Tự do khỏi vũ lực là chìa khóa cho một cuộc sống tốt đẹp hơn trên địa cầu

Bài truyền đọc của chân sư thăng thiên Saint Germain qua trung gian Kim Michaels ngày 30/10/2022, nhân Webinar 2022 cho Ukraine. Đăng ngày 28/11/2022.

TA LÀ chân sư thăng thiên Saint Germain, Thượng sư của Tia thứ Bảy.

Tự do là gì? Ở những thời điểm khác nhau, tự do đã mang những định nghĩa khác nhau cho những người khác nhau. Con sẽ thấy ví dụ những chế độ, những đế quốc, những ý thức hệ đủ loại đã định nghĩa tự do là việc tuân thủ hệ thống. Ngay cả trong thế giới hôm nay, con cũng thấy được điều này. Các giáo sĩ cực chính thống của Hồi giáo tại Iran định nghĩa tự do như thế nào? Là tuân theo chính quyền, tuân theo hệ thống, tuân theo luật Sharia và sống – thậm chí còn chấp nhận – một cuộc đời định ra dùm họ, rằng đây là những gì ý chí Thượng đế đã muốn cho họ, là tất cả những gì họ có thể mong mỏi.

Tự do được định nghĩa thế nào ở Liên Xô? Là trở thành một công dân thuần phục tuân thủ luật pháp cùng mọi phép tắc và mệnh lệnh của giới lãnh đạo trong đảng. Giáo hội Công giáo sẽ định nghĩa tự do thế nào? Là tuân thủ mọi quy luật, tín điều và học thuyết của đạo Công giáo. Các hội thánh cực chính thống định nghĩa tự do thế nào? Là tin vào cách diễn giải phúc âm theo nghĩa đen và tuân thủ từng chữ, cho dù nó có nghĩa là gì cho cuộc đời của con ở đây trên trái đất, bởi vì – họ dạy như vậy – điều quan trọng là những gì sẽ xảy ra sau cuộc đời này.  

Một cuộc sống tốt đẹp hơn sau địa cầu

Hiển nhiên, là chân sư thăng thiên, chính các thày là những ví dụ sống cho thấy có sự sống sau cuộc đời trên địa cầu. Có thể gọi đó là sự sống sau đời sống – cái mà con người gọi là đời sống. Nhưng nếu muốn cho khái niệm “có sự sống sau đời sống” có chút ý nghĩa, thì chẳng hợp lý hay sao khi bảo rằng sự sống sau đời sống phải tốt đẹp hơn cuộc đời trên trái đất? Nhiều người đạo Cơ đốc khắp thế giới mong mỏi gì? Nhiều người Cơ đốc ở Nga mong mỏi gì? Họ mong mỏi có một sự sống sau đời sống của họ trên trái đất, và họ mong nó sẽ tốt hơn những gì họ đang có. Ngụ ý là gì?

Tôn giáo Cơ đốc đã quen làm gì trong 1700 năm qua từ ngày thành lập Giáo hội Công giáo, qua đó họ cũng đã lập khuôn cho tất cả các giáo hội Cơ đốc khác, kể cả Chính thống giáo Đông phương? Phải, đạo Cơ đốc đã trở thành công cụ cho thiểu số thượng tôn quyền lực để cố ép buộc dân chúng phải chấp nhận cuộc đời mà chúng, thiểu số quyền lực, đã quy định cho mọi người. Thiểu số quyền lực đã cố ép mọi người phải tin rằng cuộc đời mà họ đang có, ngay cả khi họ nghèo khó, là do Thượng đế quy định. Đó là cuộc đời mà Thượng đế đã quy định họ phải sống – nhưng đừng lo, bởi vì trong cõi tới, cuộc sống sẽ khá hơn. Nhưng tất nhiên, đây là một lời gian dối vì nó đi ngược lại luân hồi.

Sự thật là tâm thức mà con mang trong kiếp này định đoạt cuộc sống của con sẽ ra sao trong kiếp tới. Nếu con đã không tự giải thoát khỏi ách thao túng của thiểu số quyền lực trong kiếp này, thì trong kiếp tới con sẽ trở lại dưới ách nô lệ của chúng. Tất nhiên thiểu số quyền lực biết rõ chuyện này, nhưng chúng tước mất hiểu biết này khỏi người dân để họ không thể nổi dậy chống lại chúng vì cứ tin rằng làm vậy sẽ có hại cho đời sống của họ trên trái đất, sẽ cản trở việc họ được lên thiên đàng, mà thay vào đó, họ sẽ bị đày xuống địa ngục với nỗi thống khổ kéo dài đời đời kiếp kiếp.    

Một cuộc sống tốt đẹp hơn ngay trên địa cầu

Nhưng con thấy đó, nếu con dùng suy luận cao để suy ngẫm – một khả năng mà nhiều người có nhưng không phải ai ai cũng có – nếu con mang khái niệm về một sự sống tốt đẹp hơn sau cuộc đời trên trái đất, thì con đã cởi mở với khả năng là cuộc sống có thể khá hơn bây giờ. Vậy tại sao con không thể có cuộc sống đó ngay trên trái đất? Tại sao con phải chờ một cõi cao hơn để sống tốt hơn?

Các Thượng sư kia đã nói đến quá trình tiến hoá trong lịch sử, những chiều hướng, những xoay chuyển đã xảy ra trong lịch sử. Ở đây, con có thể nhìn từ góc cạnh Tia thứ Bảy của Tự do. Đã có một thời con người phải sống trong tình trạng dốt nát dưới đế chế Công giáo thời Trung cổ. Họ chỉ biết những gì giáo hội bảo họ được phép biết, và tất nhiên, giáo hội không cho họ biết là có một cách sống khác hơn cuộc đời của họ. Giáo hội không nói cho họ biết là có những người ở những nơi khác trên thế giới đang có một cuộc sống khác hơn.

Điều tương tự tất nhiên cũng đã xảy ra ở Liên Xô. Không ai nói cho dân chúng biết rằng người dân ở các nước Tây phương có một đời sống tốt đẹp hơn Liên Xô rất nhiều, không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần. Con hãy nhìn sự kiện thật đơn giản là cái người ta gọi là Bức màn Sắt. Nếu Liên Xô đã thật là thiên đường xã hội chủ nghĩa tuyệt vời như họ tuyên bố, thì chức năng của Bức Màn Sắt phải là để ngăn không cho dân nghèo tại Tây Âu đang quằn quại dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản di cư đến thiên đường Liên Xô. Nhưng thay vào đó, hiển nhiên, chức năng của Bức màn Sắt là để giam dân chúng trong “thiên đường” xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn họ không thể biết được cuộc sống ở những nơi khác trên trái đất tốt đẹp hơn như thế nào.

Con thấy gì? Con thấy quá trình tiến hóa, sự tiến hóa của xã hội, đã đem lại điều kiện sống tốt đẹp hơn gấp bội cho con người trên trái đất. Chắc chắn vẫn có người phải sống trong những điều kiện khủng khiếp, nhưng so với 100 hay 500 hay 1000 năm trước, rất nhiều triệu người đang có một cuộc sống tươm tất hơn hẳn. Điều này đã không xảy ra do tầng lớp thượng tôn quyền lực hay với sự chấp nhận của chúng – thật sự chúng đâu có muốn chuyện này xảy ra. Tại sao như vậy? Vì chúng muốn duy trì tình trạng mọi người đều không nghĩ là một cách sống khác hơn cách họ đang sống có thể hiện hữu. Họ không nghĩ có bất cứ ai đang được hưởng những điều kiện tốt hơn điều kiện của họ tại xứ họ. Tại sao Liên Xô phải ngăn không cho dân chúng trong nước biết đến những gì xảy ra bên ngoài? Vì Liên Xô phải cố ngăn không cho họ biết là cuộc sống trên địa cầu có thể tốt hơn những gì họ đang có.

Boris Yeltsin, như các thày đã từng đề cập, đã hiểu ra điều này khi ông sang thăm Hoa Kỳ. Ông thấy một cửa hàng tạp hóa chỉ tầm thường thôi nhưng kệ hàng thì đầy ngập những mặt hàng đủ loại, và khách mua thì chỉ việc bước vào chọn mua bất cứ gì họ muốn. Và ông nhận ra là nếu người dân Liên Xô biết người dân Tây phương đang sống như vậy thì họ cũng sẽ muốn được như vậy. Và do đó, Liên Xô sẽ không thể nào sống còn.

Điểm này dẫn đến điều gì? Nó dẫn đến nhận thức là ai ai cũng đều muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tất cả mọi người trên địa cầu đều muốn sống tốt hơn. Lý do duy nhất mà quá nhiều người không có được cuộc sống đó là vì trong tâm họ, do sự thao túng của thiểu số quyền lực, họ đã tin rằng chuyện này không thể nào xảy ra cho họ.

Một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Ukraine

Đâu là một trong mấy lý do đã gây ra cuộc chiến tại Ukraine? À, người Nga tại Nga hay tuyên bố rằng người Ukraine và người Nga là hai dân tộc anh em. Họ quả quyết là hai dân tộc sao có thể giống nhau đến như vậy, và Putin tạo ra ý tưởng là người Ukraine muốn được giống như người Nga. Họ muốn là người Nga – hay ít ra họ phải muốn được vậy chứ. Nhưng sự cai trị của Putin tại Nga dựa trên gì?

Nó dựa trên sự kiện là người dân Nga không tin là họ có khả năng thay đổi các điều kiện ở Nga. Họ không tin là họ có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn, rằng họ có thể thoát khỏi hệ thống hiện hữu, thoát khỏi Putin lẫn tầng lớp thượng lưu quyền lực của ông ta. Hầu hết mọi người đều không tin là họ có khả năng thoát ra được. Nhưng điều gì đã xảy ra tại Ukraine, đặc biệt từ khi một tổng thống mới được bầu lên, và ngay cả trước đó nữa? Điều xảy ra là nhân dân Ukraine đã nổi lên nỗi khát vọng muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Rõ ràng họ muốn sống tốt hơn thời Liên Xô. Rõ ràng họ muốn sống tốt hơn ngay cả thời hậu Liên Xô. Và ngày càng có nhiều người tại Ukraine hiểu ra là chỉ có một cách họ có thể có được cuộc sống đó – là tiến lại gần với Âu châu, vì họ thấy rõ cuộc sống này đang là hiện thực ở đó.

Con cũng biết trong lịch sử, hay thậm chí trong cả Kinh thánh, tình anh em có thể mang những khía cạnh không mấy âu yếm. Hẳn con có nghe truyện về Cain và Abel. Abel có một điều gì mà Cain cũng có thể có nếu y sẵn lòng tự thăng vượt, nhưng Cain lại không sẵn lòng. Y không sẵn lòng tự thăng vượt, cho nên y không thể có cái Abel có. Nhưng sự kiện Abel có cái đó khiến cho y bực bội, bối rối, ghen tuông. Y không chịu nổi Abel có mà y lại không có. Và vì y không sẵn sàng tự thăng vượt cho nên y đã làm gì? Cain đã sát hại Abel để y không phải nhìn anh mình sở hữu một cái gì mà mình không sẵn lòng đạt được. Đó, đây cũng chính là điều xảy ra cho tâm thức tập thể toàn nước Nga, nhưng đặc biệt trong giới thượng tôn quyền lực.

Tại sao Putin lại quyết tâm nắm quyền tại Ukraine đến như vậy? Vì ông không muốn người dân Ukraine tạo được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ và hướng về phía phương Tây. Tại sao ông không muốn? Vì nếu nhân dân Ukraine có thể làm được điều này thì tại sao nhân dân Nga không thể làm được tại Nga? Cho nên ông sợ nếu người Nga ở Nga chứng kiến điều này, chứng kiến người Ukraine sống tốt đẹp hơn, thì chính họ cũng sẽ muốn được như vậy. Và ông biết việc này chỉ có thể xảy ra nếu chế độ của ông bị lật đổ – không chỉ chính quyền của ông, nhưng cả những đại gia đầu sỏ (oligarch), những nhà tài phiệt, cùng toàn bộ cách vận hành của nền kinh tế Nga.

Một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Nga?

Muốn cho đa số người dân Nga được sống tốt hơn, nguyên hệ thống phải thay đổi một cách cơ bản. Như các thày đã nói về quân đội Nga, nếu con muốn sửa một vấn đề, con không thể sửa vấn đề đó trong phạm vi cùng hệ thống, vì chính hệ thống đó là vấn đề. Putin không thể đem lại một cuộc sống tốt hơn cho dân Nga vì chính ông là người đang kìm hãm nước Nga.

Cho nên ông cho rằng nếu Ukraine thành công trong việc thiết lập một nền kinh tế cường thịnh hơn, một mức sống cao hơn cho dân Ukraine bằng cách hướng về phương Tây và bảo đảm những quyền tự do dân chủ rộng rãi hơn, thì đây sẽ là một mối đe dọa cho chinh ông. Putin mô tả đó là mối đe dọa cho nước Nga, nhưng như các thày đã nói, Putin ở trong trạng thái tâm thức thấp nhất có thể có trên trái đất, cho nên trong tâm ông, tất cả mọi thứ đều xoay quanh chính ông. Trong tâm Putin không có một người nào khác ngoài Putin. Mọi người khác đều chỉ là công cụ để thăng cấp hay bảo vệ cho hình ảnh mà Putin muốn có về chính mình. Điều này, bất cứ ai sẵn sàng quan sát khách quan đều có thể thấy rõ.

Kế hoạch của Putin cho Ukraine

Một phần động cơ ở đây là sự ghen tuông, là khi con không muốn để cho một người mà con xem là anh em có nhiều hơn những gì con đang có. Và do đó, Putin sẵn sàng hủy diệt xứ Ukraine như một quốc gia độc lập, tiêu diệt dân tộc Ukraine bằng cách cưỡng bức họ phải giống như người Nga. Có nghĩa là họ phải tuân phục ông ta, tuân phục chế độ cai trị của ông ta.

Con có biết chăng là không những chính quyền và quân đội Nga đã lên kế hoạch xâm lăng Ukraine mà họ còn hoạch định những biện phạp tiếp theo sau? Bây giờ con có thể nhìn ngược lại và thấy các kế hoạch đó thiếu thực tế, nhưng họ đã dự tính chiếm đóng Ukraine, lật đổ chính phủ và nắm quyền kiểm soát cả nước rất nhanh chóng. Sau đó, họ trù hoạch làm những gì mà nước Nga cùng Stalin đã làm trong thập niên 1940 tại các nước Baltic: bắt giữ tất cả những ai có thể đe doạ sự kiểm soát của Nga. Họ đặt cùng những đơn vị Vệ binh Quốc gia đã từng đàn áp người biểu tình tại Nga và Ukraine. Họ lên kế hoạch thiết lập những trại giam để bắt giữ và lượng định xem những người đó có thể được “cải tạo” hay phải bị thủ tiêu ngay lập tức. Đó là tại sao các thày đã nói là nếu những kế hoạch này đã thành hình, thì số người dân Ukraine bị sát hại sẽ cao hơn những tổn thất được ghi nhận cho tời giờ rất nhiều.

Tự do khỏi vũ lực

Con cần nhận ra ở đây điều gì đã xảy ra trên thế giới. Các thày đã nói đến sự kiện các quốc gia tân tiến đạt được một trình độ nhân tính cao hơn, một mức độ sẵn sàng phụng sự cao hơn, nhưng các nước này cũng đã đạt được một tầng cấp tự do cao hơn. Các thày cũng từng nói là tự do có những giai đoạn khác nhau, và các tầng thấp của tự do là “tự do khỏi”, tức tự do khỏi một điều gì đó. 

Trong nhãn quan này, điều đã xảy ra là thế giới tân tiến đã đạt được tự do khỏi vũ lực. Kể từ Thế chiến thứ Hai, ở các nước phương Tây trong các nền dân chủ hiện đại, đã có sự tự do khỏi các thế lực bên ngoài muốn dùng vũ lực để cưỡng ép người dân, nhưng họ cũng đạt một mức tự do cao độ khỏi các thế lực nội tại dưới hình thức chính quyền trong nước. Gần như không có ai – à, không hẳn là vậy vì chắc chắn vẫn còn một số người – nhưng hầu hết mọi người trong thế giới tân tiến đều không cảm thấy bị chính phủ mình tìm cách bắt nạt. Ngay cả những ai trong thế giới tân tiến có cảm giác chính phủ mình tìm cách bắt nạt mình, thì họ chỉ nghĩ vậy do họ hoàn toàn không biết gì về đời sống tại Nga. Vì nếu họ biết, nếu họ sẵn lòng nhìn nhận, thì họ sẽ hiểu ra là chính phủ của họ không có ý bắt nạt họ, và tin tưởng này thật không thực tế chút nào.

Con nhận ra là nhân dân trong thế giới tiền tiến đã đạt được một mức tự do cao độ khỏi vũ lực. Đây cũng chính là điều nhân dân Ukraine, đa số nhân dân Ukraine, mong muốn. Họ đã mong muốn điều này trước khi chiến tranh xảy ra, nhưng như các thày đã có giải thích, họ chưa hẳn tới được mức đó. Và đây là lý do tình hình hôm nay đã có thể xảy đến, phần nữa cũng là vì họ đã khoác vào vai trò nhằm chứng tỏ người Nga đang thiếu tự do đến chừng nào đối với vũ lực.    

Nếu con nhìn tâm thức tập thể của nhiều nước, con có thể lập ra một thang điểm qua đó con bảo: đây là mức tự do khỏi vũ lực, hoàn toàn tự do khỏi vũ lực; và dưới mức đó có nhiều mức độ tự do khác nhau. Sau đó con bước vào mức âm, là những độ vũ lực khác nhau, và ở mức thấp chót cùng là hoàn toàn không có tự do khỏi vũ lực.

Con có thể nhìn vào thang điểm này và thấy trước cuộc chiến, tuy Ukraine chắc chắn cao hơn Nga nhưng vẫn có những người còn phần nào trung thành với Nga. Họ đã cầm chân Ukraine lại nhưng nói chung, Ukraine vẫn cao hơn Nga. Điều xảy ra sau khi cuộc chiến bùng nổ là trong dân tộc Ukraine đã có một sự xoay chuyển khi càng ngày càng có nhiều người bắt đầu khát khao tự do đó. Có thể nói, chiến tranh vẫn tiếp diễn và vì vậy họ vẫn bị một lực bên ngoài chi phối, nhưng dẫu vậy, càng ngày càng có nhiều người thực sự đạt đến nhận thức là họ mong muốn tự do khỏi vũ lực.

Sự thờ ơ tại Nga

Nhưng ở Nga, người ta đã đi theo chiều hướng ngược lại. Trong lòng nhiều người Nga, ít ra cho tới giờ, có sự cam chịu là không gì có thể thay đổi. Một số những ai tin rằng sự thể có thể thay đổi đã bỏ nước ra đi. Một số người ra đi chính vì giờ đây họ không nghĩ sự thể có khả năng thay đổi. Còn những người ở lại Nga thì họ cam chịu, hầu hết đã buông xuôi, và do đó tâm thức, tâm thức tập thể nước Nga, đã xuống thấp rất nhiều. Bây giờ họ sẵn sàng chấp nhận càng ngày càng nhiều vũ lực hơn từ chính quyền. Tất nhiên như một vài chuyên gia có nói, sự thể này có thể chuyển đổi một lúc nào đó khi lòng sợ hãi chế độ bị lấn át bởi những nỗi sợ hãi khác và họ sẵn sàng đứng lên đòi hỏi thay đổi. Nhưng ngay bây giờ thì trên thế giới, có rất ít quốc gia có trình độ tâm thức tập thể thấp hơn nước Nga, ít nhất nếu dựa trên tiêu chí tự do khỏi vũ lực.

Con có thể nhìn vào Putin và tự hỏi, không hiểu ai là người ít tự do nhất nước Nga? Từ một nhãn quan nào đó, có vẻ như ông ta là người quyền lực nhất nước. Ông có thể làm bất cứ gì ông muốn và cả nước sẽ răm rắp làm theo chỉ thị của ông. Nhưng khi con nhìn vào khía cạnh tâm lý, Putin là con người ít tự do nhất nước Nga và một trong những người ít tự do nhất trên toàn địa cầu, vì ông bị kẹt quá đỗi trong chính cách tư duy của ông.

Và điểm này dẫn tới gì? Nó dẫn tới nhận thức là chắc chắn vũ lực vật lý có thể hạn chế tự do, nhưng tại sao con bị vũ lực vật lý chi phối chứ? Tại sao con lại chấp nhận là tình trạng của con trên địa cầu không thể thay đổi, rằng con không thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn? À, là vì các điều kiện tâm lý. Con mang một cơ chế trong tâm lý đang ngăn cản không cho con chấp nhận là con có thể có những điều kiện tốt hơn, cho nên con cam chịu, con buông xuôi. Khi con nhìn vào chiều dài lịch sử, đây chính là điều mà tất cả mọi thiểu số thượng tôn quyền lực, tất cả mọi chế độ độc tài hay lạm quyền trong lịch sử đều trông cậy vào.

Chúng trông cậy là một khi chúng đã áp đặt đủ vũ lực trên dân tộc của chúng, thì nhân dân sẽ buông xuôi, sẽ chịu thua – cuộc đời bắt buộc phải trải ra như vậy và không có gì sẽ cải thiện được cuộc đời, ít ra là nơi đây trên trái đất. Như các thày đã giải thích, người Nga đã phải hứng chịu tình trạng này từ rất rất lâu, rất nhiều người như vậy. Nhưng tất nhiên cũng có nhiều người đã chọn đầu thai ở Nga trong thời buổi này vì họ muốn chứng tỏ là có một cách sống khác hơn. Vấn đề là giờ đây, nhiều người trong số đó đã bỏ nước ra đi. Hiển nhiên họ vẫn lôi kéo tâm thức tập thể đi lên, và ngay cả việc này cũng có thể đem lại một tác động tích cực dài hạn.

Nhưng điểm cần nói ở đây là như sau. Một quốc gia không thể đạt đến tự do khỏi vũ lực cho tới khi có một túc số tới hạn (critical mass) người dân xoay chuyển, tức là xoay chuyển chính tâm lý của họ để bắt đầu xét xem tại sao họ lại nghĩ họ phải cam chịu số phận của mình trong đời. Tại sao họ nghĩ là họ phải bỏ cuộc mà không cố cải thiện đời mình. Đôi khi nhận thức này đòi hỏi những cú giáng thật đau đớn. Như con thấy tại Iran, giới thanh thiếu niên gần như phải chạm đáy tuyệt vọng khi nhìn ra là mình không có tương lai trước khi họ sẵn sàng phản đối. Nhưng luôn luôn có tiềm năng là mọi người có thể thức tỉnh, và đây chính là điều đã xảy ra tại Ukraine và cũng là lý do tại sao con chứng kiến Ukraine đã tiến bộ nhiều hơn Nga. Và cũng là tại sao con chứng kiến âm mưu tuyệt vọng của Nga hầu chặn đứng tự do tại Ukraine.   

Cuộc xoay chuyển ở Ukraine

Vậy điều này có nghĩa gì cho nhân dân Ukraine? Có nghĩa đơn giản như sau: Các con đã khởi hành trên con đường dẫn đến tự do rộng lớn hơn. Đã có một túc số tới hạn tại Ukraine mở tim mình ra cho Ngọn lửa Tự do của Tia thứ Bảy. Các con đã tiếp nhận ngọn lửa theo khả năng xử lý của mình, nhưng các con đang trên đường đi đến tự do. Các con chỉ cần đơn giản bước chân đi tiếp và gia tốc. Và một lần nữa, đang có một sự gia tốc to lớn ngay bây giờ, đang có một tiềm năng to lớn ngay bây giờ, vì nhiều người chưa nhìn ra trước chiến tranh thì nay họ bị chấn động đến độ họ thốt lên: “Chúng tôi muốn tự do, chúng tôi muốn thoát khỏi tình trạng này.”   

Họ nhìn vào sự tàn phá, và nếu con chưa sống trong vùng chiến sự, nếu con chưa bước chân đến những vùng Ukraine bị Nga chiếm đóng, thì con không thể tưởng tượng nổi người dân đã phải chịu đựng những gì. Nhiều người bị chấn động đến tận xương tủy khi chứng kiến nhà cửa bị tàn phá, người dân bị giết hại, những tra tấn, những hãm hiếp, cách hành xử hoàn toàn vô nhân đạo, ăn cướp bất cứ gì có thể ăn cướp. Thật là một cú sốc cho rất nhiều người đến độ những ai từng trung thành với nước Nga cũng phải mở lòng ra mà nói: “Chúng tôi không bao giờ muốn chuyện này tái diễn, chúng tôi muốn thoát khỏi sự thể này, chúng tôi muốn tự do khỏi loại vũ lực này.”

Tự do khỏi tham nhũng

Một lần nữa, có một cơ hội mở ra ở đây cho Ukraine thực hiện một cuộc xoay chuyển sâu xa khi mọi người nhận ra: “Chúng tôi muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cái gì đã ngăn cản chúng tôi? Đó là vũ lực, và chúng tôi muốn tự do khỏi vũ lực.” Điều này có nghĩa rất nhiều thứ. Tất nhiên ngay bây giờ thì con nói: “Chúng tôi muốn tự do khỏi nước Nga đang đàn áp, tấn công, tàn phá chúng tôi.” Nhưng con hãy nhìn vào các lực nội tại đang cầm chân bước tăng trưởng của Ukraine. Như các thày đã trình bày rất nhiều lần, nạn tham nhũng là một trong số đó. Nhưng thêm vào đó còn có toàn bộ hệ thống kinh tế với đại gia đầu sỏ và tệ nạn thiên vị, cùng với toàn bộ hệ thống chính trị không đặt nền tảng trên việc phục vụ nhân dân mà phục vụ đặc quyền đặc lợi.

Có một cơ hội tuyệt vời để người Ukraine thức tỉnh, nhìn lại xứ sở mình và nói: “Chúng ta cần làm gì để vươn lên cao hơn, để đạt được tự do khỏi các thế lực bên ngoài lẫn bên trong? Chúng ta cần thay đổi chính chúng ta như thế nào?” Và con sẽ thấy là tại Ukraine đã có đủ túc số những người mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn và tin rằng đó là chuyện khả dĩ, là điều thật sự có khả năng thị hiện. Ngoài ra còn có sự kiện nhiều người Ukraine đã tị nạn ra nước ngoài, ở đó họ có thể nhìn thấy tận mắt một cuộc sống tốt đẹp hơn là điều khả dĩ. Họ thấy tận mắt những người chẳng khác gì họ đang có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Con cũng thấy nhiều người ti nạn như vậy nhận được cú sốc – một cú sốc thú vị – khi họ được các quốc gia đó tiếp đón nồng hậu như thế nào. Trở về với bải giảng của thày Nada về phụng sự, nhiều người tị nạn Ukraine đã chứng kiến và trải nghiệm một mức phục vụ cao hơn khi nhân dân các nước đó đã đón tiếp họ và chứng tỏ ý muốn giúp đỡ họ cho dù không được hưởng lợi lộc gì. Nhiều người Ukraine từng nghi kỵ quốc gia và nhân dân Ba Lan do hiềm khích quá khứ. Nhưng họ được cú sốc thú vị khi Ba Lan mở vòng tay đón tiếp họ, và Ba Lan là quốc gia đón nhận nhiều người tị nạn Ukraine nhất thế giới.

Một lần nữa con thấy một bằng chứng về sự sẵn lòng phụng sự vô vị lợi, và những người Ukraine đó có thể đem tinh thần này về nước mình, và một cuộc xoay chuyển có thể xảy ra khi con nói: “Thôi đủ rồi những cách hành xử lỗi thời kia. Đủ rồi các đặc quyền đặc lợi. Đủ rồi những các quan chức tiếng là phục vụ công chúng nhưng chỉ mưu cầu lợi ích cho cá nhân mình, cho những kẻ chịu chi trả hay chịu đổi chác đặc quyền. Chúng ta không thể chấp nhận chuyện này nữa. Chúng ta sẽ không dung túng chuyện này trong nước chúng ta. Và chúng ta đòi tự do khỏi những thế lực bên trong, vì đó là một lực kỳ thị đối với nhân dân khiến cho một số được đặc lợi trong khi một số khác bị chà đạp.”

Tạo dựng một bản sắc dân tộc và văn hóa mới

Tất nhiên còn nhiều khía cạnh khác nữa. Về dài hạn, Ukraine sẽ có một nhu cầu to lớn những con người sáng tạo. Họ là nghệ sĩ, họ là nhạc sĩ, họ là triết gia, họ là những nhà tư tưởng. Họ không nhất thiết có bằng cấp trong tất cả những ngành đó, nhưng họ có khả năng suy nghĩ độc đáo. Họ có thể nhìn vào sự việc, nhận ra các mội liên hệ nối kết, hiểu ra tại sao một số sự thể đã xảy ra, rồi sau đó họ có thể rèn đúc một bản sắc dân tộc và một văn hóa mới. Có người Ukraine đã nói: “Nước chúng tôi không có nhiều anh hùng. Khi nhìn lại quá khứ, chúng tôi không thấy nhiều vị anh hùng.” Nhưng bây giờ con có anh hùng rồi đó. Không chỉ là các chiến sĩ mà rất nhiều người khác. Và các con có khả năng tạo ra một bản sắc dân tộc mới nơi con không những thoát khỏi quá khứ, kể cả quá khứ Xô viết, mà con còn thoát khỏi tinh thần vô cảm đối với sự sống, thoát khỏi sự tàn bạo, sự tham nhũng, xu hướng vi phạm luật pháp, xu hướng ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Con có khả năng thoát khỏi tất cả những thứ đó về lâu về dài. Con có thể hun đúc một cách nhìn mới về chính mình, và như các thày có nói, các con đạt tới điểm tự chấp nhận mình thực sự là một thành viên xứng đáng của gia đình châu Âu. Các con là một vốn quý cho gia đình châu Âu vì các con đã vươn tới trình độ nhân bản của châu Âu, và như vậy có nghĩa là giờ đây con là một quốc gia bình đẳng giữa các quốc gia.

Phân biện Ki-tô và sự bình đẳng

Nói chuyện về bình đẳng cũng tốt thôi, và ở một mức độ nào đó, tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Nhưng đó là khi họ mới đầu thai lần đầu tiên trên địa cầu. Kể từ đó, qua rất nhiều kiếp sống, họ đã phát triển theo những chiều hướng khác nhau và vì thế con không thể nói là ngày nay, mọi người đều ngang hàng. Đây chính là một nhược điểm của các nền dân chủ hiện đại, là xu hướng cho rằng mọi người đều ngang nhau và có thể được đối xử giống nhau. Tất nhiên đây không phải là phân kiện Ki-tô, vì để dùng một ví dụ hiển nhiên, con cần nhìn nhận rằng Putin cùng chính quyền Nga không hề có ý định trong sáng đối với các nước dân chủ, và bởi vậy con không thể đối xử với ông ta như thể ông có ý định trong sáng.

Điều tương tự cũng áp dụng cho nhiều lãnh vực khác. Nhưng trước tiên là trình độ nhân bản, mức độ nhân tính. Khi con đạt đến một mức độ nhân tính nào đó, con không thể cho phép mình làm ngơ hay quên mất là người khác có thể chưa đạt đến mức đó. Và vì vậy, con không thể đối xử với họ như là ngang hàng khi họ vẫn ở một mức nhân tính thấp hơn và họ sẽ đâm con sau lưng ngay khi nào họ có cơ hội.

Sự hợp tác bình đẳng

Một lần nữa, Ukraine có tiềm năng tự vươn mình lên, nâng cao tâm thức tập thể để bình đẳng với các nước châu Âu kia về trình độ nhân tính và khát vọng tự do, và nhờ vậy có thể hợp tác trong sự bình đẳng. Các thày cũng từng nói là các thày mong muốn nước Nga cũng hợp tác bình đẳng với mọi nước khác, nhưng hiển nhiên điều này không thể xảy đến ngay bây giờ. Cần có sự nâng cao tâm thức tập thể trước khi điều này có thể xảy đến. Và đối với Ukraine, điều thật sự cần xảy ra ở đây là Ukraine cần nắm bắt sự thật đơn giản này mà các thày đã giải thích, rằng sự phát triển mà con chứng kiến trong thế giới hiện đại đã không đến qua sự cưỡng ép. Không có một tổ chức trung ương nào đã cưỡng bách các nước dân chủ phải trở nên tự do và thịnh vượng hơn. Điều này đã xảy ra qua sự hợp tác tự nguyện.

Nhưng hợp tác tự nguyện đặt nền tảng trên một nhận thức. Nó không dựa trên những con tính của ai đó nghĩ rằng: “À, tôi thấy các nước châu Âu này đang hợp tác với nhau. Vậy chúng ta hãy giả vờ cũng hợp tác với họ, nhưng chúng ta sẽ chỉ tìm xem chúng ta có thể lợi dụng họ đến chừng nào và chúng ta có thể gian lận họ được bao nhiêu.” Hiện có một số nước trên thế giới đã mang tâm thức luôn luôn tìm cách gian lận này từ hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm qua. Nhưng đó không phải là hợp tác bình đẳng.

Sự hợp tác sẽ hiệu quả khi nó tự nguyện, vì nó dựa trên nhận thức rằng qua sự trung thực, chúng ta đang giúp chính chúng ta một cách tối ưu. Bằng cách hợp tác cởi mở và trung thực, chúng ta đang hành xử tốt nhất cho mình lẫn cho đất nước mình. Vấn đề không phải là Ukraine phải làm gì để giành được lợi điểm, mà là Ukraine vươn lên tới cùng một mức như các quốc gia châu Âu khác, qua đó sự hợp tác trung thực và cởi mở là cách hành xử tự nhiên. Đơn giản, đó là bản chất thứ hai của mình, hay có lẽ hơn vậy nữa, là bản chất thứ nhất của mình. Con không hành động với bất kỳ thâm ý nào hết. Con nhận ra là các nước Tây Âu kia, hay các nước kia tại châu Âu, thực sự muốn giúp Ukraine vươn lên để trở thành một quốc gia tân tiến.

Tự do khỏi tâm thức của Cain

Con có thể cãi: “Nhưng tại các nước đó có những công ty muốn làm tiền từ việc tái thiết Ukraine.” Cũng đúng đấy, nhưng điều này không áp dụng cho tất cả mọi người. Có những người trong thế giới hiện đại, không chỉ tại châu Âu mà ở cả nơi khác, mong muốn nhìn thấy phần còn lại của thế giới cũng được hưởng những gì mình đang được hưởng. Họ là những người không mang tâm thức của Cain. Họ không ghen tuông với anh chị em. Họ muốn mọi người có được cuộc sống mà họ đang có, vì đây chính là tự do. Đây là tự do khỏi một cái gì. Là tự do khỏi đố kỵ và ghen tuông. Chuyện ghen tị anh chị em mình, đó là tâm thức của Cain. Khi con đạt được tự do khỏi cái đó, làm sao con có thể cảm thấy mình bị đe dọa khi người khác cũng có những gì con đang có, hay còn nhiều hơn nữa? Làm sao đó là một đe doạ cho con? Làm sao nó gây bất lợi cho con? 

Một khi con đã trải nghiệm sự thật là toàn bộ thế giới tân tiến đã trở nên trù phú hơn qua sự hợp tác, con nhìn ra là nếu người khác có nhiều thêm thì toàn bộ nền kinh tế sẽ được nâng cao, và chính con cũng sẽ có nhiều thêm. Nếu toàn bộ thế giới – con hãy bước lui lại và hình dung điều này – con hãy tưởng tượng toàn bộ thế giới có được cùng mức độ trù phú vật chất như Tây Âu. Con thử tưởng tượng đi. Ta biết con có thể nghĩ ra đủ loại lý lẽ và luận cứ bảo rằng chuyện này không thể xảy ra vì tài nguyên tự nhiên có hạn và vân vân. Nhưng hãy tạm gác cái đó sang một bên, vì trước hết, ta cũng đã từng trình bày là tài nguyên thiên nhiên không là một lượng cố định. Nhưng chúng ta hãy tưởng tượng toàn thể thế giới được hưởng cùng mức trù phú như nhân dân cùng các nước Tây Âu. Làm sao điều này có thể gây thiệt hại cho Tây Âu được chứ? Ngược lại là đằng khác, Tây Âu sẽ càng trù phú hơn nữa. Không có nghĩa là họ sẽ vẫn luôn luôn dẫn đầu, nhưng nếu toàn bộ nền kinh tế thế giới được nâng lên thì mọi người sẽ đều hưởng lợi.

Một lần nữa, những ai ít tự do hơn sẽ có xu hướng phóng chiếu trạng thái tâm thức của họ lên mọi người khác. Đây là điều được trình chiếu quá rõ ràng qua con người của Putin cùng tư duy dựa trên vũ lực của ông. Ông không thể hiểu nổi là các quốc gia trong NATO đã có thể thăng vượt tư duy vũ lực đó, cho nên ông phóng chiếu lên họ ý tưởng là họ muốn gây cho Nga những gì ông muốn gây cho họ. Ông muốn dùng vũ lực để giành lại những gì ông xem là lãnh thổ của Nga, thế mà NATO lại đứng cản đường, cho nên ông phóng chiếu ra chính họ mới là kẻ muốn xâm chiếm Nga. Theo một nghĩa nào đó thì ông có lý. Tham vọng của ông là chiếm đất đai mà ông xem là của Nga, nhưng NATO lại ngăn cản ông thực hiện giấc mơ đế quốc đó. Dưới mắt Putin, lực nào kềm chế sức hung hãn của ông phải là một lực hung hãn chống lại ông. Trong tâm trí Putin, ông là trung tâm vũ trụ, cho nên bất cứ hành động nào của nước khác cũng nhắm trực tiếp vào ông. Nếu các nước đó hạn chế tham vọng bành trướng của ông thì, hiển nhiên trong tâm Putin, đó là một hành động gây chiến.

Điều này cũng liên quan tới Ukraine ở chỗ Ukraine có thể xoay chuyển. Người dân Ukraine có thể nhận ra là trong tâm thức tập thể của mình vẫn còn tàn dư của tinh thần nghi kỵ kẻ khác và nghi kỵ động cơ của họ. Chắc chắn con có thể thấy sự thể này bắt nguồn từ thời Xô viết, nhưng nó còn trở ngược về xa hơn nữa. Con phóng chiếu ra là có lẽ người khác sẽ lợi dụng con, nhưng con có khả năng xoay chuyển và nhận ra là nếu con buông tư duy đó, con sẽ có thể tự do hợp tác với những quốc gia hiện đã hợp tác với nhau một cách tự do.

Ta đang không cố mô tả Tây Âu như một loại thiên đường nào đó trên địa cầu. Ta chỉ muốn nói là họ đã tiến xa hơn so với Ukraine hiện nay và Ukraine có thể được lợi lạc khi vươn lên tới mức đó. Con thấy rõ là Nga không sẵn lòng tái thiết Ukraine sau cuộc chiến. Cho dù Ukraine có đầu hàng Nga ngay bây giờ và nói: “Mời các ông vào đây chiếm chúng tôi,” con có nghĩ nước Nga sẽ bỏ tài nguyên ra để xây dựng lại Ukraine? Chắc chắn là không, cho đến khi họ “cải tạo” dân chúng cả nước biến thành người Nga, và ngay cả khi đó, con có thể thấy là phần lớn xứ Ukraine sẽ bị kéo xuống thấp đồng đều như xứ Nga.

Vậy ai sẽ muốn giúp Ukraine tái thiết sau chiến tranh đây? Tất nhiên là Tây Âu rồi, hay châu Âu nói chung. Đâu là điểm lợi cho Ukraine? Là thoát ra khỏi cái tư duy nghi kỵ ý định của người khác. “Ồ có lẽ họ đang cố lợi dụng chúng ta đây.” Nếu con có thể khắc phục tư duy này, con sẽ tiến bộ nhanh hơn rất nhiều trong việc xây dựng lại đất nước.

Mọi người đều thắng khi hợp tác

Cách đây không lâu, chúng ta đã có một hội nghị tại Ukraine nơi các thày đã có mặt trong vật lý, hay đúng hơn, sứ giả này đã đích thân đến tham dự. Con có thể tìm lại và học hỏi các bài truyền đọc đó và con sẽ thấy là mọi điều các thày đã nói vẫn áp dụng cho Ukraine. Mọi điều đều vẫn có giá trị để con tìm hiểu. Nhưng hiển nhiên kể từ đó, nhiều điều mà các thày chỉ ẩn ý hoặc ám chỉ thì giờ đây đã rõ nét hơn hẳn. Đó là tại sao trong các bài truyền đọc lần này, các thày đã trình bày bộc bạch hơn. Vì bây giờ các thày có thể nhận ra một sự cởi mở trong tâm thức tập thể. Có những điều các thày không nói trực tiếp trước đây thì bây giờ có thể nói trực tiếp hơn, vì trước đây không có cùng sự cởi mở. Biết bao nhiêu người muốn giữ nguyên như cũ tình trạng hiện thời, hoặc vì họ cảm thấy được ưu đãi trong hoàn cảnh của họ, hoặc vì họ đã chấp nhận cuộc sống này là số phận của họ và không muốn đánh mất nó.

Con có thể nhận ra một sự thật ở đây, là khi con vươn lên tự do khỏi vũ lực, vươn lên khỏi tư duy dựa trên vũ lực, con có thể tự do hợp tác với người khác vì con không sợ mất gì trong hợp tác. Đây là điều con thấy, một tâm thức mà rất ít người ngộ ra, nhưng nó đang lộ diện trong thế giới tân tiến. Đây là sự nhận thức rằng chúng ta không mất gì khi chúng ta hợp tác, mà chúng ta đều được thêm khi hợp tác. Mọi người đều thắng trong sự hợp tác. Đây là nguyên lý con thấy thể hiện trong thiên nhiên, là lý do tại sao sự sống đã bền vững trên hành tinh này trong một thời gian rất dài. Như các thày đã giảng, thành ngữ “sự sống còn của kẻ thích nghi” (survival of the fittest) có nghĩa là những ai sẵn sàng hợp tác nhất sẽ sống còn, chứ không phải những ai sẵn sàng dùng vũ lực nhất.

Đây là một sự xoay chuyển quan trọng cho dân tộc Ukraine. Nó có thể đem lại những lợi ích to lớn trong một thời gian dài trước mặt. Nhiều người đã làm cuộc xoay chuyển này. Tổng thống và nhiều vị mới gia nhập Quốc hội đã làm cuộc xoay chuyển này. Nhiều người khác cũng đã xoay chuyển. Nhưng con vẫn có thể bồi đắp thêm để cái trớn đó đưa dân tộc Ukraine vượt quá điểm then chốt khi bước tiến bộ không thể đảo ngược lại và tự nó sẽ tăng cường. Đây là cách tiến bước nhanh chóng nhất sau biến cố đáng tiếc mà không ai trong chúng ta muốn thấy, nhưng dẫu vậy vì biến cố đã xảy ra, cho nên các thày đang trao cho con động lực để con hãy sử dụng – sử dụng theo cách tốt nhất mà con có thể.

Người xưa có câu: Thắng được cuộc chiến là một chuyện, nhưng thắng được hòa bình là chuyện khác. Đấy, các thày muốn Ukraine thắng cả cuộc chiến lẫn hòa bình. Các con có thể thắng cuộc chiến với tư duy mà các con đang có; tuy nhiên một lần nữa, nếu con thăng vượt được tư duy này thì nó sẽ giúp con chiến thắng nhanh hơn. Nhưng chắc chắn các con sẽ không thể thắng được hòa bình với tư duy mà các con đang có. Nó đòi hỏi con thăng vượt, như các thày đã giải thích.

Lẽ tự nhiên, tự do có nhiều khía cạnh, nhiều cấp độ. Thày có thể nói nhiều hơn về tự do, nhưng thày đã nói nhiều rồi cho những ai sẵn sàng nhìn vào các khía cạnh cao hơn đó của tự do. Qua hội nghị này, các thày, các Thượng sư, đã cho con một lời dạy cân nhắc dựa trên sự quan sát tâm thức tập thể, những thay đổi đã xảy ra từ khi cuộc chiến bùng nổ, sự sẵn lòng chuyển đổi của mọi người để suy nghĩ theo những cách mới.

Hãy cả gan mơ ước!

Con cũng biết một cách nhìn khác về những gì đã xảy ra trên thế giới là nói đến trí tưởng tượng. Con hãy trở ngược về thời Liên Xô, tại Ukraine cùng các nước cộng hòa khác và ngay tại Nga, và con sẽ thấy cái mà Liên Xô đã hủy diệt nơi hầu hết mọi người là trí tưởng tượng. Không ai còn dám tưởng tượng bất cứ gì mới mẻ, bất cứ gì khác biệt, bất cứ gì tốt hơn. Vì sao các quốc gia trong thế giới tân tiến đã đạt được những tiến bộ mà họ đã đạt? Vì trí tưởng tượng của người dân được tự do hơn. Họ dám mơ ước. Họ dám thử nghiệm. Họ dám suy nghĩ theo những cách mà không ai suy nghĩ trước đó. Có người bảo rằng khoa học là tiến trình nhìn thấy những gì mọi người đều thấy nhưng lại suy nghĩ những gì chưa ai suy nghĩ bao giờ. Đấy, tưởng tượng là nhìn thấy những gì ai ai cũng thấy nhưng trải nghiệm trong tâm một điều gì vượt hẳn ra ngoài, một điều gì mà hầu hết mọi người không thể trải nghiệm, nhưng khi con có trí tưởng tượng thì con trải nghiệm được.

Điều gì cầm chân một quốc gia? Chính là sự thiếu tưởng tượng. Tâm mọi người bị khóa chặt vào một đường rày. Họ được nuôi dạy và lớn lên trong một số điều kiện. Họ có một quá khứ được gia đình hay nhà trường kể lại, và họ nghĩ: “Chúng ta người Ukraine là như vậy đó. Đây là cách chúng ta đã làm mọi chuyện, đây là cách chúng ta suy nghĩ, đây là cách chúng ta nhìn cuộc sống.” Và họ chấp nhận có những lằn ranh giới và chẳng có ích gì mà suy nghĩ vượt ra ngoài ranh giới, chẳng có ích gì mà tưởng tưởng bên ngoài biên giới, bởi vì: “Chúng ta là người Ukraine, chúng ta đang kéo lê theo mình tảng đá khổng lồ này, và chúng ta không thể buông sợi dây ra, chúng ta cứ phải tiếp tục kéo lê tảng đá này. Dù chúng ta có đi đâu, dù chúng ta có đến đâu, dù chúng ta nghĩ dân tộc mình có thể đi đến nơi nào thì chúng ta cũng sẽ phải kéo dĩ vãng này theo chúng ta.” 

Nhưng con không phải. Con không phải kéo nó theo con. Nhưng để ngừng kéo nó theo con, để buông sợi dây ra, con phải dám cả gan suy nghĩ những gì mà cho đến giờ chưa ai trong đất nước con đã nghĩ tới. Con cần cả gan tưởng tượng mọi chuyện có thể thực hiện khác hơn cách truyền thống. Con có bắt buộc phải có sự thối nát tham nhũng, một tệ nạn mà con đang có và đã từng có từ bấy lâu nay? Con có phải mang theo cái đó hoài hoài mãi mãi hay không? Con có phải luôn luôn đấu tranh theo cách con đã từng đấu tranh cho tới giờ? Con có phải kinh doanh theo kiểu con đã từng kinh doanh? Hay có cách nào khác hơn không? Con có phải sinh hoạt chính trị theo cách con đã từng làm chính trị? Hay có cách nào khác hơn không?

Món quà lớn nhất mà con có thể trao như một cá nhân cho đất nước con là giải thoát trí tưởng tượng của con, để con cả gan tưởng tượng những gì chưa ai đã tưởng tượng cho đến giờ. Nếu có đủ số người làm điều này, các con sẽ có khả năng tiến bộ ngoài sức tưởng tượng điên rồ nhất của mình hiện giờ. Con có khả năng thị hiện một điều gì vượt khỏi những mơ ước cuồng nhiệt nhất của con. Viễn quan của ta cho Ukraine cao hơn rất nhiều tầm hiểu biết của bất cứ ai tại Ukraine ngay bây giờ. Và ta sẵn sàng trao viễn quan này cho bất kỳ người nào chịu mở tâm mình ra.

Theo một nghĩa nào đó, con thường hay nghĩ, và nhiều người cũng nghĩ vậy, rằng trí tưởng tượng chỉ là chuyện mơ huyễn. Nhưng con hãy trở về 500 năm trước và nhìn xem người ta sống thế nào vào thời đó. Rồi con nhìn thực tế cuộc sống của con ngày hôm nay. Liệu con người thời đó có thể tưởng tượng nổi cách con sống hôm nay? Không. Và nếu có ai dám tưởng tượng thì hầu hết sẽ bảo đó là hoàn toàn mơ huyễn. Nhưng rõ ràng con đang sống trong thế giới ngày nay và con biết đó không phải là mơ huyễn mà là thực tế. Cái tương lai mà con không dám tưởng tượng hôm nay không phải là mơ huyễn. Đó là một tiềm năng rất thực. Và nó chỉ đòi hỏi một điều, là sự chấp nhận đó là khả năng có thực chứ không phải mơ tưởng.

“Hỏi và con sẽ nhận được,” người ta từng nói vậy. Còn ta sẽ nói: “Chấp nhận thì con sẽ nhận được. Chấp nhận điều đó là khả dĩ thì con sẽ nhận được.” Bởi vì nếu con không chấp nhận nó là khả dĩ, làm thế nào ta có thể trao nó cho con? Đó sẽ là vi phạm quyền tự quyết của con.

Tự do khỏi tâm trạng nạn nhân

Các thày đã trình bày về tâm thức nạn nhân. Đâu là cốt tủy của tâm thưc nạn nhân? Con nghĩ là con không chủ động tương lai của mình. Con tùy thuộc vào những thế lực bên ngoài mà con không thể kiểm soát. Phải, các con từng thuộc về Liên Xô. Các con cảm thấy bị cưỡng ép phải gia nhập, bị cưỡng ép phải là một thành phần. Nạn đói Holodomor đã bị áp đặt lên các con. Và bây giờ thì chiến tranh bị áp đặt lên các con. Một số người nhìn về thời hậu chiến và hy vọng Liên Âu sẽ bước vào như một vị cứu tinh và ép buộc các con thay đổi. Nhưng Liên Âu không dựa trên vũ lực. Chính các con cần đứng dậy và quyết định các con muốn gì. Các con cần quyết định mình muốn loại tương lai nào. Trí tưởng tượng là một khía cạnh nhưng khía cạnh kia là quyết định: “Chúng ta muốn gì đây? Chúng ta sẽ sẵn sàng tự thay đổi như thế nào để đạt được cái đó?” Sau đó sẽ tới quyết định chấp nhận là cái đó khả dĩ. Con chỉ là nạn nhân nếu con nghĩ mình là nạn nhân.

Câu hỏi đặt ra là: Con có muốn tiếp tục là nạn nhân của những thế lực vượt khỏi sự kiểm soát của con – cho dù đó là thế lực bên ngoài hay là các đại gia đầu xỏ, hay các nhà chính trị hay quan chức hay thời tiết hay điều này điều nọ? Con có muốn tiếp tục là nạn nhân? Hay con muốn được tự do khỏi tâm trạng nạn nhân? Nếu con muốn tự do thì ta sẽ giúp được con. Ta sẵn sàng giúp con được tự do. Hãy cho ta một số tâm cởi mở thì ta sẽ cho các con viễn quan về một tương lai tốt đẹp hơn cho Ukraine. Ta không cất giấu bất cứ gì khỏi bất cứ ai. “Vì vậy con hãy chứng minh cho ta qua việc này – vị Chủ tể của Tự do phán như vậy – thì ta sẽ đổ phước lành xuống cho con đến độ con sẽ không đủ chỗ để mà hứng lấy.”

Nước Nga sẽ thay đổi

Với câu đó, ta cũng đã nói xong. Một lần nữa ta bày tỏ lòng biết ơn của ta đến tất cả các con đã sẵn lòng làm công cụ, đã lắng nghe bài giảng này và đã phát sóng qua luân xa của mình. Nếu con có thể thấy tác động của hội nghị này – tác động mà hội nghị này đã tạo ra, những gợn sóng mà nó đã dấy lên và gửi vào tâm thức tập thể của Ukraine, Belarus và Nga – con sẽ rất hứng khởi. Ta biết ơn là rất nhiều người đã đến tham dự hội nghị này từ Belarus, từ Nga và từ chính xứ Ukraine. Lẽ tự nhiên, khi con đến từ một nước đang lắng nghe, thì việc thể nhập những bài truyền đọc này sẽ có tác dụng to lớn hơn trên tâm thức tập thể so với những người đã không sinh trưởng tại quốc gia đó. Con hãy nhìn nhận là con đã đóng góp một việc làm quan trọng, không những cho Ukraine mà chắc chắn còn cho Belarus và trong lâu dài cho cả nước Nga.

Có một điều thật rõ ràng, nước Nga sẽ không thể không thay đổi sau cuộc chiến này. Chuyện này sẽ tốn bao nhiêu thời gian và sẽ trải bày ra như thế nào thì hiện thời không ai tiên đoán được. Nhưng một điều là chắc chắn: nước Nga sẽ không bao giờ như trước nữa. Putin đã đi một bước không thể nào đảo ngược lại, với những hậu quả vượt ngoài tất cả những gì ông ta có thể tưởng tượng – cho dù, nói thật, ông đã không tưởng tượng nhiều lắm. Nước Nga sẽ thay đổi, không có nghi ngờ gì về điều này.

Và như vậy ta niêm con trong Ngọn lửa Tự do hân hoan nhất mà ta là. Có thể đối với nhiều người Ukraine ngay bây giờ, có vẻ như không có nhiều lý do để vui mừng – ta nhận ra điều này – nhưng ta vẫn gửi niềm vui đó vào tâm thức tập thể cho những ai có khả năng bắt lấy nó và nhận được phần nào sự an ủi trong tình cảnh hiện tại. Các con đều có tình yêu của ta mà ta ban ra vô lượng, và ta trao tình yêu này đến mọi người ở Belarus, ở Nga, ở Ukraine và tất nhiên là ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tình yêu của ta không giới hạn, con yêu dấu, nó không bị ràng buộc vào không gian lẫn thời gian, nó vô biên, nó tràn khắp mọi nơi. Ta chỉ có một mong muốn cho địa cầu là nhìn thấy Thời Hoàng kim thị hiện.

Ta niêm con trong Ngọn lửa Tự do hân hoan đó, vì TA LÀ Saint Germain, Trưởng giáo của Thời đại Bảo bình, Thượng sư của Tia thứ Bảy và Đại diện của Tự do cho trái đất.

Hãy tĩnh tâm và xuôi theo Dòng sông sự Sống

Bài truyền đọc của chân sư thăng thiên Phật Gautama qua trung gian Kim Michaels ngày 10/10/2022, nhân dịp Webinar 2022 cho Hoa kỳ – Phục sinh nền Dân chủ.

TA LÀ chân sư thăng thiên Phật Gautama.

“Chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng” [Bài chú 8.06 Gautama, con an bình trọn vẹn].

Khi ta còn hiện thân là Phật nhiều thế kỷ về trước, một phần lớn trong sứ vụ của ta – mà con có thể gọi là trong Tăng đoàn của Phật – là giúp cho các đệ tử tĩnh tâm hầu chấm dứt ý nghĩ lăng xăng. Điều này cần thiết 2500 năm về trước. Thời nay con khó lòng tưởng tượng được thời đó con người sống như thế nào. Con có tưởng tượng nổi không? Đối với những ai trong số các con đủ lớn tuổi để còn nhớ, liệu con có nhớ cuộc sống như thế nào khi chưa có internet? Con có tưởng tượng cuộc sống như thế nào khi chưa có truyền hình? Chưa có máy phát thanh? Con có thể tưởng tượng khi chưa có sách vở và hầu hết mọi người đều không biết đọc?

Ý nghĩ lăng xăng

Chắc chắn đa số con người thời đó đều bận rộn làm lụng thể xác để kiếm sống. Và so với ngày nay, họ chẳng có gì để tiêu khiển hay khích động tinh thần. Con thử nhìn xem thế giới hiện đại có biết bao nhiêu thứ đang níu kéo sự chú ý của con? Có lạ lắm không nếu con không có nhiều ý nghĩ lăng xăng? Thật có quá nhiều thứ đang đòi hỏi sự tập trung của con, đòi hỏi con phản ứng lại và làm gì đó. Nhưng ngay cả thuở trước cũng vậy, thử thách lớn nhất mà ta đã gặp trong cương vị một vị thày tâm linh chính là các ý nghĩ lăng xăng nơi mọi người.

Vậy con hãy tưởng tượng ngày nay với tất cả những thứ kích thích đó, thì liệu việc neo trụ vào Ngọn lửa Hòa bình hầu chấm dứt ý nghĩ lăng xăng sẽ khó khăn đến chừng nào? Việc tĩnh tâm đã luôn luôn là một thách đố, nhưng chưa bao giờ trong lịch sử ghi chép mà thách đố này to lớn như ngày nay. Các thày, các chân sư thăng thiên, biết rất rõ là khi các thày trao cho con bấy nhiêu giáo lý như đã ban truyền, thì không nhất thiết là các thày sẽ giúp con tĩnh lặng các ý nghĩ lăng xăng của con dễ dàng hơn.

Đa số mọi người – và chắc chắn vị sứ giả này có thể chiêm nghiệm điều này nơi bản thân ông – đều trải qua một giai đoạn khi họ lần đầu tiên khám phá đường tu tâm linh, và hẳn giai đoạn này đã phấn khích họ mãnh liệt. Nhiều người trong số các con đã lớn lên trong một cuộc sống thiếu vắng chất liệu tâm linh, nhưng con vẫn biết là có một điều gì đó cần tìm kiếm, một điều gì đó còn thiếu sót, một hiểu biết nào đó mà con hằng khao khát. Khi con tìm ra giáo lý tâm linh thì bấy giờ tâm con được dịp rồ máy. Con muốn học giáo lý, con muốn hiểu giáo lý, con muốn thể nhập giáo lý, con muốn thực hành mọi pháp tu mà giáo lý đưa ra. Và con tập trung hết mình vào đó.

Không cứ là việc này có gì sai trái – đó là một tiến trình mà con cần kinh qua. Nhưng liệu con có thấy là kỳ thực nó tạo ra một mức độ suy nghĩ lăng xăng cao hơn nữa hay không? Nhiều người chú tâm vào giáo lý vỏ ngoài, cách tu tập vỏ ngoài, nét văn hóa vỏ ngoài của tổ chức tâm linh mà họ tham gia. Và họ bị cuốn hút vào đó đến độ gần như không còn lúc nào tâm họ có thể tĩnh lặng, có thể trung hòa, có tai lắng nghe.

Sự phóng chiếu liên tục vào tâm con

Thế rồi tới điểm khi con trụ chặt vào đường tu nội tâm. Bây giờ con nhận ra đường tu không thực sự là chuyện tuân theo pháp tu vỏ ngoài hay học hỏi lời dạy vỏ ngoài, mà là giải quyết tâm lý. Con tập trung vào việc giải quyết tâm lý của con, như nhiều người trong các con và sứ giả này đã làm suốt nhiều năm. Nhưng đây lại là thêm một mức độ ý nghĩ lăng xăng nữa. Bỗng nhiên một ý tưởng nảy ra: “Ồ, có lẽ chăng tôi mang xu hướng này trong tâm lý mình? Tại sao tôi lại phản ứng cách đó trong hoàn cảnh đó? Có điều gì tôi chưa nhìn ra? Có điều gì tôi chưa giải quyết? Ồ, tốt hơn tôi nên nhìn xem, tôi nên tìm xem cái đó là gì, vì chắc chắn tôi không muốn trong tâm mình có vấn đề gì chưa giải quyết.” Cho mỗi tầng trên đường tu đều có nguyên một bộ ý nghĩ lăng xăng. Chúng được phóng chiếu vào tâm con từ các tà lực, các sa nhân, từ tâm thức tập thể và từ những cái ngã tách biệt mà con còn sót. Đây là một sự phóng chiếu liên tục.

Lẽ tự nhiên, con có thể làm gì đó về chuyện này. Các thày có dạy con là con có thể thỉnh gọi Đại thiên thần Michael để thày niêm phong tâm con cùng các luân xa của con. Con có thể thỉnh gọi Astrea để thày cắt đứt cho con thoát khỏi nhiều sợi dây ràng buộc với tà lực.

Nhưng có sự phóng chiếu liên tục những ý nghĩ lăng xăng. Một số vị thày trong đạo Phật gọi đó là “tâm khỉ” không ngừng suy nghĩ. Con bị phóng chiếu liên tục. Con có thể làm gì đây? Có thể nào con tắt nó đi? Con không thể thực sự tắt nó đi. Sa nhân sẽ tiếp tục làm những gì chúng vẫn làm. Tâm thức tập thể sẽ tiếp tục làm những gì nó vẫn làm. Con có thể giải quyết những cái ngã và điều này sẽ giảm bớt các ý nghĩ. Nhưng dù sao con vẫn có một bộ não, một bộ não vật lý. Và bộ não vật lý được thiết kế để suy nghĩ, hay ít ra để chuyên chở suy nghĩ. Nhưng bộ não vật lý cũng có khả năng tạo ra ý nghĩ vì nó có thể tạo ra một số trải nghiệm và cảm thọ khác nhau. Khi con bước chân trên đường tâm linh, não của con sẽ bắt đầu tạo ra những ý nghĩ tâm linh. Và con có thể cảm thấy mình bắt buộc phải suy nghĩ chúng. Sứ giả này đã bước trên đường tu nhiều năm trời trước khi ông ngộ ra là ông thực sự không bắt buộc phải suy nghĩ bất kỳ ý nghĩ nào đi vào trong đầu ông.

Chuỗi tư tưởng cưỡng chế

Con thử xem xét điều này. Có một ý tưởng đột ngột xuất hiện trong đầu con. Nó có thể được phóng chiếu từ đâu đó không liên quan gì tới con. Nhưng tâm con vẫn cảm thấy bị bó buộc phải suy nghĩ về nó. Con cho rằng, và hầu hết mọi người cũng cho rằng, ý nghĩ đó là của mình. Và con thấy bó buộc phải suy nghĩ nó. Có nguyên một tiến trình khi ý tưởng trải bày ra trong tâm con, thế rồi ý tưởng này dẫn đến một sự liên tưởng, và đột nhiên một ý tưởng khác xuất hiện. Và trước khi con biết chuyện gì xảy ra, mấy phút đã trôi qua và con đã nhảy vào đủ loại đề tài vớ vẩn khác dẫn con thật xa khỏi ý tưởng ban đầu. Sứ giả này đã phải mất một thời gian dài trước khi ông chịu nhìn nhận là ông đã có hiện tượng này suốt đời ông. Những chuỗi tư tưởng, những quy trình này chẳng dẫn tới đâu và chẳng chế tạo được gì. Chúng chẳng giải quyết được gì mặc dù đôi khi chúng khoác lấy hình dạng một vấn đề. Nhưng chúng không bao giờ ngừng, không bao giờ giải quyết hay tạo ra bất cứ gì.

Ta không bảo là con không thể có những ý tưởng xây dựng dẫn đến một hành động tạo ra một kết quả. Nhưng rất nhiều khi con chỉ có ý nghĩ chạy loanh quanh luẩn quẩn, nhảy từ đề tài này sang đề tài khác và không sản xuất được gì. Đây là cái ta gọi là ý nghĩ lăng xăng. Nhiều người, hầu hết mọi người, đều cho rằng: “Ồ, chắc đây là ý tưởng của tôi. Tại sao nó lại nảy lên trong đầu tôi nếu nó không phải là ý tưởng của tôi? Và nếu nó là ý tưởng của tôi thì tôi phải suy nghĩ nó, tôi phải đi theo nó, tôi phải chú ý đến nó.” Nhiều người bỏ ra cả đời trong tâm thái này, không ngừng có những ý nghĩ lăng xăng mà họ cảm thấy họ phải suy nghĩ. Ý tưởng dẫn đến liên tưởng, nó tiếp tục như vậy một vài giây, xong nó dẫn đến một ý tưởng khác, và nó nhảy từ cái này sang cái kia rồi cái nọ, chẳng khác gì một con khỉ đu cây. Nó chẳng đi tới đâu, giống như con khỉ cũng chẳng đi tới đâu. Con khỉ nhảy từ cành này sang cành nọ nhưng vẫn ở nguyên trên cây.

Tâm muốn bận rộn

Tới một điểm trên đường tu con cần nhận thức hiện tượng này và tự hỏi: “Tôi có thực sự muốn các ý nghĩ lăng xăng này chiếm trọn tâm tôi? Tôi có muốn cảm thấy bó buộc phải suy nghĩ về chúng và bị cuốn vào các quy trình tư duy đó, những liên tưởng đó, nhảy qua nhảy lại kiểu đó?” Là một học trò tâm linh, con thường vô hiệu hóa nó, vì khi con học tập một giáo lý tâm linh thì con chú tâm vào lời dạy, và nhiều khi không hay biết, con bỗng gạt đi rất nhiều ý nghĩ như thế do con tập trung vào giáo lý. Ý tưởng nhập vào tâm con vì tâm con lẫn bộ nảo được thiết kế để suy nghĩ, cho nên chúng tưởng là chúng phải suy nghĩ hoài hoài. Có một phần trong tâm con, và ngay cả não của con, cảm thấy là nếu nó không đang suy nghĩ thì có gì đó không ổn và nó không đang làm nhiệm vụ của nó. Cũng từa tựa như nếu tim con ngừng đập. Tim ngừng đập quả sẽ là một vấn đề, nhưng tâm mà ngừng suy nghĩ thì thật sự không là vấn đề, thế nhưng tâm lại cho đó là một vấn đề. Nó nghĩ con sẽ chết nếu nó không suy nghĩ.

Con cũng có thể vô hiệu hóa quy trình đó bằng cách đọc chú, đọc thỉnh, vì nó khiến tâm con bận việc. Con thấy đó, tâm con phải bận làm một chuyện gì đó. Nó có thể bận học giáo lý, nó có thể bận đọc thỉnh đọc chú, nó có thể bận làm một công việc thực tiễn, nhưng tâm phải chất chứa một chút nội dung nào đó. Phải có chuyện gì diễn ra trong tâm, vì nếu không thì tâm cảm thấy có vấn đề không ổn. Con sẽ thấy là tâm có khuynh hướng muốn bận rộn. Tâm muốn làm việc. Cách đây khá nhiều năm, sứ giả này phát hiện có một phần trong tâm ông muốn giải quyết những vấn đề. Nó được tạo ra để giải quyết vấn đề. Và nó phải có vấn đề để mà giải quyết. Nếu nó không có vấn đề nào để giải quyết ở bên ngoài thì nó tạo ra vấn đề ở bên trong. Và ông nhận ra là ông có thể bỏ ra cả phần đời còn lại để giải quyết những vấn đề trong tâm do chính tâm ông tạo ra. Nhưng liệu làm vậy sẽ giúp ông đạt được gì chăng trên đường tu hay đường đời?

Làm thế nào con có thể thoát khỏi ý tưởng?

Nếu con quan sát chính mình khi con đang nghe hay đang đọc bài giảng này, chuyện gì xảy ra trong tâm con ngay lúc này? Con đang nhận diện ta là một vị thày tâm linh và một chân sư thăng thiên. Ta đang trao cho con một lời dạy và ta có một mục đích khi làm việc này. Ta muốn giúp con bước chân trên đường tu tâm linh, cho nên con cảm thấy bó buộc phải đặt chú ý vào lời dạy. Và điều gì xảy ra khi con làm vậy? Con có những ý tưởng nảy lên trong tâm. Đó có thể là nhiều loại ý tưởng khác nhau tùy theo từng người, nhưng con có ý nghĩ: “Lời dạy này ý nghĩa là gì? Tôi có thể áp dụng thế nào? Tôi có thể làm gì? Làm thế nào tôi có thể tránh các ý nghĩ lăng xăng đó? Bởi vì đây chính là điều mà hình như Gautama đang ngụ ý tôi phải làm.” Một số các con có thể cảm thấy vô vọng, và một số có thể đang suy nghĩ về cách ngừng hẳn sự suy nghĩ. Làm sao chuyện này có thể được? Và câu hỏi trở thành: Con sẽ làm gì đây?

Nhiều vị thày tâm linh và nhiều đệ tử tâm linh khắp các thời đại đã cố gắng giải quyết vấn đề này theo nhiều cách. Nhiều người, đặc biệt trong truyền thống đạo Phật, đã biết về tâm khỉ. Nhiều người đã tự đặt ra mục tiêu làm cho tâm tĩnh lặng. Họ đã sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, thiền định, quán chiếu, để làm yên tâm họ. Rất nhiều người thời nay, cả tại Mỹ lẫn khắp các nơi khác, đang tu tập đạo Phật và cố gắng áp dụng các kỹ thuật của đạo Phật. Họ sống trong thế giới Âu Tây nhưng họ cho rằng họ phải có thể làm yên tâm họ, y như người ta có vẻ làm được trong một đạo tràng hay một đoàn tăng trên núi ở phương Đông.

Nhưng nếu các con đang sống trong một thế giới Âu Tây bận rộn, liệu điều này có thực tế lắm không? Với tất cả những thứ đang níu kéo sự chú ý của con, tất cả những chuyện được phóng chiếu vào con, liệu làm yên tâm mình có thực tế lắm không? Ngay cả nếu con có thể bay đến núi Himalaya để sống trong một tu viện, liệu làm yên tâm mình có thực tế lắm không trong một thế giới hiện đại với tâm thức đại chúng bao quanh? Con có thể tự cô lập về mặt địa lý, nhưng đâu là giới hạn của tư tưởng? Thậm chí, liệu tư tưởng có phải tuân thủ giới hạn vận tốc của vũ trụ hay tốc độ của ánh sáng hay không? Không đâu, một ý tưởng không cần bay đến một địa điểm cụ thể để hiện diện tại nơi đó trong vật lý. Nó có mặt ở đó tức thì. Làm thế nào con có thể thoát khỏi các ý nghĩ? Làm thể nào con có thể thoát khỏi tâm thức đại chúng? Chắc chắn là có những cường độ khác nhau, nhưng con không bao giờ có thể thực sự thoát khỏi nó. Và làm thế nào con có thể thoát khỏi chính tâm con khi nó cứ muốn suy nghĩ suốt ngày để cảm thấy nó đang làm nhiệm vụ của nó?

À, xuyên qua các thời đại, một số người đã tìm kiếm nhiều cách khác nhau để cố xử lý cái tâm này. Một số vị thày Phật giáo đã nhìn nhận là chuyện này không thể làm được. Và họ còn đặt vấn đề là liệu việc khiến cho tâm tĩnh lặng có cần thiết hay không.

Con không thể tĩnh tâm bằng cách suy nghĩ về phương cách tĩnh tâm

Điều ta muốn gợi ý, duy chỉ như một cách để xử lý vấn đề này, là con nhìn nhận rằng con là một đệ tử của chân sư thăng thiên và các chân sư đã trao cho con một số dụng cụ. Tất nhiên, con sẽ dùng các dụng cụ này. Con sẽ thỉnh gọi sự bảo vệ tâm linh, thỉnh cầu để mình được cắt ra, thỉnh cầu cho tâm được che chở và niêm phong khỏi tà lực cùng tâm thức đại chúng. Đó là một việc quan trọng và cũng là một việc chính đáng. Nhưng ta cũng sẽ gợi ý là ở giữa tất cả những bài chú, bài thỉnh, ở giữa tất cả việc học tập giáo lý cùng các sinh hoạt thường nhật, con hãy dành ra một chút thời gian để chỉ ngồi đó mà thôi. Con không nỗ lực làm yên tâm con, vì khi con cố làm cho tâm yên tĩnh thì con đang làm gì chứ? Con đang sử dụng tâm để khiến cho tâm tĩnh. Và làm thế nào tâm có thể khiến cho tâm tĩnh ngoại trừ bằng cách suy nghĩ về một cách khiến cho tâm tĩnh? Và khi con suy nghĩ về cách khiến cho tâm tĩnh thì con vẫn đang suy nghĩ đó. Tâm đang làm công việc mà nó nghĩ nó phải làm, cho dù hình như con đang muốn nó tĩnh lặng.

Buông các ý nghĩ

Ta đề nghị con tiếp cận một cách khác hơn. Trước hết, con quyết định là con sẽ dành ra một khoảng thời gian, con vào một phòng yên tĩnh và con có thể bắt đầu đọc chú, đọc thỉnh, nhưng con hãy vào một phòng yên tĩnh. Con không ngồi trong tư thế thiền định, khoanh chân như người ta thường làm. Con nằm trên một chiếc giường hay đi-văng êm ái nơi con có thể thư giãn thân thể, hầu con không có cảm giác nào, không bị khó chịu phải giữ một tư thế nhất định nào. Con chỉ nằm đó, tốt nhất là trong phòng tối, chắc chắn một phòng yên tĩnh. Và sau đó mục tiêu của con là tĩnh tâm, ở trong một trạng thái trung hòa của tâm. Tâm trung hòa (neutral) quan trọng hơn là tâm tĩnh (still) không có ý tưởng. Thay vào đó, con cố gắng, con nỗ lực, con có mục tiêu rằng: “Tôi sẽ trung hòa.”

Điều này có nghĩa là con không đóng chặt để ý tưởng không vào được, mà con không giao tiếp với nó. Con quyết định: “Tôi không ở đây để suy nghĩ về bất cứ chuyện gì, tôi không ở đây để hiểu ra bất cứ điều gì, tôi không ở đây để nhìn thấy bất cứ cái gì. Tôi không ở đây để giải quyết bất cứ vấn đề gì hay đạt được sáng ngộ gì. Tôi chỉ ở đây để không tiếp cận, không tham gia vào các ý nghĩ đang bay đến.” Và như vậy, con nằm đó với mắt nhắm. Con chỉ quan sát tâm. Khi một ý nghĩ bay đến, con nói nhẹ nhàng trong tâm: “Tôi buông [surrender trong tiếng Anh có mấy nghĩa: buông bỏ, từ bỏ, hàng phục, trả lại]. Tôi để cho nó đi.” Con buông ý nghĩ. Thay vì suy nghĩ về nó, đặt chú ý vào nó, cho phép nó liên kết bay ra mọi phía, thì con buông nó, con không nghĩ về nó, con chỉ để cho nó đi. Lúc đầu, việc này có thể khó khăn. Nhưng con càng giải quyết được nhiều ngã tách biệt trong tâm thì sẽ càng dễ dàng hơn. Và con có thể đạt tới điểm khi, ít nhất trong một khoảng thời gian, con có thể tiếp tục nói: “Tôi buông. Tôi cho nó đi. Tôi buông. Tôi buông.” Bất kỳ ý tưởng nào hiện lên, con chỉ buông nó ra. Con không giao tiếp với nó. Rất có thể con sẽ nhận thấy là tâm con bị chuyện này làm khuấy động, nó có thể cuống cuồng hoảng sợ: “Tại sao bạn lại không suy nghĩ những ý tưởng tôi đang gửi cho bạn? Tại sao bạn lại làm ngơ, phớt lờ tôi đi? Bạn không còn ưa tôi nữa sao?” Tất cả những điều đó có thể khởi lên với con. Hoặc có thể con chỉ cảm thấy một sự xao động hay bối rối, vì tâm không biết nó phải làm gì khi con không suy nghĩ các ý tưởng đó. Nhưng con có khả năng cứ tiếp tục như vậy.

Thỉnh thoảng sẽ có một ý tưởng thu hút sự chú ý của con. Con đi theo nó. Và con đi tới chỗ này chỗ nọ, xong thình lình con chợt nhận ra: “Ồ, tôi lại đang suy nghĩ rồi.” Khi đó, con chỉ quay trở lại: “Tôi buông. Tôi buông. Tôi buông.” À, con cần thận trọng ở đây. Con đừng cuồng loạn khi làm chuyện này. Đừng biến nó thành một áp lực. Đừng bị căng thẳng bởi nó. Đừng cảm thấy là con phải có khả năng làm bài tập nói trên và con phải có khả năng buông bỏ các ý nghĩ. Con chỉ việc thực tập một cách thoải mái, càng thư giãn càng tốt. Quả thực những giây phút như thế sẽ giúp con rất nhiều, như các thày đã có đề cập, khi cái Ta Biết của con đứng bên ngoài tâm ý thức và trải nghiệm sự nhận biết thuần khiết. Nhận biết thuần khiết là gì? À, đó là khi con ý thức mà không có ý nghĩ. Giống như thể con ý thức nhưng không có nội dung chất chứa trong tâm thức.

Sử dụng thần chú

Một số kỹ thuật thiền lấy điều này làm mục tiêu. Một số kỹ thuật thiền sử dụng một câu thần chú không mang ý nghĩa nào, và con chỉ lặp đi lặp lại câu đó. Và khi nào con nhận ra là con đang suy nghĩ, con chỉ quay trở lại với câu thần chú. Theo một nghĩa nào đó, đây chính là điều mà con đang làm ở đây, chỉ có điều câu thần chú của con là: “Tôi buông.” Nếu chuyện này không hiệu quả thì con có thể dùng một câu chú. Ta đề nghị con dùng câu OM, con đọc OM lặng lẽ trong tâm con. Khi con có một ý nghĩ, con chỉ quay trở lại với OM. Con chú tâm vào OM, con lặp lại OM. Nhưng đối với nhiều các con, sẽ hiệu quả hơn nếu con nói: “Tôi buông. Tôi buông ý nghĩ này.”

Ta hoàn toàn không có ý nói rằng đây là một liệu pháp thần kỳ, rằng nó nhất thiết sẽ chấm dứt mọi ý nghĩ lăng xăng. Nhưng nó có thể hữu ích nếu con thực hành. Con không cần phải làm thật lâu, thậm chí con không phải làm mỗi ngày. Chẳng hạn, con có thể thực tập buổi tối khi con nằm trên giường chuẩn bị đi ngủ. Nó có thể sẽ mở tâm con ra một cảm giác an bình – “niềm thanh thản cho Biển động Luân hồi được yên lắng.”

Tâm tĩnh do trung hòa

Thế nào là Biển động Luân hồi? Nhiều người nghĩ đó là thế gian cùng các hoạt động vật lý trong thế gian, nhưng thật ra đó là tâm. Khổ đau xảy ra ở đâu? Trong tâm. Và con khăc phục khổ đau ở đâu? Trong tâm. Nhưng những ai không nắm được lời dạy của Phật sẽ chú tâm vào các thứ vỏ ngoài. Họ nghĩ rằng chính các cảnh huống vỏ ngoài khiến cho tâm trải nghiệm khổ đau. Và do vậy họ nghĩ giải pháp duy nhất là thay đổi cảnh huống vỏ ngoài. Nhưng trong nhiều trường hợp, họ không thể thay đổi cảnh huống vỏ ngoài, một phần là vì người khác không chịu hợp tác, cho nên họ sống trong nỗi bực bội không nguôi tức là Biển Luân hồi.  

Bây giờ là một đệ tử của chân sư thăng thiên, con cũng có thể tạo ra phiên bản riêng của con về Biển Luân hồi, qua đó – như PadmaSambhava có nói – con không ngừng tập trung vào việc giải quyết một vấn đề gì đó trong tâm lý của con, hay thay đổi thế giới, hay đọc bài thỉnh, hay tìm hiểu giáo lý, hay một việc để cải thiện thế giới, quảng bá giáo lý, hay bất kỳ điều gì khác. Con có thể nhìn vị sứ giả này và nói: “Đấy, ông ấy đã đi trên đường tu tâm linh rất nhiều năm trời, ông đã làm sứ giả được gần 20 năm, ông đã có một cuộc sống đầy ý nghĩa và ông được làm việc với các chân sư thăng thiên để ban truyền tất cả những lời dạy kia với sách với trang mạng kia, vân vân.” Nhưng có lẽ con không nhận ra là việc làm này đã khó khăn đến chừng nào. Ông đã có thể làm việc cho tới kiệt sức, ông đã có thể bị căng thẳng đến độ suy sụp tâm thần, ông đã có thể bị choáng ngợp bởi tinh thần trách nhiệm phải chu toàn điều này hay điều nọ. Và chắc chắn đã có những thời kỳ ông phải nếm mùi sự bực tức cao độ khi ông cảm thấy cho dù mình có làm nhiều đến đâu thì vẫn chưa đủ, hay chưa tốt đủ, và mình luôn luôn muốn làm nhiều hơn nữa. Nhưng cuối cùng thì ông đã sống sót, và các con cũng vậy, các thày muốn tất cả các con sống còn. Ông đã sống còn bằng cách xem xét tất cả những gì ta vừa trình bày với con, bằng cách tìm ra một thế quân bình, tìm ra Trung đạo, và không bị bực bội, không quá cuồng nhiệt, không bị ám ảnh cưỡng chế – và thỉnh thoảng, bằng cách tĩnh tâm.

Điều đã giúp cho sứ giả này là ngay từ buổi đầu, ông đã nhận ra là để nhận được thông điệp từ các chân sư thăng thiên, ông phải ở trong một tâm thái trung hòa. Có thể trong Sứ vụ Thiêng liêng của con không hoạch định con sẽ trở thành một sứ giả, nhưng chắc chắn trong Sứ vụ của con có việc tiếp nhận sự hướng dẫn trực tiếp từ các thày thay vì từ một giáo lý vỏ ngoài. Hầu nghe được Hiện diện TA LÀ của con hay một chân sư thăng thiên, con cần ở trong tâm thái trung hòa đó. Con cần dành ra một thời gian để nỗ lực ở trong tâm thái trung hòa đó mà không phấn đấu. Thay vào đó, con đánh gạt tâm con, con khiến cho nó bối rối, để các ý nghĩ lăng xăng không chiếm trọn sự chú ý của con.

Một cách tiếp cận giáo lý cân bằng

Biết bao nhiêu thứ níu kéo tâm con. Biết bao nhiêu thứ. Các thày nhìn nhận là các lời dạy của các thày có thể dễ dàng biến thành một lực níu kéo khác đối với tâm con. Các thày đành nhận lấy rủi ro này, một rủi ro có tính toán. Khi con quan sát diễn biến trong thời gian gần 20 năm qua khi đợt truyền pháp này hoạt động, con sẽ thấy – như các thày đã có đề cập – là giáo lý được ban ra có nhiều cấp độ. Đã có những giáo lý vượt xa hơn giáo lý ban đầu. Con sẽ thấy là một số người đã khám phá ra giáo lý, tham gia được một thời gian rồi bỏ đi làm công việc khác. Lại có một số người đã buộc tội sứ giả này trở thành một sứ giả giả trá. Còn một số khác thì đã tìm được một giáo lý khác để chuyên chú đi theo.

Các thày xác định được là sứ giả này đã sẵn lòng thăng vượt mức tâm thức của ông đến độ các thày có thể ban truyền những cấp độ giáo lý khác nhau đó. Cho nên các thày đã và đang tiếp tục ban truyền giáo lý vì các thày muốn gửi càng nhiều giáo lý càng tốt vào cõi vật lý. Nhưng điều này không có nghĩa là con phải cảm thấy bó buộc luôn luôn theo sát những lời dạy mới nhất. Điều hoàn toàn phải lẽ là con có thể thấy một lời dạy nào đó – ngay cả một lời dạy được ban ra cách đây nhiều năm – hấp dẫn con, có vẻ quan trọng đối với con. Điều hoàn toàn phải lẽ là con tập trung vào lời dạy đó, học hỏi nó, thực hành nó, thể nhập nó, và không để ý đến những lời dạy đang được ban ra.     

Con không cần phải tham dự tất cả mọi hội nghị hay hội thảo trên mạng. Con không cần phải đọc tất cả mọi quyển sách hay mọi bài truyền đọc hay mọi lời giải đáp được đăng tải. Con không cần cảm thấy áp lực phải dự phần vào những giáo huấn đó. Đây quả thực là một sự thay đổi so với các tổ chức trước đây mà trọng tâm được đặt nhiều hơn vào việc đệ tử phải làm cái gì đó suốt ngày, thậm chí phải đọc chú hàng giờ liền để thay đổi thế giới. Nhưng các thày muốn các con được tự do đi vào nội tâm. tập trung vào những giáo lý mà con cảm thấy mình cần tập trung và bỏ qua phần còn lại. Thật hoàn toàn phải lẽ nếu con bỏ ra mấy tháng trời hay mấy năm trời để chú tâm vào một lời dạy cụ thể, rồi khi con cảm thấy mình đã tiến xa đủ với nó thì con có thể quay trở lại và nói: “À các chân sư có vừa dạy thêm gì nữa không?”        

Không có một cách duy nhất để bước chân trên đường tâm linh. Việc đi theo một giáo lý tâm linh không được biến thành một cái áo tù bó tay bó chân như từng xảy ra cho nhiều người, cả đệ tử của chân sư thăng thiên lẫn các đệ tử tâm linh khác, hay tất nhiên như đang xảy ra cho hầu hết mọi người sùng đạo. Nhưng để tránh sự thể này, con cần sẵn sàng nhìn vào tâm lý mình và nhận ra là phản ứng đó đến từ một cái ngã trong tâm. Chân sư MORE có nói: “Hãy nhìn cuộc đời. Mọi thứ xảy ra trong đời đều là một cơ hội để con làm việc trên tâm lý của con.” Vậy con hãy nhìn vào một lời dạy tâm linh, một đường tu tâm linh và một tổ chức tâm linh cũng theo cách tương tự. Tất cả mọi thứ đều là cơ hội để con nhìn ra một điều gì đó chưa giải quyết trong chính tâm con, trong tâm lý của con. Tại sao con phản ứng cách con đang phản ứng?  

Nguyên nhân của trải nghiệm nội tâm nằm ngay trong tâm

Con thử nhìn xem những ai đã rời bỏ giáo lý tâm linh và bây giờ đổ lỗi cho đạo sư hay vị thày hay sứ giả hay chính giáo lý đó. Họ đang làm gì vậy? Họ đang phóng chiếu ra là nguyên nhân trải nghiệm của họ nằm ngoài tâm họ. Trải nghiệm thì xảy ra trong tâm nhưng nguyên nhân thì nằm ngoài tâm. À, nếu thế thì con không thực sự là một học trò tâm linh rồi, vì cốt lõi của con đường tâm linh chính là việc điều ngự tâm con. Và làm sao con có thề điều ngự tâm con nếu con nghĩ nguyên nhân của trải nghiệm nội tâm nằm ngoài tâm? Nếu con nghĩ một vị đạo sư hay một sứ giả nào đó có quyền lực trên trải nghiệm nội tâm của con, thì con bất lực không thể thay đổi được trải nghiện nội tâm. Và nếu con bất lực không thay đổi được trải nghiệm nội tâm thì làm sao con có thể tinh tấn trên đường tu tâm linh khi tinh túy của đường tu tâm linh là việc điều ngự trải nghiệm nội tâm? Khi con tự xưng là một học trò tâm linh mà lại phóng chiếu ra là nguyên nhân trải nghiệm nội tâm của con nằm ngoài tâm con, thì đây chính là một bất nhất nhận thức (cognitive dissonance).

Chờ đợi giáo lý sẽ chứng thực phin lọc nhận thức của mình

Các thày thấy, không cứ trong phong trào này mà chắc chắn trong nhiều phong trào tâm linh, là có một tỷ lệ những người tìm ra một giáo lý tâm linh – một giáo lý tâm linh chính đáng và chân truyền – nhưng họ lại rơi vào phản ứng như vậy. Hoặc họ ở lại trong phản ứng đó vì họ đã từng ở trong đó trước khi tìm ra giáo lý, và họ phóng chiếu ra. Thày Giê-su đã giảng dạy điều gì về tâm thức Phêrô (Peter)? Phêrô công nhận là có điều gì đó đặc biệt nơi Giê-su, nhưng ông không nắm bắt được sự kiện Giê-su đặc biệt là vì Giê-su ở ngoài tâm của Phêrô cho nên có thể cho Phêrô một khung tham chiếu từ ngoài tâm ông. Thay vào đó, Phêrô lại muốn kéo Giê-su vào chính tâm mình và khiến Giê-su phải tuân theo những hình ảnh cùng chờ đợi mà ông có trong tâm.

Hàng ngàn, hàng vạn người, cả ở phương Tây lẫn phương Đông nhưng đặc biệt ở phương Tây, đã tìm ra một giáo lý tâm linh chân chính nhưng họ lại phóng chiếu ra ngoài. Họ nhận diện một điều gì đó trong giáo lý đó, nhưng rồi họ lại bắt đầu phóng chiếu ra để khiến cho vị thày phải tuân theo những chờ đợi của họ. Họ không nắm được là toàn bộ mục đích của con đường tâm linh là thoát khỏi, là thăng vượt, là giải quyết các hạn chế trong chính tâm mình.

Điều kiện vỏ ngoài kích hoạt chứ không gây ra

Khi con nắm được điểm này, con sẽ thấy là không thể nào có một nguyên nhân bên ngoài tạo ra các hiện tượng bên trong tâm con. Không thể nào. Hiện tượng trong tâm là do tâm sản xuất ra. Chúng có thể được kích hoạt, chúng có thể là phản ứng trước một cảnh huống bên ngoài, nhưng cảnh huống bên ngoài không gây ra điều kiện bên trong. Chính tâm mới gây ra điều kiện bên trong qua cách nó phản ứng lại điều kiện bên ngoài. Đây là tinh túy của lời dạy mà ta đã trao cách đây 2500 năm. Con sẽ không tìm thấy lời dạy này trong bất kỳ giáo lý nào được ghi lại. Nó đã không được diễn đạt với ngôn từ đó, nó đã không được diễn đạt rõ ràng như chúng ta có thể ngày nay, vì tâm thức tập thể đã được nâng lên. Nhưng đó chính là điều ta đã cố gắng trao cho đệ tử của ta. Một số đã nắm được nhưng phần đông thì không. Đó cũng là điều mà Giê-su đã cố trao cho đệ tử của thày. Một số đã nắm được nhưng phần đông thì không, và Phêrô nằm trong số người này.

Các thày mong mỏi là những ai trong các con cởi mở với những lời dạy này có thể làm cuộc xoay chuyển đó trong tâm mình, tức là con có thể chấp nhận không có gì bên ngoài tâm con là nguyên nhân cho những gì xảy ra bên trong tâm con. Mọi chuyện xảy ra trong tâm con là kết quả của những điều kiện trong tâm con. Con có thể nghĩ là ta đang mâu thuẫn với những gì ta vừa nói ở trên liên quan đến rất nhiều ý nghĩ được phóng chiếu vào tâm con. Nhưng con thấy đó, ý nghĩ chỉ có thể kích hoạt một khuôn nếp, một cái ngã tách biệt, đã có sẵn trong tâm. Ta đã trình bày về điểm nay 2500 năm trước đây, về hành uẩn (samskara) trong tâm, về các khuôn nếp trong tâm. Bây giờ các thày gọi là ngã tách biệt. Chúng nằm đó tiềm ẩn, im lìm. Khi một cảnh huống bên ngoài xảy đến, một ý nghĩ được phóng chiếu vào tâm con, kích khởi một trong những cái ngã đó hoạt động. Nhưng nếu con cứ tập trung vào cái nguyên do bên ngoài, cái điều kiện bên ngoài, và tưởng đó là nguyên nhân, thì làm thế nào con có thể thay đổi được phản ứng bên trong tâm con? Con không thể đóng chặt không cho các ý tưởng phóng chiếu đi vào tâm con. Là một cá nhân, con không thể thay đổi tâm thức tập thể. Nhưng con có thể thay đổi chính tâm thức của con để không phản ứng lại tâm thức tập thể.

Tĩnh tâm có nghĩa là gì

Và đây là điều có thể xảy ra lần hồi khi con giải quyết các ngã đó, khi con thực hành bài tập này và buông ý nghĩ. Con có thể đạt tới điểm khi không phải là con không có ý nghĩ nào phóng chiếu vào tâm từ ngoài, không phải là con không có bộ não và tâm vỏ ngoài sản xuất ý nghĩ từ trong, mà cái Ta Biết của con, sự nhận biết ý thức của con, không giao tiếp với chúng. Chúng chỉ lướt xuyên qua.

Con hãy nghĩ đến hình ảnh của PadmaSambhava, của người đứng đó, hay người đứng trong phong cảnh bao la đó nhưng không nhìn thấy phong cảnh mà chỉ tập trung vào đám mây đen. Đấy, con có thể nghĩ là có nhiều ý nghĩ đi vào đầu con, nhưng trong thế giới vẫn còn rất, rất nhiều điều kiện mà con không nhận thấy, không chú ý. Con có thể đi bộ trên đường phố, bước qua nhiều người khác nhau nhưng con không để ý đến họ. Hay có lẽ con để ý một hai người nhưng số còn lại thì chỉ lướt xuyên qua. Con có thể đạt tới điểm khi con có đủ loại ý nghĩ đi vào tâm con, nhưng chúng chỉ lướt xuyên qua vì con không chú tâm vào đó. Và đây chính là khi con đã làm yên tâm con. “Chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng” không có nghĩa là ý nghĩ ngừng hẳn, mà có nghĩa là chúng ngưng không tác động tâm ý thức của con, không níu kéo sự chú ý ý thức của con. Đó là cách mà ý nghĩ lăng xăng chấm dứt.

Trải nghiệm Ngọn lửa Hoà bình Hoàn vũ

Thế thì câu điệp khúc mà các con vừa đọc lên nói gì? “Gautama, Lửa Hòa bình Hoàn vũ, chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng”. Con có thể suy ngẫm và hòa điệu với Ngọn lửa Hòa bình Hoàn vũ mà ta giữ cho địa cầu, và con cũng có thể sử dụng để tránh tập trung vào các ý nghĩ. Nhưng đây là một điều mà hầu hết mọi người không thể làm được khi mới bắt đầu, và đó là tại sao ta đã cho con các bài tập kia trước. Nhưng chắc chắn một khi con đã đạt được một trình độ không dính mắc nào đó đối với ý tưởng, một khi con đã bỏ ra một thời gian để nói: “Tôi buông, tôi buông, tôi buông,” thì sau đó con có thể quyết định chú tâm vào Ngọn lửa Hòa bình Hoàn vũ của ta, hòa điệu vào đó, mở tâm con ra với nó và đơn giản được nó bao bọc chung quanh.

Tuy nhiên con hãy cẩn thận ở đây. Điều gì xảy ra cho tâm con khi ta nói Ngọn lửa Hòa bình Hoàn vũ? Điều xảy ra trong tâm sứ giả là ông nghĩ ông phải thấy nó như một ngọn lửa. Phải có một loại lửa nào đó có một hình thù nào đó, và ông phải có thể hòa điệu vào ngọn lửa. Nhưng làm vậy thì đã khiến cho tâm suy nghĩ rồi – con không hòa điệu vào ngọn lửa mà con đang suy nghĩ về chuyện hòa điệu vào ngọn lửa. Và chừng nào con còn nghĩ ngợi về nó, con còn suy nghĩ, con còn nhìn ngọn lửa như một cái gì tách biệt với con, một cái gì ở ngoài kia: “Lửa ở đó, tôi ở đây, tôi phải hòa điệu vào cái ở đó,” thì con không thể làm được. Không thể nào làm được. Con có thể hoặc ở trong ngọn lửa hoặc không ở trong ngọn lửa. Con có thể hoặc ở trong ngọn lửa hoặc suy nghĩ về chuyện ở trong ngọn lửa. Nhưng ở trong đó hay nghĩ tới việc ở trong đó – hai cái này khác nhau. Đó là tại sao con cần một chút thực tập để tới điểm con không thực sự hòa điệu vào ngọn lửa mà con đang trải nghiệm ngọn lửa, con đang ở trong đó, con đang được nó bao trùm.

Trong chương trình canh thức chữa lành tâm lý, con vừa được thày Hiện diện Tình thương ban truyền một bài thực tập, một bài thỉnh cầu, qua đó con hình dung một cái tháp quan sát [xem bài truyền đọc ở đây] và con nhận thấy có một chiếc cầu thang dẫn lên một mặt phẳng và có một vị chân sư đang đứng trên mặt phẳng. Khi sứ giả này bắt đầu làm bài tập đó, ông hình dung trong tâm có một chân sư đứng đó như một hình người đứng trên mặt phẳng, và ông bước chân lền cầu thang rồi ôm lấy chân sư như thể ông ôm một người. Nhưng sau vài ngày, ông nhận ra là kỳ thực, làm vậy sẽ khiến ông bị rối trí, vì ông cho rằng mình phải hình dung tiến trình và điều này kéo chú tâm của ông ra khỏi việc trải nghiệm vị chân sư. Thế rồi ông nhận ra là thay vì hình dung hình một người và chính ông cũng là một hình người đang ôm lấy chân sư, thì ông có thể thay đổi cách hình dung để cảm thấy mình không phải là một hình người đang leo lên cầu thang, mà mình chỉ là một điểm chú ý, mình được bao bọc trong quả cầu là vị chân sư, quả cầu tâm thức, Hiện diện của vị chân sư. Thậm chí ông có thể cảm thấy mình là một cái chấm bên trong quả cầu của chân sư đang nhìn xuyên qua Hiện diện của chân sư, và làm như vậy sẽ cho ông một trải nghiệm mật thiết hơn.

Một điều tương tự cũng xảy ra với Ngọn lửa Hòa bình. Con không ngồi đó như một hình người cố gắng hòa điệu với ngọn lửa ở ngoài kia đang bốc cháy giống như những đám lửa mà con thường thấy. Ngọn lửa ở đây là một quả cầu, và con thì là một cái chấm. Con ở bên trong quả cầu. Con trải nghiệm ngọn lửa, thậm chí con trải nghiệm xuyên thấu qua ngọn lửa. Khi con đã làm nhiều lần và có trớn, con còn có thể nhìn thế giới xuyên qua ngọn lửa. Đây là cách con có thể dùng Ngọn lửa Hòa bình. Và khi con chỉ trải nghiệm Ngọn lửa Hòa bình và chính con cũng ở trong ngọn lửa, chính con là một với ngọn lửa, thì các ý nghĩ lăng xăng sẽ chấm dứt. Nhưng như ta vừa trình bày, ít người làm được điều này ngay từ đầu, và con cần đi qua một số bước.

Một lần nữa đối với một số người, điều này sẽ khó thực hiện. Con đừng quá lo lắng. Đừng cảm thấy là mình phải làm cho được. Ta chỉ cống hiến cách này cho những ai đã sẵn sàng. Nếu con chưa sẵn sàng thì chẳng có vấn đề gì, và cũng không có gì để xấu hổ. Con không đang làm gì sai trái cả. Con hãy tìm một lời dạy hấp dẫn đối với con rồi chú tâm vào đó. Đôi khi như PadmaSambhava có nói, con có thể bị ghiền chuyện giải quyết một vấn đề nào đó trong tâm lý con, gần như thể con nghiện bước chân trên đường tâm linh, và con cảm thấy mình phải có khả năng làm tất cả mọi thứ các thày đưa ra, con phải có thể sử dụng, phải có thể tận dụng, phải có thể hình dung cái này hay cái nọ.

Dùng trực giác để bước trên đường tu

Hãy đứng lui lại. Con không phải làm tất cả mọi thứ. Con không phải tận dụng mọi thứ mà các thày đề nghị ở đây. Con cần tìm ra cái khía cạnh của giáo lý thu hút con ở mức tâm thức hiện thời của con trong số 144 tầng tâm thức. Con không nhất thiết cần biết mình đang đứng ở tầng nào, mà con chỉ đơn giản cảm nhận bằng trực giác rằng lời dạy này hấp dẫn đối với con. Xong con hãy tập trung vào đó chừng nào con cảm thấy mình còn cần đến nó. Sự thể là nhiều người trong các con đã không làm như vậy. Con đã tiếp cận một cách năng động hơn, con tìm ra giáo lý, con hào hứng với giáo lý và con nói: “Ồ, tôi muốn làm mọi thứ. Tôi muốn học hỏi tất cả, đọc hết tất cả. Tôi muốn thực hành tất cả, đọc tất cả các bài thỉnh và điều này điều nọ.” Làm như thế cũng phải lẽ thôi, nhưng đó chỉ là một giai đoạn. Mong thay sẽ tới một giai đoạn khác khi con bắt đầu có nhiều trực giác hơn. Thay vì cố bước trên đường tu với tâm vỏ ngoài, con bắt đầu lắng nghe trực giác của mình. Và thay vì cố làm mọi thứ một lượt, con tập trung vào đúng một thứ mà con cần ngay bây giờ, và con không tiếc nuối, con không có cảm tưởng mình bị bắt buộc, hay cảm giác là mình phải làm nhiều hơn. Con chú tâm vào đúng một chuyện, xong con tận dụng nó chừng nào mà con còn cần đến nó, sau đó con lại tìm đến điều kế tiếp sẽ đưa con lên tầng kế tiếp.

Các thày đã cho con rất nhiều thứ vì các thày biết khi con tìm thấy đường tu lần đầu tiên, con thường chưa có một phương hướng nội tâm mạnh mẽ. Con nói: “Tôi có thể làm gì? Hãy cho tôi một việc gì đó mà tôi có thể làm.” Đó cũng chính là cảm nhận của sứ giả này khi lần đầu tiên ông tìm thấy giáo lý của chân sư thăng thiên. Ông vô cùng háo hức – chúng ta có thể gọi là ám ảnh cưỡng chế – khi đọc chú, học hỏi giáo lý, dọn sang Hoa Kỳ, tu học tất cả những khóa tu kia và vân vân. Một lần nữa, ông cần kinh qua giai đoạn đó, nhưng sẽ tới điểm khi ông nhận ra đã tới lúc ông cần tiếp cận một cách khác. Tới lúc ông cần ngưng tập trung vào việc cứu nguy thế giới cho Saint Germain, và thay vào đó, ông tập trung vào việc giải quyết tâm lý của chính mình. Và điểm đó đã tới khi thay vì để cho tâm vỏ ngoài của ông cuống cuồng muốn làm chuyện này chuyện nọ, ông đã bắt đầu lắng nghe trực giác, và nhờ vậy ông đã bắt đầu nhận được nhiều sự hướng dẫn hơn từ các chân sư, cho đến khi ông có khả năng nhận được lời hướng dẫn của Giê-su muốn thực hiện một công việc xuyên qua ông, và tất cả đã dẫn đến việc phụng sự mà ông đã cống hiến.

Bước từng bước một là đủ rồi

Con cũng có thể đi theo cùng mô thức như vậy. Tất nhiên, tất cả các con sẽ không phụng sự giống nhau, nhưng các con vẫn có thể đi theo tiến trình lắng nghe đó, bước đi từng bước một, tập trung vào từng bước một. Con không thể leo nguyên cái cầu thang bằng cách bước tất cả mọi bực thang cùng một lúc. Con có thể toan nhảy hai ba bước một, nhưng làm vậy sẽ khiến con kiệt sức trước khi con leo đến đỉnh. Con hãy vừa lòng với việc bước đi từng bước. Chẳng có gì sai trái nếu con ở tầng tâm thức 48 và chú tâm tìm cách bước lên tầng 49. Con sẽ luôn luôn ở một tầng nào đó cho tới khi con thăng thiên, và thử thách sẽ luôn luôn là bước lên bực kế tiếp. Đường tu là như thế đó.

Tâm đường thẳng muốn làm đủ mọi trò trống. Các ngã tách biệt của con cứ muốn nói: “Ồ, lẽ ra tôi phải tiến bộ hơn thế này. Đáng lý tôi phải ở một tầng cao hơn hiện nay. Tôi không được ở tầng hiện tại của tôi. Tôi phải cao hơn 10 hay 50 tầng. Tôi phải có khả năng làm tất cả mọi thứ các thày chỉ bảo. Tôi phải biết hết giáo lý.” Tất cả những chuyện này chỉ là tâm vỏ ngoài đó thôi, là những ý nghĩ lăng xăng do các ngã tách biệt sản xuất ra, hay là phóng chiếu của tà lực đang cố khiến con kiệt sức và bị cháy trên đường đạo.

Hãy đứng lui lại. Lắng nghe từ bên trong. Khi tâm vỏ ngoài phóng chiếu tới con: “Bạn phải làm cái này hay bạn phải làm cái kia,” con sẽ phản ứng ra sao? “Tôi buông. Tôi buông. Tôi buông làm chuyện này, tôi buông làm chuyện kia. Tôi buông.” Và con cứ tiếp tục buông hoài cho tới khi con đạt tới trạng thái có khả năng lắng nghe từ bên trong. Rồi một ý tưởng sẽ đến với con: “À, tôi sẽ làm điều này, vì nó không đến từ bên ngoài, nó không đến như một bổn phận tôi phải làm điều đó.” Nó chỉ đến như một ý nghĩ về một điều con có thể làm. Không có chút áp lực nào, cho nên con làm theo. Nhưng đây là một thử thách, một thử thách to lớn để có thể hành xử như vậy trong một thế giới hiện đại quá bận rộn, nơi có quá nhiều thứ níu kéo chú ý của con, lôi con về phía này hay phía nọ, nơi có quá nhiều áp lực mình phải làm cho giỏi, phải làm tốt hơn nữa, phải học hành, phải có giáo dục hay nghề nghiệp, phải kiếm nhiều tiền, phải có ngôi nhà thật lớn, tất cả những thứ như vậy, đặc biệt tại Hoa kỳ nơi mọi người đều phải cố sánh kịp với ông A bà B, và không một ai bỏ ra một phút để tự hỏi: “Ủa, thế ông A bà B đang cố sánh kịp với ai đây? Liệu người đó có thật không? Có ai đã gặp ông Nặc danh bao giờ chưa?”

Con nhận ra ở đây là khi lần đầu con tìm thấy một con đường tâm linh, như ta có nói về sứ giả này, ông đã đương đầu với nó như một thách đố. Cũng giống như chuyện chinh phục một ngọn núi vậy. Đó là một nhiệm vụ phải làm cho được, là một sự nghiệp khi ông bước trên đường tu tâm linh. Đó là một cuộc phấn đấu. Ông cảm thấy ông phải đạt được kết quả tốt. Ông phải làm tròn những mong đợi của chính mình cũng như mong đợi của người khác, mong đợi của một vị sứ giả và mong đợi của các chân sư thăng thiên. Có quá nhiều thứ mà ông phải cố xứng đáng và ông háo hức muốn làm tròn. Nhưng rất may, thay vì bị kiệt lực, ông đã tới điểm đứng lui lại và nhận ra nhu cầu tập trung vào tâm lý của mình. Và tất cả các con có thể làm được tương tự.

Đây không phải là một sự nghiệp, không phải là một áp lực, không phải là một chuyện con phải hoàn thành và đạt được. Các thày đã nói gì về những ai sẵn sàng dùng vũ lực? Rằng vũ lực sẽ không đưa con đến đâu trên đường tu tâm linh. Con không thể cưỡng chiếm thiên đàng bằng vũ lực. Con có thể cưỡng chiếm bằng vũ lực một vật mô phỏng thiên đàng, nhưng đó không phải là thiên đàng. Con đừng tự ép mình phải đi trên đường tu. Vũ lực đến từ ngã tách biệt. Hãy nhận diện nó và buông nó ra. Rồi sau đó, làm thế nào con sẽ bước trên đường tu tâm linh khi con không còn tự ép mình chứ? Bằng cách xuôi chảy với Dòng sông sự Sống. Ta cũng biết đây là một khái niệm khó khăn, đặc biệt đối với những ai đã lớn lên trong thế giới Âu tây – xuôi chảy với Dòng sông sự Sống. Nhưng dù sao thì đó vẫn là một điều để con ngẫm nghĩ cùng với các lời dạy mà các thày đã trao và sẽ trao.

Cho phép mình xuôi chảy

Câu kinh thánh nói gì chứ? “Tốt lắm, hỡi người đày tớ trung tín kia. Con đã từng trung tín trong một ít việc. Ta sẽ giao cho con trọng trách của nhiều việc.” Một lần nữa, đây là câu chuyện nhân lên các ta-lăng. Con đã nhân lên các ta-lăng mà các thày đã giao cho con. Con đã tinh tấn. Hãy nhìn nhận điều đó. Đứng lui lại. Hãy nhìn xem con đã tiếp cận con đường tâm linh như thế nào cho tới giờ, rồi hãy quyết định buông bỏ cách đó, và nhìn xem những gì đến với con từ nội tâm. Con có thể nghĩ sứ giả này có một số khả năng hay chứng đạt đặc biệt và đó là lý do ông làm sứ giả. Chắc chắn người ta đã phóng chiếu ý tưởng này trong các tổ chức chân sư thăng thiên trước đây khi vị sứ giả được xem là vô cùng đặc biệt. Nhưng tại sao sứ giả này lại là sứ giả chứ? Tại sao ông lại trở thành sứ giả? Tại sao ông vẫn là sứ giả 20 năm sau? Bởi vì ông đã sẵn lòng buông xả hết lần này đến lần khác. Ông đã sẵn lòng buông ra bất kỳ dính mắc nào về giáo lý cũng như về việc làm sứ giả. Tới một điểm khi cách duy nhất để tiến bước trên đường tu tâm linh không phải là bằng vũ lực hay bằng nỗ lực, không phải là qua trung gian tâm vỏ ngoài. Cách duy nhất để tiến tới là buông ra, là từ bỏ, là cho phép chính mình xuôi chảy với dòng chảy.

Với những lời này, ta đã cho con những gì ta muốn cho con, và ta chỉ có thể bày tỏ lòng biết ơn của tất cả các chân sư đối với sự tham gia của con trong hội nghị này cũng như việc con sẽ sử dụng các lời dạy. Ta niêm hội nghị này trong ngọn lửa vui mừng của Hòa bình Hoàn vũ của đức Phật mà TA LÀ. Hãy an bình. An bình. Tĩnh lặng.

Buông mọi ý niệm nghĩa vụ đối với địa cầu

Bài truyền đọc của chân sư thăng thiên PadmaSambhava qua trung gian Kim Michaels ngày 10/10/2022. Bài giảng này được ban truyền nhân dịp Webinar 2022 cho Hoa Kỳ – Khôi phục nn dân chủ.

TA LÀ chân sư PadmaSambhava. TA LÀ một Đạo sư Kim cương (Vajra Guru). Điều này biểu thị ta đã đạt đến một mức quả vị Phật với quyền ở đây trên trái đất, giảng dạy trên trái đất. Ta không thường phát biểu theo cách này nhưng ta muốn nhân cơ hội này trao cho con một lời giảng có thể đem lại lợi lạc cho con.

Thày Astrea đã trình bày về khả năng bị ghiền một sự kích thích nào đó trên địa cầu. Là một người đang bước đi trên con đường quả vị Ki-tô, con vươn lên khỏi các thói nghiện ngập đối với những thứ của thế gian. Nhưng có thể con vẫn gần như bị ghiền việc giải quyết các vấn đề, giải quyết mọi chuyện trong tâm hồn, trong tâm lý của con.

Xu hướng tập trung vào các vấn đề

Ta muốn cho con một hình ảnh. Có một phong cảnh bao la, một đồng bằng rộng lớn với đồi núi bao quanh trải dài đến chân trời xa tắp. Bên trên là bầu trời xanh bát ngát có mặt trời sáng rỡ tuyệt đẹp. Dưới đất ngay giữa đồng bằng rộng lớn đó có một người đang đứng. Trên đầu người đó là một đám mây đen rất nhỏ. Và y ngước mắt nhìn lên đám mây rồi bảo: “Ồ, xem mây đen kia kìa, chắc chắn thế giới sắp đến ngày tận thế”. Y hoàn toàn không để ý gì đến cảnh vật bao la, đến bầu trời xanh ngắt và ánh nắng tươi sáng, mà chỉ chú tâm vào đám mây đen.

Ta biết rất rõ – chúng ta đều biết rất rõ – rất nhiều giáo lý mà các thày đã ban ra, đặc biệt qua trung gian vị sứ giả này, về việc giải quyết tâm lý, khắc phục chấn thương nhập đời cùng giải thể các ngã tách biệt của con, có thể gần như choáng ngợp đối với con. Như một số các con có bày tỏ, con cảm thấy gần như vô vọng, gần như không có cách nào nhìn hết được những khía cạnh thâm sâu đó của tâm lý mình. Nhưng một số khác đã đạt được kết quả đáng kể, và con nhận ra là con đã giải quyết nhiều cái ngã, nhiều vết thương, nhiều vận đề trong tâm lý mình.      

Sứ giả này đã bước trên đường tu suốt hơn 45 năm qua. Đã có một giai đoạn trong thập niên 1990 khi ông thường xuyên có ý nghĩ: “Tôi đã nhìn ra và đã giải quyết quá nhiều chuyện trong tâm lý của tôi, nhưng những chuyện mới cứ không ngừng xuất hiện. Đến bao giờ mới hết đây?” Và tất nhiên, ông vẫn còn tìm kiếm các vấn đề trong tâm lý của ông. Nhưng từ khá lâu nay, ông chỉ đơn giản mở tâm ra quan sát rồi giải quyết chúng. Ông không tập trung vào chúng. Ông không bị chúng đè nặng. Chúng không lấy đi sự an bình của ông. Chúng không khiến ông bực dọc.

Điều ta muốn nói ở đây là đặc biệt trong cương vị một avatar, con đã đến địa cầu với ý định tạo ra một sự thay đổi tích cực, cho dù con đã nhìn việc đó như thế nào trước khi con đến, con đã thay đổi cách nhìn của con như thế nào, con đã thay đổi phương thức hoạt động của con như thế nào sau khi con đến hiện thân ở đây. Nhưng con vẫn còn mang một cách nhìn nào đó về lý do tại sao con ở đây, những gì con định bụng sẽ làm hay sẽ hoàn thành. Và cái nhìn này có thể cho con một xu hướng tập trung vào các vấn đề, tập trung vào những gì chưa được giải quyết. Và con giống như anh chàng kia đứng giữa phong cảnh bao la mà không ngắm phong cảnh, chỉ lo chú mục vào đám mây đen nhỏ xíu trên đầu mình.

Đúng, con có thể còn sót một số vấn đề tâm lý chưa giải quyết. Đúng, như các thày đã nói, vẫn còn một số ảo tưởng mà con cần nhìn xuyên thấu trước khi con thăng thiên. Nhưng nếu như những điều còn sót lại không nhiều như con tưởng thì sao? Nếu như con đã giải quyết xong phần lớn những gì con cần giải quyết nhưng con không nhìn ra điều này, con không công nhận điều này vì con quá tập trung vào vấn đề kế tiếp? Gần như con ghiền chuyện giải quyết các vấn đề, ghiền cảm giác kích thích mà nó cho con mỗi khi con giải quyết hay chú tâm vào vấn đề.

Một lần nữa, ta không đang bảo con phải ngừng giải quyết tâm lý của con. Ta chỉ nói là thỉnh thoảng con hãy bước lui lại, và con tiếp tục bước lui lại cho đến khi con nhìn xa hơn đám mây đen kia trên đầu mình và thấy được quang cảnh rộng lớn, bầu trời xanh tươi của tâm hồn con, thấy được mặt trời của Hiện diện TA LÀ của con đang toả ánh nắng, và cảm thấy hơi ấm của Hiện diện TA LÀ đang chiếu rọi trên con.

Nhìn nhận mình đã có tiến bộ

Các thày đã trao cho con rất nhiều lời dạy về tâm thức nhị nguyên. Nhưng ta tự hỏi không hiểu con đã nắm bắt được một khía cạnh của những lời dạy đó và áp dụng trên bản thân mình hay chưa? Các thày đã nói đến sự cân bằng, nói đến Con đường Trung đạo, không đi về đối cực nhị nguyên này lẫn đối cực nhị nguyên kia. Nhưng các thày cũng đã nói là tâm thức nhị nguyên có khả năng chụp lấy bất kỳ lời nào của một vị thày tâm linh và khiến nó trở nên mất quân bình. Liệu con đã hoàn toàn nắm bắt là khi các thày trao cho con một giáo lý, thì sẽ có một cái ngã tách biệt trong tâm con – thậm chí cả các tà lực ở ngoài tâm con – sẽ kéo con vào cực đoan đối chọi, hoặc cái mà tâm nhị nguyên xem là cực đoan đối chọi?

Các thày đã khá nhiều lần đề cập đến các đệ tử bước vào đường tu, đã đến với các chân sư thăng thiên vì họ muốn cảm thấy mình đặc biệt. Họ muốn cảm thấy họ đã tiến xa hơn các đệ tử khác, thậm chí còn là đệ tử tâm linh cao cấp nhất trên hành tinh. Nhiều các con đã nhận các giáo lý này và quyết định là con muốn khắc phục xu hướng nói trên nếu con đang mang xu hướng đó, hoặc con không muốn rơi vào xu hướng đó. Nhưng lại có một cái ngã trong tâm con bảo rằng, để tránh cảm thấy mình đặc biệt, con phải tránh không được cảm thấy bất cứ gì về mình. Nói cách khác, con không được phép công nhận mức chứng đạt của mình, công nhận những gì mình đã giải quyết trong tâm lý bởi vì làm vậy có thể khiến con kiêu mạn.

Có một cái ngã muốn con cảm thấy kiêu mạn và cũng có một cái ngã bảo con không được kiêu mạn và do đó con không được công nhận bước tiến của mình. Nhưng con đường quả vị Ki-tô là gì chứ? Đó là con đường tiến bước, tự thăng vượt. Nếu con không công nhận mức tự thăng vượt của mình thì con sẽ rơi vào một vùng hoang địa nơi con sợ cảm thấy kiêu mạn đến độ con không dám công nhận mình đã thật sự có tiến bộ, mình đã đạt tới một mức nào đó. Đây chính là tác động của tâm thức nhị nguyên trên những ngã này.

Bây giờ con hãy quan sát bản thân. Con có thể nhìn vào sự kiện này. Con có xu hướng gì khi con nghe ta trình bày những điều trên? Con có thể cảm thấy những loại ngã nào? Xong con có thể sử dụng các dụng cụ của các thày để làm việc trên điểm này, khắc phục những cái ngã đó cho tới khi con đạt tới điểm con buông được nhu cầu cảm thấy mình đặc biệt, mình cao trội, mình kiêu mạn. Và như vậy con cũng buông luôn cái ngã cho con sự khiêm tốn giả tạo, sự nhún nhường giả tạo không muốn công nhận bước tiến của mình. Con có thể đơn giản buông chúng ra và nhờ vậy trụ trong một tâm thái trung hòa nơi con có thể nhận diện, con có thể nhìn lại con đường của mình và nói: “Thật ra tôi đã đi được nhiều bước trên con đường của tôi. Tôi đã kinh qua nhiều trải nghiệm. Tôi đã nhìn ra nhiều điều trong tâm lý của tôi. Tôi đã giải quyết được nhiều chuyện. Tôi thực sự đã có tiến bộ.” Không phải là con tự hào mà con cảm thấy vui mừng.

Và tại sao con lại không được cảm thấy ngày càng vui hơn khi con bước cao hơn trên đường tu chứ? Tâm Ki-tô vốn hoan hỉ. Tâm Ki-tô không nghiêm nghị như quá nhiều người vẫn tưởng vậy, thậm chí nhiều đệ tử của chân sư thăng thiên lẫn nhiều tín hữu Cơ đốc giáo vẫn tưởng rằng Ki-tô thật nghiêm trang, Thượng đế thật nghiêm trang. Ki-tô vốn vui mừng. Tại sao con không có quyền cho phép mình vui mừng khi con đã có chứng đạt trên đường tu? Đây không phải là một niềm vui nghịch với đối cực ngược lại, không phải là hạnh phúc nghịch với sự bất hạnh theo một định nghĩa nhân thế nào đó. Mà đây là niềm vui vượt khỏi cặp đối cực phàm phu, vượt khỏi mọi nhị nguyên và phân cực. Con có quyền cảm thấy niềm vui này. Tại sao không cho phép mình cảm thấy nó, ghi nhận nó?

Con đường Thương khó

Các thày chưa bao giờ bảo rằng con đường dẫn đến quả vị Ki-tô là Con đường Thương khó (Via Dolorosa). Không, các thày đã nói điều ngược lại. Ai đã chế ra Con đường Thương khó, ai đã chế ra toàn bộ khái niệm này? À, tất nhiên là sa nhân rồi. Chúng muốn vắt kiệt niềm vui khỏi mọi người đến độ người ta không thể mua được cái ảo tưởng phổ biến trong đạo Cơ đốc về con đường cứu rỗi tự động: Con hãy đi lễ nhà thờ, hãy tuân theo các luật lệ và quy tắc, hãy tin vào giáo điều thì con sẽ tự động được cứu rỗi. Luôn luôn có những người muốn nhiều hơn, thế là sa nhân dựng lên khái niệm bảo rằng đây là con đường hy sinh, đây là con đường đau đớn, cho nên không hề có niềm vui nào trên con đường của các vị thánh.

À, tất nhiên khi con có một giáo hội đặt nền tảng trên tâm thức của Peter và tâm thức của phản Ki-tô, thì làm sao có niềm vui được? Làm sao những người lãnh đạo giáo hội đó cảm thấy vui mừng? Và nếu các lãnh đạo không vui mừng thì tại sao bất cứ ai khác trong giáo hội lại vui được? Nói cho cùng, bản chất con là một kẻ có tội. Làm sao con có thể cho phép mình vui sướng khi con là một kẻ tội đồ khốn nạn đúng lý phải ăn năn xấu hổ chỉ vì mình đang tồn tại? Tất cả thật là vô lý. Vô lý. Con hãy buông nó ra. Hãy nhận diện những cái ngã đó, nhìn thẳng vào mặt chúng và bảo: “Mi không phải là ta. Ta không phải là mi. Ta không muốn mi nữa. Ta để cho mi chết đây.” Đây chính là những gì Ki-tô muốn nói khi thày bảo: “Ai sẵn sàng vì ta bỏ đời sống, sẽ tìm thấy sự sống.” Con sẽ tìm thấy một dạng sống cao hơn vượt khỏi những cái ngã tách biệt đó.

Lý do đưa con đến địa cầu

Khi con nhìn lịch sử, nhìn vào ngày hôm nay, phải nói là những gì loài người có thể tin được thật đáng kinh ngạc. Bao nhiêu dối trá, bao nhiêu ảo tưởng mà con người đã có thể tin theo, thật không thể nào ngờ được. Đối với một chân sư thăng thiên thì không đến nỗi nào, vì các thày đã chứng kiến đủ mọi chuyện. Tuy nhiên vẫn là một khối lượng lừa dối và ảo tưởng khó tin. Con người có khả năng tin những chuyện đó, thậm chí còn tin rằng chúng diễn tả một chân lý nào đó, hay chúng đã được ban ra bởi Thượng đế, hay bởi đức Phật, hay Krishna, hay Ki-tô, hay bất kỳ thẩm quyền nào mà họ nhìn thấy. Con hãy nhìn vào đó và nhận diện đó là chuyến hồ đồ, vô lý. Xong con chỉ đơn giản buông nó ra.

Có lẽ con có thể nhận diện một cái ngã mà hầu hết mọi avatar đều có, và các con đã mang ngã này ngay từ lúc đầu thai. Đó là hệ quả của sự kiện con đến đây với lòng mong muốn giúp đỡ mọi người, tạo cuộc thay đổi. Để giúp người khác, con cảm thấy con phải lắng nghe họ, phải nhạy bén với họ. Con gặp những người tin vào các dối trá đó hay con gặp sa nhân và con nghĩ: “Tôi nên để ý và quan tâm những gì họ nói. Tôi nên mở tâm lắng nghe họ.” Con bắt đầu hấp thụ, con cảm thấy một nghĩa vụ. Khi sa nhân ném cho con một ý tưởng sai lầm, con cảm thấy mình có bổn phận xem xét nó: “Không hiểu trong lời nói này có gì đáng xem xét chăng? Có thể nào đó là sự thật?” Con thấy chuyện này xảy ra ngay cả trong câu chuyện Vườn Eden khi Eva cảm thấy bắt buộc phải lắng nghe lời nói của rắn và cân nhắc xem nó nói gì. Là một avatar, sẽ tới điểm con cần nhìn vào sự kiện này. Con cần nhìn xem con có cảm thấy nghĩa vụ nào đối với trái đất, đối với người khác, thậm chí đối với cả sa nhân. Và con cần bác bỏ ngã đó và để cho nó chết hầu con có thể nhìn nhận: “Tôi không bắt buộc phải làm bất cứ gì trên địa cầu. Tôi không có nghĩa vụ gì trên địa cầu.”

Bây giờ, để đi muốt toàn bộ tiến trình này, có thể con sẽ phải xét xem những gì đã đưa con đến trái đất, những gì con muốn thực hiện, những gì con muốn hoàn tất, vì đó chính là cái đã cho con cảm giác nghĩa vụ. Con muốn hoàn thành một điều gì đó và để làm vậy, con có bổn phận ra tay. Con cảm thấy mắc kẹt, vướng víu vì con đã nghiệm thấy là khi con làm những gì con nghĩ mình có bổn phận phải làm, thì thật ra con không đạt được kết quả con muốn. Vậy con có chọn lựa nào không?

Nhiều người hết kiếp này tới kiếp khác cứ cố đẩy tới, cố tìm cách thị hiện được kết quả mong muốn. Nhưng chỉ có một lối thoát duy nhất khỏi sự khó xử này, điều bí ẩn này, tình trạng tiến thoái lưỡng nan này, đó là nghĩ xem có phải con đã thiếu cố gắng? Không, vấn đề có thể nằm ngay ở mục tiêu của con. Và có thể con sẽ phải xét lại chính cái lý do đã đưa con đến địa cầu, ngộ ra nó không là cao nhất. Nó là một sản phẩm của mức tâm thức mà con đã có vào thuở đó. Nhưng giờ đây con đã vươn lên một tầng tâm thức cao hơn thì con có khả năng nhìn vào nó, tái xét nó, và con buông nó ra. Buông nó ra!

Vị sứ giả này đã làm việc trên vấn đề này được năm sáu năm từ khi các thày ban truyền các giáo lý về ngã tách biệt. Ông đã mô tả bước đột phá quan trọng đầu tiên mà ông có được khi ông nhận ra: “Tôi không phải làm gì trên trái đất.” Nhưng kể từ đó, ông đã có thêm nhiều đột phá khác liên quan đến điểm này – tại sao ông có mặt trên địa cầu, ông xem vai trò của mình là gì, muc tiêu của mình là gì khi ở đây – và ông đã sẵn lòng cứu xét lại tất cả. Việc này vượt khỏi chấn thương nhập đời vì nó được định đoạt trước khi con gặp phải chấn thương nhập đời.

Đó là những gì con đã đem theo con từ một hành tinh tự nhiên, những gì đã đưa con đến đây từ một hành tinh tự nhiên. Và đây là bước kế tiếp sau khi con giải quyết chấn thương nhập đời, là con xem xét các khía cạnh sâu sắc hơn, chẳng hạn như: Tại sao con lại có mặt ở đây? Bởi vì nếu con không giải quyết chuyện này thì làm sao con sẽ rời được nơi đây? Làm sao con có thể thăng thiên? Làm sao con có thể đứng đó trước cánh cổng, nhìn lại trái đất một lần chót và tìm xem còn điều gì níu con ở lại? Làm sao con có thể nhìn quỷ Mara đang cố kéo con vào một phản ứng mà vẫn không phản ứng lại? Chỉ khi nào con cảm thấy con không còn việc gì cần làm trên trái đất thì con mới có thể tránh không phản ứng lại bất kỳ điều kiện nào trên trái đất.

Một số các con chưa đạt tới mức sẵn sàng với lời dạy này. Nhưng ta muốn đem nó vào cõi vật lý để những ai đã sẵn sàng có thể tiếp nhận được, và những ai sẽ sẵn sàng trong tương lai có thể tìm thấy và đọc được. Và với tư cách một Đạo sư Kim cương, ta có quyền đem lại bất kỳ giáo lý nào ta muốn khi có cánh cửa mở ra cho giáo lý đi vào. Và như vậy, ta nói Vajra, Vajra, Vajra. PadmaSambhava TA LÀ.

Làm thế nào loại bỏ đau khổ con người

Bài truyền đọc của chân sư thăng thiên Phật Gautama qua trung gian Kim Michaels ngày 6/6/2022, nhân dịp Webinar 2022 – Dân chủ và quả vị Ki-tô.

TA LÀ chân sư thăng thiên Phật Gautama.

Một truyền rải chưa từng có của Ngọn lửa Hòa bình

Hòa bình là một ngọn lửa, một năng lượng, một tâm thức, một sinh thể – một sinh thể vũ trụ mà sự chứng đạt vượt khỏi tầng mức nơi ta đang đứng trong tư cách đức Phật cho trái đất. Sinh thể vũ trụ này đã được từ hóa (magnetized) đến địa cầu bởi các chân sư thăng thiên, bởi các con là đệ tử của chúng tôi và bởi sự xoay chuyển tâm thức vừa xảy ra do hệ quả cuộc xâm lăng nước Ukraine. Biến cố đó đã tạo ra một sự xoay chuyển trong tâm thức tập thể đến độ chúng tôi, các chân sư thăng thiên, đã khẩn khoản sinh thể vũ tru đó từ hóa sự hiện diện của thày trong cõi ê-the bên trên địa cầu và rải xuống một sự phát tỏa chưa từng có của Ngọn lửa Hòa bình.

Hiển nhiên ngọn lửa hòa bình này không có nghĩa là trên địa cầu sẽ tức khắc có hòa bình theo nghĩa hòa bình vật lý. Ý nghĩa thực sự là ngọn lửa sẽ phơi bày ra tất cả mọi năng lượng, mọi tâm thức, mọi sinh thể của phản hoà bình, cho nên có vẻ như ngọn lửa sẽ đem lại cái đối nghịch của hòa bình, nhưng điều này sẽ chỉ kéo dài một thời gian. Chúng tôi đã từng nói là địa cầu không thể cưỡng lại lực kéo hướng thượng của toàn bộ bầu cõi. Và địa cầu cũng không thể cưỡng lại Ngọn lửa Hòa bình Toàn vũ. Cho nên đây là một sự đặc miễn, một cơ hội cho một địa cầu đã được từ hóa bởi bao nhiêu người trên trái đất mong muốn hòa bình. Họ mong muốn một tương lai được hưởng thái bình khỏi tay những kẻ sẵn sàng chiếm đoạt bằng vũ lực.

Tâm thức sẵn sàng chiếm đoạt bằng vũ lực

Thế nào là tâm thức sẵn sàng chiếm đoạt bằng vũ lực? Đó là một chất độc tâm linh. Nó có mấy yếu tố. Thật ra nó khởi lên từ tất cả những chất độc kia, từ vô minh cho đến dục vọng, thèm muốn, tham lam, bởi vì tâm thức sẵn sàng chiếm đoạt bằng vũ lực không bao giờ thấy đủ. Những người, những sinh thể sẵn sàng chiếm đoạt bằng vũ lực tạo ra điều gì? Họ tạo ra đau khổ, thường là cho người khác, nhưng họ luôn luôn tạo ra đau khổ cho chính họ. Những kẻ chủ mưu chiến tranh, chẳng hạn, không thể tránh tạo ra trong chính tâm họ và bốn thể phàm của họ một sự nhiễu loạn có thể sẽ nhanh chóng khiến họ không sao chịu đựng nổi. Đó là tại sao con thấy một số nhà lãnh đạo khởi sự chiến tranh đã trở nên điên loạn – trong nghĩa đen – và họ bước vào một tâm trạng hoàn toàn hoang tưởng, xa rời thực tế. Cho nên liệu con có thể nói được là khi một sinh thể bước vào tâm thức mong muốn hay sẵn sàng chiếm đoạt bằng vũ lực, thì sinh thể đó có còn quyền tự quyết, còn ý chí tự do nữa hay không? Hay chẳng phải là họ đã nộp quyền tự quyết của họ cho những con quái vật tập thể, những quỷ dữ hay sa nhân chỉ muốn gây rối loạn hoặc mưu toan chứng minh Thượng đế sai lầm? Liệu những người như thế có còn ý chí tự do hay không? Họ có một ý chí, nhưng ý chí đó không tự do.

Điều gì xảy ra trong tâm lý những người đi vào tâm thức sẵn sàng chiếm đoạt bằng vũ lực? Hiển nhiên, họ cũng bước vào tâm thức nhị nguyên. Có nghĩa là họ có thể dùng tiến trình lý luận nhị nguyên để biện minh cho hành động của mình, nhưng chỉ từ một góc cạnh nào đó thôi. Con thấy đó, sức mạnh hướng thượng của toàn bộ bầu cõi chưa thăng thiên là tâm thức Ki-tô đưa tất cả mọi thứ xích lại ngày càng gần hơn với duy nhất. Chắc chắn, duy nhất là một cái gì khó mường tượng cho những người đầu thai trên một hành tinh với vật chất dày đặc như địa cầu, nhưng dù sao đi nữa, trong vũ trụ có một hướng chuyển động đi lên. Khi con đi vào tâm thức chiếm đoạt bằng vũ lực, con không thể ở trong duy nhất. Bởi vì nếu con ở trong duy nhất, con sẽ nhận ra là nếu con lấy của người khác bằng vũ lực thì con cũng lấy từ chính con, và thử hỏi có ai lại điên rồ đến mức làm chuyện đó?

Trạng thái phi hòa bình và phi tự do

Các sinh thể đó đi ngược lại sức mạnh hướng thượng của vũ trụ và họ không thể nào không cảm thấy điều đó. Thường thường họ không cảm thấy một cách ý thức. Họ không nhận thức được tại sao họ lại có cảm giác đó, nhưng họ cảm được một sự nhiễu loạn. Họ liên tục ở trong tâm trạng phi an bình, bất ổn này. Họ không thể bình an trong tâm. Cuối cùng nó có thể khiến họ điên loạn – cho dù con có định nghĩa từ này như thế nào – nhưng trong trung hạn, họ sẽ rơi vào một tâm trạng hoang tưởng nơi họ không thể nhìn ra hậu quả việc làm của mình. Họ không có khả năng nhìn nhận hậu quả việc làm của họ. Tại sao thế? Bởi vì để có thể sống còn về mặt tâm lý trong trạng thái phi an bình đó, họ phải cố tìm ra trong tâm một cách biện luận hầu bênh vực cho hành động hung hãn bạo ngược của họ, và họ không thể nhìn nhận hậu quả vì hậu quả sẽ vô hiệu hóa cách biện luận đó. Họ bắt buộc phải đi vào tâm trạng hoang tưởng, phủ nhận thực tế, hầu sống còn trong tâm lý.

Có nghĩa là gì? Có nghĩa là giờ đây họ bước vào tâm trạng cùng cực của phi tự do. Họ có còn tự do nào nữa hay chăng khi họ không thể rút lại những chuyện bạo lực mà họ đã làm, không thể hủy bỏ hay tháo gỡ những hậu quả mà họ đã gây ra cho tha nhân? Và nếu họ nhìn nhận các hậu quả đó, dù chỉ là hậu quả trên nhân dân họ và chính họ, thì họ sẽ phải công nhận là cách biện minh của họ không sao đủ được.

Có nghĩa là trong tâm, họ sẽ phải nhìn nhận là mình sai lầm, nhưng nếu họ đã ở trong trạng thái cùng cực muốn cưỡng chiếm thì họ cũng tự coi mình là cao trội hơn, vì cái cho họ ý muốn nắm quyền lực cao nhất cũng chính là cái khiến họ cưỡng chiếm. Và nếu đã là một sinh thể cao trội hơn thì họ không thể sai lầm – hay đúng hơn, họ không thể chịu đựng nổi là mình sai lầm, và do đó họ cũng không thể nhìn nhận là mình sai lầm. Họ không thể nhìn nhận thực tế của những gì đang xảy ra trên thế giới, và do đó họ hoàn toàn phi tự do.

Họ không thể thay đổi quan điểm, vì khi họ thay đổi quan điểm hay thay đổi cách hành động, họ sẽ phải thừa nhận là hành động nguyên thủy của mình là sai trái và cách biện minh cho hành động đó cũng sai trái. Cho nên họ đã sai lầm, và khi đã là một sinh thể cao trội thì họ không thể chịu đựng mình đã sai lầm, và vì thế họ phải phủ nhận. Trong sự phủ nhận toàn diện đó, họ đánh mất tất cả mọi tự do trong tâm.

Bề ngoài có vẻ như sa nhân có tự do làm bất cứ gì họ muốn mà không phải cân nhắc những hậu quả cho người khác mà một người bình thường sẽ cân nhắc. Có vẻ như họ thường hay trốn tránh được hậu quả việc làm của họ vì họ khiến cho những ai đi theo họ phải gánh dùm nghiệp chướng. Nhưng khi con nhìn sâu vào tâm của sa nhân, con sẽ thấy ở tầm mức của tâm, họ là những sinh thể ít tự do nhất. Họ có vẻ tự do ở tầm mức hành động vật lý, nhưng họ ít tự do nhất ở tầm mức của tâm.

Những lãnh đạo không chịu nổi là mình sai

Từ khá lâu nay chúng tôi đã có đề cập đến các thiên thần sa ngã qua một đợt truyền pháp trước. Trong đợt truyền pháp này, chúng tôi nói đến các sinh thể sa ngã và đưa ra một số lời dạy rất thâm thuý về sa nhân. Lời dạy đó đã đi vào tâm thức tập thể, đã chạm được những ai có tâm cởi mở do họ đã nhìn vào lịch sử và tự hỏi tại sao trên địa cầu lại có loại lãnh tụ như vậy, những người thiếu hẳn lòng trắc ẩn hay quan tâm đến nỗi đau khổ của người khác. Hẳn lời dạy này đã chạm được các con, những học trò trực tiếp của chúng tôi. Các con đã suy ngẫm những ý tưởng đó, đã đọc thỉnh dựa trên những bài truyền đọc của chúng tôi, và tất cả đã tạo ra một động lượng hướng thượng – giờ đây được tăng cường và kết tinh do cuộc xâm lăng nước Ukraine – đến độ hành tinh đã đạt đến một khối lượng tới hạn (critical mass).

Hiện nay đã có một sự xoay chuyển trong tâm thức tập thể khi có nhiều người hơn thấy được, nhận ra được, sự cần thiết phải hiểu biết tại sao ngay cả trong thế giới hiện đại vẫn có những loại lãnh đạo như thế, những lãnh đạo sẵn sàng hành động bạo lực rõ ràng, gây ra biết bao hậu quả khốc liệt cho nhân dân xứ họ cũng như các xứ khác. Hơn thế, họ không sẵn lòng công nhận hậu quả đó để mà thay đổi hành động, thay đổi quan điểm của mình. Họ không có lòng trắc ẩn. Họ xem thường hậu quả mà họ gây ra, tại sao chứ? Như ta vừa nói, vì họ không thể chịu đựng nổi là mình sai lầm, và đây chính là điểm mà nhiều người đã bắt đầu nhìn ra: sự xơ cứng hoàn toàn, sự thiếu vắng khả năng cùng thiện chí để chấp nhận là mình đã sai lầm, hay việc làm của mình đã không tối ưu mà lại còn gây tổn hại cho chính quyền lợi của mình.

Sự xơ cứng của các chế độ độc tài

Điều này dẫn đến sự tỉnh ngộ rằng các nền dân chủ là những xã hội có đủ khả năng cho phép một lãnh đạo sai lầm. Những xã hội đó có đủ khả năng cho phép người ta sai lầm. Người ta có đủ khả năng nhìn nhận là mình đã sai lầm, rồi dựa vào đó, thay đổi cách nhìn và cách làm của mình. Đây là một trong những khác biệt cơ bản giữa một chế độ độc tài và một thể chế dân chủ. Người lãnh đạo trong một chế độ độc tài không thể công nhận là mình sai lầm, người dân không thể công nhận là mình đã sai lầm về lãnh đạo độc tài của mình, và sự thể này tạo ra một sự xơ cứng ở mức cơ bản, có nghĩa là một chế độ độc tài không có khả năng thích ứng với những tình huống thay đổi. Họ phải tiếp tục hành xử y như trước mà cứ chờ đợi kết quả sẽ khác đi, và như con cũng biết Einstein đã từng nói, đó chính là một hình thức điên rồ. Họ rơi vào một vòng xoắn ốc hướng hạ sẽ cứ đi xuống mãi cho tới khi một biến cố xảy đến, một biến cố gây sốc đến độ nó sẽ đập tan sự phủ nhận của họ. Có thể biến cố đó là một thảm bại toàn diện như con thấy trong trường hợp Đức quốc xã. Đó có thể là sự phơi bày những dã man khủng khiếp như con thấy với Đức quốc xã và cuộc diệt chủng người đạo Do Thái. Hay đó có thể là hiểm họa một sự sụp đổ kinh tế toàn diện như con thấy trong trường hợp Liên Xô.

Con cũng thấy đôi khi một chế độ độc tài có thể chuyển hướng và bước vào một vòng xoắn ốc hướng thượng. Con đã thấy Đế chế Anh đã phải tự xét mình như thế nào do tấm gương của Gandhi và phong trào bất bạo động, và vì thế họ đã chuyển đổi từ cách cư xử chuyên chế đối với Ấn Độ sang nhận thức là họ không thể tự xưng là một nền dân chủ ở trong nước mà lại hành xử độc tài ở ngoài nước. Con đã thấy nước Đức chuyển đổi từ một quốc gia độc tài dưới Hitler thành một quốc gia dân chủ. Gần đây con thấy nước Đức nhìn nhận là chính sách của họ đối với Nga và Putin là một sai lầm và họ sẵn sàng thay đổi. Con cũng thấy các nước dân chủ khác nhìn nhận là họ đã đánh giá sai về Putin cùng tình hình ở Nga và họ cũng sẵn sàng thay đổi theo đó. Nhưng con cũng thấy một số nước dân chủ chưa sẵn sàng làm chuyện đó.

Uyển chuyển có nghĩa là sống còn

Dù sao đi nữa, điều ta muốn nêu ra ở đây là ta đã từng đầu thai trên trái đất rất nhiều ngàn năm trước khi hiện thân là Phật Gautama. Ta đã không là Phật trong suốt thời gian đó – ta chưa chứng được tâm thức Phật nhưng ta đã đầu thai trong một thời gian rất dài. Ta thăng thiên cách đây 2500 năm và kể từ đó, ta đã là một chân sư thăng thiên trong tâm thức Phật. Ta có một kinh nghiệm rất dài, một cái nhìn vô cùng dài hạn về địa cầu. Điều này có nghĩa là khi nói về xã hội, ta biết cái gì có thể sống còn và cái gì không thể sống còn. Và quả thực, cái duy nhất có thể sống còn là khả năng thích nghi, tính linh hoạt uyển chuyển, sự sẵn lòng thay đổi. Không chỉ thay đổi chiều ngang mà thay đổi chiều dọc, thay đổi trong sự thăng vượt mức tâm thức cũ của mình.

Bất cứ ai có cái nhìn dài hạn như ta đều có thể thấy sự tiến bộ là một đòi hỏi tuyệt đối, không chỉ trên địa cầu mà khắp mọi nơi trong vũ trụ. Thăng vượt trạng thái cũ, tiến lên một trạng thái cao hơn, đó chính là nền tảng để sống còn. Con cũng có thể thấy được điều này khi con nhìn vào lịch sử, nhìn xem những xã hội đã ra đời và biến mất như thế nào. Con có thể nhìn vào các loài động vật và dòng tiến hóa. Tại sao loài khủng long lại tuyệt chủng? Vỉ chúng không thể thích nghi. Thật sự con có thể thấy, đây chính là một định luật tự nhiên. Tất nhiên, đây cũng là một định luật tâm linh nhưng con có thể nhìn hoàn toàn trung hòa và gọi đó là một định luật tự nhiên. Khi xã hội trở nên xơ cứng, thiếu uyển chuyển và từ chối thích ứng, xã hội đó sẽ không thể bền vững trong thời gian. Nó có một thời hạn, một thời điểm hết hạn. Điều gì khiến cho một xã hội trở nên xơ cứng? Khi người ta không thể nhìn nhận, không nhất thiết rằng mình sai lầm, mà người ta không thể nhìn nhận là mình có khả năng làm tốt hơn những gì mình đang làm.

Sự sụp đổ của các nền văn minh và sức kéo hướng thượng của phần còn lại của vũ trụ

Tiến tới cái tốt đẹp hơn là một định luật. Tất nhiên, dựa theo lịch sử ghi chép thì con không nhất thiết thấy được là đã từng có những thời đại trong quá khứ khi toàn bộ hành tinh rơi vào một vòng xoắn ốc hướng hạ khiến cho các nền văn minh bị sụp đổ. Một hành tinh như địa cầu hoàn toàn có khả năng rơi vào một vóng xoáy hướng hạ và đi ngược lại định luật tự nhiên của sự tự thăng vượt tuần tự. Nhưng hiển nhiên biến cố đó cũng đã gây ra sự sụp đổ cho các nền văn minh, sự hủy diệt của các nền văn hiến và dân số bị suy giảm xuống một mức rất thấp so với ngày nay. Tình trạng này tất nhiên không thể duy trì mãi, và đã tới một điểm khi không còn nơi nào thấp hơn để đi xuống và vòng xoáy hướng hạ đã chạm đáy.

Thế rồi lực kéo hướng thượng của phần còn lại của vũ trụ bắt đầu vực địa cầu lên trở lại, và lần hồi loài người lại đáp ứng, tạo nên một động lượng đi lên. Có những thế lực hoạt động chống lại một động lượng đi lên như vậy và chúng có thể phần nào thành công dựng lên những đế quốc tạm thời chặn đứng sự tăng trưởng. Và mặc dù đôi khi chúng có thể kéo dài cả ngàn năm nhưng chúng không thể tồn tại mãi mãi.

Và ngay cả nếu con nhìn vào lịch sử được ghi chép, con sẽ thấy tuổi thọ của những đế quốc như vậy rõ ràng ngày càng ngắn ngủi hơn. Đế chế La Mã sống sót được khá lâu. Đế chế Công giáo La Mã sống sót được một thời gian. Đế chế Nga hoàng, các vị vua tại Âu châu, các vương quốc châu Âu, cũng sống sót một thời gian, nhưng con thấy ngày càng ngắn hơn. Rồi con chứng kiến các lãnh tụ với tham vọng chinh phục toàn thế giới, như Napoleon thành công một thời gian nhưng không được bao lâu. Con thấy Hitler cũng thành công một thời gian nhưng rất ngắn ngủi. Con thấy là lãnh đạo càng hành xử bạo ngược bao nhiêu thì tuổi thọ của chế độ càng ngắn ngủi bấy nhiêu. Liên bang Sô viết sống sót được như vậy là vì họ tránh được chiến tranh lạnh trở nên quá nóng. Putin đã kéo dài được như vậy cũng là vì ông đã tránh vượt qua lằn ranh đó. Nhưng bây giờ lằn ranh đã bị vượt qua thì không có đường nào để quay trở lại được nữa.

Một nhận biết mới tại các quốc gia phi dân chủ

Đây là một điểm mà nhiều người có thể nhận biết và nắm bắt được, không những tại các nước dân chủ mà cả các nước phi dân chủ. Có một động lượng đang được vun đắp trong tâm thức tập thể, đó là: Rất, rất nhiều người tại các nước phi dân chủ đã hiểu ra – đột nhiên mà không cần suy nghĩ gì đặc biệt – rằng họ cũng đang mang các nhược điểm nói trên trong quốc gia của họ, trong chính quyền cũ và trong các chế độ độc tài. Họ bắt đầu thấy được là mình đang ở trong một vòng xoắn ốc tự hủy diệt không thể kéo dài lâu hơn. Và nếu xã hội của họ muốn tránh khỏi phần nào bị đổ vỡ thì phải có một sự thay đổi.

Có những người tại Trung quốc thấy được là một cuộc xâm lăng Đài Loan sẽ là một hành động tự sát đối với đảng Cộng sản và thiểu số tự tôn quyền lực Trung quốc. Có những người tại các nước Ả rập thấy được là không thể nào kéo dài tình trạng đạo Hồi chi phối chính quyền đến mức đó. Có những người tại một số nước khác thấy được là âm mưu của một số lãnh đạo nhằm khuynh đảo và phá hoại nền dân chủ, cũng như tự trao cho mình những quyền hạn vi hiến, là không bền vững. Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ hiển nhiên của tệ trạng này. Đổi tên thôi thật không đủ mà cần đổi cả cách hành xử, có nghĩa là cần đổi người cầm đầu ở trên cùng.

Hẳn là có một động lượng như vậy đang được bồi đắp ở hạ tầng nhưng hầu như chưa được người ta nhìn thấy hay công nhận – một động lượng hướng tới việc nhận thức rằng đau khổ không phải là một điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Đau khổ phần lớn do con người tạo ra, và nó được tạo ra bởi những kẻ chiếm đoạt bằng vũ lực, những kẻ biện minh cho bạo lực và nhất định không thừa nhận là mình sai lầm. Chính sự xơ cứng đó, chính sự kháng cự lại nhu cầu phải thích nghi và thay đổi, là nguyên nhân thực sự của hầu hết mọi khổ đau có mặt trên địa cầu. Hay nói cách khác, đó là động lực chủ yếu làm khuấy động biển luân hồi.

Chìa khóa để khắc phục đau khổ con người

Như ta có nói, động lượng hướng thượng đã phần nào do các học trò của chân sư thăng thiên xây dựng lên, phần nào do rất nhiều Phật tử suốt 2500 năm qua đã cố gắng hiện thân những lời dạy mà ta truyền giảng, phần nào do rất nhiều tín hữu Cơ đốc đã cố gắng hiện thân những lời dạy của Giê-su, và phần nào cũng do rất nhiều người tại các nước dân chủ lẫn phi dân chủ đã suy ngẫm về sự khác biệt giữa chế độ độc tài và thể chế dân chủ. Họ đã suy ngẫm: “Tại sao lại có đau khổ con người? Đâu là nguyên nhân? Có thể làm gì được để giảm bớt, thậm chí loại bỏ, đau khổ con người? Có thể nào trừ hẳn mọi đau khổ con người?” Nhiều người đã đặt ra câu hỏi đó. Một số đã kết luận là chuyện đó không thể làm được, vì họ không thấy được làm thế nào. Nhưng một số đã suy ngẫm là chuyện đó phải có cách làm được. Họ có thể trực nhận, hoặc có thể họ biết được từ tiền kiếp, hay trong thời gian giữa hai kiếp đầu thai, rằng có cách giảm bớt, loại bỏ, giải quyết đau khổ con người.

Nói cho cùng, chẳng phải đó là những gì Phật đã nói hay sao? Chẳng phải là những gì Giê-su đã nói? Chẳng phải là những gì nhiều tôn giáo khác và nhiều phong trào tâm linh khác cũng đã nói? Có cách vượt qua đau khổ. Một số sẽ bảo, người ta chỉ thoát được đau khổ sau khi nhắm mắt bỏ lại cõi đời này. Nhưng nhiều người khác, đặc biệt trong thời đại hôm nay, bắt đầu tự hỏi: “Hẳn là phải có cách nào thoát khỏi khổ đau ngay trong thế giới này chứ?” Điều mà nhiều người trong số đó bắt đầu cảm nhận là con người có khả năng thoát khỏi khổ đau không qua một phương thức vỏ ngoài, không bằng cách tạo dựng một xã hội lý tưởng hay không tưởng. Vì nói cho cùng, đau khổ xảy ra ở đâu? Con có thể bảo rằng nếu con ngã ngựa và gẫy chân thì có một cơn đau vật lý khiến con đau khổ. Nhưng đau khổ đó được trải nghiệm ở đâu? Trong tâm con. Khi con được tiêm một mũi thuốc tê để làm dịu cơn đau, liệu thuốc tê có ảnh hưởng gì trên cái chân gẫy của con? Hay là thuốc tê ảnh hưởng đến bộ não cảm nhận cơn đau vật lý?

Nhưng xa hơn cơn đau vật lý, tất nhiên còn có trải nghiệm tâm lý về nỗi đau, và đây chính là đau khổ. Cơn đau, nỗi đau vật lý, ngay cả khi được trải nghiệm bởi bộ não, không thật là đau khổ, bởi vì đau khổ không là cùng một thứ như cơn đau. Cơn đau có thể gây ra hay kích hoạt đau khổ, nhưng tự thân cơn đau không phải là đau khổ. Đau khổ là một trải nghiệm của tâm. Nó có thể bao gồm một số yếu tố nhưng luôn luôn có yếu tố này: “Đúng ra tôi không được cảm thấy cơn đau này. Đúng ra tôi không phải trải nghiệm điều kiện này. Đúng ra những người kia không được hành xử như vậy với tôi.” Luôn luôn trong tâm có một ý niệm rằng chuyện đó đúng lý không được xảy ra. Nhưng bởi vì nó đang xảy ra và con không thể làm cho nó biến mất, cho nên đó là cái gây ra đau khổ.

Nhiều người ít ra đã bắt đầu ngờ ngợ và cảm nhận được là đau khổ diễn ra trong tâm, có nghĩa là mặc dù nó có thể được những yếu tố bên ngoài kích hoạt, nhưng nguyên nhân thực sự của đau khổ phải nằm bên trong. Và điều này có nghĩa là cách duy nhất để loại bỏ đau khổ là làm việc trực tiếp trên tâm mình. Chắc chắn các xã hội dân chủ đã cố gắng tạo ra một môi trường nơi các công dân không phải trải nghiệm rất nhiều điều kiện vỏ ngoài thường hay gây ra đau khổ hay kích hoạt đau khổ. Có nhiều người lớn lên trong một xã hội dân chủ đã sống cả đời mà không phải trải nghiệm những loại tình huống vật lý khắc nghiệt đó. Thế nhưng nhiều người vẫn đau khổ. Họ đau khổ mặc dù họ không có lý do vật lý nào để đau khổ, nhưng họ có một lý do tâm lý gây ra đau khổ.

Các nền dân chủ đã chứng minh là cho dù người dân được cung cấp những điều kiện vật chất lý tưởng, điều này vẫn không loại bỏ được đau khổ. Giờ đây đã rõ ràng là cách duy nhất để loại bỏ đau khổ là phải làm việc trên tâm. Và như con cũng biết, đó chính là điều ta đã nói cách đây 2500 năm. Đó là điều Giê-su đã nói cách đây 2000 năm. Và đó cũng là điều mà Khổng Tử và Lão Tử cùng bao nhiêu vị sứ giả tâm linh khác đã nói rất nhiều lần trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Thường người ta đã không lắng nghe các vị đó, bởi vì mặc dù người ta có thể nghe được lời dạy vỏ ngoài nhưng người ta không thể hoàn toàn thể nhập được lời dạy. Nhưng ngày nay chúng ta đã tiến gần hơn đến một thời đại khi càng ngày sẽ càng có nhiều người có khả năng nắm bắt lời dạy, nắm bắt nội dung thực sự của lời dạy, và đó là: Chìa khóa để vượt qua đau khổ nằm trong tâm con người.

Con có thể toan tính tạo dựng một xã hội không tưởng, và con có thể toan tính tạo dựng một xã hội lý tưởng, nhưng con sẽ không bao giờ giảm thiểu được đau khổ. Con thấy được điều gì trong một xã hội dựa trên vũ lực với một chính quyền dựa trên vũ lực? Con thấy đau khổ ở một mức cao trong loại xã hội đó. Người dân trong Liên bang Sô viết rõ ràng đau khổ hơn người dân tại Tây Âu vào thời đó. Người dân ở Nga trước cuộc xâm lược rõ ràng đau khổ hơn người dân tại Tây Âu vào lúc đó. Người dân ở Nga sau cuộc xâm lược rõ ràng đang đau khổ hơn người dân tại Tây Âu.

Con thấy đó, trong một xã hội dựa trên vũ lực, với một chính quyền dựa trên vũ lực, người dân đau khổ hơn. Trong một quốc gia dân chủ, người dân đau khổ ít hơn, nhưng họ vẫn đau khổ. Và đau khổ của họ cũng khác. Họ không đau khổ do hệ quả của những điều kiện vỏ ngoài, nhưng giờ đây càng ngày họ sẽ càng đau khổ do những điều kiện tâm lý. Chúng tôi đã từng giải thích nguyên nhân của sự thể này, rằng những ai đã từng trải qua chấn thương trong tiền kiếp sẽ có xu hướng muốn đầu thai, nếu có thể, trong một quốc gia dân chủ nơi họ có cơ hội tốt hơn để giải quyết tâm lý chấn thương của họ.

Con không thể loại bỏ đau khổ bằng vũ lực

Nhưng dù sao thì điểm ta muốn nói ở đây là con cần tự hỏi, chủ yếu tại các nước dân chủ nhưng cũng ở mọi nước khác: Đâu là mục đích của xã hội chúng ta? Con có thể nhìn vào các chế độ độc tài và thấy được mục đích của độc tài là để cung cấp cho nhà độc tài cùng thiểu số thượng lưu quyền lực đang ủng hộ ông ta tất cả những gì mà họ thèm khát – cảm giác quyền lực, cảm giác mình cao trội, cảm giác mình đặc biệt, cảm giác mình giàu có, cảm giác mình có nhiều đặc quyền, bất kỳ … Nhưng toàn bộ xã hội đó đặt trên nền tảng sự tước đoạt bằng vũ lực mà thiểu số độc tôn quyền lực này đã áp đặt lên dân chúng.

Rõ ràng là khi con có một xã hội dựa trên vũ lực nơi đa số dân chúng gần như làm nô lệ cho một thiểu số thượng lưu, thì dân chúng sẽ phải khổ đau. Sẽ không thiếu gì những điều kiện bên ngoài khiến cho dân chúng khổ đau vì họ sẽ cảm thấy là chuyện đó không phải phép, rằng đúng ra họ phải có một cuộc sống tốt đẹp hơn, đúng ra họ không được bị kềm kẹp đến như vậy, đúng ra họ không được bị chà đạp, vân vân. Nhưng như ta vừa giải thích, thật sự không có ai đau khổ bằng chính nhà độc tài cùng nhóm tay sai của ông ta. Họ mới là những người đau khổ nhiều nhất.

Con có thể nói được như thế này: Một xã hội dựa trên vũ lực không phải là một xã hội có mục đích chấm dứt, hay ngay cả giảm thiểu, đau khổ của con người, và cho dù nó có muốn biết mấy thì nó cũng sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu đó. Con không thể loại trừ đau khổ bằng vũ lực. Vũ lực sẽ chỉ tạo thêm đau khổ. Và tất nhiên, đau khổ cũng tạo thêm vũ lực, bởi vì những người có tư duy đó sẽ nghĩ rằng nếu họ đang đau khổ thì hẳn phải có một nguyên do vỏ ngoài nào đó, và nếu họ dùng vũ lực để tiêu diệt nguyên do đó thì họ sẽ hết đau khổ. Thế nhưng nỗ lực tiêu diệt nguyên do sẽ chỉ gây ra thêm nhiều khổ đau, và như thế họ rơi vào cái vòng xoắn ốc không bao giờ ngừng lại mà sẽ chỉ ngày càng cuồng nhiệt hơn, cho tới khi họ không thể sống còn về mặt tâm lý, thậm chí cả về mặt vật lý.

Con không thể loại bỏ đau khổ qua phúc lợi vật chất

Khi con nhìn vào các nền dân chủ, con có thể nói được điều gì về dân chủ? Con có thể nói đó là những xã hội có mục đích giảm thiểu tối đa đau khổ con người, giảm thiểu tối đa đau khổ của quần chúng nói chung. Thậm chí con có thể nói rằng mục đích cao hơn của một nền dân chủ là loại bỏ đau khổ con người. Nhưng điều chúng tôi đang chỉ ra cho con qua loạt bài giảng này là điều đó không thể nào thực hiện được, bất kể xã hội vỏ ngoài mà con tạo dựng có tốt đẹp đến đâu. Bất kể các điều kiện vật chất có tốt đẹp thế nào, bất kể người dân có tự do chừng nào, bất kể cuộc sống có dễ dàng biết mấy, thì điều đó cũng không loại bỏ được khổ đau bởi vì nguyên nhân đau khổ nằm trong nội tâm. Như chúng tôi đã có nói, bước lô-gíc kế tiếp cho các nền dân chủ tân tiến là cần chú tâm vào sức khỏe tâm lý, phúc lợi tâm lý, thay vì phúc lợi vật chất.

Đây rõ ràng là thêm một bước tiến, một bước lô-gíc và tự nhiên trong tiến trình mà các nền dân chủ hiện đại đi qua – ít ra là các nền dân chủ đã phát triển cao nhất trong tiến trình dân chủ. Một lần nữa, điều này không có nghĩa là họ phải công nhận một giáo lý tâm linh hay sự trợ giúp của các chân sư thăng thiên, nhưng họ thực sự cần khám phá ra một số nguyên lý phổ quát về tâm lý con người rồi đem ra áp dụng.

Con có thể nói giống như các thày cũng đã nói, vấn đề quan trọng thực sự cho dân chủ là con người, chứ không phải là tư tưởng, hay lý thuyết, hay chủ nghĩa. Điều thực sự quan trọng cho dân chủ là quần chúng nói chung, chứ không phải một thiểu số thượng lưu. Và một bước cao hơn trong mục đích của dân chủ chính là giảm thiểu nỗi khổ đau của dân chúng. Hiển nhiên, đây là một điểm mà càng ngày sẽ càng có nhiều người xét đến, nắm bắt, công nhận, rồi họ sẽ nói đến, sẽ viết lách. Là học trò trực tiếp của chúng tôi, các con là một thành phần của tiến trình này khi các con nâng cao tâm thức của mình, khi các con đọc thỉnh đọc chú, khi các con tu học giáo lý, nhưng ngoài các con ra thì còn rất, rất nhiều người khác.

Tạo vòng xoáy hướng thượng cho mọi người

Như chúng tôi có giảng mấy lần trong các đợt truyền pháp trước, học trò của chúng tôi đã có nhu cầu cảm thấy chỉ có mình mình đang cứu nguy địa cầu cho Saint Germain. Nhưng như con đủ trưởng thành để nhận ra, đó chỉ là một cái nhìn ngây thơ. Muốn thay đổi thế giới phải cần đến rất, rất nhiều người. Con có thể là người đi tiên phong, là mũi nhọn của ngọn giáo, nhưng con không thể làm chuyện đó một mình. Thật là ngây thơ mà nghĩ như vậy. Cho nên mấy lần rồi chúng tôi đã yêu cầu các con xoay chuyển, tức là các con không làm những gì con đang làm để nâng mình lên thành người đặc biệt, vì khi con mang tư duy đó thì con sẽ rất dễ dàng mở cửa ra cho chất độc tâm linh của ganh tị và ghen ghét. Chất độc này khiến con làm gì? Con muốn chỉ có mình con thực hiện một điều gì tích cực cho Saint Germain. Con không muốn mọi người ở ngoài kia hoà điệu với tư tưởng của các chân sư rồi đem ra áp dụng vì họ sẽ tước mất công lao của con. Trong các đợt truyền pháp trước của chân sư thăng thiên đã có lối tư duy như thế, cũng như trong nhiều phong trào tôn giáo lẫn tâm linh.

Nhiều đạo sư vẫn còn mong muốn nâng cao bản thân mình và họ truyền mong muốn đó cho đệ tử của họ. Chúng tôi yêu cầu các con hãy bước lên một mức trưởng thành cao hơn, buông nó ra để nắm lấy viễn kiến rằng tất cả những ai có tiềm năng hòa điệu với các ý tưởng nói trên, tiềm năng đem vào thực hiện và thay đổi thế giới, sẽ ra tay làm chuyện đó. Họ sẽ đạt được thành công tối đa như trong sứ vụ thiêng liêng của họ. Bởi vì thật sự, con yêu dấu, khi con đạt đến một mức cao hơn của quả vị Ki-tô, con sẽ thấy việc người khác hoàn thành sứ vụ thiêng liêng của họ hiển nhiên không thể ngăn trở chính sứ vụ thiêng liêng của con. Ngược lại là đằng khác, người khác càng thành công bao nhiêu thì chính con cũng thành công bấy nhiêu, vì con là một phần của tổng thể, và chỉ bằng cách nâng cao tổng thể đó thì con mới nâng cao chính con một cách tối đa. Điều này con sẽ thấy là chuyện đương nhiên một khi con đạt đến một mức nào đó của quả vị Ki-tô. Con hiểu ra cái quan trọng nhất không phải là con như một sinh thể tách biệt. Cái quan trọng nhất là cái ta rộng lớn hơn của tất cả những ai đã bước vào vòng xoáy hướng thượng. Nói cho cùng, đó là toàn bộ nhân loại, vì tất cả mọi người đều có thể được vòng xoáy hướng thượng đó kéo lên, ngay cả khi họ chưa tích cực neo chặt và chưa gia tốc vòng xoáy đó.

Thành công to lớn của hội nghị này

Hội nghị này – và ta không nói điều này để khiến con cảm thấy mình đặc biệt, nhưng con xứng đáng nhận được một sự lượng định thực tiễn – hội nghị này đã có một tác động đáng kể do thời điểm của nó. Do sự xoay chuyển, sự thức tỉnh mà liều thuốc gây sốc của Putin đã kích hoạt, hội nghị này, các bài truyền đọc của chúng tôi, những lời kêu gọi của các con, nỗ lực thể nhập và lắng nghe bài truyền đọc của các con, đã có một tác dụng to lớn hơn rất nhiều so với bình thường.

Con có thể nói: “Nhưng các thày đã có thể, nói chung, ban ra cùng những bài giảng này cách đây sáu tháng.” Các con đã có thể đọc, không cùng những bài thỉnh nhưng những bài thỉnh quyền năng hơn, và chúng ta đã có thể tổ chức một hội nghị về dân chủ và quả vị Ki-tô vào mùa thu [Bắc bán cầu]. Nhưng bởi vì tâm thức tập thể lúc đó ở trong một tình trạng bế tắc cho nên một hội nghị vào thời điểm đó sẽ không thể nào có được tác dụng mà nó có bây giờ. Trong hội nghị này, các con đã tác dụng thật to lớn để định hướng một tâm thức tập thể bị lâm vào rối loạn – một tâm thức tập thể chứa đựng rất nhiều năng lượng nhưng lại thiếu sót một hướng đi. Tuy đã có một đường hướng nào đó vì như chúng tôi có nói, quả thật các quốc gia dân chủ đã phản ứng ở mức độ cao hơn là chúng tôi chờ đợi, nhưng hướng đi vẫn thiếu sót và các con đã cống hiến được một lực đẩy. Lực đẩy này, nếu người ta chịu nắm lấy, có thể sẽ kết tụ thành những viễn quan mới, những đường hướng mới và một niềm quyết tâm mới. Về điểm này, các con xứng đáng được chúng tôi biết ơn.

An bình đến từ thái độ “bất cứ gì xảy ra cũng được”

Có lẽ con đã nhận diện ra chúng tôi là những sinh thể uyển chuyển, linh hoạt tột bậc. Điều này sẽ khiến cho một số hoc trò của chúng tôi ngạc nhiên vì họ tưởng chúng tôi bất biến. Theo một nghĩa nào đó, chúng tôi bình đẳng ở mức tâm thức của mình mặc dù vẫn luôn luôn tự thăng vượt như chúng tôi đã có nói. Nhưng chúng tôi uyển chuyển một cách vô biên trong việc giúp đỡ loài người trên địa cầu. Bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bất kỳ chuyển đổi nào trong các điều kiện trên địa cầu, chúng tôi cũng luôn luôn tìm cách tận dụng để khởi xướng tăng triển. Chắc chắn chúng tôi sẽ ưa thích hơn nếu cuộc chiến này đã không xảy ra. Nhưng giờ đây nó đã xảy ra thì chúng tôi không nhìn cuộc chiến với chút tiếc nuối nào. Chúng tôi nói:”Làm thế nào giúp được mọi người tiến tới tử điểm này? Làm thế nào biến nó thành một cái gì tích cực, biến nó thành một cơ hội tăng triển sẽ thực sự đem lại tăng triển, để đưa hành tinh và những xã hội có thiện ý đó xích lại gần hơn với Thời đại Hoàng kim của Saint Germain?”

Tất nhiên đây cũng là một thái độ mà các con là học trò của chúng tôi có thể khoác vào. Vị sứ giả này, như ông có chia sẻ, đã bị chấn động khi cuộc chiến bùng nổ, nhưng ông đã làm việc trên bản thân cùng tâm lý của ông, và ông đã thay đổi thái độ. Một ý tưởng đã giúp cho ông là khi con nhìn vào trái đất ngày nay, con có thể thấy các điều kiện hiện hữu trên hành tinh kém xa những gì sẽ hiện hữu trong Thời đại Hoàng kim của Saint Germain. Chúng tôi đã ban ra nhiều lời dạy về Thời đại Hoàng kim của Saint Germain, đủ để con thấy được là các điều kiện hiện hữu trên điạ cầu ngay bây giờ rất, rất thấp kém so với Thời Hoàng kim, và điều này có nghĩa là những cuộc thay đổi to lớn sẽ cần diễn ra trước khi thời đại đó có thể thực sự bắt đầu thị hiện.

Sứ giả này đã hiểu ra là cho tới giờ, ông đã có thái độ, có tư duy, ông đã hy vọng, đã mong mỏi, đã cầm giữ viễn kiến rằng những thay đổi đó sẽ diễn ra lần hồi và tuần tự, để không có những biến động quá lớn, chẳng hạn như chiến tranh, như bệnh dịch corona, như một sự sụp đổ kinh tế hay những biến cố khác giống như vậy. Ông cứ hy vọng sẽ được thấy cùng một loại tăng trưởng như ông đã chứng kiến gần như suốt đời và hầu hết các con cũng đã chứng kiến gần như suốt đời trong thế giới dân chủ tân tiến – tức là một sự phát triển lần hồi và ổn định không có cú sốc lớn.

Ông hy vọng như vậy. Nhưng khi ông xem xét tư duy đó, ông mới nhận ra: “Nhưng nếu sự thay đổi lớn lao cần thiết đó chỉ diễn ra thật tuần tự, thì chẳng phải là nó sẽ tốn rất nhiều thời gian trước khi thời hoàng kim có thể thị hiện hay sao?” Điều này đã khiến ông xoay chuyển tư duy, và ông nói: “Nếu vậy thì tôi có thể chấp nhận một số biến động to lớn, một số biến cố dữ dội có khả năng xoay chuyển tư duy, hầu chúng ta có thể biểu hiện thời hoàng kim sớm sủa hơn.” Tất cả các con đều có thể làm giống như vậy, không những vì nó sẽ gia tốc sự tăng triển bởi con không mang một viễn kiến khuyến khích sự tăng triển chậm chạp, mà cũng vì chính con có thể đạt được một niềm an bình lớn hơn khi các biến cố đó xảy ra.

Ta hoàn toàn không có ý giảm thiểu nỗi đau khổ của người dân Ukraine. Ta không đang nói rằng nếu con sống tại Ukraine thì con phải giữ được an bình giữa tất cả những gì đang xảy ra. Nhưng có rất nhiều các con, hầu hết các học trò của chân sư đang sống tại các quốc gia hòa bình hơn, các con có thể chọn lấy một trạng thái tâm an bình hơn. Các con chọn lấy thái độ “bất cứ gì xảy ra cũng được” thay vì lòng sợ hãi: “Ồ, chuyện này không được xảy ra, hay chuyện kia không được xảy ra.” Có nghĩa là khi một biến động lớn xảy đến, con sẽ không bị mất an bình. Con sẽ không bước vào trạng thái nhiễu loạn khi con nghĩ, giống như ngay cả sứ giả này trong những ngày đầu của cuộc chiến cũng nghĩ: “Ồ, chuyện này đúng lý không được xảy ra. Làm sao nó đã xảy ra được? Chuyện này không được xảy ra.” Thay vào đó, con bước vào thái độ: “Vậy à, chuyện đó đã xảy ra, làm thế nào chúng ta có thể dùng nó một cách tối ưu? Làm thế nào chúng ta có thể biến nó thành một bước tăng triển?” Làm như vậy sẽ giúp con đối mặt dễ dàng hơn với thời gian còn lại của con trong kiếp hiện thân.

Lời đề nghị của Gautama

Có thể sẽ có những sự xoay chuyển rất mãnh liệt. Chúng tôi không bao giờ nói rằng những cuộc xoay chuyển như vậy sẽ không xảy ra. Nhưng chúng tôi đã cố làm việc để đạt đến một nhịp tăng triển đều đặn hơn không đòi hỏi những cú sốc quá lớn trong Trường đời Cay đắng. Các con là những học trò trực tiếp, các con không ở trong Trường đời Cay đắng, cho nên các con có thể cố gắng đạt được một trạng thái tâm không bị xáo trộn khi người khác phải nhận chịu những cú giáng đó. Tâm này, ta mong muốn con có được. Ta hy vọng hội nghị này đã giúp con xích lại gần hơn với trạng thái an bình đó. Nếu không, ta trao cho con Ngọn lửa An bình Toàn vũ của ta sẽ dẹp yên những ý nghĩ lăng xăng đó. Con hãy đọc bài chú của ta, hay con có thể chỉ đọc đoạn lặp lại, gồm có bốn câu. Con có thể học thuộc lòng đoạn này rất nhanh chóng và con hãy đọc khi cảm thấy nhiễu loạn. Con hãy đọc khi con nằm trên giường vào buổi tối và thấy mình khó ngủ. Con chỉ cần lặp lại đoạn điệp khúc trong bài chú của ta:

Gautama, Lửa Hoà bình Hoàn vũ,
Chấm dứt hẳn bao ý nghĩ lăng xăng,
Thày với con tỏa ra niềm thanh thản
Cho Biển động Luân hồi được yên lắng.

Ta giữ viễn kiến cho con là biển luân hồi sẽ được yên lắng trong tâm con. Và như vậy, ta niêm con trong Ngọn lửa Hòa bình Hoàn vũ của ta cũng như ngọn lửa biết ơn của tất cả các chân sư thăng thiên mà con đã lắng nghe hay đã cầu thỉnh trong suốt dịp hội nghị tuyệt vời này.