Cách nhìn từ Phật về cuộc chiến tại Ukraine

Hỏi: Con là một người Nga và con đã xúc động sâu xa trước cuộc tấn công hung bạo của nước con trên người Ukraine là một dân tộc thật gần gũi với chúng con. Con cảm thấy đau đớn và cảm thương sâu sắc đối với những ai đang phải sống qua cuộc chiến khủng khiếp này. Và con không thể giữ nổi tâm trung hòa. Đối với con, trung hòa có vẻ như là mình ngừng thương cảm. Nói cho cùng, năng lượng của lòng từ bi tự nó đã mang màu sắc rồi, nó không trung lập. Về điểm này, con xin có một câu hỏi cho các chân sư thăng thiên. Không hiểu một dòng sống đã đạt đến một trình độ tâm thức Ki-tô đủ cao cảm nhận tình cảnh này như thế nào? Liệu dòng sống đó có một quan điểm nào về cuộc chiến này hay không? Và một dòng sống ở mức quả vị Phật nhìn tình thế này ra sao? Liệu dòng sống đó có cảm thấy lòng từ bi?


Trả lời của chân sư thăng thiên Saint Germain qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2022 – Dân chủ và Quả vị Ki-tô. Đăng ngày 19/6/2022.

Trước tiên, con cần nhìn nhận rằng con là một con người đang hiện thân, và sự kiện con cảm thấy mình bị bận tâm bởi chiến tranh và sự tàn bạo của con người là một điều tự nhiên. Việc con thương xót những người đang chịu khổ đau cũng là một điều tự nhiên. Con không cần phải tự trách mình là mình đang có những xúc động như vậy.

Nhưng tất nhiên, con có thể vươn lên những tầng cao hơn của quả vị Ki-tô và nhờ đó con sẽ xoay chuyển. Như các chân sư đã giảng nhiều lần, một người đã đạt đến một mức quả vị Ki-tô nào đó sẽ nhận thức rằng trên cơ bản, địa cầu này là một cơ sở giáo dục, và sẽ có nhiều người chỉ có thể học hỏi qua Trường đời Cay đắng mà thôi. Họ chỉ có thể học hỏi khi những cú giáng của trường đời trở nên thật dữ dội. Điều này có nghĩa là con không thể cho phép mình cảm thấy lòng thương xót thường tình của một con người, bởi vì con sẽ không thể giữ được tâm trung hòa không dính mắc, và tâm đó chính là một khía cạnh của quả vị Ki-tô.

Hiển nhiên, quả vị Phật là một mức không dính mắc còn cao hơn nữa. Điều này không có nghĩa là đức Phật không có lòng từ bi, nhưng đó không phải là lòng thương xót của con người. Trên căn bản, con có thể nói là khi con đạt đến quả vị Ki-tô và quả vị Phật, con không còn lượng định mọi chuyện theo một cái nhìn nhị nguyên nữa – liệu chuyện này có phải hay trái, liệu chuyện này có nên xảy ra hay không được xảy ra? Con lui lại một bước, con nhìn một cách trung hòa và con nói: “Nếu đây là những gì người ta cần diễn bày ra để có thể xoay chuyển tâm thức của họ, thì tôi sẽ không chú tâm vào đó để mà phán xét là họ phải hay trái, mà tôi sẽ chú tâm vào những cách tôi có thể giúp những ai sẵn lòng xoay chuyển tâm thức mình.” Những người còn lại, thực sự con không thể làm gì được cho họ vì con không thể chạm được họ từ mức tâm thức của con. Chỉ có Trường đời Cay đắng mới chạm được họ mà thôi.

Có vẻ như tâm Ki-tô và tâm Phật lấy đi mất lòng từ bi, nhưng thực sự nó lấy đi lòng thương cảm phàm phu và con vươn lên một mức cao hơn. Lẽ tự nhiên, khi là chân sư thăng thiên thì mình không muốn nhìn thấy có ai phải đau khổ. Nhưng nếu con là một chân sư thăng thiên đang làm việc với địa cầu, thì con chấp nhận là sự đau khổ sẽ không tự dưng biến mất ngày mai hay ngày kia. Con cần chấp nhận đau khổ là một phần của cuộc sống trên hành tinh trong lúc này. Và con sử dụng mọi cơ hội trong tay để làm việc với nhân loại và giúp nâng cao tâm thức tập thể, hầu tâm thức nhân loại bước ra khỏi cái nhu cầu chỉ học được qua sự khổ đau.