Lối hành xử tâm linh của con

Bài truyền đọc của Chân sư Thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels, ngày 4 tháng 6 năm 2017. Bài truyền đọc này được trao truyền nhân một hội nghị tại Hòa Lan.

TA LÀ Chân sư Thăng thiêng Giê-su Ki-tô, và thày muốn bắt đầu bằng một lời thú nhận. Các thày, những chân sư thăng thiên có phần nào giống như những người bán xe cũ dùng một kỹ thuật bán hàng gọi là “dụ và chuyển”. Cách họ làm là trưng một tấm bảng lớn trong bãi đậu xe quảng cáo một kiểu xe đang bán rất rẻ, và sau đó, khi khách hàng tới hỏi thì họ nói: “Thật không may là chúng tôi đã bán chiếc xe cuối rồi, nhưng chúng tôi có một xe kiểu khác mà chúng tôi có thể bán cho quý vị với giá tốt.” Các thày có đôi phần phải làm như vậy, và thày muốn giải thích vì sao lại như vậy.

11.1. Vì sao ngày nay quá ít tín đồ Ki-tô giáo nghe lời Giê-su giảng

Bây giờ thì con có thể đặt một câu hỏi giản dị. Ở đây có một nhóm người không những tin thày là Chân sư Thăng thiên Giê-su Ki-tô đang nói qua trung gian một người sứ giả, nhưng các con còn trải nghiệm trong tim mình bằng chứng sống của sự việc đó. Vì sao lại không có hàng ngàn hay hàng triệu người tự coi là tín đồ Cơ đốc giáo chịu nghe Giáo lý Hằng sống của thày? Lý do là vì họ đã tạo nên nhiều hình ảnh, chờ đợi, điều kiện trong tâm khiến họ phải vượt lên trên các điều này để có thể chấp nhận là: 1) thày vẫn đang hiện hữu trên một cõi cao; 2) thày sẵn sàng nói chuyện với nhân loại; và 3) thày đang nói chuyện với nhân loại. Tuy nhiên, họ không chịu buông bỏ các điều kiện đó, và điều này có nghĩa là chúng tạo nên một phin lọc. Nếu thày muốn nói chuyện với họ, thì thày phải tuân theo các điều kiện này thì họ mới chấp nhận điều thày nói, và ngay cả là thày đang nói điều gì đó.

Lẽ tự nhiên, thày hoàn toàn không thể tuân theo các điều kiện của người Công giáo, Cơ đốc giáo cực truyền thống hay Lutheran mà vẫn nói được điều gì mới. Họ quá chú tâm vào quá khứ, vào điều mà họ tin là đã được nói trong quá khứ, vào những gì giáo hội của họ đã diễn giải suốt nhiều thế kỷ. Có quá nhiều lớp vỏ diễn giải, hay phải nói là bóp méo, những lời giảng và giáo lý nguyên thủy của thày nên đa số tín đồ Cơ đốc giáo đã bị mắc kẹt trong đó, và họ cho rằng nếu thày không làm theo những điều kiện mà giáo hội của họ đã quy định, thì thày không thể là Giê-su thật. Nếu thày phải tuân theo tất cả các điều kiện này, thì thày sẽ nói gì? Không một lời nào cả, con yêu dấu, vì họ không muốn và không cần thày nói bất cứ điều gì. Họ thỏa mãn với những diễn giải mà họ có. Con thấy chăng, đây là tình trạng khó xử căn bản mà các thày đối mặt trên trái đất.

Làm sao các thày, là chân sư thăng thiên, có thể giúp những người chưa thăng thiên? Nếu trình độ tâm thức hiện nay của con đủ để con vào thiên đàng, vào cõi tâm linh, thì các thày không cần làm gì cả. Nếu trình độ tâm thức hiện nay của con đã đủ để con vào thiêng đàng, thì tại sao con lại chưa ở trong thiêng đàng?

Sự kiện đơn giản là trình độ tâm thức hiện nay của con chưa đủ. Nếu các thày có thể giúp con thì các thày phải cho con một điều gì vượt quá hộp tư duy hiện tại của con, phin lọc hiện tại của con. Nếu con dùng phin lọc hiện tại của mình để bác bỏ bất cứ điều gì vượt quá phin lọc, thì các thày bị kẹt cứng. Các thày phải tuân thủ Luật Tự quyết. Các thày không thể ép buộc con.

Điều này thật sự có nghĩa là khi các thày tìm cách giúp nhân loại – và lẽ dĩ nhiên các thày tìm cách giúp tất cả mọi người bằng cách này hay cách khác – thì các thày cần nhìn vào một nhóm người và xem xét trình độ tâm thức của họ. Các thày cần xem xét hình ảnh mà họ có về thế gian, quan điểm của họ về thế gian. Các thày cần xem xét những chờ mong của họ và các thày không tìm cách trao cho họ chân lý cao nhất hay tối hậu. Các thày chỉ giản dị xem bước kế tiếp của họ là gì. Bước kế tiếp trong tiến trình tiến hóa của họ là gì, và các thày có thể làm gì để giúp họ nhảy vọt lên tầng kế tiếp?

Rất có thể là có 143 tầng tâm thức trên tầng tâm thức hiện tại của họ. Điều này không giúp ích gì cho họ vì họ không thể nhảy vọt từ tầng thứ nhất lên tầng thứ 144 – họ phải nhảy từ tầng thứ nhất lên tầng thứ hai, hay là từ tầng 48 lên tầng 49. Các thày phải để ý chuyện này, và đây là lý do vì sao thày so sánh với chiến thuật dụ và chuyển.

Các con hiểu rằng để bất cứ ai có thể làm điều gì mới, điều gì khác, để bất cứ ai có thể chấp nhận một giáo lý nào đó – về phương diện tâm linh, thần bí hay bất cứ gì khác – thì họ cần một động lực thúc đẩy. Động lực đó tùy thuộc trình độ tâm thức hiên tại của họ, cách họ nhìn thế giới, những gì họ chờ mong lúc đó. Điều gì thúc đẩy con người? Họ muốn được điều gì mà họ đang không hiện có? Các thày có thể dùng điều này để cho họ một ý tưởng, một giáo lý, có thể giúp họ đi bước kế tiếp chăng? Đây là điều mà các thày phải làm với tất cả mọi người, con yêu dấu.

Như Đức Khrisna có nói hôm qua, có những người chỉ sẵn sàng sùng kính, đi theo con đường sùng kính, do đó thày Krishna không tìm cách dạy họ một giáo lý mà họ không thể hiểu. Thày chỉ giản dị phản ánh lại sự sùng kính mà họ hướng tới thày, và trên đường dài điều này sẽ giúp họ tiến lên tầng kế tiếp. Sau đó, trong một kiếp tương lai nào đó, họ sẽ có thể hiểu một giáo lý cao hơn, nhưng các thày không tìm cách cho mỗi người hơn những gì mà các thày lượng định họ có thể tiếp nhận.

11.2. Đối phó với nghi ngờ trên con đường quả vị Ki-tô

Lý do vì sao thày nói với các con những chuyện này là vì con là đệ tử chân sư thăng thiên, và chúng sẽ giúp con đi trên con đường của quả vị Ki-tô. Khi con đã đi trên con đường tu một thời gian, thì con đã tiến triển, con đã nâng tâm thức mình lên trên trình độ mà con có khi con tìm ra giáo lý và bắt dầu áp dụng nó. Con sẽ tới điểm con sẽ được lợi lạc nếu con bước lùi lại, nhìn vào chính mình, nhìn vào con đường tu của mình, và nói: “Điều gì đã thật sự thúc đẩy tôi đi vào và áp dụng giáo lý của các chân sư thăng thiên? Tôi đã mong muốn điều gì, tôi đã mong chờ điều gì, tôi chờ đợi điều gì khi tôi bắt đầu đi vào con đường tu?”

Nếu con làm chuyện này, thì tất cả các con sẽ khám phá là mình có một thúc đẩy nào đó, có một điều nào đó mà mình muốn đạt được khi đi vào con đường tâm linh. Khi con tìm ra giáo lý lần đầu, thì có lẽ động lực thúc đẩy con không phải là thăng thiên hay biểu hiện quả vị Ki-tô. Con có lẽ có một động lực nào khác – có thể là tìm hiểu biết, có thể là tìm chữa lành, có thể là tìm quyền năng đặc biệt, có thể là tìm sự sung túc, hay điều nào khác. Con người có đủ loại động lực khác nhau, và thày chắc chắn không chỉ trích, hạ thấp hay ngay cả lượng giá những động lực đó. Con phải bắt đầu ở điểm con ở lúc đó, và dùng động lực mà con có lúc đó để học và áp dụng giáo lý. Sau khi con đã làm như vậy một thời gian, thì con có thể bước lui lại, nhìn vào chính mình và nói: “Động lực nguyên thủy của tôi là gì, tôi chờ đợi chuyện gì sẽ xảy ra?” Sau đó, con có thể nói: “Dựa trên hiểu biết cao hơn mà tôi có ngày nay, hiểu biết cao hơn về con đường tâm linh, dựa trên sự kiện là tôi ngày nay đã lên một tầng tâm thức cao hơn (và lẽ dĩ nhiên con cần nhìn nhận là con đã lên một tầng tâm thức cao hơn), thì bây giờ tôi nghĩ gì về động lực đã thúc đẩy tôi? Nó có phải là động lực mà tôi có bây giờ, hay là tôi nay đã phát triển một động lực cao hơn vì bây giờ tôi thấy là con đường tu có nhiều sắc thái hơn những gì tôi có thể thấy khi tôi bắt đầu? Có một mục đích khác, một mục đích cao hơn mà tôi bây giờ có thể thấy, mà lúc đó tôi không thể thấy.”

Lý do vì sao chuyện này trở nên quan trọng là vì nếu con không xem xét động lực của mình thì đâu đó trong bốn thể phàm của con vẫn còn một phàm linh nội tại, một khuôn đúc, một động lượng mang động lực nguyên thủy, chờ mong nguyên thủy của con. Sau một thời gian, điều có thể xảy ra cho một số đệ tử là họ bắt đầu nhận ra là động lực nguyên thủy của họ không phải là động lực cao nhất. Chính thực là động lực đó không thực tiễn vì nó không dựa trên tính chất thực của con đường tâm linh. Trong một phần nào đó của bản thể người đệ tử, họ nhận ra là động lực và chờ mong nguyên thủy là một giấc mơ không thể nào thành tựu được. Vì họ chưa xem xét phàm linh đó (phàm linh đang giữ chặt sự chờ mong đó, chờ để nó được thực hiện) nên họ chưa giải quyết được nó và buông bỏ nó.

Sẽ có một phàm linh bắt đầu cảm thấy chán nản, thất vọng và bất toại nguyện vì nó bắt đầu nghi ngờ là chờ mong nguyên thủy có thể sẽ không bao giờ thành tựu. Nó có thể khởi lên đủ loại suy nghĩ và ngờ vực, và lẽ dĩ nhiên các tà lực có thể nhân đó phóng chiếu nghi ngờ vào tâm con: “Con đường tâm linh có dẫn tới thành công chăng? Điều này có thực sự đúng không? Con có thể thành công trên con đường tâm linh không, hay chỉ có người khác thành công thôi? Hay chỉ có một số rất nhỏ thành công thôi? Phải chăng là những người tu thành công rất đặc biệt và điều này không áp dụng cho tôi?” Tất cả những ý tưởng đó có thể khởi lên.

Tất cả các con có lẽ đều đã có một hình thức nào đó của những nghi ngờ này phóng chiếu vào tâm mình. Điều con có thể làm là xem xét động lực nguyên thủy, chờ mong nguyên thủy của mình. Sau đó, con có thể thấy: “Động lực đó, chờ mong đó có thiết thực hay chăng, dựa trên những điều mà bây giờ tôi thấy, bây giờ tôi hiểu, dựa trên những gì tôi đã trải nghiệm, dựa trên sự kiện tôi bây giờ đã thấy một mục đích mới, và do đó tôi thực sự đã có một chờ mong mới cao hơn?” Sau đó, con có thể nhìn vào phàm linh nguyên thủy và nhận ra là nó vẫn còn đó. Khi con xem xét động lực của riêng con, thì con có thể thấy là nó hoặc không thiết thực hoặc có lẽ ấu trĩ hay thiếu sót. Con có thể tới điểm giải quyết vấn đề khi con nhận ra: “Nhưng tôi không còn nhìn con đường tâm linh như vậy nữa. Tại sao tôi lại chờ đợi kết quả đó trên con đường tu khi tôi bây giờ biết rất nhiều hơn về con đường tu?” Sau đó, con có thể cho phép mình đi vào phàm linh và xua đuổi nó một cách có ý thức. Con có thể nói: “Bớ Satan, hãy đứng ra đằng sau ta.” hay giản dị hơn: “Tôi không còn cần bạn trong cuộc đời tôi nữa.” Lẽ dĩ nhiên con có thể đọc chú đọc thỉnh tới bất cứ vị chân sư nào để xin việc này, khi con nhận ra nó: Astrea, Đại thiên thần Michael, hay chính thày, hay bất cứ vị chân sư nào khác để tiêu trừ thực thể đằng sau nó. Con có thể kêu gọi các thày giúp con thấy phàm linh, thấy chờ mong mà con có lúc trước, và thấy các điều đó cho biết gì về cách con nhìn con đường tâm linh lúc đó.

11.3. Giảng dạy cho nhiều trình độ tâm thức khác nhau

Tại sao việc này lại quan trọng? Nó quan trọng cho chính con, vì lẽ đương nhiên, khi con có một phàm linh nội tại đang giữ chặt một động lực không còn ứng dụng cho con nữa, thì tâm con có sự chia rẽ và nó sẽ kéo con lại. Điều quan trọng khác là đa số các con, trước khi con đầu thai ở kiếp này, đã đạt tới một tầng của con đường tu nơi con không còn hoàn toàn lo giải quyết các vấn đề cá nhân của mình nữa, mà có khả năng và ý muốn đảm đương một số vấn đề của tập thể.

Nhiều người trong các con đã chọn đầu thai vào một môi trường để mang vào một chờ đợi về Thượng đế, tôn giáo, và tâm linh là một khuôn nếp trong tâm thức tập thể. Lẽ dĩ nhiên, có một phàm linh hay quái vật đằng sau khuôn nếp đó, nhưng con đã chọn mang nó vào để, khi con nâng mình lên khỏi nó và giải quyết tâm thức, niềm tin, chờ đợi, thì con sẽ giúp nâng tâm thức tập thể lên. Lẽ đương nhiên, chỉ khi nào con nâng được tâm thức của mình lên khỏi khuôn nếp, thì con mới nâng được tâm thức tập thể lên.

Con có thể tiến thêm một bước nữa và nhận ra vì sao thày đã ví các chân sư thăng thiên với những người bán xe cũ. Khi các thày trao truyền một giáo lý, thì các thày nhắm vào một nhóm người nào đó. Các thày xem xét tâm thức của họ đang ở tầng nào: “Họ sẵn sàng nhận giáo lý nào, họ chờ đợi những gì, động lực nào thúc đẩy họ?” Các thày biết là muốn thu hút những người đó vào giáo lý, thì các thày phải cho họ cái gì khế hợp với động lực mà họ có ngay lúc này ở tầng tâm thức hiện tại của họ. Các thày cũng biết đây không phải là hiểu biết tối hậu về con đường tâm linh và con đường dẫn tới thăng thiên.

Đó là lý do vì sao các thày biết là các thày cần dẫn đệ tử vào và dần dần trao cho họ giáo lý cao hơn để họ có thể thích nghi và gia tốc, xoay chuyển tâm thức và dần dần nâng động lực lên. Lúc đó, họ nhận ra rằng điều đã dẫn họ vào giáo lý là điều họ có thể tiếp nhận lúc đó, nhưng bây giờ thì họ đã sẵn sàng nhận một cái gì cao hơn nhiều nữa, vì bây giờ họ hiểu biết nhiều hơn nhiều về con đường tâm linh. Khi con giải tỏa chờ mong ban đầu, con không cảm thấy thất vọng, con không cảm thấy bị lừa gạt. Con thực sự nhận ra nhu cầu dùng một phương pháp như vậy trên một hành tinh như trái đất, và do đó con chỉ giản dị nói: “Các chân sư đang muốn trao truyền điều gì cho tôi lúc này? Tôi sẵn sàng đón nhận điều gì lúc này?”

11.4. Lối hành xử tâm lý của con

Con có thể tiến thêm bước nữa và nhận ra một điều khác. Trong hệ thống đối phó nạn phạm pháp tại nhiều quốc gia, tỷ dụ như tại Hoa Kỳ, cảnh sát tìm cách phân loại những kẻ phạm pháp dựa trên điều mà họ gọi là “lối hành xử” (modus operandi) của họ. Lý do là họ đã khám phá là phạm nhân là những con người hành xử theo thói quen, và khi họ đã phạm một tội ác, thì họ có khuynh hướng gây tội theo cùng một kiểu. Khi cảnh sát nghe tới một tội ác đã diễn ra theo một lối hành xử nào đó, thì họ thường biết phạm nhân nào có xác suất phạm tội đó. Họ có thể tìm xem người đó ở đâu vào lúc đó, và họ có thể bắt được can phạm dựa trên điều tra đó. Bây giờ, lẽ dĩ nhiên các con không là phạm nhân, con yêu dấu, nhưng tất cả mọi người đều có một cái mà ta có thể gọi là lối hành xử tâm lý.

Lẽ đương nhiên, các thày đã đề cập đến chuyện này khi các thày giảng về tự ngã, về các phàm linh nội tại, nhưng thày sẽ chỉ giản dị giảng dưới một góc độ khác. Điều mà thày muốn con làm là (không nhất thiết là làm ngay bây giờ và ở đây, nhưng một khi con về nhà và thấm nhập những điều con học được từ hội nghị này) là bước lui lại và xem xét: “Tôi liên hệ như thế nào với vũ trụ vật chất, với cõi vật chất? Lối hành xử của tôi ra sao khi tôi liên hệ với cõi vật chất? Tôi chờ đợi những gì? Tôi nghĩ chuyện gì có thể xảy ra và không thể xảy ra? Tôi nghĩ chuyện gì phải xảy ra và không được xảy ra?” Nếu con sẵn sàng làm bài tập này, và nếu con muốn thì cũng thỉnh thoảng xin các thày giúp, thì con có thể thấy là con có một lối hành xử nào đó khi con liên hệ với thế giới vật lý. Khi con gặp một số hoàn cảnh trong thế giới vật lý, thì dường như con bị kích hoạt để đi vào lối hành xử đó, khuôn nếp phản ứng đó.

Vị sứ giả này có cho biết là ông ít khi nổi cáu, nhưng ông lại nổi cáu mỗi khi ông làm chiếu khán vào nước Nga hay khi ông bị phạt vì đậu xe trái phép. Điều này cho thấy ông có một số chờ đợi chuyện gì phải xảy ra cho ông trong vũ trụ vật lý. Khi một chuyện tương tự xảy ra, thì thay vì nhìn vào hoàn cảnh giống như ông bình thường nhìn vào đa số các hoàn cảnh, thay vì giữ tâm không dính mắc, thì ông mặc nhiên đi vào một phản ứng xúc cảm đặc trưng cho rằng chuyện này không được xảy ra, chuyện này quả thật không đúng, và ông đáng lý phải được quyền đậu xe ngoài một cửa tiệm trong vòng 10 phút mà không bị phạt. Con yêu dấu, sự chờ đợi này có thể rất phải chăng nhưng thực tế là nó thật sự giới hạn mối liên hệ của con với cõi mẹ.

Con lấy một số điều kiện trong xã hội, các điều kiện này có thể do con người tạo ra hay do sa nhân gây nên, và con phóng chiếu (tạo ra) một chờ đợi dựa trên những điều kiện đó. Con phóng chiếu lên cõi mẹ là cõi mẹ là như vậy, và kết quả này lúc nào cũng xảy ra. Phóng chiếu này có hậu quả gì? Nó ngăn trở con làm theo lời dạy của Saint Germain vì con không chấp nhận là một cái gì cao hơn có thể xảy ra. Con thực sự trở nên cái mà các thày đã nói tới: một tiên đoán tự trở thành hiện thực. Điều con chờ đợi nơi cõi mẹ là điều con gửi tới tấm gương hoàn vũ, và như các thày đã nói nhiều lần, tấm gương làm được gì khác ngoài việc phản ánh lại con điều con gửi tới nó? Con thấy là nếu con muốn tránh những hoàn cảnh như vậy, thì con phải xem xét lối hành xử của mình. Con liên hệ với cõi vật chất như thế nào? Sau đó, con cần khám phá con chờ đợi chuyện gì phải xảy ra và chuyện gì không được xảy ra. Sau đó, con cần tự hỏi con có muốn mang theo những chờ mong này với con hay không, khi con biết rằng chúng sẽ trở nên những tiên đoán tự trở thành hiện thực.

Điểm cốt yếu là: Con đang sống trong một vũ trụ thân thiện hay một vũ trụ thù địch? Con đang sống trong một vũ trụ đang tìm cách hại con hay con đang sống trong một vũ trụ trong đó ít nhất có một số lực đang hết lòng hỗ trợ con, hỗ trợ sự tăng trưởng của con, hỗ trợ hạnh phúc của con, và giúp con cảm thấy thoải mái với chính mình? Nếu con nghe bài vị sứ giả này phát biểu rằng ông cảm thấy cuộc sống tuyệt vời và có một chờ đợi tích cực về tương lai, thì con thấy là ông thường tin rằng ông sống trong một vũ trụ thân thiện. Nhưng khi ông xin chiếu khán vào nước Nga, thì ông không nghĩ nhân viên lo chiếu khán của nước Nga thân thiện với ông hay hỗ trợ ông, và đó là lý do vì sao ông thể hiện sự trục trặc mà ông gặp phải. Thày không nói là nước Nga có thủ tục cấp chiếu khán hợp lý. Nó thật sự quá phức tạp và chỉ có tác dụng gây tổn thương cho chính nước Nga, nhưng đây không phải là vấn đề. Vấn đề là vị sứ giả này đã có phản ứng như vậy vì ông, ở một tầng nào đó của bản thể của ông, tin rằng nước Nga không phải là một nước thân thiện. Điều này phần nào liên hệ đến một biến cố bi thảm mà ông gặp trong một kiếp trước, nhưng tuy vậy nó cho thấy là con có những lối hành xử về những gì mình chờ đợi. Bây giờ, liên quan đến chuyện bị phạt vì đậu xe trái phép, thì ông không chờ đợi là cơ quan công quyền hay thư lại thân thiện với ông hay có mặt để hỗ trợ ông. Ông chờ đợi là liên hệ với cơ quan thư lại không thoải mái và các cơ quan này hay gây khó dễ cho người dân một cách không cần thiết. Con yêu dấu, con có thể nói điều này đúng. Nhưng câu hỏi mà ta phải đặt cho vị sứ gỉả này là: “Ông có muốn mang theo chờ đợi này suốt đời hay không, hay ông muốn bỏ chúng lại đằng sau?” Câu hỏi mà con nên đặt ra cho mình là: “Tôi có lối hành xử nào? Tôi chờ đợi gì nơi vũ trụ vật lý? Nó có thân thiện chăng? Nó có đang hỗ trợ tôi chăng, hay có gì đang tìm cách hại tôi?”

11.5. Ảnh hưởng của tà lực

Lẽ đương nhiên thày hiểu là khi thày nói như vậy thì có thể gây hoang mang cho các con, vì các thày đã giảng về tà lực, và chúng đang tìm cách hại con, con yêu dấu. Nhưng đây không phải là điều thày muốn nói; thày muốn nói là con phải biết phân biệt. Con nhận ra là có tà lực, con nhận ra là có những người không có thiện ý, nhưng điều thày muốn nói là cách con nhìn cõi mẹ, vũ trụ vật lý nói chung. Điều thày muốn nói là: con đừng lấy sự kiện có sa nhân trên hành tinh này, con đừng lấy tất cả những khuấy động mà họ đã tạo ra, con đừng phóng chiếu những việc này lên cõi mẹ và nói: “Cõi mẹ là như vậy đó.” Con đừng nói là cõi mẹ đối xử với con như sa nhân đối xử với con. Các thày đã nói trước đây: Các con đừng nhìn các thày như các con nhìn sa nhân. Các con đừng nghĩ các thày nhìn các con như sa nhân nhìn các con. Các con đừng nghĩ các thày suy nghĩ giống như sa nhân. Con hãy làm giống như vậy với cõi mẹ. Con đừng đặt lên cõi mẹ những chờ đợi mà con có dựa trên những gì sa nhân đã làm.

Lẽ dĩ nhiên sa nhân vẫn còn ở đây, lẽ dĩ nhiên có nhiều chuyện không phải đang xảy ra trên trái đất, và các thày muốn các con đọc chú đọc thỉnh về các vấn đề này. Thày ở đây chỉ nói đến liên hệ cá nhân của con với cõi mẹ, với vũ trụ vật lý. Con đang sống trong một vũ trụ thân thiện hay con nghĩ trái đất tăm tối quá và vũ trụ, cõi vật lý, là kẻ thù địch của con? Thày có thể bảo đảm với con là dù hành tinh này có tăm tối đến đâu thì cõi mẹ vẫn sẵn sàng hỗ trợ con và hỗ trợ sự tăng triển của con. Cõi mẹ chỉ có thể phản ánh lại con những gì con phóng chiếu ra ngoài. Nếu con muốn nhận được phản hồi khác, thì con phải thay đổi điều con phóng chiếu ra. Không có cách nào khác.

11.6. Cách con liên hệ với các chân sư

Bây giờ thì con có thể tiến thêm bước nữa và xem xét lối hành xử của con khi con liên hệ với các chân sư thăng thiên. Con có thể trở về lần đầu tiên khi con nghe đến giáo lý chân sư thăng thiên, và xem điều gì đã thúc đẩy con tìm hiểu giáo lý đó. Động lực này nói gì về cách con nhìn các thày, cách con thấy tiềm năng của việc liên hệ với các thày hay không liên hệ với các thày? Sau đó, con có thể khám phá là con có một số chờ đợi, một số quan niệm về các thày. Nhiều người trong các con sẽ khám phá là quan niệm của con về các thày dựa trên cách một số tôn giáo mô tả Thượng đế. Nhiều người trong các con có quan niệm về các chân sư thăng thiên dựa trên cách tín đồ Cơ đốc đã thần tượng hóa thày và đặt thày lên một bệ cao, quá tầm với của con, như là người con duy nhất của Thượng đế. Lẽ dĩ nhiên, với đa số các con đây không phải là sự chờ đợi của riêng con. Đây là một điều mà con đã tình nguyện mang vào để giúp nâng tâm thức tập thể lên, nhưng để có thể nâng tâm thức tập thể lên, thì con phải giải thoát tâm mình khỏi quan niệm đó. Con có thể vẫn còn một số chờ đợi, một số phàm linh nội tại, mà con chưa nhận ra và loại bỏ.

Điều này lại liên quan đến chiến thuật dụ và chuyển. Các thày biết con người chờ đợi những gì; các thày biết họ có thể nhìn các thày như thế nào. Khi các thày trao truyền một giáo lý chân sư thăng thiên, thì các thày phải thích nghi nó với những động lực và chờ đợi của con người, và do đó các thày tự bày tỏ mình một cách nào đó. Một số trong các con biết là trong thế kỷ vừa qua các thày đã bảo trợ một số tổ chức và trao truyền một số giáo lý, vậy nếu các con trở về tìm hiểu các giáo lý đó, thì các con sẽ thấy là lúc ban đầu các thày đã bày tỏ mình một cách nào đó. Cách các thày bày tỏ mình đã theo một tiến trình qua các phong trào và giáo lý. Điều mà các thày trao truyền ngày nay là một trình độ hiểu biết cao hơn, vì các thày muốn cho các con thấy là khoảng cách giữa các con và các thày nhỏ hơn điều mọi người thường nghĩ.

Trong một số tổ chức trong quá khứ, các đệ tử đã đặt các chân sư thăng thiên lên một bệ cao hơn họ rất nhiều. Lẽ đương nhiên, các thày hiểu nhu cầu của con người, các thày hiểu những chờ đợi của họ. Các thày hiểu là nhiều người muốn tiến tới gần cõi tâm linh nhưng không gần quá. Vì lẽ gì mà 1.3 tỷ tín đồ Cơ đốc không muốn nghe Giáo lý Hằng sống của thày mà chỉ muốn nghe đức Giáo hoàng? Ấy, đó là vì họ không thực sự muốn lại gần sinh thể tâm linh hằng sống mà thày là. Họ không muốn giáp mặt Bản thể của thày vì như vậy họ sẽ phải thay đổi. Các thày cũng biết là nhiều đệ tử chân sư thăng thiên đã tới một tầng tâm thức khiến họ sẵn sàng đón nhận sự hiện hữu của các chân sư thăng thiên. Họ muốn học giáo lý của các thày, họ muốn trải nghiệm các bài truyền đọc, nhưng họ không muốn các thày tới gần họ quá.

Dường như là các đệ tử đó muốn giữ một khoảng cách và họ nói: “Con muốn ngồi ở cuối lớp và học các thày từ xa xa.” Điều họ thực sự nói là: “Con muốn giữ một khoảng cách vì con không muốn thày tới và nhìn vào con. Con không muốn thày thấy con như con đang là ngay bây giờ. Thày hãy để con ngồi trong bóng tối để con có thể giả vờ là thày không thấy được con.” Đây là tất cả những gì họ sẵn sàng làm, và thày đang khôi hài, nhưng thày thật sự không hề muốn chê bai họ. Thày hiểu nhu cầu của họ; thày tôn trọng nhu cầu của họ. Thày cũng đang trao truyền một giáo lý cho những đệ tử đã sẵn sàng tiến lên cao hơn, đây là những người sẵn sàng nhìn vào lối hành xử của mình đối với các chân sư thăng thiên, cách họ liên hệ với các thày, điều họ chờ đợi và không chờ đợi, điều họ chờ đợi sẽ xảy ra và không xảy ra.

Nếu con xem xét chuyện này, thì con sẽ nhận ra là con thực sự đã có một hiểu biết cao hơn về con đường của quả vị Ki-tô. Do đó, động lực nguyên thủy của con, cách con nhìn các chân sư thăng thiên lúc ban đầu, nay là một gánh nặng mà con đang kéo lê theo mình. Nó không còn thích ứng với trình độ hiểu biết hiện tại của con. Nếu con thấy nó thì con có thể loại bỏ nó, và con không còn sự chia rẽ trong bản thể mình khi có điều gì kéo con về phía các thày và điều gì khác kéo con ra khỏi các thày. Sau đó, con tiến lên một bước nữa và liên hệ với các thày một cách mật thiết hơn.

Vị sứ giả này mô tả là ông đã theo học giáo lý chân sư thăng thiên và thực hành miên mật trong hơn 15 năm, và một ngày kia ông bỗng nhiên tới điểm nhìn hình ảnh các thày và nói: “Con muốn nhiều hơn nữa. Con muốn liên hệ mật thiết hơn với các thày. Con muốn tương tác trực tiếp với các thày.” Các con đều có tiềm năng lấy một quyết định tương tự. Thày không muốn con lấy quyết định đó với tâm vỏ ngoài, nhưng thày muốn con, với tâm vỏ ngoài, xem xét mình đang ở đâu trên con đường tu. Con sẵn sàng làm điều gì? Con có sẵn sàng tiến lên một tầng cao hơn chăng? Con có sẵng sàng tới gần hơn một chút và nói: “Giê-su, thày có thể thỉnh thoảng nhìn con. Thày có thể tới nói con một số điều, nhưng thày đừng nói nhiều quá, quá mức mà con có thể chịu đựng.” Thày bảo đảm với con là các thày sẽ đáp ứng nguyện vọng này, vì thật ra các thày làm gì khi các thày có đệ tử, có một liên hệ thày-trò với một đệ tử? Con đường tâm linh, con đường của quả vị Ki-tô là gì? Nó hoàn toàn là tiến trình đi vào hợp nhất.

11.7. Con Đường Hợp nhất

Rốt cuộc thì con đường tu là cái Ta Biết đi vào hợp nhất với Hiện diện TA LÀ. Như một bước chuyển tiếp, các thày cống hiến một con đường trên đó khi con có một giáo lý vỏ ngoài con có thể hiểu các thày dễ dàng hơn là con hiểu Hiện diện TA LÀ. Con đường thực sự của các chân sư thăng thiên là con nhập một với các thày, hay ít ra là với vị thày gần tim con nhất. Con thấy là khi con lần đầu tìm ra giáo lý, thì con có thể vẫn còn mang theo khuynh hướng thờ kính của Cơ đốc giáo muốn đặt vị thày lên một bệ cao. Do đó, con có thể đã nghĩ là để liên hệ được với một vị thày cao xa đó thì con phải tới được một trình độ toàn hảo nào đó. Con cảm thấy là con chưa đạt tới trình độ đó, và đó là lý do vì sao con chỉ muốn ngồi ở cuối lớp để vị thày không thể nhìn thấy con và con có thể lẩn trốn vì con sẽ cảm thấy điều gì đó – nhục nhã, tội lỗi, hổ thẹn, hay bất cứ cảm giác nào khác – khi vị thày thấy các bất toàn của mình. Lẽ đương nhiên các thày cho phép con làm như vậy, nhưng nhiều người trong các con đã tới điểm có thể xoay chuyển tâm thức. Con nhận ra là con không bị đau đớn khi các thày nhìn vào con và chỉ cho con thấy vài điều. Các thày luôn luôn chỉ làm vậy với mục đích giúp con tăng triển và được tự do hơn. Nếu con tự do hơn thì chuyện gì xảy ta? Con cảm thấy thoải mái hơn với chính mình.

Khi con còn ngồi ngoài xa xa và muốn giấu giếm điều gì với các thày, thì con cũng giấu giếm cái đó với chính con.Nếu con giấu giếm điều gì đó với chính mình thì con không thể khắc phục nó. Điều mà con giấu giếm sẽ khiến con cảm thấy không vui với chính mình một cách nào đó. Chỉ khi nào con nhìn vào nó và khắc phục nó thì con mới sẽ thoải mái với chính mình. Đây là điều giản dị, là lô-gíc giản dị.Thày biết rằng 99.999999 phần trăm con người trên trái đất không nghĩ điều này giản dị, nhưng nó thực sự giản dị, ít ra là khi con đã tới tầng tâm thức hiện tại của con. Con có thể tới điểm con nhìn lối hành xử của mình và con thấy là con vẫn còn mong muốn giữ khoảng cách với các chân sư. Con có thể nói với nó: “Tôi không cần bạn nữa. Tại sao bạn vẫn còn lẩn quẩn ở đây. Tránh xa ra!”

Sau đó, con có thể xoay chuyển và bắt đầu hỏi mình một câu đơn giản: “Tôi muốn theo loại chân sư nào? Một chân sự thân thiện hay một chân sư thù địch?” Lúc đó, con nhận ra là hình ảnh mà sa nhân đã phóng chiếu lên tâm thức tập thể từ mấy ngàn năm nay là Thượng đế là một Thượng đế thù địch. Do đó, bất cứ ai trên cõi tâm linh và là đại diện Thượng đế chắc chắn phải là một sinh thể thù địch. Ngay cả trong một số tổ chức chân sư thăng thiên quá khứ, con có quan niệm là, tỷ dụ, thày El Morya hay Serapis Bey là người trọng kỷ luật nghiêm khắc. Họ giống như các thày giáo cổ lỗ chỉ tìm cớ để phát mông học trò. Thày El Morya không cầm trong tay một cây gậy để đánh đệ tử. Thày chưa bao giờ làm vậy, và sẽ không bao giờ làm vậy.

Con thấy chăng, hình ảnh trong tâm thức tập thể của một người thày giáo thù địch chỉ chực kỷ luật con (hay phơi bày những tật xấu của con hay khiến con cảm thấy tội lỗi vì có điều gì bất toàn) không phải là điều các thày thực sự là. Nó hoàn toàn xa vời sự thực các thày là. Khi con nhận ra hình ảnh này trong chính mình, thì con có thể bắt đầu tách mình ra khỏi nó. Con có thể đứng lui lại và thấy nó, và sau đó con thực sự buông bỏ nó.

Con sẽ tới điểm – con có thể cần đọc một số bài thỉnh và cầu thỉnh sự chuyển hóa năng lượng, con có thể cần xin các thày trợ giúp để thấy nó – con chỉ giản dị buông bỏ nó. Con cảm thấy tức khắc nhẹ nhàng hơn và bỗng nhiên nhận ra là các thày không phải là thù địch. Các thày không chực bắt lỗi con. Các thày không chực phơi bày con. Các thày không chực hạ nhục con.

11.8. Vì sao con sợ các chân sư

Thày biết là một số người sẽ lấy bài giảng này và cảm thấy là thày đang phơi bày điều gì không phải trong tâm lý của họ. Một lần nữa, họ sẽ phóng chiếu hình ảnh là thày đang chực phơi bày điều gì đó trong con. Lẽ đương nhiên, có thể nói là thày đang làm chuyện đó, nhưng thày đang không phơi bày một chuyện để khiến con cảm thấy nhục nhã hay hổ thẹn. Thày chỉ muốn giải thoát con. Đây là lúc con có thể tiến lên một bước nữa, và khi con nhìn vào hình ảnh mà con có về các vị thày tâm linh và con chờ đợi họ sẽ làm gì và không làm gì, thì con có lẽ sẽ nhận ra khía cạnh tiêu cực của cái nhìn đó. Tỷ dụ, con có thể nghĩ là các thày sẽ phơi bày điều gì đó trong con, và con có thể xem xét con có nỗi sợ nào liên quan đến việc đó.

Nếu thày lôi một trong các con lên đây và nói là con có khuynh hướng nào đó trong tâm lý của con, thì con sẽ cảm thấy thế nào? Bây giờ, tất cả các con hãy lấy vài phút để thử làm bài tập này. Con hãy tưởng tượng mỗi người trong các con bị lôi lên đây đứng trước một nhóm người, và thày nói rất thẳng là con có khuynh hướng nào đó trong tâm lý của con. Con sợ điều gì? Con cảm thấy thế nào? Con có cảm thấy nhục nhã không? Con có cảm thấy hổ thẹn không? Cảm giác của con là gì? Ấy, con yếu dấu, cảm giác đó chính là điều đang kềm giữ con trên con đường tu. Đó chính là một phần của cái đang ngăn cản con tương tác với các thày. Điều thày muốn nói ở đây là: Con có thể bước lui lại và nói: “Tôi đang cảm thấy như vậy, hay đây là một phàm linh nội tại quy định lối hành xử của tôi, cách tôi liên hệ với các chân sư thăng thiên, cách tôi nhìn các chân sư, cách tôi nghĩ tôi có thể liên hệ với họ như thế nào? Đây là phàm linh cảm thấy như vậy, hay đây là tôi cảm thấy như vậy?” Con có thể nhận ra: “Nhưng đây không phải là tôi, đây là phàm linh!” Sau đó, khi con đuổi phàm linh đi và đọc bài thỉnh về việc này, thì con có thể chuyển đổi tâm mình.

Thí dụ, nếu con cảm thấy hổ thẹn nếu một chân sư thăng thiên phơi bày một bất toàn trong tâm lý của con, thì con có thể nói: “Tại sao tôi lại phải cảm thấy hổ thẹn? Tại sao tôi lại phải làm vậy? Đây là phàm linh cảm thấy như vậy, vậy tại sao tôi lại tiếp tục nhìn vị chân sư và hy vọng là vị ấy sẽ không tới và khiến tôi hổ thẹn? Tôi không cần cảm thấy hổ thẹn về việc này, hay nhục nhã, hay sợ hãi, hay bất cứ gì khác. Tại sao tôi lại cần cảm thấy như vậy?” Sau đó, con có thể dần dần chuyển đổi tâm thức tới điểm con nhận ra là các thày không chực làm con hổ thẹn. Các thày chỉ chực giải thoát con để con cảm thấy thoải mái với chính mình. Lẽ dĩ nhiên, con không cảm thấy thoải mái với chính mình khi con lúc nào cũng sợ bị hổ thẹn.

11.9. Con chờ đợi dược điều gì

Sau đó, con có thể tiến thêm bước nữa và xem xét là con có lẽ cũngchờ đợi được một số điều khi con trở thành một đệ tử của chân sư thăng thiên. Rất, rất nhiều đệ tử chờ đợi là sẽ được các chân sư thăng thiên bằng một cách nào đó vinh danh, công nhận hay tuyên dương. Trớ trêu thay, có trường hợp đệ tử của một tổ chức chân sư thăng thiên về trước đặt các chân sư lên trên một bệ rất cao và lại có một mối liên hệ với các thày dựa trên sợ hãi. Cùng lúc, rất rất nhiều đệ tử có mong muốn không cưỡng được muốn đựơc các thày vinh danh và công nhận trước công chúng.

Đây là một trạng thái tâm lý rất phức tạp trong đó con vừa sợ hãi vừa hy vọng được vinh danh. Có hợp lý chăng khi con vừa sợ một người vừa muốn được người đó vinh danh? Xác suất người đó vinh danh con so với xác suất người đó làm chuyện con sợ nhất và chê bai con như thế nào? Mối liên hệ giữa người đệ tử đó và các thày trở nên rất, rất giả tạo và các thày hầu như không thể tới được họ vì các thày không thể lại gần họ một cách trực tiếp. Các thày không thể cho họ một trải nghiệm, các thày không thể cho họ hướng dẫn nội tâm vì họ bị mắc kẹt trong thế kéo-đẩy đó. Lẽ dĩ nhiên, nếu con vào nhiều giáo đoàn Cơ đốc hấy đó là cách họ nhìn Thượng đế, đó là cách họ nhìn thày. Đó là lý do có nhiều tín đồ Công giáo nghĩ rằng họ liên hệ với Mẹ Mary thoải mái hơn là với thày vì Mẹ Mary không có vẻ đe dọa như thày. Con cũng thấy điều này nơi nhiều tôn giáo khác.

Một lần nữa, nếu con là đệ tử chân sư thăng thiên và con nhận ra khuôn nếp này nơi con, thì tại sao con lại có nó? Nó có phải của con chăng? Rất có thể là con đã tiếp nhận nó từ tâm thức tập thể. Con hãy xem xét nó, làm việc trên nó, tiến tới điểm con vừa không sợ giáp mặt trực tiếp một chân sư thăng thiên, vừa không hy vọng được giáp mặt trực tiếp để được thêm hãnh diện và để tự ngã cảm thấy đặc biệt. Khi con tới điểm có thể liên hệ với các thày mà không chờ đợi phía này hay phía kia, không chờ đợi dựa trên sợ hãi hay dựa trên hãnh diện, thì con có thể trung hòa. Con có thể mở lòng ra. Không có chờ đợi nào ngăn trở con. Khi con chỉ mở lòng ra, thì con sẽ trải nghiệm Hiện diện của các thày trực tiếp hơn rất nhiều bất cứ gì con trải nghiệm trước đó, và lẽ dĩ nhiên, đây là điều các thày mong muốn nơi con.

11.10. Làm sao Thánh linh có thể tuôn chảy xuyên qua con

Bây giờ là dịp lễ Hạ trần (Pentecost) và các con đều biết câu chuyện là, sau khi thày rời bỏ cõi vật lý, các tông đồ của thày đều rất hoang mang, không biết phải làm gì, không biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Lúc đó, họ hội họp và bỗng nhiên có sự chuyển đổi trong tâm thức họ, và họ tới tình trạng được mô tả là “hiệp ý ở cùng một nơi”. Họ thực sự tới điểm mà thày vửa mô tả, tức là thay vì có những chờ đợi dựa trên sợ hãi (là mọi chuyện kết thúc ở đây và không có gì sẽ xảy ra sau đó) và những chờ đợi dựa trên kiêu mạn (là họ sẽ được nâng lên và sẽ là những người lãnh đạo phong trào), thì đa số (không phải tất cả, nhưng đa số) tới điểm chỉ trung hòa, chỉ mở lòng ra. Chính điểm trung hòa đó, điểm không chờ đợi đó, đã là cửa mở cho cái được mô tả là Thánh linh tuôn xuống.

Bây giờ, một lần nữa con có thể hỏi: “Các thày đã làm gì với giáo lý mà các thày đã trao truyền qua vị sứ giả này?” Các thày đã tháo gỡ những hình ảnh mà con người có về các chân sư thăng thiên dựa trên các đợt truyền giáo trước. Các thày đã thực sự lấy mình xuống khỏi bệ cao. Các thày đã tìm cách giảm thiểu khoảng cách giữa các con và các thày. Lẽ dĩ nhiên, các thày đã không tìm cách làm điều này một cách vật lý. Các thày đã tìm cách giảm thiểu khoảng cách trong tâm các con, khoảng cách mà con nghĩ có đó, mà con phóng chiếu là có giữa các con và các thày. Lẽ dĩ nhiên các thày vượt quá không gian và thời gian, do đó thày lúc nào cũng ở bên con nếu con muốn thày, nếu con đặt chú tâm của con vào thày. Vấn đề không phải là con cần vượt qua một khoảng cách vật lý. Vấn đề cũng không phải là vì thày ở quá cao trên con trên phương diện khoảng cách hay ngay cả rung động, lẽ dĩ nhiên là thày cao hơn con, nhưng thày vẫn ở bên con. Vấn đề không phải là con cần vượt qua vực thẳm đó. Con chỉ cần giản dị loại bỏ tất cả những hình ảnh và chờ đợi trong tâm con.

Các thày có đệ tử chân sư thăng thiên đang đứng, nói một cách biểu tượng, với đôi mắt dán vào ống viễn kính khổng lồ vì họ nghĩ các thày ở rất, rất xa đâu đó trong không gian. Họ cần chiếc ống viễn kính khổng lồ để thấy được các thày, và chiếc ống viễn kính khổng lồ đó là sự hiểu biết cầu kỳ bằng trí năng mà họ có về giáo lý. Điều các thày đang làm là các thày đợi họ rời mắt khỏi ống viễn kính rồi nói: “Ồ, các thày đang ở đây!”. Thày đã ở đây suốt 2000 năm qua bên cạnh họ mà họ không thèm để ý tới vì họ đã tìm thày ở ngoài xa, xa kia. Lẽ dĩ nhiên, đây là điều các thày mong muốn nơi tất cả các con, là những người đã đi theo con đường của các thày từ rất lâu, là những người đã dấn thân đi vào con đường của quả vị Ki-tô.

11.11. Quả vị Ki-tô và phép lạ

Một lần nữa, chúng ta hãy hạ những chờ đợi xuống. Các con có nghe các câu chuyện là khi thày hiện thân thì thày đã làm nhiều phép lạ. Con có nhân loại trong 2000 năm đã tạo ra những phàm linh tập thể rất rất dũng mãnh và rất rất cầu kỳ là được sống vào thời Giê-su quả là một sự kỳ diệu đặc biệt. Nếu con trở ngược về thời đó và xem xét thực tại lúc đó, thì con sẽ thấy là đa số các tông đồ của thày lúc đó giống như những người đang dán mắt vào ống viễn kính. Tuy họ theo thày và tương tác với thày mỗi ngày, họ ít khi trực tiếp để ý tới thày vì họ nhìn thày với quá nhiều chờ đợi. Con thấy một thí dụ nơi câu chuyện liên quan đến Peter khi thày nói: “Bớ Satan, hãy đứng sau lưng ta.” Thày lúc đó muốn tạo một cú sốc để Peter ra khỏi các chờ đợi của ông và thực sự liên hệ với thày một cách trung hòa. Đa số những người mà thày gặp gỡ hồi đó còn không để ý sinh thể nào đang đứng bên cạnh họ. Họ không nhận ra là thày có một trạng thái tâm thức cao hơn.

Điều thày muốn nói là hình ảnh hoang tưởng mà tín đồ Cơ đốc giáo đã tạo ra là thời đó đặc biệt tuyệt vời như thế nào, ấy, chuyện ấy không bao giờ có thực. Có rất nhiều người không để ý, thí dụ là có cả những người đã thấy thày đi trên nước nhưng sau đó họ không tin điều họ đã chứng kiến. Như các thày đã nói, tâm thức tập thể thời đó dày đặc đến nỗi cần một diễn biến kỳ diệu để họ chú ý.

Một lần nữa, nếu con xem lại tình hình vào dịp lễ Hạ thân, thì nhiều tín đồ Ki-tô giáo đã tạo nên hình ảnh cầu kỳ là nhiều tông đồ đã nói với những ngôn ngữ lạ. Họ bỗng nhiên dùng những ngôn ngữ khác để người khác có thể hiểu họ. Ngay cả các đệ tử chân sư thăng thiên cũng nhìn biến cố này như một diễn biến kỳ diệu. Họ nghĩ, giống như những người theo phái Hạ thân (Pentecostal), là các tông đồ lúc đó dùng ngôn ngữ của thiên thần. Hay họ nghĩ, như một số tín đồ Cơ đốc khác, là có người bị Thánh linh làm té ngã và người họ bị lay động mạnh và họ phải được khiêng ra ngoài, hay những chuyện tương tự. Các đệ tử chân sư thăng thiên vẫn còn lối hành xử đó, phàm linh tập thể đó, khiến họ mơ ước thấy một diễn biến kỳ diệu.

Có người mơ ước thấy một diễn biến kỳ diệu xảy ra trong cuộc đời họ, họ mơ ước có một cuộc gặp gỡ kỳ diệu với các thày sẽ thay đổi mọi chuyện. Một số mơ ước có một diễn biến kỳ diệu sẽ khiến người khác nhìn họ là người đặc biệt. Nhiều đệ tử chân sư thăng thiên trong các thập niên qua đã mơ ước có một diễn biến kỳ diệu qua đó các thày xuất hiện trên trời hay chính các đệ tử nhận được Thánh linh và họ có thể khiến người khác té ngã hay họ có thể chữa lành người khác. Họ có thể làm tất cả những chuyện này để có bằng chứng vật lý là các chân sư thăng thiên có thật, và qua đó hàng triệu người sẽ cải đạo và tin vào chân sư thăng thiên. Lẽ dĩ nhiên, các đệ tử đó là những người đã đem lại việc đó và do đó họ sẽ được nâng lên và tuyên dương. Các đệ tử chân sư thăng thiên cũng mang theo tư duy đã được tín đồ Ki-tô giáo tạo ra suốt 2,000 năm qua khi họ mơ ước là họ đặc biệt và sẽ được nâng lên. Các con đã lấy tư duy này, chuyển nó sang các chân sư thăng thiên và phóng chiếu lên các thày. Các con nghĩ là nếu các con nhận được Thánh linh thì một diễn biến kỳ diệu sẽ xảy ra. Có thể là sẽ có một diễn biến trong đó mọi người bỗng nhiên nói ngôn ngữ lạ, và tất cả bỗng nhiên có khả năng nhận bài truyền đọc, hay bất cứ điều gì khác mà họ tưởng tượng. Một đàng thì thày không muốn đặt giới hạn vào chuyện có thể xảy ra. Thánh linh có thể biểu hiện nhiều cách, nhưng thày muốn các con có một nhận định thiết thực. Trong thời đại tân thời này, các thày không làm phép lạ vì nhân loại đã tiến lên một tầng tâm thức khiến các thày có thể khiến họ chú ý bằng cách khác. Các thày không muốn cải đạo tất cả mọi người và khiến họ công nhận các chân sư thăng thiên. Các thày sẽ không tạo ra một biểu hiện không thể chối cãi được vì Luật Tự quyết đã rõ ràng: con người phải có quyền chối bỏ với lý do khả tín. Con người phải có thể dễ dàng chối bỏ sự hiện hữu của các thày, do đó các thày sẽ không thể hiện một bằng chứng không thể chối cãi được.

11.12. Con có Thánh linh chăng?

Ngay cả chuyện Thánh linh sa xuống, các thày sẽ không tạo ra một diễn biến ngoạn mục, con yêu dấu. Các thày mong muốn là mỗi người trong các con đều trải nghiệm là mình có Thánh linh. Con có nhiều xác suất trải nghiệm điều này khi con nói chuyện với người khác về một đề tài mà con thật sự coi là quan trọng, một đề tài gần kề với tim mình. Con có thể nhận thấy là có lúc giọng nói của con thay đổi đôi chút, rung động của con thay đổi, và con nói với rất, rất nhiều chân thành. Con yêu dấu, con lúc đó cũng trong trạng thái tâm trung hòa. Con không đang tìm cách cải đạo người khác một cách hung hãn, con không mong muốn được công nhận để con không phải cảm thấy bị ruồng bỏ. Con chỉ giản dị nói từ một tầng cao của bản thể của mình, và đó là một biểu hiện của Thánh linh.

Bây giờ thì câu chuyện các tông đồ nói bằng ngôn ngữ lạ mà trước đó họ không biết, chính thực không có thật. Đây là điều mà con người chỉ có thể phóng chiếu lên diễn biến đó với tâm đường thẳng của họ. Sự thực sâu thẳm hơn là một số tông đồ được thấm đẫm bởi Thánh linh và do đó họ có thể diễn đạt ý tưởng Cơ đốc giáo là gì qua một cách khiến người có quá trình khác nhau có thể hiểu các khái niệm và ý tưởng. Đây là một trong những biểu hiện chính của Thánh linh mà thày muốn các con cố đạt được. Con có thể đi vào trạng thái tâm trung hòa và có khả năng nói chuyện với nhiều người có quá trình khác nhau. Thay vì cho họ một chân lý tuyệt đối, mà với tâm vỏ ngoài con nghĩ là họ cần biết, thì con cho họ đúng những gì họ cần để tiến bước kế tiếp trên con đường tu của họ. Con có thể không biết điều này với tâm vỏ ngoài của mình, con có thể không biết vì sao con lại nói điều đó với họ, con chỉ cảm thấy dòng chảy và con tuôn theo dòng chảy.

Đây là một biểu hiện Thánh linh lợi ích hơn một trình diễn ngoạn mục rất nhiều. Bây giờ thì con có thể nói: “Vậy thày đang không làm một trình diễn ngoạn mục hay sao?” Ấy, điều này cũng có phần đúng. Nhưng điều thày đang làm có ngọan mục như nhiều đệ tử chân sư thăng thiên chờ đợi, hay nhiều tín đồ Cơ đốc giáo chờ đợi chăng? Không, không đâu. Các thày đang cố cho các con một cái gì vượt quá trình độ tâm thức bình thường, nhưng không vượt quá xa đến độ nó củng cố nơi con ý niệm xa cách. Các thày biết là bất cứ điều gì các thày làm cũng sẽ củng cố ý niệm xa cách nơi một số người, nhưng con hãy để ý xem có bao nhiêu giáo lý mà các thày bao năm qua đã trao truyền qua vị sứ giả này đã được thiết kế đặc biệt để giảm thiểu sự xa cách mà các con phóng chiếu là có giữa các thày và các con.

11.13. Vị chân sư nào gần với con nhất?

Thày sẽ luôn luôn ở bên conconconconcon, mỗi người và tất cả các con. Thày luôn luôn ở bên con, và vị chân sư thăng thiên nào gần tim con nhất cũng vậy. Vị chân sư nào gần tim con nhất? Con yêu dấu, thày không có ganh tỵ, thày không mong muốn độc quyền. Sự việc có một vị chân sư khác gần tim con hơn không khiến thày cảm thấy bị tổn thương. Tại sao vậy? Vì thày và vị chân sư đó là một.

Con hãy tìm ra vị chân sư gần tim mình nhất. Con hãy bước lui khỏi cuộc sống bận rộn thường nhật của con. Con hãy bước lui khỏi những bận rộn của con trong việc tu tập, với việc học giáo lý, đọc cầu thỉnh. Con hãy dành thì giờ để ngồi xuống và xem xét: “Tôi đang liên hệ với các chân sư thăng thiên như thế nào? Đây là vị thày mà tôi cảm thấy gần nhất. Làm sao tôi có thể tìm ra một cách mới để liên hệ với vị chân sư đó để tôi có thể giảm thiểu khoảng cách, lại gần hơn, có một trải nghiệm trực tiếp hơn?” Con cũng có thể tự hỏi: “Tôi có sẵn sàng để có một trải nghiệm trực tiếp hơn với một chân sư thăng thiên chăng?” Nếu con chưa sẵn sàng, thì một lần nữa thày không chỉ trích, thày không phán xét, thày không lên án. Thày hoàn toàn hiểu là ai nấy đều cần có thời gian trước khi sẵn sàng. Con thấy chăng, con yêu dấu, con đang ở đây vì khi con trải nghiệm một bài truyền đọc, thì con có một ý niệm hiện thực là các chân sư thăng thiên có thật. Các thày có thể nói chuyện với con. Thày chỉ muốn con xoay chuyển tâm mình để nhận ra rằng vì các thày có thật và có thể nói chuyện xuyên qua một sứ giả, nên các thày cũng có thể tương tác trực tiếp với con, với riêng con, trong tâm và trái tim của con.

Nếu con đã sẵn sàng làm chuyện này, thì có lẽ đã đến lúc con mạnh dạn bước ra, thẳng thắn hơn và tìm một cách khác để liên hệ với các thày. Có lẽ con xem xét lối hành xử của mình, như thày đã nói ở đầu bài, khi con liện hệ với các thày. Con có thể tự hỏi: “Dựa trên những chờ đợi hiện tại của tôi, thì tôi nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra khi một chân sư thăng thiên tới gần tôi hơn?” Con sẽ thấy là nhiều khi có một phần tâm con, một phần tự ngã của con, thực sự sợ những thay đổi mà con sẽ phải đối mặt khi chuyện đó xảy ra, và đây có thể là một lãnh vực mà con có thể cần thì giờ để giải quyết vấn đề.

11.14. Con cần phải từ bỏ cái gì?

Đối với đa số các con, đây không phải là một điều mà con có thể giải quyết trong năm phút. Khi con tới một mức nào đó, thì điều lợi ích là con suy nghĩ và chiêm nghiệm về điều này: “Tôi nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra trong cuộc đời của tôi?” Sẽ có một phần bản thể của con sợ một số thay đổi vỏ ngoài sẽ phải xảy ra, một số chuyện mà con phải từ bỏ, và những điều tương tự. Nếu con nhìn những việc này một cách trung thực thì con dần dần sẽ bắt đầu thấy các nguyên nhân đằng sau, thấy những chờ đợi tiềm ẩn của con. Con có thể bắt đầu xem xét chúng. Con có thể bắt đầu bằng cách so sánh chúng với giáo lý của các thày. Con có thể bắt đầu suy ngẫm xem là con có mang chờ đợi đó từ tâm thức tập thể, hay đó là một phần của tự ngã của con. Con có thể dần dần tới điểm con thấy rõ con đang đứng ở đâu vào lúc này. Con có thể nhận ra rằng: Đúng là có một phần tự ngã đang sợ hãi và không muốn thay đổi vì có một phần nào đó trong cuộc đời của con mà con không muốn từ bỏ.

Bây giờ thày muốn cho con một thí dụ đơn giản. Có một vị đệ tử ở Hàn Quốc hỏi là vị ấy có thể là một đệ tử chân sư thăng thiên mà vẫn tham dự họp mặt ăn uống và uống rượu khi tụ họp chăng. Vị đó không chịu từ bỏ những chuyện này vì uống ượu khi hội họp là một phần quan trọng của gia đình và nền văn hóa của vị ấy. Đây chỉ là một thí dụ của một chờ đợi mà con có thể có. Nếu con muốn, thì con có thể xem xét nó. Con có thể nhìn vấn đề từ nhiều phía. Con cũng có thể tới điểm con nhận ra con không mất mát gì khi từ bỏ chuyện đó vì con thực sự đã sẵn sàng tiến lên một tầng khác.

Một số người trong các con đã tới điểm có quyết định tự phát từ bỏ uống rượu, nhưng đây chỉ là một thí dụ. Con đừng đặt hết tâm trí vào việc này vì có nhiều chuyện khác mà con có thể nghĩ con cần từ bỏ. Con yêu dấu, con lúc nào cũng có thể tìm ra một cách khác để nhìn vấn đề mà không bị bắt buộc phải từ bỏ một sinh hoạt vỏ ngoài.

Thày muốn cho con một thí dụ khác là trong các đợt truyền giáo trước, có nhiều đệ tử cảm thấy là sau khi họ đã theo học giáo lý chân sư thăng thiên, thì họ không thể liên hệ với những người không theo giáo lý. Nhiều người gặp khó khăn liên hệ với người phối ngẫu của họ, và rất nhiều vụ ly dị đã xảy ra vì lý do này. Các thày không bao giờ muốn thấy chuyện này xảy ra, nhưng đó là nền văn hóa của tổ chức đó. Lý do là vì họ có một cái nhìn trắng-đen hơn về con đường tu: con hoặc ở trong hoặc ở ngoài. Hoặc con hoàn toàn ở trong, và con phải theo tất cả các luật lệ của tổ chức, hoặc con ở ngoài. Nếu con có một người phối ngẫu không chịu ở trong, thì con không thể liên hệ với vị đó, và từ đó xung đột nảy sinh. Thực tế là nếu con xoay chuyển tâm thức, nếu con thay đổi cách nhìn trắng-đen về con đường tu và về các chân sư đầy lòng phán xét, thì con có thể dễ dàng, hoặc ít ra là với thời gian con có thể tìm một cách để liên hệ với người phối ngẫu đang không đi trên con đường tâm linh hay đang không theo học giáo lý chân sư thăng thiên.

11.15. Lối hành xử của con liên quan đến tình dục

Con có thấy chăng, vấn đề không chỉ giản dị là nghĩ hay nhận ra là có một phần tự ngã của mình đang nghĩ: Nếu tôi lại gần các chân sư hơn, thì liệu tôi có sẽ phải từ bỏ điều này hay điều nọ. Nhiều người trong các con có thể sợ phải từ bỏ tình dục, chẳng hạn. Thành thật mà nói thì đây có lẽ là nỗi sợ lớn nhất của các đệ tử trên con đường tâm linh.

Một cách nhìn khác là luôn luôn xem xét chính mình, xem xét lối hành xử của mình liên quan đến tình dục. Con hãy xem xét lối hành xử của con liên quan đến tình dục, và xem nó tương tác ra sao với lối hành xử của con liên quan đến con đường tâm linh. Con có thể thấy là con có hai phàm linh đang chống đối nhau. Sau đó, con hãy nhận ra là có một phàm linh đang phóng chiếu là khi con tiến cao hơn trên con đường tâm linh, thì con phải từ bỏ tình dục. Và có phàm linh kia thét lên rằng: “Không, bạn không thể làm vậy!” Sau đó, con có thể tới điểm nhận ra là chúng chỉ là phàm linh, chúng không phải là con – và con có thể thăng vượt chúng, con yêu dấu. Con có thể thăng vượt cả hai phàm linh đó, và nhận ra rằng khi con xoay chuyển tâm, thái độ của con về tâm linh và thái độ của con về tình dục và sự tương tác giữa hai thái độ đó, thì con có thể vẫn vui hưởng tình dục vừa theo đuổi con đường tâm linh.

11.16. Hãy chấp nhận ở đây trước khi con rời nơi này

Con có thể tới điểm con gần hội đủ điều kiện để thăng thiên nhưng con đã đi theo con đường tu khổ hạnh và rút lui khỏi sinh hoạt trần thế. Nếu con không hoàn toàn chấp nhận con đang ở trong thân thể vật lý, nếu con không vui hưởng những sinh hoạt mà con có thể có với thân thể vật lý, thì con không thể bỏ trái đất lại đàng sau, con thực sự không thể thăng thiên. Con có thể nói là thực sự có nhiều tà lực, tà thể hay ác quỷ đang tìm cách dùng động lực tình dục để dụ dỗ con người vào nhiều vòng xoáy hướng hạ để hút năng lượng của họ. Chắc hẳn là có một lúc ta phải áp dụng kỷ luật để không bị lôi kéo vào những vòng xoáy tiêu cực đó. Đó là lý do vì sao các phong trào tâm linh truyền thống đã nói rằng người tâm linh phải từ bỏ tình dục. Một số trong các con đã làm điều này trong các kiếp trước và đã có nhu cầu tuân theo kỷ luật này. Lúc nào con cũng có thể tiến lên một tầm nhìn khác và nói: “Tôi đang sống trong loại thân thể nào? Một thân thể thân thiện hay thù nghịch?”

Con sẽ thấy là rất rất nhiều người tâm linh thực sự nghĩ rằng thân thể vật lý là thù nghịch của sự tăng triển tâm linh của họ. Sau đó, con có thể làm việc trên đề tài này, xem xét nó, và con có thể tới điểm chấp nhận là con đang sống trong một vũ trụ thân thiện, con đang sống trong một thân thể thân thiện. Khi con đang ở trong thân thể này, thì có một số sinh hoạt con có thể làm với thân thể đó, và thực sự không tội lỗi hay phản-tâm linh khi con vui hưởng các sinh hoạt đó. Sinh hoạt này có thể là có tình dục, hay ăn một bữa cơm ngon, hay tương tác với người không theo một giáo lý tâm linh nhưng vẫn là người tốt. Họ thuộc vào gia đình của con và con vui hưởng ở gần họ. Đâu có lý nào chuyện này là phản-tâm linh khi con nhìn nó từ một góc độ trung hòa và không bị mắc kẹt trong lối suy nghĩ trắng-đen?

Con cũng có thể tiến thêm bước nữa và xem xét sức khỏe vật lý của mình, và có thể bắt đầu tự hỏi: “Tôi đang sống trong một thân thể thù nghịch hay thân thiện?” Nếu con đang bị một căn bệnh dằn vặt thì con vẫn có thể (nếu con muốn) làm việc trên thái độ mà con có đối với thân thể vật lý. Lối hành xử của con là gì? Con chờ đợi chuyện gì có thể xảy ra và không thể xảy ra? Con thực sự nghĩ gì về thân thể vật lý này, đặc biệt là liên quan đến sự tăng triển tâm linh của mình? Con có thể tới điểm chấp nhận là con đang sống trong một thân thể thân thiện có khả năng và mong muốn hỗ trợ sự tăng triển tâm linh của con. Một số trong các con sẽ thấy là điều này có thể đem lại sự chữa lành của một số căn bệnh mà trước đó con không thể khỏi được. Một số khác có thể không được chữa lành trên mặt vật lý nhưng có thể tìm ra cách để làm hòa với căn bệnh để nó không cản trở sự tăng triển tâm linh của mình.

11.17. Cách dùng bài truyền đọc này

Một lần nữa, đây lại là một trong những bài truyền đọc trong đó các thày đưa ra rất nhiều ý để các con suy ngẫm. Lẽ đương nhiên, các thày làm như vậy vì các con không hay tụ tập như một đám đông. Các thày cũng làm vậy vì nhiều người trong nhóm này đã tới một trình độ trên con đường của quả vị Ki-tô khiến con sẵn sàng đón nhận giáo lý này hay ít ra là một phần trong đó. Một lần nữa, con không cần về nhà và đọc lại bài truyền đọc và xem xét từng điểm mà thày trao truyền, và nghĩ rằng con phải học tập và áp dụng tất cả mọi điểm cùng một lúc. Con cần tìm ra một điều gì, một điều trong bài giảng hấp dẫn con ở tầng hiện tại của con. Sau đó, con dùng nó, con thể nhập với nó và con dùng nó để tiến lên một tầng cao hơn. Sau đó, con có thể đọc lại bài giảng và tìm xem có điều gì khác cho con chăng.

Bây giờ, thày khuyến khích học tập bài truyền đọc mà thày trao truyền ở Hàn Quốc về quả vị Ki-tô và bài truyền đọc của Phật Gautama ở Hàn Quốc (hai chương trước chương này) và thấy là hai bài đó tạo nên phần alpha trong khi bài này là phần omega, một cái nhìn thực tiễn và thiết thực hơn.

11.18. Giữ trung hòa để Tánh linh tuôn chảy

Điều thày muốn nói trước khi chấm dứt bài này là: Thánh linh thổi nơi nó muốn, như có nói trong Thánh kinh. Câu này thực ra không thể hiện cái nhìn cao nhất về đề tài này. Thánh linh không thổi nơi nó muốn; nó chỉ thổi, nó thổi không ngừng và nó tuôn chảy không ngừng. Lý do vì sao câu nói đó được trao truyền lúc đó là vì nhiều người thời đó không hiểu được tại sao có lúc một người nhận được dòng chảy của Thánh linh, có lúc là một người khác, và có lúc không ai nhận được. Họ không hiểu tại sao vì họ nhìn vấn đề với tâm vỏ ngoài.

Ngay cả các tông đồ của thày có khuynh hướng dùng tâm vỏ ngoài và tạo ra một cấp bậc trong nhóm tông đồ, một loại xếp hạng ai cao nhất, ai là người tinh tiến nhất. Điều không may là Peter thường nghĩ ông là người cao nhất, trong khi sự thực ông là người có tâm thức thấp nhất trong các tông đồ. Những lượng giá vỏ ngoài này quả thực đã ngăn chận dòng chảy của Thánh linh vì chìa khóa để nhận dòng chảy của Thánh linh là giữ tâm trung hòa, mà các con đều có thể trau dồi và đều đã có trải nghiệm trong một thoáng. Nó gần giống như khi con đứng yên và không có gì kéo con về bất cứ hướng nào. Con có thể gọi đây là trạng thái nhận biết thuần khiết, nhưng con trung hòa. Con đang tương tác với người khác, nhưng con không phán xét là người đó phải được nghe gì và phải chấp nhận cái gì. Con không mong muốn cải đạo người đó. Con còn không có cả mong muốn giúp người đó. Con không có chờ đợi cá biệt nào về điều gì phải được nói ra, chuyện gì phải xảy ra, và người kia phải phản ứng ra sao. Con chỉ trung hòa và đó là lúc con là cánh cửa mở. Đó là lúc Thánh linh có thể tuôn chảy xuyên qua con, con yêu dấu.

Khi con xem xét hiện tượng truyền đọc và số đông những người tiếp xúc với cõi trên (channeller), thì con thấy là những người không giữ tâm trung hòa chỉ hòa điệu được với các cõi thấp – cõi cảm xúc, cõi lý trí, phần thấp của cõi bản sắc. Những điều được trao truyền qua họ có thể có vài ý niệm chân chính, nhưng cũng có những ý niệm méo mó và không có rung động giải thoát con người. Một người sứ giả hay một người tiếp xúc với cõi trên càng trung hòa thì thông điệp có thể truyền qua họ càng thuần khiết. Khi con nghe hay đọc một bài truyền đọc, tâm con càng trung hòa thì các lóe sáng hiểu biết mà con nhận được càng sâu sắc.

Một sắc thái khác của Thánh linh là con không nhất thiết nói nhưng con cũng nhận một số lóe sáng hiểu biết rõ ràng bắt nguồn từ phần cao của tâm con hay từ các thày. Đây là một hình thức dòng chảy bên trong của Thánh linh và khi con nói ra thì đó là phần chảy bên ngoài của Thánh linh, nhưng cả hai khía cạnh đều thuộc vào con đường tu của con.

Như các thày đã nói, sẽ có một điểm khi quả vị Ki-tô mà không được thể hiện thì không phải là quả vị Ki-tô. Con phải tiến lên cao hơn và thay vì chỉ học hỏi và hội nhập giáo lý, thì con bắt đầu ban phát nó ra. Đó là lúc con trải nghiệm dòng chảy alpha và omega của Thánh linh, là khi con nhận được lóe sáng hiểu biết và con dùng chúng để giúp người khác. Con sẽ nhiều lần thấy rằng khi con nói chuyện với người khác, con bỗng nhiên có một số ý tưởng mà trước đó con không có. Con bỗng nhiên có một lóe sáng hiểu biết mà trước đó con không có. Đó là dòng chảy của Thánh linh. Nó không phải là một biểu diễn ngoạn mục. Nó không phải là một biến cố kỳ diệu. Nó chính thực là điều gì mà tất cả các con đều đã trải nghiệm. Thày chỉ giản dị nói rằng khi con nhận ra chúng một cách có ý thức, khi con theo những gợi ý mà thày giảng trong bài này, thì con có thể gia tăng những lúc con có trạng thái tâm trung hòa.

11.19. Con có cần phải có ý kiến không?

Một số các con có thể phải làm việc để đạt tâm trung hòa vì nó đòi hỏi con giải thoát mình khỏi một số chuyện bên ngoài đang tìm cách lối kéo con vào một khuôn nếp phản ứng. Có thể là một số các con cần đi qua một tiến trình trong đó con xem xét một điều rất đơn giản: “Trên cương vị một con người, tôi có cần có ý kiến không?” Đa số các con được dạy dỗ là con phải có ý kiến. Con phải có ý kiến về đảng phái chính trị này hay đảng phái kia, về vấn đề này hay vấn đề kia. Con có thể tới điểm con nhận ra là đại đa số ý kiến con người đến từ các phàm linh nội tại của họ, và các phàm linh này chịu ảnh hưởng của các phàm linh tập thể.

Con thấy có rất nhiều trường hợp hai người có ý kiến đối ngược về một vấn đề, nhưng đây chỉ giản dị là có hai phàm linh đang tranh luận qua hai người đó. Con có thể tới điểm con tự hỏi: “Đây có phải là cách tôi muốn tương tác với người khác chăng, bằng cách luôn luôn bày tỏ ý kiến của mình và tìm cách thay đổi ý kiến người kia? Có thể nào tôi tới điểm tương tác với người khác nhưng tâm tôi trung hòa và do đó tôi mở lòng ra để nói một điều không phải là ý định đã định trước, nhưng là một điều tới từ một nguồn cao hơn, có thể sẽ khai ngộ tôi và có thể khai ngộ người kia, nhưng không đến từ một ý định từ tâm có ý thức của tôi. Tôi chỉ để cho chuyện đó xảy ra?”

Đã có nhiều người qua các thời đại đã dùng nhiều nỗ lực, nhiều nghi thức để nhận được Thánh linh. Có những phù thủy đen đã tìm cách tạo ra một phương pháp, hoặc một dụng cụ có thể giúp họ nhận được một cách máy móc dòng chảy của Thánh linh. Họ chưa bao giờ nhận được dòng chảy của Thánh linh. Họ có thể nhận được dòng chảy của một số phàm linh tập thể có vẻ rất dũng mãnh, nhưng đó không phải là Thánh linh. Con không thể ép Thánh linh. Đó cũng là lý do vì sao có câu nói là Thánh linh tuôn chảy nơi nó muốn. Con yêu dấu, con không thể ép nó, nhưng con có thể nhận nó.

Mấu chốt là muốn nhận nó thì phải có khoảng trống. Nếu tâm con chứa đầy ý kiến thì có thể không còn chỗ để Thánh linh biểu hiện. Thày muốn giải thoát các con. Thày muốn cho phép con được tự do khỏi mọi ý kiến nhân gian. Con thực sự có thể cảm thấy là khi con buông bỏ những ý kiến đó, thì giống như con được giải thoát khỏi một máy chạy bộ cứ lôi cuốn con đi. Bỗng nhiên tâm con không cần phải cảm thấy là ý kiến này luôn luôn bị đe dọa và con cần phải đề phòng các mối đe dọa. Khi con đọc điều gì trên mạng Internet có thể đe dọa ý kiến đó thì con cảm thấy bất an. Hay khi con gặp người nào có ý kiến khác thì con phải đi vào một cuộc tranh luận và tìm cách khiến họ đổi ý. Bất thình lình con không cảm thấy bị mất năng lượng nữa và con cảm thấy thoải mái hơn với chính mình là đã buông bỏ ý kiến nhân gian đó.

Thày có thể bảo đảm là con có lẽ sẽ gặp một người quen con từ lâu nhìn con và nói: “Bạn sao kỳ vậy, tại sao không còn ý kiến gì nữa?” Con hãy xem họ cảm thấy thế nào về chính họ và con cảm thấy thế nào về chính mình, và nói: “Tôi muốn mình ở đâu, trong tâm người đó hay trong tâm mình?” Sau đó, con sẽ dễ dàng buông bỏ tất cả các ý kiến đang không khiến con thoải mái với chính mình, không khiến con thoải mái với thế gian. Chúng không giúp con cảm thấy con đang sống trong một vũ trụ thân thiện, chúng không giúp con cảm thấy con đang tương tác với các chân sư thân thiện, chúng không giúp con cảm thấy con đang sống trong một thân thể thân thiện.

Con hãy nghĩ xem: nếu mục đích của con là cảm thấy thoải mái hơn với chính mình, với các chân sư thăng thiên, với thế giới vật chất và với thân thể vật lý của mình, thì con hãy xem xét những gì đang lôi kéo sự chú ý của con và tự hỏi chúng có đang giúp con cảm thấy thoải mái hơn hay không. Nếu nó không khiến con cảm thấy thoải mái hơn, thì thày cho phép con buông bỏ nó. Thày bảo đảm là nếu một điều gì không giúp con cảm thấy thoải mái hơn với chính con, với thế giới nơi con sống và với các chân sư, thì điều đó không giúp con tăng triển tâm linh. Nó không giúp con tiến về hướng quả vị Ki-tô.

Con yêu dấu, nếu con nhận thấy là con đang nhấp nhỏm một chút trên ghế và cảm thấy khó ngồi yên, thì đó giản dị là vì chúng ta đã tới điểm thày đã trao truyền cho con tối đa mà con có thể nhận. Mặc dù thày mong thày có thể tiếp tục nói thêm một hay hai tiếng nữa, thày nhận ra sự kiện đơn giản là vũ trụ vật lý đặt ra một số giới hạn cho sự tương tác kiểu này giữa chúng ta. Vũ trụ vật lý không đặt giới hạn lên cách con và thày, hay một vị chân sư khác, có thể tương tác trực tiếp trong tâm của con. Các thày không muốn các đệ tử chân sư thăng thiên mãi mãi nghĩ rằng cách duy nhất mà họ tương tác với các chân sư thăng thiên là xuyên qua một vị sứ giả hay một giáo lý vỏ ngoài. Các thày muốn tất cả các con tới được điểm có tương tác trực tiếp với các thày trong trái tim mình và trong tâm mình,

Tới đây thì thày cảm ơn các con, thày cảm ơn các con từ đáy lòng đã hội họp nơi đây nhân ngày lễ Hạ thiên này. Thày bảo đảm với các con là những lời kêu gọi của Mẹ Mary là các hội nghị này quan trọng không vô ích, là điều Mẹ Mary có thể sẽ nói với các con sau khi các con đã giải quyết nhu cầu của thân thể vật lý.

Do đó, con yêu dấu, thày cảm ơn các con một lần nữa. Thày bảo đảm với con là thày tri ân và rất vui mừng có một nhóm đệ tử sẵn sàng để cho thày nói một cách tự do và cởi mở như thế này. Nếu thày đã làm được chuyện này trong 2000 năm vừa qua thì thế giới thật sự đã khác ngày nay.