai họa, vì nếu họ không đầu thai được trên trái đất thì chắc chắn có một số hành tinh khác có thể đón nhận họ. Nhưng điều tốt hơn, vì một số lý do, là các đệ tử này ít nhất tới được điểm họ quân bình đủ nghiệp quả để không cần đầu thai trở lại. 

Các thày đã trao truyền một số khuôn đúc và rải truyền Ánh sáng xuyên qua tổ chức Summit Lighthouse với mục đích giúp các đệ tử đó quán triệt khai ngộ của thời Song ngư. Nói cách khác, để giúp họ thu hẹp khoảng cách, bước vào con đường nội tâm và qua đó đạt được khai ngộ của thời Song ngư. Thày sẽ nêu lên một cái nhìn vi tế hơn về việc này.

7.12. Tiềm năng cao và thấp của thời Song ngư

Tiềm năng cao nhất của thời Song ngư là con biểu hiện quả vị Ki-tô, nhưng bao giờ cũng có một tiềm năng cao và một tiềm năng thấp. Tiềm năng thấp nhất là con vững chắc bước vào con đường nội tâm. Con có thể nói là với các dòng sống thuộc mạn đà la nguyên thủy, giá chót là vào cuối thời Song ngư họ đã bước vào con đường nội tâm. Nếu họ không làm được việc này thì họ sẽ khó đầu thai vào thời Bảo bình. Đó là điều các thày muốn làm: giúp họ tới được điểm đó.

Tổ chức Summit Lighthouse đưa ra một số khai ngộ cốt yếu mà ta có thể nói đã đặt các đệ tử đó trước tình trạng ăn-cả-hay-về-không. Hoặc các đệ tử đó đạt được khai ngộ hoặc họ không đạt được, không có gì ở giữa. Nếu họ không bước vào con đường nội tâm, thì họ trượt. Nếu họ không biểu hiện quả vị Ki-tô nhưng bước vào con đường nội tâm, thì họ có thể tiếp tục tiến triển. Họ sẽ không hoàn thành được tiềm năng cao nhất của họ, nhưng họ có thể tiến lên. Ngược lại, nếu họ không đạt được khai ngộ của chu kỳ Song ngư thì họ sẽ không thể đầu thai trở lại trên trái đất, ít nhất là trong một khoảng thời gian.

Các thày đã quan sát được gì nơi các đệ tử? Ấy, nhiều đệ tử đã đạt được các khai ngộ và đã ít nhất bước vào con đường nội tâm. Điều này có nghĩa là mục tiêu của Summit Lighthouse đã thật sự được hoàn thành. Các thày đã thành công trong việc giúp một số lượng tới hạn đệ tử thuộc mạn đà la nguyên thủy đạt được các khai ngộ thấp nhất của thời Song ngư và bước vào con đường nội tâm. Với kết quả này, các thày có thể nói là mục tiêu đã được hoàn thành nhưng tiềm năng cao nhất không được hoàn thành vì đã không có nhiều đệ tử đạt được quả vị Ki-tô hay dám biểu hiện quả vị Ki-tô.

Điều đáng chú ý mà thày sẽ trình bày ở đây, là tại sao chuyện này đã không xảy ra. Thày đã trao cho các con chìa khóa để tìm ra giải đáp. Đó là vì tại Summit Lighthouse vẫn còn quá nhiều đệ tử coi quả vị Ki-tô như một con đường vỏ ngoài, như một con đường máy móc: nếu con đọc đủ số bài chú, thì con không thực sự cần xem xét tâm lý của mình.

Các thày có trao truyền giáo lý về nhu cầu giải quyết tâm lý, tuy các thày không thể giảng ở trình độ mà các thày đang giảng hiện nay. Các giáo lý đã được trao truyền lúc đó, cũng như là các dụng cụ tâm linh. Các thày có trao truyền giáo lý, có khi ẩn dụ, về con đường nội tâm. Các đệ tử có thể tìm ra những điều họ cần nếu họ chịu tìm, nhưng có một nhóm đệ tử không chịu tìm. Điều này bắt nguồn từ điều thày đã giảng, là các đệ tử thời Song ngư này đã xây dựng cảm giác bực bội kèm theo cảm giác tự cao.

7.13. Phán xét người khác

Khi cảm giác bực bội nội tâm (do không biết mình đang ở đâu hay biết mình đang không ở nơi mình đáng lẽ phải ở) phối hợp với ước muốn được cao cấp hơn người khác khiến các đệ tử đó có một trạng thái tâm đặc biệt. Đó chính thực là trạng thái tâm của các thày thông giáo (scribe) và pha-ri-si (pharisee) thời Giê-su, mà Giê-su đã nhiều lần thách thức.

Đây là trạng thái tâm rất phán xét người khác dựa trên một cấu trúc vỏ ngoài gồm một số quy luật và luật lệ, thậm chí gồm cả khái niệm con đường khai ngộ, các khai ngộ cốt yếu mà đệ tử cần đạt được, và hình ảnh về cách một đệ tử chân sư thăng thiên phải đi đứng, hành xử và hành động. Các người đệ tử đó muốn tin rằng, khi họ tuân theo các quy luật vỏ ngoài và nghi thức một cách sùng kính, ta cũng có thể nói là một cách cuồng tín, hay như đang bị bệnh loạn thần ám ảnh và cưỡng bức (obsessive-compulsive) (là một câu nói thời thượng của thời nay), thì họ sẽ tự động đạt được tiến bộ.

Giờ đây, con có một nhóm đệ tử gia nhập tổ chức Summit Lighthouse, nhiều người ở tuổi tương đối trẻ. Họ quyết định trở thành nhân viên và làm việc cho tổ chức, họ có thể là nhân viên trong nhiều năm, chăm chỉ làm theo những gì họ được dạy, và thực hành các nghi thức vỏ ngoài. Họ dần dần xây dựng ý tưởng là vì họ đã làm tất cả các công việc vỏ ngoài đó, thì họ phải đạt được một cấp bậc uy quyền nào đó. Do đó, họ phải có khả năng phán xét người khác và có uy quyền để nói lên sự phán xét đó.

7.14. Đệ tử mà El Morya mất

Con yêu dấu, thày không thể nói hay làm gì được để giúp các đệ tử đó. Như một chân sư thăng thiên đã bỏ vào rất nhiều thành quả tâm linh của mình vào việc bảo trợ tổ chức đó, thày phải nhìn nhận một cách thành thực và thẳng thắn là thày đã mất các đệ tử đó. Mặc dù thày đã nỗ lực bảo trợ tổ chức và trao truyền giáo lý, thày đã mất các đệ tử đó. Thày không thể giúp họ. Thày không nói điều này với lòng hối tiếc, nhưng nói lên điều này trong cõi vật lý là một chuyện quan trọng vì một số lý do. Thày đơn giản chấp nhận sự trải bày của luật tự quyết. Thày chấp nhận là thày, như vị chân sư bảo trợ tổ chức, đã không giúp được các đệ tử đó. Thày không nhìn vào chính mình và nói là thày đã thất bại theo nghĩa thày đã không đủ khả năng hay thày đã có thể làm một cách nào khác, thày chỉ giản dị nêu lên sự kiện, thày chỉ nhận xét như vậy. Thày không có gì để nói với hay nói về các đệ tử này – họ đằng nào cũng không muốn nghe. Thày muốn mô tả sự việc này cho những ai mở tâm đón nhận vì chuyện quan trọng là con xem xét việc này. Con có thể nhìn vào thời Song ngư và thấy biết bao tổ chức tôn giáo hay tâm linh, cũng như là các tổ chức chính trị, có mô thức phán xét người khác dựa trên một số tiêu chuẩn vỏ ngoài được quy định trên trái đất. Như các thày đã nhiều lần thuyết giảng trong nhiều bài về tâm thức nhị nguyên và sa nhân, các tiêu chuẩn này tất nhiên do sa nhân quy định.

7.15. Bước vào con đường nội tâm

Điểm quan trọng mà con cần rút tỉa là con đường quả vị Ki-tô không máy móc. Điều quan trọng không phải là học một số giáo lý, thực hành một số thực tập, đạt được một số khai ngộ – điều quan trọng là bước vào con đường nội tâm.  Một khi con đã bước vào con đường nội tâm, thì con vượt lên trên ý niệm có thể trượt thử thách. Nếu con quan sát phản ứng của mình, thì con không thể trượt thử thách. Con có thể chưa thấy một số chuyện, nhưng đó là chuyện con chưa thấy. Nếu con sẵn lòng quan sát chính mình thì con đã đi trên con đường nội tâm, và vấn đề chỉ là con tiến triển bao nhiêu và đi nhanh chừng nào. Có khi con tiến triển nhanh hơn và có lúc khác con cần thì giờ để giải quyết một vấn đề.

Chắc chắn là với giáo lý mà các con đã nhận được về ngã gốc thì con có tiềm năng tiến triển rất nhanh và tới điểm con không những đi vào con đường nội tâm mà còn được giải thoát khỏi cái ngã phản ứng. Lẽ tất nhiên, đây là điều kiện chính yếu để đi vào con đường nội tâm dẫn tới quả vị Ki-tô hay để là Ki-tô Hằng sống, tức là con không phản ứng lại những chuyện xảy ra trên thế gian.

Con có thể nhìn vào tất cả các tổ chức đó và thấy khuynh hướng phán xét, khuynh hướng phán xét người khác. Con hãy nhìn vào khu vực này của thế giới và thấy rằng trong thời chế độ Sô viết, nhiều người dân Liên bang Sô viết tin rằng, vì họ là công dân Liên bang Sô viết, nên họ hơn những người bên ngoài Liên bang Sô viết. Họ rất khinh chê xã hội Tây phương mà họ coi là đồi trụy, hay bất cứ điều gì khác. Con hãy nhìn xem có biết bao nhiêu người ngày nay có thái độ phán xét. Nhiều người dân Hoa kỳ tin rằng Hoa kỳ là quốc gia cao quý nhất thế giới và nhìn các nước khác với con mắt đầy phán xét, và quên nhìn cái đà trong con mắt của tâm hồn dân tộc Mỹ. Con có thể thấy rất, rất nhiều thí dụ tương tự trên khắp thế giới. Con hãy nhìn thời đầu thế kỷ trước, ý niệm hơn người của người dân các nước Đức, Pháp, Anh đã đưa tới Thế chiến Thứ nhất và sau đó Thế chiến Thứ hai. Tinh thần này đã có thể đưa tới Thế chiến Thứ ba nếu các thày không thành công trong việc đưa ra một số biện pháp vá víu, kể cả số lượng lớn các bài chú đã được đọc tại Summit Lighthouse.

7.16. Cái ngã đối phó với việc bị phán xét

Những người trong các con đang hay đã từng biết và tham gia vào Summit Lighthouse, và sẵn sàng mở tâm đón nhận bài giảng này của thày, thì có thể dùng bài này như một phương tiện để làm hòa với kinh nghiệm của mình với tổ chức đó. Một số trong các con có vết thương tâm lý từ thời sinh hoạt trong Summit Lighthouse, trước nhất là vì đã giáp mặt một số người có tâm rất phán xét. Như thày có từng nói hồi thời Summit Lighthouse, có một số đệ tử mà các thày không dám đưa vào tổ chức đó. Lý do chính yếu là vì đây là những linh hồn ngây thơ và các thày không muốn họ giáp mặt tâm thức rất phán xét chi phối tổ chức đó và vẫn còn ảnh hưởng nó ngày nay.

Sau đó, con yêu dấu, con có thể dùng bài giảng này để nhận ra, như vị sứ giả này đã nhận ra trước khi nhận bài truyền đọc này, là để đối phó với tâm thức đó (không những trong Summit Lighthouse nhưng từ sa nhân nói chung và từ các tổ chức mà con đã tham gia trong thời Song ngư, tỷ dụ như Giáo hội Công giáo) con đã tạo ra một cái ngã để đối phó với sự phán xét của người khác, sự lên án của người khác. Chuyện rất quan trọng cho con là con tới điểm nhận diện cái ngã đó, con thấy là nó có trong tâm thức của con, và ở mỗi người nó mỗi khác.

Con cần tự đặt câu hỏi: “Khi một người phán xét tôi, kết tội tôi, và tố cáo là tôi đã làm điều gì sai, thì tôi đối phó với chuyện này như thế nào? Tôi cảm thấy gì? Cảm xúc của tôi là gì? Niềm tin đằng sau là gì?” Sau đó, con có thể dõi lên thể bản sắc và thấy là nó phát xuất từ ngã gốc như thế nào, và con phản ứng ra sao khi sa nhân chê bai con. Điều này sẽ giúp con nhận diện ngã đó, tách mình ra khỏi nó, nhìn vào nó, và thấy là bất kể vấn đề nào mà ngã đó nêu lên là con cần giải quyết, hay bất kể điều kiện nào mà con cần hội đủ để tránh bị phán xét, chúng đều không thật, đều là ảo tưởng. Ngay cả khi con hội đủ điều kiện, sa nhân sẽ vẫn tiếp tục kết tội con, họ sẽ luôn luôn kết tội con. Một khi con nhận ra điều này, con có thể đi một bước rất, rất quan trọng và không coi cá nhân mình là trọng điểm của con đường tu. Các thày đã giảng điều này trước đây nhưng thày muốn cho con một tầm nhìn khác về vấn đề này.

7.17. Không coi cá nhân mình là trọng điểm của đường tu

Con yêu dấu, con hãy xem xét trường hợp một avatar đã sống lâu năm trên một hành tinh tự nhiên nơi không có sa nhân. Con chưa bao giờ giáp mặt với sự kết tội đó, chưa bao giờ, trên một hành tinh tự nhiên. Giờ đây, con tới trái đất, và có thể là trong kiếp đầu thai đầu, con giáp mặt sự tấn công trực tiếp và mạnh mẽ của sự kết tội của sa nhân. Chuyện gì đã thực sự xảy ra trong tiến trình đó? Ấy, khi con ở trên hành tinh tự nhiên con ở trong trạng thái tâm mà các thày, khi so sánh với chuyện con trải nghiệm trên trái đất, có thể gọi là “không coi cá nhân mình là trọng tâm”.

Con không quá chú tâm vào chính mình, con chú tâm là một phần của tổng thể, đang làm việc cho tổng thể, đang làm việc để nâng cao tổng thể. Đây là trạng thái tâm tự nhiên trên một hành tinh tự nhiên. Giờ đây, con xuống trái đất với ý định làm việc cho tổng thể và nâng cao tổng thể. Con đã quen là khi con làm như vậy thì con nhận được một phản hồi tích cực. Ít ra thì con không bị chê bai khi làm vậy. Bỗng nhiên, con trải nghiệm là sa nhân tố cáo, tấn công, lên án, phán xét, chê bai con. Con bị một cú sốc và nghĩ: “Ồ, họ đang làm các chuyện này đối với tôi. Họ nói là tôi có điều gì sai trái. Tôi chưa bao giờ trải nghiệm chuyện này. Vì sao họ lại nói là tôi có điều gì sai trái? Tôi tới đây với thiện ý tốt nhất. Tôi chỉ muốn tới đây để giúp tổng thể nhưng họ lại nó là tôi sai trái, tôi có điều gì sai trái?”

Bỗng nhiên, lần đầu tiên trong đời, con phải đối mặt với câu hỏi này. Vì con là một dòng sống có thói quen nhìn vào chính mình và xem xét phản ứng của mình, nên con không quen kết tội và bị kết tội. Con xem xét chính mình, lẽ tự nhiên con xem xét chính mình và nói: “Nhưng, có thể nào họ có lý chăng? Tôi đã làm gì sai trái trên hành tinh này chăng?” Bỗng nhiên, con bị phóng vào mối nghi ngờ và con bị ép buộc phải phản ứng. Lúc đó con làm gì? Các thày có giảng là con tạo ra một cái ngã, đó là ngã gốc.

Đúng vậy, nhưng ngã gốc là gì? Nó là một ngã đặt trong tâm vào cá nhân mình. Bỗng nhiên, từ không đặt trọng tâm vào cá nhân mình trên hành tinh tự nhiên, con tới trái đất, con trải qua một chấn thương, và nay con nhìn cuộc đời của mình trên trái đất qua một ngã một cách rất cá nhân. Trên một hành tinh tự nhiên, ý niệm bản ngã của con rất bao la, nhưng trên một hành tinh phi tự nhiên con bị dồn vào một ý niệm bản ngã rất hạn hẹp coi mình là trung tâm của vũ trụ cá nhân của mình. Giống như là con nhìn mọi chuyện từ trung tâm điểm đó, con từ trung tâm điểm đó nhìn ra bên ngoài. Bỗng nhiên, mọi chuyện trở nên cá nhân trên hành tinh này. Bỗng nhiên, con nghĩ là có thể con đã thất bại, có thể con đã làm điều gì sai trái trên hành tinh này. Ngã gốc được tạo dựng chung quanh nỗi sợ thất bại, và đó là lý do vì sao con coi cá nhân mình là trọng tâm khi tiếp giáp mọi sự việc.

Các thày đã cố gắng giảng cho các con là hành tinh này là một hành tinh phi tự nhiên, nơi đây không có gì thường hằng, mọi chuyện như là kết quả của cuộc chơi trong bãi cát. Các thày đã trao truyền các giáo lý đó, nhưng các thày cũng biết các thày đối mặt với tình trạng mà các thày luôn luôn phải đối mặt, đó là khoảng cách. Khi con chưa nhìn ra và giải quyết ngã gốc, thì con không thể ngưng coi cá nhân mình là trọng tâm của cuộc đời mình trên trái đất. Con không thể nhìn vào cuộc đời trên trái đất và nói: “Ấy, tôi sẽ chỉ cần xây một lâu đài cát khác, hay tôi sẽ chỉ phá lâu đài cát cũ và bãi cát sẽ trở về trạng thái tinh khôi của nó.” Cũng giống như dùng gậy đánh vào mặt nước. Con có đánh mạnh đến đâu, thì mặt nước sẽ vẫn trở về trạng thái tĩnh lặng.

Con yêu dấu, chúng ta đang bước vào thời Bảo bình. Con hãy giống như nước nếu con muốn đạt được các khai ngộ của thời Bảo bình. Con thấy chăng, con yêu dấu, khi con nhìn vào ngã đó và xem xét cách con phản ứng lại sự phán xét, và sau đó cho ngã đó chết đi, thì bỗng nhiên cuộc đời không còn xoay quanh cá nhân con nữa. Không có lý do nào để phán xét chính mình vì con nhận ra là các thày không phán xét con. Các thày có thể nói là các thày không phán xét con, nhưng khi con còn cái ngã đó, thì con không thể thực sự hiểu thấu lời giảng của các thày. Chắc chắn là con không thể chấp nhận nó. Khi con đã giải thoát khỏi ngã đó, thì con có thể trải nghiệm điều Giê-su đã trao truyền ngày hôm qua: sự chấp nhận vô điều kiện mà các thày dành cho con.

7.18. Kẻ mạo danh El Morya do đệ tử tạo ra

Con yêu dấu, vì sao thày lại có ý đổi tên mình? Bởi vì trong Summit Lighthouse, các đệ tử đã tạo dựng hình ảnh El Morya như một người trọng kỷ luật khắt khe. Có một số đệ tử thực sự tin rằng họ đã đạt được tới trình độ khiến họ có thể, thậm chí có bổn phận, “rọi ánh sáng xanh” vào các đệ tử khác (như lời họ nói) bằng cách cho các đệ tử này biết El Morya sẽ nói gì về tự ngã, hay kẻ đứng trên ngưỡng cửa, của họ. Họ dung dưỡng hình ảnh là thày là một người trọng kỷ luật khe khắt và đặt ra rất nhiều điều kiện mà các đệ tử phải hội đủ.

Hình ảnh này trở nên quá đậm nét nên thày quyết định là thày muốn làm hai chuyện. Hoặc thày lay động các đệ tử có hình ảnh này để họ có thể bắt đầu thoát khỏi hình ảnh đó. Hoặc thày thu hút đệ tử mới biết thày với một tên mới (Chân sư MORE) và do đó không cần phải đi vào khuôn đúc cũ vẫn còn đó. Điều thực sự xảy ra là các đệ tử tại Summit Lighthouse đã tạo ra một El Morya giả, một người mạo danh El Morya, như một người trọng kỷ luật đầy lòng phán xét. Họ vẫn còn duy trì kẻ mạo danh này cho tới ngày nay. Một số đệ tử tôn thờ kẻ mạo danh đó và nghĩ rằng đó là con người thật của thày tuy rằng thày đã nói là không phải vậy. Các người đó đã mất thày, và thày đã mất họ. Thày chấp nhận điều này. Thày biết là các đệ tử đó sẽ không chấp nhận điều này, vì nếu họ chấp nhận thì họ sẽ phải thay đổi. Họ thật sự sẽ phải nhìn vào chính họ, nhận ra là họ có lòng phán xét lớn, và họ hầu như không thể làm được chuyện này.

Con yêu dấu, con có hiểu chăng tại sao các đệ tử đó hầu như không thể làm được chuyện đó? Chuyện này rất, rất đơn giản. Nếu con đã xây dựng một động lượng phán xét người khác vì họ đã làm lỗi lầm này hay lỗi lầm khác, thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu con nhìn nhận là con sai khi phán xét người khác? Ấy, con chỉ có thể phán xử dựa trên tiêu chuẩn đúng hay sai. Con sẽ phải nhìn nhận là con đã sai. Nếu con nhìn nhận là con sai, thì con vẫn còn động lượng phán xét. Lúc đó, thay vì luôn luôn tìm cái giằm trong con mắt người anh em và phán xét họ, thì nay con đã nhìn nhận cái đà trong con mắt mình, thì con sẽ phải phán xét mình như con đã từng phán xét người khác, có thể là suốt 2000 năm qua hay còn nhiều hơn thế nữa. Những người đệ tử đó sẽ không thể chịu được gánh nặng tâm lý của sự lên án chính mình đó.

Mốt số ít người đã chuyển từ phán xét người khác sang phán xét chính mình, và họ hầu như bị loạn trí hay bị vấn đề tâm lý trầm trọng. Lẽ tất nhiên, thày không muốn bất cứ ai phải gánh chịu gánh nặng này. Nếu các đệ tử có thể đón nhận giáo lý mà các thày trao truyền, thì họ sẽ có thể thấy không phải họ đang phán xét người khác. Đó là một cái ngã tách biệt mà họ đã tạo ra, và họ đã tạo ra ngã tách biệt này khi sa nhân khiến họ phải chịu chấn thương nhập đời.

Do đó, nếu họ sẵn lòng đón nhận giáo lý và dùng các dụng cụ tâm linh, thì họ có thể tách mình ra khỏi cái ngã đó và nói: “Đúng rồi, tôi nhìn nhận là chuyện này đáng lẽ không được xảy ra, nhưng nó đã xảy ra, tuy nhiên thực sự không phải là tôi đã làm chuyện đó, mà là cái ngã tách biệt và bây giờ tôi biết tôi hơn ngã tách biệt đó. Do đó, tôi có thể tách mình ra khỏi nó, nhìn vào nó và nói: ‘Tôi cho bạn chết đi.’” Họ có thể nhận ra, nếu họ thực sự đón nhận các giáo lý này, là họ không cần bù đắp vì đã có tâm phán xét. Họ không cần thay đổi gì nơi vỏ ngoài hay chỉnh sửa điều gì hay giải quyết vấn đề nào. Họ chỉ cần nhận diện ra cái ngã và để nó chết đi. Tất nhiên, họ cũng cần đọc một số lượng bài chú để chuyển hóa năng lượng đã bị tha hóa xuyên qua ngã đó, nhưng đây là một chuyện mà họ rất có khả năng làm.

7.19. Tất cả đều có một lối thoát

Tất cả các đệ tử chân sư thăng thiên đều có một lối thoát nếu họ muốn được giải thoát. một lối thoát. Con có thể khắc phục mọi chuyện vì mọi chuyện mà con đã làm, mà con nghĩ đáng lẽ không nên như vậy, đều được làm xuyên qua một ngã tách biệt. Khi con cho ngã đó chết đi thì con được tái sinh, con là một sinh thể mới trong Ki-tô. Con có thể vẫn còn một số ngã tách biệt khác, do đó con không nên có ảo tưởng là con đã sạch tự ngã, con đã hoàn toàn hay giác ngộ. Con là một sinh thể mới trong Ki-tô. Mỗi lần con rũ bỏ một cái ngã thì con được tái sinh vào một ý niệm bản ngã cao hơn. Thày chỉ muốn như vậy, con yêu dấu. Tất cả các chân sư thăng thiên chỉ muốn thấy con như vậy, thấy con đi vào tiến trình tái sinh liên tục. 

7.20. Thu hẹp khoảng cách

Một lần nữa, và thày biết là thày đang thử thách sức chịu đựng của các con, thày trở lại khoảng cách! Các thày biết là ngay cả các giáo lý mà các thày đã trao truyền qua vị sứ giả này, nhiều người đã đón nhận giáo lý, đã thực hành các thực tập, nhưng họ vẫn cảm thấy có khoảng cách. Họ nhìn vào mục tiêu đạt quả vị Ki-tô và thấy nó ở trên kia, trong khi họ ở dưới này, có một khoảng cách giữa nơi họ đang là và nơi họ phải là, và họ không thấy làm sao thu hẹp khoảng cách.

Họ xem xét giáo lý và họ nghiên cứu giáo lý và nghĩ là phải có điều gì họ đã bỏ sót và không nhận ra đó là cái gì. Các thày nay đã trao cho các con các giáo lý về cách thu hẹp khoảng cách với ngã gốc, và các ngã tách biệt khác.

Điều mấu chốt là nhận ra là con không thể giải quyết bất cứ vấn đề nào mà ngã tách biệt phóng chiếu tới con – con chỉ có thể cho ngã đó chết đi. Đó là lý do vì sao các thày đã nói là con không thể bước vào con đường quả vị Ki-tô khi con còn tìm cách làm việc này xuyên qua một trong các ngã phản ứng đó. Con không thể là Ki-tô xuyên qua một ngã đang phản ứng lại sa nhân.

Một khi con đã khắc phục được ít nhất là một vài ngã đó, và con đã bớt coi cuộc đời xoay quanh cá nhân mình, thì con có thể bắt đầu là Ki-tô. Lúc đó, con không đi trên con đường Ki-tô để cảm thấy an toàn, hơn người, để giải quyết một vấn đề, để bù đắp một sai lầm mà con đã phạm, để được chứng thực hay công nhận. Con trở lại thuở con ở trên hành tinh tự nhiên và làm việc cho tổng thể, ít ra là như con thấy nó lúc này, và đó là chuyện con đã làm trên hành tinh tự nhiên. Con chưa giác ngộ khi con ở trên hành tinh tự nhiên. Con chưa thăng thiên khi con ở trên hành tinh tự nhiên. Con chưa ở trạng thái tâm thức cao nhất mà con có thể đạt được khi con ở trên hành tinh tự nhiên, nhưng con có tâm thái sống không xoay vần chung quanh cá nhân mình.

Ngôn từ đã tới giới hạn của chúng. Thày chỉ có thể cống hiến các con một cái gì vượt quá ngôn từ và đó là tình thương mà thày dành cho tất cả và mỗi người các con. Con yêu dấu, không có gì trên trái đất thật sự dành cho cá nhân con vì không có gì trên trái đất hướng về cái Ta Biết, là cái gì vượt quá hình tướng.

Có một số điều kiện, đặc tính, năng lượng, khuôn đúc liên quan tới cá nhân con. Sự chấp nhận vô điều kiện của Giê-su dành cho riêng cá nhân con. Tình thương của thày dành riêng cho cá nhân con, cái ta thật của con. Ngay cả cái “ta” mà con là trong trạng thái tâm thức hiện tại, thày thương yêu nó như nó là ngay lúc này, và mỗi ngày thày sẽ thương yêu con hơn nữa. Con chỉ có thể chấp nhận cái hơn nữa đó khi con mỗi ngày trở nên hơn nữa bằng cách buông bỏ các ngã đang là ít hơn.

Thày thương yêu con khi con còn các ngã đó nhưng con không thể trải nghiệm tình thương của thày xuyên qua cái ngã. Chỉ khi nào con cho ngã chết đi, thì con mới trải nghiệm là thày thương yêu con hơn nữa, thực sự không phải vì thày thương yêu con nhiều hơn nhưng vì con trải nghiệm tình thương của thày nhiều hơn. Tới đây thì đã quá đủ ngôn từ rồi, quá đủ ngôn từ rồi, con yêu dấu. Không có lượng ngôn từ nào có thể thu hẹp khoảng cách, chỉ có một sự chuyển đổi tâm mới có thể thu hẹp khoảng cách.