15 | Tha thứ vô điều kiện và niềm vui 

Bài truyền đọc của Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, ngày 26 tháng 11 năm 2006 

15.1. Động lực thăng tiến cơ bản của cuộc sống 

Con yêu dấu, nếu chuông điện thoại của con reo, con có nhấc máy lên nghe không? Khi con nhấc máy lên, con có nghe đủ lâu để ít nhất nhận biết rằng liệu người ở đầu dây bên kia có cho con biết một thông tin quan trọng hay họ đơn giản chỉ đang cố bán cho con một món hàng. Nếu con thật sự nhận ra người gọi cho con một thông điệp thì con có hết sức lắng nghe thông điệp đó và hiểu nó nói gì không? Chắc chắn rằng, con sẽ dành cho cái điện thoại và người gọi đến một sự tôn trọng nào đó. Vì vậy, thày muốn hỏi con: “Tại sao con lại không dành cho chính cuộc sống sự tôn trọng như vậy?”

À con yêu dấu, con sẽ trả lời rằng con chắc chắn tôn trọng cuộc sống, nhưng thày cũng xin hỏi con điều này có thật không. Con thấy không, bản thân cuộc sống cũng như một cái điện thoại. Mọi hoàn cảnh con gặp phải cũng giống như các cuộc gọi từ chính cuộc sống. Nhưng, có quá nhiều hoàn cảnh trong đời mà con không nhấc điện thoại lên để nghe xem hoàn cảnh đó có phải là một thông điệp quan trọng cho con không, một thông điệp có thể giúp con thăng vượt chính mình – hay thăng vượt giới hạn nào đó – để con có thể tự do và trở nên hơn nữa trong Dòng sông sự Sống. 

15.2. Tại sao con cứ gặp đi gặp lại cùng một vấn đề 

Hầu hết mọi người bị bịt mắt khi sống trong đời. Họ ngái ngủ, nửa tỉnh nửa mê với những gì đang diễn ra. Họ không nhận ra cuộc sống là một chuỗi những hoàn cảnh liên tục và mỗi hoàn cảnh đều mang một thông điệp giúp họ lên cao hơn và vượt qua những tin tưởng sai lầm, những nhận thức sai lầm đang giới hạn họ và giới hạn khả năng biểu hiện sự sống qua họ. Rất nhiều người trong các con gặp phải các hoàn cảnh xảy ra nhiều lần trong đời. Con thường gào lên: “Tại sao việc này cứ xảy đến với tôi? Tại sao Thượng đế cứ làm điều này với tôi? Tại sao người khác cứ làm điều này với tôi? Tại sao số phận hay may rủi cứ xảy đến với tôi?” Nhưng con lại không dành thời gian quay lại và nói: “Tại sao tôi làm điều này với chính mình?”. 

Mỗi một hoàn cảnh trong đời giống như một cuộc gọi điện thoại, và cuộc gọi đó gói ghém một thông điệp. Nhưng con thường không màng nhấc điện thoại lên để nghe thông điệp đó. Thậm chí những người nhấc điện thoại lên – những người quả thật cho rằng có lẽ họ cần học một điều gì đó từ những hoàn cảnh này – cũng thường không thật sự lắng nghe thông điệp đằng sau cuộc gọi. Họ không thật sự lắng nghe bằng tai nội tâm để cố gắng hiểu thông điệp, cố gắng hiểu cái mà họ không thể thấy bằng tâm vỏ ngoài. 

Họ lắng nghe thông điệp, họ đánh giá với tâm vỏ ngoài. Vì vậy, họ không thấy thông điệp, họ không nghe thông điệp, vì tâm vỏ ngoài không thấu hiểu được thông điệp đó. Nếu tâm vỏ ngoài của con đã hiểu được thông điệp mà cuộc sống đang cố trao cho con, thì tại sao cuộc sống cứ phải mất công gọi điện cho con bằng cách khiến con cứ phải trải nghiệm nhiều lần cùng một hoàn cảnh? 

15.3. Cuộc đời không trừng phạt con 

Cuộc đời đang cố trừng phạt con là một nhận thức hoàn toàn sai lầm của tâm thức con người và tự ngã. Thày có thể bảo đảm với con là chính cuộc sống – và cuộc sống do Thượng đế tạo ra, vì vậy chính Thượng đế – cũng không mong muốn trừng phạt con. Đây là quy luật tuyệt đối: một khi con đã học xong bài học mà con cần học từ một hoàn cảnh cụ thể thì con sẽ không gặp phải hoàn cảnh đó nữa. 

Khi con cứ gặp phải cùng một hoàn cảnh nhiều lần, đó là bởi vì con chưa học xong bài học. Đó là lý do vì sao cuộc sống cứ gọi và cho con nhiều lần cùng một hoàn cảnh để con có thêm các cơ hội – và thêm thêm nữa – học xong bài học. 

Con yêu dấu, thay vì cằn nhằn, thay vì than vãn tại sao chuyện này cứ xảy ra với con hết lần này đến lần khác, thày đề nghị con làm một việc đơn giản: Hãy nhấc điện thoại và lắng nghe thông điệp mà cuộc sống đang cố trao cho con. Sau đó hãy học bài học. Hãy giải quyết những tin tưởng mà con cần giải quyết để con bước lên cao hơn. Thày có thể đảm bảo với con – như thể bằng phép thuật – con sẽ không gặp phải hoàn cảnh đó lần nữa. 

Cuộc sống không quá phức tạp. Cuộc sống thật sự rất rất đơn giản. Thông điệp bên dưới mỗi hoàn cảnh con gặp phải trong cuộc đời giản dị là: “Vũ trụ vật chất là một tấm gương”. Ánh sáng Mẫu-Vật sẽ khoác lấy những hình tướng tương ứng với những gì có trong tâm thức con. Chính trạng thái tâm thức của con đã phóng chiếu một hình ảnh lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Ánh sáng Mẫu-Vật không làm được gì khác ngoài việc phản chiếu lại hình ảnh đó cho con – cả hình ảnh trong tâm ý thức và hình ảnh ở những lớp tiềm thức của tâm con, của các thể tình cảm, lý trí và bản sắc.

Cuộc sống rất đơn giản. Chính cuộc sống là nguyên lý của sự tăng triển – của sự trở nên hơn nữa, của sự tự thăng vượt. Thông điệp mà cuộc sống đang cố trao cho con là con có thể trở nên hơn nữa. Bằng cách thấy các giới hạn, thấy các tin tưởng giới hạn của mình – về chính mình, về thế giới và về Thượng đế – con có thể vượt thăng giới hạn đó và lên cao hơn, trở nên hơn nữa trong Dòng sông sự Sống của Thượng đế. 

Rất nhiều người đã tự hỏi ý nghĩa của cuộc sống, mục đích của cuộc sống, bí mật của cuộc sống là gì. Rất nhiều người đã đi tìm hòn đá hóa kim thần diệu (philosopher’s stone), cây đũa thần, con đường tắt sẽ khiến họ đột ngột có được trạng thái hỷ lạc, hay một trạng thái họ nghĩ họ cần để được hạnh phúc. Nhưng con yêu dấu, bí mật của cuộc sống lại rất giản dị – đó là sự thăng vượt. Điều này không có nghĩa là con cần đạt được một trạng thái toàn hảo xa vời vượt quá tầm với của con. Chỉ đơn giản là mỗi lúc con thăng vượt chính mình, con đang trôi theo Dòng sông sự Sống. Con có tiềm năng trải nghiệm niềm vui, sự hỷ lạc, và đây thật sự Dòng sông sự Sống. 

Thông điệp mà cuộc sống đang cố trao cho con trong mỗi hoàn cảnh là khi con gặp một giới hạn, nếu con sẵn lòng nhìn vào chính mình và nhìn nhận những tin tưởng khiến con trải nghiệm hoàn cảnh đó như một giới hạn và sau đó buông bỏ tin tưởng đó đi, thì con sẽ vượt lên trên giới hạn đó và hoà vào niềm vui của Dòng sông sự Sống. 

15.4. Hãy thay đổi cách con nhìn quá khứ 

Thày hy vọng bằng việc trao cho con bài giảng này, thày có thể thay đổi cách con nhìn quá khứ của mình. Quá khứ không phải để trừng phạt con. Quá khứ không thật sự muốn nắm giữ con, mặc dù thày biết có nhiều khi quá khứ có vẻ như kiềm giữ con lại hay kéo con vào các khuôn nếp cũ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một chu trình dường như vô tận. Sự thật là quá khứ của con, và các hồi ức của con đơn giản chỉ biểu lộ mong muốn của cuộc sống muốn con bước lên cao hơn. 

Bất cứ khi nào con bị kéo về quá khứ, thì con hãy xem đây – một lần nữa – như cuộc sống đang gọi điện cho con. Vì cuộc sống luôn gọi cho con chỉ với một mục đích duy nhất, đó là cho con thấy là một lần nữa con có thể vượt qua một giới hạn khác, con có thể thăng vượt nó, con có thể đơn giản buông bỏ và hoà vào Dòng sông sự Sống – và sau đó trở nên hơn nữa bằng cách thăng vượt ý niệm tự ngã cũ. 

Hoàn cảnh quá khứ cứ săn đuổi con là những hoàn cảnh trong đó con phản ứng lại hoàn cảnh bên ngoài theo cách con chấp nhận một tin tưởng giới hạn về chính mình. Tin tưởng này vẫn nằm trong tiềm thức của con, và đó là tại sao – khi con bị kéo về các hoàn cảnh quá khứ – con trải nghiệm sự khó chịu, sự hổ thẹn, hay tội lỗi hay những tình cảm tiêu cực khác gây cho con nỗi đau cảm xúc. Nỗi đau này thậm chí có thể xem như là một lời nhắc nhở. Nó nhắc con chưa học xong bài học của mình, nó nhắc con chưa vượt qua tin tưởng giới hạn của mình. 

Thậm chí nỗi đau còn là một ơn huệ. Nếu có ai đó đang cố gọi điện cho con và cho con thông điệp có thể cứu cuộc đời con thì con có muốn họ tăng âm lượng của máy điện thoại lên nếu họ làm vậy được? Giả sử con không thể nghe thấy điện thoại, nhưng ai đó có thể bấm nút trên điện thoại của họ và bật to âm lượng để con có thể nghe được, con hãy bắt điện thoại và cứu cuộc đời mình. 

Đây là điều chính yếu mà quá khứ làm cho con khi nó nhắc nhở con – hết lần này đến lần khác – về các hoàn cảnh trong đó con đã chấp nhận vài giới hạn. Nếu thoạt tiên con không nghe máy thì cuộc sống sẽ tiếp tục gọi con với âm lượng ngày càng tăng – và do đó nỗi đau cảm xúc cũng tăng dần vì nó cố gắng cuối cùng kéo cho bằng được sự chú ý của con. Thay vì chối bỏ và phủ nhận nỗi đau, con nói: “Được rồi, tôi thấy đủ đau rồi. Tôi sẽ xem xét vấn đề này và vượt qua giới hạn để tôi có thể một lần và mãi mãi vượt qua nỗi đau đó thay vì bị nó đè nặng hết lần này đến lần khác suốt phần đời còn lại hay thậm chí trong nhiều kiếp sống.” 

Thay vì phớt lờ quá khứ hay chối bỏ quá khứ hay tìm cách khiến mình bận rộn với hiện tại hoặc tương lai đến độ không còn thì giờ chú tâm vào quá khứ, quả thực sẽ khôn ngoan hơn nhiều nếu con đơn giản nhấc máy và lắng nghe thông điệp từ quá khứ. Nếu con lắng nghe thông điệp đó, con có thể nhanh chóng nhận ra rằng hoàn cảnh trong quá khứ cứ quay đi quay lại là hoàn cảnh trong đó con chưa nhìn thấu suốt một tin tưởng giới hạn và vì vậy con chưa buông bỏ tin tưởng đó. 

15.5. Quá khứ trở thành khởi đầu 

Vì con chưa buông bỏ tin tưởng đó nên con tiếp tục giữ chặt một tin tưởng bất toàn về chính mình, hay về cuộc đời, hay về Thượng đế, hay về người khác. Thông qua uy lực của tâm, con phóng chiếu tin tưởng giới hạn đó lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Tấm gương của Ánh sáng Mẫu-Vật có thể làm gì ngoại trừ phản chiếu lại những hoàn cảnh bên ngoài của con và hoàn cảnh này phản chiếu tình trạng tâm thức của con? 

Quá khứ của con trở thành khởi đầu cho hiện tại và tương lai của con. Những tin tưởng bất toàn mà con đã chấp nhận trong quá khứ đang liên tục được tiềm thức của con phóng chiếu lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Ánh sáng Mẫu-Vật phải khoác lấy hình tướng của những tin tưởng này và gửi đến cho con những hoàn cảnh và tình huống vật lý phản ánh những tin tưởng đó. 

Ánh sáng Mẫu-Vật không muốn buộc con gặp phải những hoàn cảnh khiến con đau khổ. Ánh sáng Mẫu- Vật là tấm gương vì vậy nó có thể làm gì ngoài việc phản chiếu lại những gì con đã gửi vào nó? Chính năng lực của sự sống không muốn con tiếp tục phóng chiếu cùng những hình ảnh bất toàn lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Đó là lý do tại sao năng lực của sự sống đang cố giúp con thức tỉnh để con có thể thay đổi hình ảnh con giữ trong tâm – và từ đó thay đổi những gì con đang phóng chiếu lên Ánh sáng Mẫu-Vật. 

Đúng vậy, con yêu dấu, cuộc sống thật sự chỉ giản dị như vậy – nếu con chịu chú ý, nếu con chịu nhấc điện thoại và lắng nghe thông điệp. Thật không may, thày biết vài người thật sự có nhấc điện thoại, nhưng con lại trả lời cùng một cách như khi con nghe đoạn thâu âm đang cố bán cho con một sản phẩm, quảng cáo một dịch vụ hay vận động cho một ứng cử viên chính trị. Ngay lập tức tâm con đóng cứng không nghe hoặc con cúp máy và không nghe nữa. 

Không phải quá khứ đang cố quấy rầy con bằng cách lặp lại cùng một thông điệp. Đơn giản đó chỉ là tấm gương, tấm gương vũ trụ, chỉ tiếp tục phản chiếu lại con cùng một hình ảnh mà con đang gửi ra ngoài. Không phải cuộc đời đang khiến con bực bội. Chính sự cứng ngắc của tâm con và sự không sẵn lòng nhìn vào các tin tưởng của mình để đánh giá liệu những tin tưởng này có hợp lý không và sau đó thay thế những tin tưởng không hợp lý bằng một sự hiểu biết cao hơn xuất phát từ tâm Ki-tô. 

Thày đang cố gắng thức tỉnh con khiến con thấy điều cực kỳ thiết yếu là con phải sẵn lòng nhìn vượt quá những hoàn cảnh bên ngoài trong quá khứ và đi tìm thông điệp nội tâm, bài học nội tâm con cần học từ những hoàn cảnh đó. Nếu con làm vậy một cách chân thật và cởi mở, con sẽ thấy bất cứ khi nào con gặp một hoàn cảnh khiến con đau khổ, đó là vì con đang nắm giữ một tin tưởng bất toàn về chính mình và về cuộc sống. Nếu con thấy được những bất toàn của tin tưởng đó và đạt được sự hiểu biết cao hơn của tâm Ki-tô thì con có thể thay thế tin tưởng giới hạn này bằng nhận biết thật sự con là ai. Điều này sẽ thay đổi hình ảnh con đang phóng chiếu lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Và chắc chắn, điều này sẽ thay đổi những gì tấm gương vũ trụ phản chiếu lại con dưới dạng các hoàn cảnh bên ngoài. Những gì thày đang nói với con ở đây không phải là một giấc mơ ban ngày, một lời hứa thiếu thực tế. Những gì thày đang giải thích với con ở đây là quy luật cơ bản nhất của vũ trụ vật chất. Quy luật này Thánh Kinh có nói tới trong câu: gieo gió thì gặt bão. 

15.6. Có một cái gì khác hơn khổ đau 

Luật của Thượng đế rất giản dị. Con có quyền tự quyết làm bất kỳ điều gì con muốn. Con là người đồng sáng tạo với Thượng đế. Con ở đây để học cách sử dụng khả năng sáng tạo của con để tạo ra các hoàn cảnh mà con có thể sống trong đó được, các hoàn cảnh giúp con tăng triển. Con học bằng hai cách. Một là lắng nghe hướng dẫn nội tâm, từ cái ta cao, từ Hiện diện Ta Là, từ các vị thày tâm linh. Nếu con không lắng nghe sự hướng dẫn hay nếu con không dùng tâm lý luận để tìm hướng đi cho chính mình, thì con phải học bằng cách còn lại, đó là Trường đời Cay đắng trong đó con thấy Ánh sáng Mẫu-Vật phản chiếu lại con những hoàn cảnh vật lý biểu lộ những hoàn cảnh trong tâm con. 

Luật của Thượng đế là thế này: Con có quyền tạo ra bất cứ hình tư tưởng nào mà con muốn. Con có quyền phóng chiếu hình tư tưởng đó ra ngoài tâm con. Khi con làm vậy, con chắc chắn sẽ trải nghiệm những hoàn cảnh vật lý biểu lộ hình tư tưởng đó. Con sẽ trải nghiệm những gì con phóng chiếu lên cuộc sống. Con sẽ trải nghiệm những gì con đồng sáng tạo qua uy lực của tâm bằng cách phóng chiếu một hình tư tưởng lên Ánh sáng Mẫu-Vật. 

Thượng đế và chính thày và tất cả các thày tâm linh chắc chắn đều ủng hộ quyền đồng sáng tạo bất cứ hoàn cảnh nào mà con muốn. Nhưng các thày muốn con hiểu nếu con đồng sáng tạo những hoàn cảnh khiến con đau khổ, thì con có chọn lựa khác thay vì tiếp tục tạo ra những hoàn cảnh tương tự. Cách duy nhất để ngừng chu trình lặp đi lặp lại dẫn đến khổ đau là thay đổi nguyên nhân của hoàn cảnh bên ngoài. Thày biết rõ trong lịch sử con người đã ngụy biện đủ cách để làm ra vẻ như họ không thể kiểm soát được hoàn cảnh bên ngoài. Họ cho rằng họ đã không tạo ra hoàn cảnh đó mà Thượng đế, số phận, may rủi hay người khác đã tạo ra những hoàn cảnh này. Sự thật thẳng thắn là chính con đã đồng sáng tạo những hoàn cảnh của mình vì con đã hình thành những hình tư tưởng và đã phóng chiếu những hình tư tưởng này lên Ánh Sáng Mẫu-Vật. 

Cách duy nhất – cách duy nhất tuyệt đối – có thể thay đổi những hoàn cảnh bên ngoài đó là con hãy thay đổi nguyên nhân của hoàn cảnh. Con có đồng ý là nếu con muốn thay đổi kết quả thì con phải thay đổi nguyên nhân tạo ra kết quả đó? Những gì thày đang nói với con chính là hoàn cảnh bên ngoài của con là kết quả. Nguyên nhân của kết quả này là những hình tư tưởng con giữ trong tâm. Cách duy nhất để thay đổi hoàn cảnh bên ngoài là thay đổi các hình tư tưởng đó!

Bằng cách nào con thay đổi những hình tư tưởng trong tâm? À, không có cách nào khác ngoại trừ nhìn những hình tư tưởng này một cách ý thức – thấy chúng dựa trên tâm thức nhị nguyên, dựa trên ảo tưởng của tâm phản Ki-tô – rồi sau đó buông bỏ chúng một cách ý thức, thay thế những ảo tưởng này bằng sự thật Ki-tô. Con hãy chú ý những gì thày đang nói. Vấn đề ở đây không phải là tìm cách nào đó để biện minh cho những tin tưởng con đã chấp nhận trong quá khứ. 

Ồ con yêu dấu, nếu con thành thật nhìn vào điều này, con sẽ thấy có nhiều người khi đối mặt với khả năng họ có một tin tưởng bất toàn, họ sẽ rơi vào phản ứng tự vệ. Phản ứng tự vệ này là một phản ứng mặc định của tự ngã vì giản dị là nó không chịu nhìn nhận là nó có thể sai. Nó rơi vào phản ứng cố gắng bảo vệ hay biện minh cho những tin tưởng của nó. 

Thày hy vọng con có thể thấy nếu con tiếp tục biện minh cho một tin tưởng trong quá khứ, con sẽ đơn giản chỉ bồi đắp cho tin tưởng đó. Con sẽ tiếp tục gửi những hình tư tưởng dựa trên tin tưởng ban đầu vào tấm gương vũ trụ. Tất nhiên, tấm gương vũ trụ có thể làm gì ngoài việc gửi trả lại con cùng một hoàn cảnh mà con đã tạo ra ngay từ đầu? Con yêu dấu, con có nhận ra nếu con tiếp tục làm cùng một việc và mong chờ những kết quả khác nhau thì con sẽ bị kẹt trong sự điên rồ cơ bản của tự ngã con người. Con phải bước ra ngoài những khuôn nếp cũ và sẵn lòng nhìn nhận rằng một số tin tưởng trong quá khứ đang giới hạn chính con. Đây không phải là lợi ích cao nhất của con khi giữ lấy các tin tưởng đó. Ngược lại, lợi ích cao nhất của con là buông bỏ chúng. 

15.7. Con hơn quá khứ của con 

Nhận biết then chốt ở đây là giáo lý nói rằng cốt lõi bản sắc của con là cái Ta Biết. Cái Ta Biết là một đốm sáng của chính Bản thể Thượng đế. Nó chắc chắn nhiều hơn quá khứ của con, hơn bất kỳ hoàn cảnh nào hay bất kỳ tin tưởng nào trong quá khứ. Cái Ta biết có quyền và khả năng mà Thượng đế đã cho con để bước ra ngoài sự đồng hoá của nó với quá khứ. Con có thể làm điều này bất cứ lúc nào, ngay cả bây giờ. 

Thày muốn con hiểu rằng có một thế lực trong thế giới này quyết tâm giữ con mắc kẹt vào sự đồng hoá với quá khứ để con nghĩ con không thể buông bỏ quá khứ. Thậm chí con sợ rằng nếu con buông bỏ quá khứ, con sẽ mất đi chính bản sắc của mình. Thế lực này bao gồm tự ngã cá nhân của con, tự ngã của người khác và toàn bộ thế lực đen tối, thế lực phản Ki-tô mà Giê-su gọi là ông hoàng thế gian. Ông hoàng thế gian sẽ liên tục tới gần con. Ông ta sẽ tới để thấy liệu ông ta có thể khiến con dính mắc với quá khứ để con không giản dị sẵn lòng buông bỏ quá khứ, buông bỏ những tin tưởng bất toàn bằng cách nhìn nhận rằng con hơn bất kỳ một tin tưởng bất toàn nào. 

Con có thật sự đang nghe thày nói không? Con có quyền và khả năng mà Thượng đế đã ban tặng cho con để buông bỏ bất cứ tin tưởng bất toàn nào trong quá khứ. Con làm điều này bằng cách nào? Bằng cách sẵn sàng nhìn vào các tin tưởng, nhìn nhận rằng chúng không có thật, chúng xuất phát từ tâm thức phản Ki-tô. Sau đó, con nhìn nhận rằng con hơn những tin tưởng đó. Tin tưởng đó giản dị chỉ giống như cái áo cũ sờn rách mà con đã mặc vào một lúc nào đó trong quá khứ. Con có thể cởi nó ra bất kỳ lúc nào và ném nó vào lửa, để cho nó cháy, để nó bị thiêu rụi không còn gì nữa. 

Con có thể cởi bỏ ý niệm bản sắc cũ dựa trên tin tưởng đó, và ném nó vào lửa tâm linh của ngọn lửa tím và Ngọn lửa Tha thứ, và con giản dị buông bỏ nó. Ngọn lửa Tha thứ mà các thày còn gọi là ngọn lửa tím hay Ngọn lửa Từ bi, giản dị là bút tẩy vũ trụ cho phép con cởi bỏ ý niệm bản sắc cũ kỹ, sờn rách mà con đã bồi đắp rồi ném nó vào lửa. Thượng đế trong con thật sự là ngọn lửa thiêu huỷ có thể thiêu trụi tất cả ý niệm tự ngã bất toàn mà con đã bồi đắp trong bất cứ kiếp sống trước nào. Con có chọn lựa khác hơn là lặp đi lặp lại mãi các khuôn nếp cũ rích này. Chọn lựa khác là con cởi chiếc áo choàng của ý niệm bản sắc bất toàn và ném nó vào ngọn lửa vui mừng của Thượng đế để nó bị thiêu rụi và con sẽ được tự do như thể bản sắc đó chưa từng tồn tại. 

15.8. Chìa khóa chính yếu để buông bỏ 

Chìa khoá chính yếu để làm điều này là gì? Chìa khoá chính yếu để buông bỏ một ý niệm tự ngã bất toàn là gì? Đó là sẵn lòng tha thứ. Để tự do khỏi quá khứ, con phải tha thứ và con phải tha thứ vô điều kiện. Tự ngã đánh lừa để con nghĩ rằng để con tha thứ được thì cần phải đáp ứng một số điều kiện. Ví dụ, nhiều người tin để tha thứ cho người đã làm tổn thương mình thì người đó trước tiên phải bị trừng phạt như thế nào đó. Chỉ khi nào người đó bị trừng phạt đủ thì con mới có thể tha thứ cho họ. Và một số người khác nghĩ rằng nếu người đó thật sự thay đổi, thì mới tha thứ cho họ. Dĩ nhiên đây là một tin tưởng giống như con dao hai lưỡi, trong đó một lưỡi dao hướng vào con và vì vậy có khả năng làm con bị thương nặng. Những gì con làm cho người khác là những gì con làm cho chính mình. Đây là lý do thày Giê-su đã nói với con hãy làm cho người khác những gì con muốn họ làm cho con. Ý nghĩa sâu sắc đó là con chỉ làm cho người khác những gì con đã làm cho chính con, cả điều tốt lẫn điều xấu. 

Nếu con nghĩ người khác phải đáp ứng những điều kiện nào đó trước khi họ được tha thứ thì con cũng nghĩ con phải đáp ứng những điều kiện trước khi con có thể được tha thứ. Tự ngã của con rất giỏi đưa ra những điều kiện như vậy và đưa ra theo cách mà không ai có thể làm được, gồm cả chính con. Đó là cách tự ngã giữ con bị mắc kẹt trong chu trình không bao giờ muốn tha thứ cho người khác và không bao giờ muốn tha thứ cho chính mình. Tự ngã chủ yếu muốn con tin rằng vì con đã phạm lỗi lầm trong quá khứ, con không thể được tha thứ, con không thể chuộc lỗi, con không bao giờ vượt lên quá khứ và tự do khỏi quá khứ. 

Điều cuối cùng tự ngã muốn con nhận ra là con được Thượng đế trao cho quyền và sức mạnh bỏ đi các bất toàn trong quá khứ. Tự ngã không muốn con nhận ra con có khả năng làm điều này. Nó không muốn con biết con có thể làm điều này bằng cách mở lòng nhìn nhận các tin tưởng bất toàn đã khiến con gặp phải những hoàn cảnh vật lý gây cho con nhiều đau khổ. Con có thấy được chìa khoá chính yếu để vượt lên quá khứ là tha thứ – nhưng không phải tha thứ theo cách thế phàm dựa trên những điều kiện bên ngoài. Không, chìa khoá chính yếu để vượt lên quá khứ là tha thứ vô điều kiện. 

Khi con không tha thứ cho người kia, thật sự con đang nắm giữ hoàn cảnh cũ. Nghĩa là con đang nắm giữ – dù con có ý thức hay không – nỗi đau được tạo ra trong hoàn cảnh đó khi người kia làm tổn thương con. Nỗi đau kéo sự chú ý ý thức của con và kéo con vào việc nhớ lại hoàn cảnh đó. Bất cứ khi nào con nhớ về hoàn cảnh đó, con lại tăng cường tổn thương nguyên thuỷ, nỗi đau nguyên thuỷ và sự giận dữ nguyên thuỷ đối với người kia. Vì vậy, con cột chính mình với quá khứ và con thật sự củng cố quá khứ. 

Khi con không tha thứ cho người kia, con đang hại chính mình vì con đang nắm giữ những hình ảnh và cảm xúc bất toàn, và con đang phóng chiếu chúng lên Ánh sáng Mẫu-Vật.  Ánh sáng Mẫu-Vật lý giải là con muốn trải nghiệm tình huống trong đó người ta làm tổn thương con. Ánh sáng Mẫu-Vật sẽ làm gì cho con? À, nó không có chọn lựa nào ngoài việc gửi cho con những hoàn cảnh tương lai trong đó người khác làm tổn thương con. Nó thật sự tin rằng đây là những gì con muốn trải nghiệm, dựa vào việc con đang phóng chiếu một hình tư tưởng và cảm xúc về việc người khác làm tổn thương con vào tấm gương vũ trụ. 

15.9. Không tha thứ làm tổn thương con

Cuối cùng con có hiểu là khi con không tha thứ cho người khác, con đang thật sự làm tổn thương chính mình không? Con biện minh như thế nào để không tha thứ cho người khác? Đó có phải là họ không đáp ứng các điều kiện bên ngoài mà tự ngã con đã xác định. Như thể khi người khác không đáp ứng những điều kiện đó, con không thể buông bỏ hoàn cảnh, con không thể tha thứ và vượt lên. 

Con có thấy đây cùng một tâm lý khiến con tổn thương trong hoàn cảnh ban đầu? Chuyện gì đã xảy ra trong hoàn cảnh ban đầu đó là người kia đã làm chuyện gì đó với con. Nhưng không phải những gì họ làm khiến con tổn thương. Đó là những tin tưởng bất toàn con nắm giữ về chính mình và cuộc đời đã khiến con phản ứng với hoàn cảnh theo cách làm tổn thương chính con. 

Những gì thật sự tạo ra nỗi đau trong hoàn cảnh ban đầu đó là con có một tin tưởng biến con thành nạn nhân thụ động. Con nghĩ khi người ta làm điều gì với con, con chỉ có thể đáp trả bằng cảm xúc tiêu cực khiến con đau đớn. Chính tin tưởng này biến con thành nạn nhân trong tình huống ban đầu. 

Thậm chí bây giờ con vẫn nắm giữ tin tưởng con là nạn nhân với suy nghĩ chỉ khi người khác đáp ứng các điều kiện, con mới tha thứ cho họ và buông bỏ hoàn cảnh đó. Bằng việc không tha thứ, con thật sự duy trì hoàn cảnh ban đầu. Con đang phóng chiếu những tin tưởng và cảm xúc từ hoàn cảnh đó lên tấm gương vũ trụ, rõ ràng từ đó gieo gió gặt bão. Con đã phóng chiếu một hình tư tưởng bất toàn lên tấm gương và vì vậy không thể tránh được tạo ra một chuỗi phản ứng chuyển động cuối cùng gửi trả về con các hoàn cảnh vật lý phản chiếu hình tư tưởng đó. 

Cái gì có thể phá vỡ hoàn cảnh này? Chỉ có một cách duy nhất phá vỡ nó, và đó là con nhấc điện thoại lên lắng nghe đủ lâu để nhận ra cuộc sống đang cố dạy con rằng chính những tin tưởng của con khiến con đau khổ. Chỉ bằng cách thay đổi những tin tưởng của mình, con mới phá vỡ chu trình trải nghiệm những hoàn cảnh vật lý đặt con vào một tình huống – trong chính tâm con – trong đó con nghĩ tiềm năng phản ứng duy nhất của con là phản ứng như một nạn nhân và cảm thấy đau đớn. 

15.10. Con hãy lấy lại uy lực của mình để con chọn một phản ứng

Điều duy nhất có thể thay đổi phương trình đó là con thay đổi cách con nhìn phương trình, cách con nhìn cuộc sống, cách con nhìn chính mình. Con phải lấy lại quyền lực của con để con đáp ứng các hoàn cảnh dựa trên một chọn lựa của ngày hôm nay – bây giờ – thay vì một chọn lựa trong quá khứ. Trong quá khứ, con đã chấp nhận một tin tưởng bất toàn về chính mình. Khi con cho phép tin tưởng đó vẫn còn trong tiềm thức, con không thể lấy một chọn lựa con sẽ đáp ứng tình huống mà con sẽ trải nghiệm trong hiện tại như thế nào. Con đã chọn lựa trong quá khứ, và con chỉ có thể lập lại cùng một khuôn nếp hết lần này đến lần khác. 

Những gì có thể phá vỡ hoàn cảnh đó là con biết chuyện gì đang xảy ra, và vì vậy con quyết định quay lại nhìn tin tưởng ban đầu và loại bỏ nó vì nó không có thật. Khi con loại bỏ tin tưởng đó, và lần sau khi con trải nghiệm một tình huống tương tự, con sẽ không còn cái bị đè nặng vai con. Tâm sẽ có thể nói: “Nhưng bạn biết đấy, tôi không phải đáp ứng tình huống này bằng cảm xúc tổn thương, cảm xúc sợ hãi, cảm giác xấu hổ, chỉ trích trừng phạt chính mình và nghĩ tôi là người xấu vì người ta đối xử với tôi như thể tôi là người xấu”. 

Thay vào đó, con có thể nhận ra những gì người khác làm với con là sự phản chiếu trạng thái tâm thức của họ. Đó không phải người kia có hình ảnh bất toàn về con, mặc dù điều này có vẻ là như thế dựa trên tâm vỏ ngoài và hành động của họ. Thật sự, người đó có một hình ảnh bất toàn về chính họ, và người đó đang phóng chiếu hình ảnh đó lên con. Nhưng con không cần chấp nhận hình ảnh của người đó về con. Thượng đế ban cho con quyền sống cuộc đời của mình dựa trên những hình ảnh trong chính tâm con. Con có thể tự do chọn lựa đáp ứng với họ – khi con không chấp nhận những hình ảnh của người khác hay những tin tưởng giới hạn khác đến từ quá khứ của chính con. 

Chìa khoá để buông bỏ những hình ảnh bất toàn mà con đã chấp nhận trong quá khứ hoặc những hình ảnh bất toàn mà người khác đã chấp nhận là gì? Chìa khoá để không bị ảnh hưởng bởi những tin tưởng bất toàn của người khác hay những tin tưởng bất toàn của chính tự ngã trong quá khứ của con là gì? Đó là tha thứ – tha thứ bằng việc hoàn toàn không dính mắc với những gì họ phóng chiếu vào con hay phóng chiếu từ chính tâm thức con. Đó là chấp nhận có sức mạnh tuyệt đối để tha thứ vô điều kiện cho chính mình và người khác và giản dị để buông bỏ tất cả cảm nhận tổn thương, tất cả cảm nhận đau đớn. 

15.11. Không ngừng tha thứ

Thày biết một khi con đã bị kẹt vào vòng xoáy tổn thương và đau đớn, dường như không có lối ra. Thày thật sự đã vượt lên nhân tình thế phàm này và nhiều sinh thể thăng thiên khác cũng vậy. Thày cần nói với con hầu hết mọi người trên trái đất bị mắc kẹt trong một ảo tưởng. Sự thật được nhiều sinh thể thăng thiên chứng minh đó là con quả thật có thể vượt lên vòng xoáy đi xuống từ quá khứ. Con có thể làm vậy bằng cách chuyển đổi quá khứ, không phải bằng cách kiểm soát quá khứ hay kiểm soát người khác. Con chỉ có thể làm vậy bằng cách chuyển đổi cách con nhìn quá khứ để con sẵn lòng buông bỏ tin tưởng mà con đang nắm giữ đến nay. 

Không phải là việc tìm ra cây đũa thần mới có thể giải thoát con khỏi quá khứ. Cây đũa thần là nhận biết ý thức của con và việc con sẵn sàng buông bỏ, buông bỏ nỗi đau, buông bỏ tổn thương, buông bỏ tin tưởng là con cần phản ứng với hoàn cảnh một cách tiêu cực, buông bỏ hoàn toàn xu hướng nghĩ rằng con chỉ có thể phản ứng bằng những cảm xúc tiêu cực trong những hoàn cảnh nào đó. Một khi con đã thật sự bước vào tinh thần tha thứ – và cho phép tinh thần tha thứ đi vào thể thấp của con – con sẽ ở trong trạng thái tha thứ không ngừng. Con đã tha thứ cho chính mình và người khác rồi trước khi họ làm bất cứ điều gì với con. 

Khi người ta làm một điều gì với con – vì thật sự con không thể kiểm soát hành động của người khác – con đã tha thứ cho họ trước đó rồi. Khi con biết họ đã được tha thứ trước đó rồi, con cũng biết con có thể tự do khỏi các phản ứng tiêu cực cho dù người ta có làm gì với con. Con có thể theo lời khuyên uyên thâm của thày Giê-su, đó là con không chống cự cái ác, nhưng khi một người tát con má bên này, con chìa má bên kia. 

Con chỉ có thể chìa má bên kia khi con ở trong trạng thái tha thứ liên tục và vô điều kiện. Khi họ làm một điều gì với con, con không đi vào một phản ứng tiêu cực. Con an trụ trong an bình, con an trụ trong yêu thương, con an trụ trong tha thứ. Con giản dị chìa má bên kia để con có thể cho họ cơ hội nhìn thấy những điều xấu, những bất toàn trong họ. 

15.12. Giúp người khác nhận ra ảo tưởng của họ  

Chuyện gì xảy ra khi một người làm tổn thương con và con phản ứng một cách tiêu cực và tìm cách làm tổn thương lại? Con có công nhận tin tưởng của người kia về con là một người xấu không? Đó có phải chính là tin tưởng trong hầu hết trường hợp khiến họ làm tổn thương con lúc đầu, có nghĩa là họ tin con đã làm điều gì sai và con đáng bị trừng phạt hoặc bị tổn thương? 

Khi con cho phép mình bị tổn thương và phản ứng lại bằng cách cố gây tổn thương cho họ hoặc bảo vệ mình, thì con chỉ củng cố tin tưởng của họ. Con không chỉ củng cố tin tưởng trong tâm của người kia, mà còn củng cố nó trong tâm con. Sau cùng, chỉ vì con có những tin tưởng bất toàn về chính mình nên con cho phép những hành động của họ gây tổn thương con. 

Khi con chìa má bên kia, con phá vỡ vòng xoáy. Khi một người gây tổn thương con, con đáp trả bằng tình thương, con thách thức tin tưởng của họ về con là một người xấu hay con đáng bị trừng phạt. Con cho người kia thấy con là người có thể đáp trả bằng tình thương. Vì vậy, họ buộc phải xem lại hành động của mình và hình ảnh của họ về con. Điều này thường giúp họ bước ra ngoài ảo tưởng của họ để họ thấy họ bị kẹt trong những tin tưởng bất toàn về chính họ và về cuộc đời. Họ nhận được một cơ hội vượt qua những tin tưởng đó. 

Đúng vậy, con yêu dấu, thày biết rõ có người khi con chìa má bên kia, họ sẽ lại làm tổn thương con. Nhưng con thấy đấy khi con chìa má bên kia cùng với tình thương và tha thứ hoàn toàn – tha thứ vô điều kiện – và người kia vẫn làm tổn thương con, thì hành động làm tổn thương con lần thứ nhì sẽ trở thành sự phán xét người đó. Sự phán xét này sẽ tạo ra một phản ứng từ chính cuộc sống khiến người đó trải nghiệm nghiệp quả quay trở lại nhanh hơn từ những gì người đó gửi vào tấm gương vũ trụ. Nghiệp quả quay trở lại này hoặc khiến người đó thức tỉnh hoặc sẽ khiến người đó sau cùng bị phán xét tới điểm họ sẽ không được phép đầu thai trên trái đất cho đến khi họ thay đổi tâm thức. 

Những gì Giê-su thật sự nói đó là nếu người ta làm theo lời khuyên của thày chìa má bên kia và không cưỡng lại cái ác, thì họ cho phép luật của Thượng đế thực thi đầy đủ. Bằng cách làm điều này, luật của Thượng đế sẽ có thể tăng tốc rút cái ác ra khỏi trái đất. Khi con cho phép người khác làm tổn thương con lúc con chìa má bên kia, thì Thượng đế có thể nhập cuộc và rút người đó ra khỏi trái đất. Nhờ đó, con nhanh chóng tới được tình trạng hầu hết những người xấu ác – những người ích kỷ nhất, vị kỷ nhất, duy ngã nhất – sẽ bị rút ra khỏi trái đất. Vì vậy, nhân loại như một tổng thể sẽ đơn giản vượt lên một tầng cao hơn và vượt qua trạng thái tâm thức mà ngày nay con thấy biểu lộ nhiều lần trong một vòng xoáy dường như vô tận làm tổn thương nhau và tìm cách trả thù những tổn thương đó – do đó điều này lại tạo ra một tổn thương mới khiến người kia có lý do tìm cách trả thù. 

15.13. Phá vỡ vòng xoáy trả thù 

Điều này đã tiếp diễn hết lần này đến lần khác trên hành tinh này, đặt biệt ở Trung đông nơi vòng xoáy trả thù và trả thù để trả thù cứ tiếp diễn. Vòng xoáy đi xuống này chỉ được phá vỡ khi người ta quyết định họ đã thấy đủ. Họ sẽ không tiếp diễn chu trình này, và vì vậy họ sẽ làm một điều hoàn toàn khác thay vì đáp trả nỗi đau bằng nỗi đau, sự trả thù và khao khát trừng phạt. Họ sẽ đáp trả bằng tình thương và sự tha thứ vô điều kiện. 

À con yêu dấu, con có thấy bằng cách làm vậy, con sẽ giải phóng mình khỏi các ràng buộc với người đã làm tổn thương con? Khi con nghĩ đến điều này, có ý nghĩa gì không khi một người làm tổn thương con và con lại muốn ràng buộc mình với họ? Nếu con không phải là người thích thú đau thương – thày tin phần lớn các con không phải là kiểu người này – thì tại sao con muốn quay lại và mời họ làm tổn thương con lần nữa? Nếu họ làm tổn thương con, thì đáp trả hợp lý là con đơn giản muốn giải thoát mình khỏi người đó và không bao giờ muốn gặp lại họ. Nếu con đi vào chu trình bị tổn thương và muốn người kia bị trừng phạt, thì con đã trói mình với họ. 

Mong muốn trừng phạt người khác có nghĩa là con chỉ sẵn sàng buông bỏ khi con thấy họ bị trừng phạt. Con tự động trói mình với họ cho đến khi con cảm thấy họ nhận đủ trừng phạt, và việc này có thể không xảy ra trong kiếp này hay thậm chí nhiều kiếp nữa. Điều này cũng giống như cách những người Trung đông đã tạo nên dây trói lẫn nhau để rồi các linh hồn này cứ tiếp tục đầu thai hết kiếp này sang kiếp khác. Thày đã nói với con trước đây là tôn giáo hay chủng tộc vỏ ngoài không quan trọng, vì người ta sẽ chuyển đổi vị trí để nhiều người kiếp trước là người Đức đã từng gây ra cuộc diệt chủng người Do thái hoặc kiếp trước là người Ả rập đã ngược đãi người Do thái thì kiếp này đầu thai làm người Do thái. Nhiều người Ả rập bây giờ có tiền kiếp là người Do thái. 

Những người này đã không sẵn lòng tha thứ vô điều kiện vì vậy họ đã khiến chính mình cứ lặp đi lặp lại chu trình này. Quả thật có một tâm thức rộng khắp trong thế giới Ả rập tin rằng họ không thể tha thứ cho người Do thái. Có một tâm thức trong cộng đồng người Do thái tin rằng họ không thể tha thứ cho người Ả rập hay người Đức hay các tín đồ Cơ đốc giáo. Khi một người sinh trưởng trong một nền văn hoá nào đó, người này gặp phải một thách thức phải vượt lên trên tin tưởng văn hoá của họ và phải tha thứ vô điều kiện, tha thứ bất kể tin tưởng văn hoá nào. Họ phải nhận ra mình hơn cái tin tưởng văn hoá đó, hơn chủng tộc đó, hơn tôn giáo đó, hơn các liên kết chính trị, hơn các liên kết quốc gia hay hơn bất cứ nhãn hiệu vỏ ngoài nào. Khi con tha thứ bất chấp các nhãn hiệu vỏ ngoài, con cũng giải phóng mình khỏi các nhãn hiệu này. Đó là cách con nâng cao và thăng vượt chính mình để lại hoà vào Dòng sông sự Sống, nhờ đó con trải nghiệm niềm vui vô bờ bến của sự tự thăng vượt liên tục. 

15.14. Dụng cụ Mẹ Mary trao để con vượt qua quá khứ 

Con yêu dấu, thày có thể tiếp tục bài giảng này bất tận bằng cách cho thêm nhiều ví dụ cho thấy con người đã làm tổn thương chính họ như thế nào bằng việc không tha thứ. Nhưng nếu những gì thày nói vẫn chưa đủ để khiến con suy nghĩ đến việc nhìn lại quá khứ theo một cách nhìn khác thì thày nói thêm nữa để làm gì? 

Thày sẽ quay lại phần mở đầu và nói: “Bài giảng này là một cuộc gọi từ Mẹ Vũ trụ. Con hãy nhấc điện thoại lên để nghe thông điệp của Mẹ”. Nếu con cảm thấy con chưa hiểu đầy đủ thông điệp của thày bằng cách đọc và nghe một lần thì thày muốn con nghe lại lần nữa. Thày sẵn lòng lập lại thông điệp nhiều lần cho đến khi con hiểu ý thày. 

Con hãy thử tìm đến thày. Hãy yêu cầu thày hướng dẫn nội tâm cho con. Hãy yêu cầu thày cho con thấy thông điệp đằng sau những tình huống bên ngoài mà con gặp phải. Hãy yêu cầu thày và thày sẽ chỉ cho con – nếu con chịu nhấc điện thoại lên và lắng nghe. Thày chúc con được an lành và thày chúc con một mùa Giáng sinh hạnh phúc. 

Con yêu dấu, Tinh thần Giáng sinh phải chăng chính là Tinh thần Tha Thứ, là Tánh linh đã thức tỉnh con người để họ có thể tái sinh, để lần nữa khởi đầu cuộc sống mới, khởi đầu một ngày mới? Cuộc đời của Ki-tô, sự giáng sinh của Ki-tô phải chăng là một cuộc gọi điện thoại khác của cuộc sống tìm cách thức tỉnh loài người là họ có thể vượt lên quá khứ và vươn lên một ngày mới trong vương quốc của Thượng đế? Thầy niêm con trong Ngọn lửa Tha thứ Vô điều kiện. Khi con tha thứ vô điều kiện, niềm vui sẽ đong đầy. 

15 | Tha thứ vô điều kiện và niềm vui

Bài truyền đọc của Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, ngày 26 tháng 11 năm 2006.

15.1. Động lực thăng tiến cơ bản của cuộc sống 

Con yêu dấu, nếu chuông điện thoại của con reo, con có nhấc máy lên nghe không? Khi con nhấc máy lên, con có nghe đủ lâu để ít nhất nhận biết rằng liệu người ở đầu dây bên kia có cho con biết một thông tin quan trọng hay họ đơn giản chỉ đang cố bán cho con một món hàng. Nếu con thật sự nhận ra người gọi cho con một thông điệp thì con có hết sức lắng nghe thông điệp đó và hiểu nó nói gì không? Chắc chắn rằng, con sẽ dành cho cuộc điện thoại và người gọi đến một sự tôn trọng nào đó. Vì vậy, thày muốn hỏi con: “Tại sao con không dành cho chính cuộc sống sự tôn trọng như vậy?”

À con yêu dấu, con sẽ trả lời con chắc chắn tôn trọng cuộc sống, nhưng thày cũng xin hỏi con điều này có thật không. Con thấy đấy, bản thân cuộc sống cũng như một cái điện thoại. Mọi hoàn cảnh con gặp cũng giống như các cuộc gọi từ chính cuộc sống. Nhưng, có quá nhiều hoàn cảnh trong đời mà con không nhấc điện thoại lên để nghe xem hoàn cảnh đó có phải là một thông điệp quan trọng cho con không, một thông điệp có thể giúp con thăng vượt chính mình – hay thăng vượt giới hạn nào đó – để con có thể tự do và trở nên hơn nữa trong Dòng sông sự Sống. 

15.2. Tại sao con cứ gặp đi gặp lại cùng một vấn đề 

Hầu hết mọi người bị bịt mắt khi sống trong đời. Họ ngái ngủ, nửa tỉnh nửa mê với những gì đang diễn ra. Họ không nhận ra cuộc sống là một chuỗi những hoàn cảnh liên tục và mỗi hoàn cảnh đều mang một thông điệp giúp họ lên cao hơn và vượt qua những tin tưởng sai lầm, những nhận thức sai lầm đang giới hạn họ và giới hạn khả năng biểu hiện sự sống qua họ. Rất nhiều người trong các con gặp phải các hoàn cảnh xảy ra nhiều lần trong đời. Con thường gào lên: “Tại sao việc này cứ xảy đến với tôi? Tại sao Thượng đế cứ làm điều này với tôi? Tại sao người khác cứ làm điều này với tôi? Tại sao số phận hay may rủi cứ xảy đến với tôi?” Nhưng con lại không dành thời gian quay lại và nói: “Tại sao tôi làm điều này với chính mình?”

Mỗi một hoàn cảnh trong đời giống như một cuộc gọi điện thoại, và cuộc gọi đó gói ghém một thông điệp. Nhưng con thường không màng nhấc điện thoại lên để nghe thông điệp đó. Thậm chí những người nhấc điện thoại lên – những người quả thật cho rằng có lẽ họ cần học một điều gì đó từ những hoàn cảnh này – cũng thường không thật sự lắng nghe thông điệp đằng sau cuộc gọi. Họ không thật sự lắng nghe bằng tai nội tâm để cố gắng hiểu thông điệp, cố gắng hiểu cái mà họ không thể thấy bằng tâm vỏ ngoài. 

Họ lắng nghe thông điệp, họ đánh giá với tâm vỏ ngoài. Vì vậy, họ không thấy thông điệp, họ không nghe thông điệp, vì tâm vỏ ngoài không thấu hiểu được thông điệp đó. Nếu tâm vỏ ngoài của con đã hiểu được thông điệp mà cuộc sống đang cố trao cho con, thì tại sao cuộc sống cứ phải mất công gọi điện cho con bằng cách khiến con cứ phải trải nghiệm nhiều lần cùng một hoàn cảnh? 

15.3. Cuộc đời không trừng phạt con 

Một nhận thức hoàn toàn sai lầm của tâm thức con người và tự ngã là cuộc đời đang cố trừng phạt con. Thày có thể bảo đảm với con là chính cuộc sống – và cuộc sống do Thượng đế tạo ra, vì vậy chính Thượng đế – cũng không mong muốn trừng phạt con. Đây là quy luật tuyệt đối: một khi con đã học xong bài học mà con cần học từ một hoàn cảnh cụ thể thì con sẽ không gặp phải hoàn cảnh đó nữa. 

Khi con cứ gặp phải cùng một hoàn cảnh nhiều lần, đó là bởi vì con chưa học xong bài học. Đó là lý do vì sao cuộc sống cứ gọi và cho con nhiều lần cùng một hoàn cảnh để con có thêm các cơ hội – và thêm thêm nữa – học xong bài học. 

Con yêu dấu, thay vì cằn nhằn, thay vì than vãn tại sao chuyện này cứ xảy ra với con hết lần này đến lần khác, thày đề nghị con làm một việc đơn giản: Hãy nhấc điện thoại và lắng nghe thông điệp mà cuộc sống đang cố trao cho con. Sau đó hãy học bài học. Hãy giải quyết những tin tưởng mà con cần giải quyết để con bước lên cao hơn. Thày có thể đảm bảo với con – như thể bằng phép thuật – con sẽ không gặp phải hoàn cảnh đó lần nữa. 

Cuộc sống không quá phức tạp. Cuộc sống thật sự rất rất đơn giản. Thông điệp bên dưới mỗi hoàn cảnh con gặp phải trong cuộc đời giản dị là: “Vũ trụ vật chất là một tấm gương”. Ánh sáng Mẫu-Vật sẽ khoác lấy những hình tướng tương ứng với những gì có trong tâm thức con. Chính trạng thái tâm thức của con đã phóng chiếu một hình ảnh lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Ánh sáng Mẫu-Vật không làm được gì khác ngoài việc phản chiếu lại hình ảnh đó cho con – cả hình ảnh trong tâm ý thức và hình ảnh ở những lớp tiềm thức của tâm con, của các thể tình cảm, lý trí và bản sắc.

Cuộc sống rất đơn giản. Chính cuộc sống là nguyên lý của sự tăng triển – của sự trở nên hơn nữa, của sự tự thăng vượt. Thông điệp mà cuộc sống đang cố trao cho con là con có thể trở nên hơn nữa. Bằng cách thấy các giới hạn, thấy các tin tưởng giới hạn của mình – về chính mình, về thế giới và về Thượng đế – con có thể vượt thăng giới hạn đó và lên cao hơn, trở nên hơn nữa trong Dòng sông sự Sống luôn luôn tuôn chảy của Thượng đế. 

Rất nhiều người đã tự hỏi ý nghĩa của cuộc sống, mục đích của cuộc sống, bí mật của cuộc sống là gì. Rất nhiều người đã đi tìm hòn đá hóa kim thần diệu (philosopher’s stone), cây đũa thần, con đường tắt sẽ khiến họ đột ngột có được trạng thái hỷ lạc, hay một trạng thái họ nghĩ họ cần để được hạnh phúc. Nhưng con yêu dấu, bí mật của cuộc sống lại rất giản dị – đó là sự tự thăng vượt. Điều này không có nghĩa là con cần đạt được một trạng thái toàn hảo xa vời vượt quá tầm với của con. Chỉ đơn giản là mỗi lúc con thăng vượt chính mình, con đang trôi theo Dòng sông sự Sống. Con có tiềm năng trải nghiệm niềm vui, sự hỷ lạc, và đây thật sự Dòng sông sự Sống. 

Thông điệp mà cuộc sống đang cố trao cho con trong mỗi hoàn cảnh là khi con gặp một giới hạn, nếu con sẵn lòng nhìn vào chính mình và nhìn nhận những tin tưởng khiến con trải nghiệm hoàn cảnh đó như một giới hạn và sau đó buông bỏ tin tưởng đó đi, thì con sẽ vượt lên trên ý niệm bị giới hạn và thay vào đó hoà vào niềm hỷ lạc của Dòng sông sự Sống. 

15.4. Hãy thay đổi cách con nhìn quá khứ 

Thày hy vọng bằng việc trao cho con bài giảng này, thày có thể thay đổi cách con nhìn quá khứ của mình. Quá khứ không phải để trừng phạt con. Quá khứ không thật sự muốn nắm giữ con, mặc dù thày biết có nhiều khi quá khứ có vẻ như kiềm giữ con lại hay kéo con vào các khuôn nếp cũ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một chu trình dường như vô tận. Sự thật là quá khứ của con, và các hồi ức của con về quá khứ đơn giản chỉ biểu lộ mong muốn của cuộc sống muốn con bước lên cao hơn. 

Bất cứ khi nào con bị kéo về quá khứ, thì con hãy xem đây – một lần nữa – như cuộc sống đang gọi điện cho con. Vì cuộc sống luôn gọi cho con chỉ với một mục đích duy nhất, đó là cho con thấy là một lần nữa con có thể vượt qua một giới hạn khác, con có thể vượt lên trên nó, con có thể đơn giản buông bỏ nó và hoà vào Dòng sông sự Sống – và sau đó trở nên hơn nữa bằng cách thăng vượt ý niệm bản ngã cũ. 

Hoàn cảnh quá khứ cứ săn đuổi con là những hoàn cảnh trong đó con phản ứng lại hoàn cảnh bên ngoài theo cách con chấp nhận một tin tưởng giới hạn về chính mình. Tin tưởng này vẫn nằm trong tiềm thức của con, và đó là tại sao – khi con bị kéo về các hoàn cảnh quá khứ – con trải nghiệm sự khó chịu, sự hổ thẹn, hay tội lỗi hay những tình cảm tiêu cực khác gây cho con nỗi đau cảm xúc.

Thậm chí nỗi đau còn là một lời nhắc nhở. Đó là lời nhắc nhở con chưa học xong bài học, con chưa khắc phục tin tưởng đang giới hạn con. Thậm chí nỗi đau còn là một ơn huệ. Nếu có ai đó đang cố gọi điện cho con và trao cho con một thông điệp có thể cứu cuộc đời con thì con có muốn họ tăng âm lượng của máy điện thoại lên nếu họ làm vậy được? Hãy hình dung con không thể nghe thấy điện thoại, nhưng ai đó có thể bấm nút trên điện thoại của họ và bật to âm lượng để con có thể nghe được, thì con hãy bắt điện thoại và cứu cuộc đời mình. 

Đây là điều chính yếu mà quá khứ làm cho con khi nó nhắc nhở con – hết lần này đến lần khác – về các hoàn cảnh trong đó con đã chấp nhận vài giới hạn. Nếu thoạt tiên con không nghe máy thì cuộc sống sẽ tiếp tục gọi con với âm lượng ngày càng tăng – và do đó nỗi đau cảm xúc cũng tăng dần vì nó cố gắng rốt cuộc kéo cho bằng được sự chú ý của con. Thay vì chối bỏ và phủ nhận nỗi đau, con nói: “Được rồi, tôi thấy đau đủ rồi. Tôi sẽ xem xét vấn đề này và vượt qua giới hạn để tôi có thể chỉ một lần và mãi mãi vượt qua nỗi đau đó thay vì bị nó đè nặng hết lần này đến lần khác suốt phần đời còn lại hay thậm chí trong nhiều kiếp sống.” 

Thay vì phớt lờ quá khứ hay chối bỏ quá khứ hay tìm cách khiến mình bận rộn với hiện tại hoặc tương lai đến độ không còn thì giờ chú tâm vào quá khứ, quả thực sẽ khôn ngoan hơn nhiều nếu con đơn giản nhấc máy và lắng nghe thông điệp từ quá khứ. Nếu con lắng nghe thông điệp đó, con có thể nhanh chóng nhận ra rằng hoàn cảnh trong quá khứ cứ quay đi quay lại là hoàn cảnh trong đó con chưa nhìn thấu suốt một tin tưởng giới hạn và vì vậy con chưa buông bỏ tin tưởng đó. 

15.5. Quá khứ trở thành khởi đầu 

Vì con chưa buông bỏ tin tưởng đó nên con tiếp tục giữ chặt một tin tưởng bất toàn về chính mình, hay về cuộc đời, hay về Thượng đế, hay về người khác. Thông qua uy lực của tâm, con phóng chiếu tin tưởng giới hạn đó lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Tấm gương của Ánh sáng Mẫu-Vật có thể làm gì ngoại trừ phản chiếu lại những hoàn cảnh bên ngoài của con và hoàn cảnh này phản chiếu tình trạng tâm thức của con? 

Quá khứ của con trở thành khởi đầu cho hiện tại và tương lai của con. Những tin tưởng bất toàn mà con đã chấp nhận trong quá khứ đang liên tục được tâm tiềm thức của con phóng chiếu lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Ánh sáng Mẫu-Vật phải khoác lấy hình tướng của những tin tưởng này và gửi đến cho con những hoàn cảnh và tình huống vật lý phản ánh những tin tưởng đó. 

Ánh sáng Mẫu-Vật không muốn buộc con phải gặp những hoàn cảnh khiến con đau khổ. Ánh sáng Mẫu-Vật là tấm gương vì vậy nó có thể làm gì ngoài việc phản chiếu lại những gì con đã gửi vào nó? Chính năng lực của sự sống không muốn con tiếp tục phóng chiếu cùng những hình ảnh bất toàn lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Đó là lý do tại sao năng lực của sự sống đang cố giúp con thức tỉnh chính mình để con có thể thay đổi các hình ảnh con giữ trong tâm – và từ đó thay đổi những gì con đang phóng chiếu lên Ánh sáng Mẫu-Vật. 

Đúng vậy, con yêu dấu, cuộc sống thật sự chỉ giản dị như vậy – nếu con chịu chú ý, nếu con chịu nhấc điện thoại và lắng nghe thông điệp. Thật không may, thày biết vài người thật sự có nhấc điện thoại, nhưng con lại trả lời cùng một cách như khi con nghe đoạn thâu âm đang cố bán cho con một món hàng, quảng cáo một dịch vụ hay vận động cho một ứng cử viên chính trị. Ngay lập tức tâm con đóng cứng không nghe hoặc con cúp máy và không nghe nữa. 

Không phải quá khứ đang cố quấy rầy con bằng cách lặp lại cùng một thông điệp. Đơn giản đó chỉ là tấm gương, tấm gương vũ trụ, chỉ tiếp tục phản chiếu lại con cùng một hình ảnh mà con đang gửi ra ngoài. Không phải cuộc đời đang khiến con bực bội. Chính sự cứng ngắc của tâm con và sự không sẵn lòng nhìn vào các tin tưởng của mình để đánh giá liệu những tin tưởng này có hợp lý không và sau đó thay thế những tin tưởng không hợp lý bằng một sự hiểu biết cao hơn xuất phát từ tâm Ki-tô. 

Thày đang cố gắng thức tỉnh con khiến con thấy điều cực kỳ thiết yếu là con phải sẵn lòng nhìn vượt quá những hoàn cảnh bên ngoài trong quá khứ và đi tìm thông điệp nội tâm, bài học nội tâm con cần học từ những hoàn cảnh đó. Nếu con làm vậy một cách chân thật và cởi mở, con sẽ thấy bất cứ khi nào con gặp một hoàn cảnh khiến con đau khổ, đó là vì con đang nắm giữ một tin tưởng bất toàn về chính mình và về cuộc sống. Nếu con thấy được những bất toàn của tin tưởng đó và đạt được sự hiểu biết cao hơn của tâm Ki-tô thì con có thể thay thế tin tưởng giới hạn này bằng nhận biết thật sự con là ai. Điều này sẽ thay đổi hình ảnh con đang phóng chiếu lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Và chắc chắn, điều này sẽ thay đổi những gì tấm gương vũ trụ phản chiếu lại cho con dưới dạng các hoàn cảnh bên ngoài. Điều thày đang nói với con ở đây không phải là một giấc mơ ban ngày, một lời hứa thiếu thực tế. Điều thày đang giải thích với con ở đây là quy luật cơ bản nhất của vũ trụ vật chất. Quy luật này Thánh Kinh có nói tới trong câu: gieo gió thì gặt bão. 

15.6. Có một cái gì khác hơn khổ đau 

Luật của Thượng đế rất giản dị. Con có quyền tự quyết làm bất kỳ điều gì con muốn. Con là người đồng sáng tạo với Thượng đế. Con ở đây để học cách sử dụng khả năng sáng tạo của con để tạo ra các hoàn cảnh mà con có thể sống trong đó được, các hoàn cảnh giúp con tăng triển. Con học bằng hai cách. Một là lắng nghe hướng dẫn nội tâm, từ cái ta cao, từ Hiện diện Ta Là, từ các vị thày tâm linh. Nếu con không lắng nghe sự hướng dẫn hay nếu con không dùng tâm lý luận để tìm hướng đi cho chính mình, thì con phải học bằng cách còn lại, đó là Trường đời Cay đắng trong đó con thấy Ánh sáng Mẫu-Vật phản chiếu lại con những hoàn cảnh vật lý biểu lộ những hoàn cảnh trong tâm con. 

Luật của Thượng đế là thế này: Con có quyền tạo ra bất cứ hình tư tưởng nào mà con muốn. Con có quyền phóng chiếu hình tư tưởng đó ra ngoài tâm con. Khi con làm vậy, con chắc chắn sẽ trải nghiệm những hoàn cảnh vật lý biểu lộ hình tư tưởng đó. Con sẽ trải nghiệm những gì con phóng chiếu lên cuộc sống. Con sẽ trải nghiệm những gì con đồng sáng tạo qua uy lực của tâm bằng cách phóng chiếu một hình tư tưởng lên Ánh sáng Mẫu-Vật. 

Thượng đế và chính thày và tất cả các thày tâm linh chắc chắn đều ủng hộ quyền đồng sáng tạo bất cứ hoàn cảnh nào mà con muốn. Nhưng các thày muốn con hiểu nếu con đồng sáng tạo những hoàn cảnh khiến con đau khổ, thì con có chọn lựa khác thay vì tiếp tục tạo ra những hoàn cảnh tương tự. Cách duy nhất để ngừng chu trình lặp đi lặp lại dẫn đến khổ đau là thay đổi nguyên nhân của hoàn cảnh bên ngoài. Thày biết rõ trong lịch sử con người đã ngụy biện đủ cách để làm ra vẻ như họ không thể kiểm soát được hoàn cảnh bên ngoài. Họ cho rằng họ đã không tạo ra hoàn cảnh đó mà Thượng đế, số phận, may rủi hay người khác đã tạo ra những hoàn cảnh này. Sự thật thẳng thắn là chính con đã đồng sáng tạo những hoàn cảnh của mình vì con đã hình thành những hình tư tưởng và đã phóng chiếu những hình tư tưởng này lên Ánh Sáng Mẫu-Vật. 

Cách duy nhất – cách duy nhất tuyệt đối – có thể thay đổi những hoàn cảnh bên ngoài đó là con hãy thay đổi nguyên nhân của hoàn cảnh. Con có đồng ý là nếu con muốn thay đổi kết quả thì con phải thay đổi nguyên nhân tạo ra kết quả đó? Những gì thày đang nói với con chính là hoàn cảnh bên ngoài của con là kết quả. Nguyên nhân của kết quả này là những hình tư tưởng con giữ trong tâm. Cách duy nhất để thay đổi hoàn cảnh bên ngoài là thay đổi các hình tư tưởng đó.

Bằng cách nào con thay đổi những hình tư tưởng trong tâm? À, không có cách nào khác ngoại trừ nhìn những hình tư tưởng này một cách ý thức – thấy chúng dựa trên tâm thức nhị nguyên, dựa trên ảo tưởng của tâm phản Ki-tô – rồi sau đó buông bỏ chúng một cách ý thức, thay thế những ảo tưởng này bằng sự thật Ki-tô. Con hãy chú ý những gì thày đang nói. Vấn đề ở đây không phải là tìm cách nào đó để biện minh cho những tin tưởng con đã chấp nhận trong quá khứ.

Ồ con yêu dấu, nếu con thành thật nhìn vào điều này, con sẽ thấy có nhiều người khi đối mặt với khả năng họ có một tin tưởng bất toàn, họ sẽ rơi vào phản ứng tự vệ. Phản ứng tự vệ này là một phản ứng mặc định của tự ngã vì giản dị là nó không chịu nhìn nhận là nó có thể sai. Nó rơi vào phản ứng cố gắng bảo vệ hay biện minh cho những tin tưởng của nó. 

Thày hy vọng con có thể thấy nếu con tiếp tục biện minh cho một tin tưởng trong quá khứ, con sẽ đơn giản chỉ bồi đắp cho tin tưởng đó. Con sẽ tiếp tục gửi những hình tư tưởng dựa trên tin tưởng ban đầu vào tấm gương vũ trụ. Tất nhiên, tấm gương vũ trụ có thể làm gì ngoài việc gửi trả lại con cùng một hoàn cảnh mà con đã tạo ra ngay từ đầu? Con yêu dấu, con có nhận ra nếu con tiếp tục làm cùng một việc và mong chờ những kết quả khác nhau thì con sẽ bị kẹt trong sự điên rồ cơ bản của tự ngã con người. Con phải bước ra ngoài những khuôn nếp cũ và sẵn lòng nhìn nhận rằng một số tin tưởng trong quá khứ đang giới hạn chính con. Đây không phải là lợi ích cao nhất của con khi giữ lấy các tin tưởng đó. Ngược lại, lợi ích cao nhất của con giản dị là buông bỏ chúng. 

15.7. Con hơn quá khứ của con 

Nhận biết then chốt ở đây là giáo lý nói rằng cốt lõi bản sắc của con là cái Ta Biết. Cái Ta Biết là một đốm sáng của chính Bản thể Thượng đế. Nó  nhiều hơn vô tận quá khứ của con, hơn bất kỳ hoàn cảnh nào hay bất kỳ tin tưởng nào trong quá khứ. Cái Ta Biết có quyền và khả năng mà Thượng đế đã cho con để bước ra ngoài sự đồng hoá của nó với quá khứ. Con có thể làm điều này bất cứ lúc nào, ngay cả bây giờ. 

Thày muốn con nhìn nhận rằng có một thế lực trong thế giới này quyết tâm giữ con mắc kẹt vào sự đồng hoá với quá khứ để con nghĩ con không thể buông bỏ quá khứ. Thậm chí con sợ rằng nếu con buông bỏ quá khứ, con sẽ mất đi chính bản sắc của mình. Thế lực này bao gồm tự ngã cá nhân của con, tự ngã của người khác và toàn bộ thế lực đen tối, thế lực phản Ki-tô mà Giê-su gọi là ông hoàng thế gian. Ông hoàng thế gian sẽ liên tục tới gần con. Ông ta sẽ tới để thấy liệu ông ta có thể khiến con dính mắc với quá khứ để con không giản dị sẵn lòng buông bỏ quá khứ, buông bỏ những tin tưởng bất toàn bằng cách nhìn nhận rằng con hơn bất kỳ một tin tưởng bất toàn nào. 

Con có thật sự đang nghe thày nói không? Con có quyền và khả năng mà Thượng đế đã ban tặng cho con để buông bỏ bất cứ tin tưởng bất toàn nào trong quá khứ. Con làm điều này bằng cách nào? Bằng cách sẵn sàng nhìn vào các tin tưởng, nhìn nhận rằng chúng không có thật, chúng xuất phát từ tâm thức phản Ki-tô. Sau đó, con nhìn nhận rằng con hơn những tin tưởng đó. Tin tưởng đó giản dị chỉ giống như cái áo choàng cũ sờn rách mà con đã mặc vào một lúc nào đó trong quá khứ. Con có thể cởi nó ra bất kỳ lúc nào và ném nó vào lửa, để cho nó cháy, để nó bị thiêu rụi không còn gì nữa. 

Con có thể cởi bỏ ý niệm bản sắc cũ dựa trên tin tưởng đó, và ném nó vào lửa tâm linh của ngọn lửa tím và Ngọn lửa Tha thứ, và con giản dị buông bỏ nó. Ngọn lửa Tha thứ mà các thày còn gọi là ngọn lửa tím hay Ngọn lửa Từ bi, giản dị là bút tẩy vũ trụ cho phép con cởi bỏ ý niệm bản sắc cũ kỹ, sờn rách mà con đã bồi đắp rồi ném nó vào lửa. Thượng đế trong con thật sự là ngọn lửa thiêu huỷ có thể thiêu trụi tất cả ý niệm tự ngã bất toàn mà con đã bồi đắp trong bất cứ kiếp sống trước nào. Con có chọn lựa khác hơn là lặp đi lặp lại mãi các khuôn nếp cũ rích này. Chọn lựa khác là con cởi chiếc áo choàng của ý niệm bản sắc bất toàn và ném nó vào ngọn lửa vui mừng của Thượng đế để nó bị thiêu rụi và con sẽ được tự do như thể bản sắc đó chưa từng hiện hữu. 

15.8. Chìa khóa chính yếu để buông bỏ 

Chìa khoá chính yếu để làm điều này là gì? Chìa khoá chính yếu để buông bỏ một ý niệm bản sắc bất toàn là gì? Đó là sẵn lòng tha thứ. Để tự do khỏi quá khứ, con phải tha thứ và con phải tha thứ vô điều kiện. Tự ngã đánh lừa để con nghĩ rằng để con tha thứ được thì cần phải đáp ứng một số điều kiện. Ví dụ, nhiều người tin rằng để tha thứ cho người đã làm tổn thương mình thì người đó trước tiên phải bị trừng phạt như thế nào đó. Chỉ khi nào người đó bị trừng phạt đủ thì con mới có thể tha thứ cho họ. Và một số người khác nghĩ rằng nếu người đó thật sự thay đổi, thì mới tha thứ được họ. Dĩ nhiên đây là một tin tưởng giống như con dao hai lưỡi, trong đó một lưỡi dao hướng vào con và vì vậy có khả năng làm con bị thương nặng. Những gì con làm cho người khác là những gì con làm cho chính mình. Đây là lý do thày Giê-su đã nói với con hãy làm cho người khác những gì con muốn họ làm cho con. Ý nghĩa sâu sắc hơn đó là con chỉ có thể làm cho người khác những gì con đã làm cho chính mình rồi, kể cả điều tốt lẫn điều xấu.

Nếu con nghĩ người khác phải đáp ứng những điều kiện nào đó trước khi họ có thể được tha thứ thì con cũng nghĩ con phải đáp ứng những điều kiện nào đó trước khi con có thể được tha thứ. Tự ngã của con rất giỏi đưa ra những điều kiện như vậy và đưa ra theo cách mà không ai có thể làm được, gồm cả chính con. Đó là cách tự ngã giữ con bị mắc kẹt trong chu trình không bao giờ muốn tha thứ cho người khác và không bao giờ muốn tha thứ cho chính mình. Tự ngã chủ yếu muốn con tin rằng vì con đã phạm lỗi lầm trong quá khứ, con không thể được tha thứ, con không thể chuộc lỗi, con không bao giờ vượt lên quá khứ và tự do khỏi quá khứ. 

Điều cuối cùng tự ngã muốn con nhận ra là con được Thượng đế trao cho quyền và sức mạnh bỏ đi các bất toàn trong quá khứ. Tự ngã không muốn con nhận ra con có khả năng làm điều này. Nó không muốn con biết con có thể làm điều này bằng cách mở lòng nhìn nhận các tin tưởng bất toàn đã khiến con gặp phải những hoàn cảnh vật lý gây cho con nhiều đau khổ. Con có thấy được chìa khoá chính yếu để vượt lên quá khứ là tha thứ – nhưng không phải tha thứ theo cách thế phàm dựa trên những điều kiện bên ngoài. Không, chìa khoá chính yếu để vượt lên quá khứ là tha thứ vô điều kiện. 

Khi con không tha thứ cho người kia, thì thật sự con đang nắm giữ hoàn cảnh cũ. Nghĩa là con đang nắm giữ – dù con có ý thức hay không – nỗi đau được tạo ra trong hoàn cảnh đó khi người kia làm tổn thương con. Nỗi đau kéo sự chú ý ý thức của con và kéo con vào việc nhớ lại hoàn cảnh đó. Bất cứ khi nào con nhớ về hoàn cảnh đó, con lại tăng cường tổn thương nguyên thuỷ, nỗi đau nguyên thuỷ và sự giận dữ nguyên thuỷ đối với người kia. Vì vậy, con cột chính mình với quá khứ và con thật sự củng cố quá khứ. 

Khi con không tha thứ cho người kia, con đang làm hại chính mình vì con đang nắm giữ những hình ảnh và cảm xúc bất toàn, và con đang phóng chiếu chúng lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Ánh sáng Mẫu-Vật phải lý giải là con muốn trải nghiệm tình huống trong đó người ta làm tổn thương con. Ánh sáng Mẫu-Vật sẽ làm gì cho con? À, nó không có chọn lựa nào ngoài việc gửi cho con những hoàn cảnh tương lai trong đó người khác làm tổn thương con. Nó thật sự tin rằng đây là những gì con muốn trải nghiệm, dựa vào việc con đang phóng chiếu một hình tư tưởng và cảm xúc về việc người khác làm tổn thương con vào tấm gương vũ trụ. 

15.9. Không tha thứ làm tổn thương con

Cuối cùng con có hiểu là khi con không tha thứ cho người khác, con đang thật sự làm tổn thương chính mình không? Con biện minh như thế nào để không tha thứ cho người khác? Đó có phải là họ không đáp ứng các điều kiện bên ngoài mà tự ngã con đã xác định. Như thể khi người khác không đáp ứng những điều kiện đó, con không thể buông bỏ hoàn cảnh, con không thể tha thứ và vượt lên. 

Con có thấy đây chính là cùng một tâm lý khiến con tổn thương trong hoàn cảnh ban đầu? Chuyện gì đã xảy ra trong hoàn cảnh ban đầu, đó là người kia đã làm chuyện gì đó với con. Nhưng không phải những gì họ làm khiến con tổn thương. Đó là những tin tưởng bất toàn con nắm giữ về chính mình và cuộc đời đã khiến con phản ứng với hoàn cảnh theo cách làm tổn thương chính con. 

Điều thật sự tạo ra nỗi đau trong hoàn cảnh ban đầu đó là con có một tin tưởng biến con thành nạn nhân thụ động. Con nghĩ khi người ta làm điều gì với con, con chỉ có thể đáp trả bằng cảm xúc tiêu cực khiến con đau đớn. Chính tin tưởng này biến con thành nạn nhân trong tình huống ban đầu. 

Thậm chí bây giờ con vẫn nắm giữ tin tưởng con là nạn nhân với suy nghĩ chỉ khi người khác đáp ứng các điều kiện, con mới tha thứ cho họ và buông bỏ hoàn cảnh đó. Bằng việc không tha thứ, con thật sự duy trì hoàn cảnh ban đầu. Con đang phóng chiếu những tin tưởng và cảm xúc từ hoàn cảnh đó lên tấm gương vũ trụ, chắc chắn từ đó gieo gió gặt bão. Con đã phóng chiếu một hình tư tưởng bất toàn lên tấm gương và vì vậy không thể tránh được tạo ra một chuỗi phản ứng chuyển động cuối cùng gửi trả về con các hoàn cảnh vật lý phản chiếu hình tư tưởng đó. 

Cái gì có thể phá vỡ hoàn cảnh này? Chỉ có một cách duy nhất phá vỡ nó, đó là con nhấc điện thoại lên lắng nghe đủ lâu để nhận ra cuộc sống đang cố dạy con rằng chính những tin tưởng của con khiến con đau khổ. Chỉ bằng cách thay đổi những tin tưởng của mình, con mới phá vỡ chu trình trải nghiệm những hoàn cảnh vật lý đặt con vào một tình huống – trong chính tâm con – trong đó con nghĩ khả năng phản ứng duy nhất của con là phản ứng như một nạn nhân và cảm thấy đau đớn. 

15.10. Con hãy lấy lại uy lực của mình để con chọn một phản ứng

Điều duy nhất có thể thay đổi phương trình đó là con thay đổi cách con nhìn phương trình, cách con nhìn cuộc sống, cách con nhìn chính mình. Con phải lấy lại uy lực của mình để đáp ứng các hoàn cảnh dựa trên một chọn lựa của ngày hôm nay – bây giờ – thay vì một chọn lựa trong quá khứ. Trong quá khứ, con đã chấp nhận một tin tưởng bất toàn về chính mình. Khi con cho phép tin tưởng đó vẫn nằm trong tiềm thức của con, thì con không thể lấy một chọn lựa là con sẽ đáp ứng tình huống con trải nghiệm trong hiện tại như thế nào. Con đã chọn lựa trong quá khứ, và con chỉ có thể lặp lại cùng một khuôn nếp hết lần này đến lần khác. 

Điều có thể phá vỡ hoàn cảnh đó là con biết chuyện gì đang xảy ra, và vì vậy con quyết định quay lại nhìn tin tưởng ban đầu và loại bỏ nó vì nó không có thật. Khi con loại bỏ tin tưởng đó, và lần sau khi con trải nghiệm một tình huống tương tự thì con sẽ không còn gánh nặng trì kéo con. Tâm con sẽ có thể nói: “Nhưng bạn biết đấy, tôi không cần phải phản ứng với tình huống này bằng cảm xúc tổn thương, cảm xúc sợ hãi, cảm giác xấu hổ, chỉ trích trừng phạt chính mình và nghĩ tôi là người xấu vì người ta đối xử với tôi như thể tôi là người xấu”. 

Thay vào đó, con có thể nhận ra những gì người khác làm với con là sự phản chiếu trạng thái tâm thức của họ. Đó không phải là người kia có hình ảnh bất toàn về con, mặc dù điều này có vẻ là như thế dựa trên tâm vỏ ngoài và hành động của họ. Thật sự, người đó có một hình ảnh bất toàn về chính họ, và người đó đang phóng chiếu hình ảnh đó lên con. Nhưng con không phải chấp nhận hình ảnh mà họ áp đặt lên con. Thượng đế ban cho con quyền sống cuộc đời của mình dựa trên những hình ảnh trong chính tâm con. Con có thể tự do chọn lựa đáp ứng với họ – khi con không chấp nhận những hình ảnh của người khác hay những tin tưởng giới hạn khác đến từ quá khứ của chính con. 

Chìa khoá để buông bỏ những hình ảnh bất toàn mà con đã chấp nhận trong quá khứ hoặc những hình ảnh bất toàn mà người khác đã chấp nhận là gì? Chìa khoá để không bị ảnh hưởng bởi những tin tưởng bất toàn của người khác hay những tin tưởng bất toàn của chính tự ngã trong quá khứ của con là gì? Đó là tha thứ – tha thứ bằng việc hoàn toàn không dính mắc với những gì họ phóng chiếu vào con hay phóng chiếu từ chính tâm thức con. Đó là chấp nhận có sức mạnh tuyệt đối để tha thứ vô điều kiện cho chính mình và người khác và giản dị để buông bỏ tất cả cảm nhận tổn thương, tất cả cảm nhận đau đớn. 

15.11. Không ngừng tha thứ

Thày biết một khi con đã bị kẹt vào vòng xoáy tổn thương và đau đớn, thì dường như không có lối ra. Thày thật sự đã vượt lên nhân tình thế phàm này và nhiều sinh thể thăng thiên khác cũng vậy. Thày cần nói với con hầu hết mọi người trên trái đất bị mắc kẹt trong một ảo tưởng. Sự thật được nhiều sinh thể thăng thiên chứng minh đó là con quả thật có thể vượt lên vòng xoáy hướng hạ từ quá khứ. Con có thể làm vậy bằng cách chuyển đổi quá khứ, không phải bằng cách kiểm soát quá khứ hay kiểm soát người khác. Con chỉ có thể làm vậy bằng cách chuyển đổi cách con nhìn quá khứ để con sẵn lòng buông bỏ tin tưởng mà con đang nắm giữ đến nay. 

Không phải là việc tìm ra cây đũa thần mới có thể giải thoát con khỏi quá khứ. Cây đũa thần là nhận biết ý thức của con và việc con sẵn sàng buông bỏ, buông bỏ nỗi đau, buông bỏ tổn thương, buông bỏ tin tưởng là con cần phản ứng với hoàn cảnh một cách tiêu cực, buông bỏ hoàn toàn xu hướng nghĩ rằng con chỉ có thể phản ứng bằng những cảm xúc tiêu cực trong những hoàn cảnh nào đó. Một khi con đã thật sự bước vào tinh thần tha thứ – và cho phép tinh thần tha thứ đi vào thể thấp của con – con sẽ ở trong trạng thái tha thứ không ngừng. Con đã tha thứ cho chính mình và người khác rồi trước khi họ làm bất cứ điều gì với con. 

Khi người ta làm một điều gì với con – vì thật sự con không thể kiểm soát hành động của người khác – thì con đã tha thứ cho họ trước đó rồi. Khi con biết họ đã được tha thứ trước đó rồi, con cũng biết con có thể tự do khỏi các phản ứng tiêu cực cho dù người ta có làm gì với con. Con có thể theo lời khuyên uyên thâm của thày Giê-su, đó là con không chống cự cái ác, nhưng khi một người tát con má bên này, con chìa má bên kia. 

Con chỉ có thể chìa má bên kia khi con ở trong trạng thái tha thứ liên tục và vô điều kiện. Khi họ làm một điều gì với con, con không đi vào một phản ứng tiêu cực. Con an trụ trong an bình, con an trụ trong yêu thương, con an trụ trong tha thứ. Con giản dị chìa má bên kia để con có thể cho họ cơ hội khác nhìn thấy những điều xấu, những bất toàn trong họ. 

15.12. Giúp người khác nhận ra ảo tưởng của họ  

Chuyện gì xảy ra khi một người làm tổn thương con và con phản ứng một cách tiêu cực và tìm cách làm tổn thương lại? Con có công nhận tin tưởng của người kia về con là một người xấu không? Đó có phải chính là tin tưởng trong hầu hết trường hợp khiến họ làm tổn thương con lúc đầu, có nghĩa là họ tin con đã làm điều gì sai và con đáng bị trừng phạt hoặc bị tổn thương? 

Khi con cho phép mình bị tổn thương và phản ứng lại bằng cách cố gây tổn thương cho họ hoặc bảo vệ mình, thì con chỉ củng cố tin tưởng của họ. Con không chỉ củng cố tin tưởng trong tâm của người kia, mà còn củng cố nó trong tâm con. Sau cùng, chỉ vì con có những tin tưởng bất toàn về chính mình nên con cho phép những hành động của họ gây tổn thương con. 

Khi con chìa má bên kia, con phá vỡ vòng xoáy. Khi một người gây tổn thương con, con đáp trả bằng tình thương, con thách thức tin tưởng của họ về con là một người xấu hay con đáng bị trừng phạt. Con cho người kia thấy con là người có thể đáp trả bằng tình thương. Vì vậy, họ buộc phải xem lại hành động của mình và hình ảnh của họ về con. Điều này thường giúp họ bước ra ngoài ảo tưởng để họ thấy mình bị kẹt trong những tin tưởng bất toàn về chính mình và về cuộc đời. Họ nhận được một cơ hội vượt qua những tin tưởng đó. 

Đúng vậy, con yêu dấu, thày biết rõ có người khi con chìa má bên kia, họ sẽ lại làm tổn thương con. Nhưng con thấy đấy khi con chìa má bên kia cùng với tình thương và tha thứ hoàn toàn – tha thứ vô điều kiện – và người kia vẫn làm tổn thương con, thì hành động làm tổn thương con lần thứ nhì sẽ trở thành sự phán xét người đó. Sự phán xét này sẽ tạo ra một phản ứng từ chính cuộc sống khiến họ trải nghiệm nghiệp quả quay trở lại nhanh hơn từ những gì họ gửi vào tấm gương vũ trụ. Nghiệp quả quay trở lại này hoặc khiến người đó thức tỉnh hoặc sẽ khiến người đó sau cùng bị phán xét tới điểm họ sẽ không được phép đầu thai trên trái đất cho đến khi họ thay đổi tâm thức. 

Những gì Giê-su thật sự nói đó là nếu người ta làm theo lời khuyên của thày chìa má bên kia và không cưỡng lại cái ác, thì họ cho phép luật của Thượng đế thực thi đầy đủ. Bằng cách làm điều này, luật của Thượng đế sẽ có thể tăng tốc rút cái ác ra khỏi trái đất. Khi con cho phép người khác làm tổn thương con lúc con chìa má bên kia, thì Thượng đế có thể nhập cuộc và rút người đó ra khỏi trái đất. Nhờ đó, con nhanh chóng tới được tình trạng hầu hết những người xấu ác – những người ích kỷ nhất, vị kỷ nhất, duy ngã nhất – sẽ bị rút ra khỏi trái đất. Vì vậy, nhân loại như một tổng thể sẽ đơn giản vượt lên một tầng cao hơn và vượt qua trạng thái tâm thức mà ngày nay con thấy biểu lộ nhiều lần trong một vòng xoáy dường như vô tận làm tổn thương nhau và tìm cách trả thù những tổn thương đó – do đó điều này lại tạo ra một tổn thương mới khiến người kia có lý do tìm cách trả thù. 

15.13. Phá vỡ chu trình trả thù 

Điều này đã tiếp diễn hết lần này đến lần khác trên hành tinh này, đặt biệt ở Trung đông nơi chu trình trả thù và trả thù để trả thù cứ tiếp diễn. Vòng xoáy hướng hạ này chỉ được phá vỡ khi người ta quyết định họ đã thấy đủ. Họ sẽ không tiếp diễn chu trình này, và vì vậy họ sẽ làm một điều hoàn toàn khác thay vì đáp trả nỗi đau bằng nỗi đau, sự trả thù và khao khát trừng phạt. Họ sẽ đáp trả bằng tình thương và sự tha thứ vô điều kiện. 

Ấy con yêu dấu, con có thấy bằng cách làm vậy, con sẽ giải phóng mình khỏi các ràng buộc với người đã làm tổn thương con không? Khi con nghĩ đến điều này, có ý nghĩa gì không khi một người làm tổn thương con và con lại muốn ràng buộc mình với họ? Nếu con không phải là người thích thú đau thương – thày tin phần lớn các con không phải là kiểu người này – thì tại sao con muốn quay lại và mời họ làm tổn thương con lần nữa? Nếu họ làm tổn thương con, thì đáp trả hợp lý là con đơn giản muốn giải thoát mình khỏi người đó và không bao giờ muốn gặp lại họ. Nếu con đi vào chu trình bị tổn thương và muốn người kia bị trừng phạt, thì con đã trói mình với họ. 

Mong muốn trừng phạt người khác có nghĩa là con chỉ sẵn sàng buông bỏ khi con thấy họ bị trừng phạt. Con tự động trói mình với họ cho đến khi con cảm thấy họ nhận đủ sự trừng phạt, và việc này có thể không xảy ra trong kiếp này hay thậm chí nhiều kiếp nữa. Điều này cũng giống như cách những người Trung đông đã tạo nên dây trói lẫn nhau để rồi các linh hồn này cứ tiếp tục đầu thai hết kiếp này sang kiếp khác. Thày đã nói với con trước đây là tôn giáo hay chủng tộc vỏ ngoài không quan trọng, vì người ta sẽ chuyển đổi vị trí để nhiều người kiếp trước là người Đức đã từng gây ra cuộc diệt chủng người Do thái hoặc kiếp trước là người Ả rập đã ngược đãi người Do thái thì kiếp này đầu thai làm người Do thái. Nhiều người Ả rập bây giờ có tiền kiếp là người Do thái. 

Những người này đã không sẵn lòng tha thứ vô điều kiện vì vậy họ đã khiến chính mình cứ lặp đi lặp lại chu trình này. Quả thật có một tâm thức rộng khắp trong thế giới Ả rập tin rằng họ không thể tha thứ người Do thái. Có một tâm thức trong cộng đồng người Do thái tin rằng họ không thể tha thứ người Ả rập hay người Đức hay các tín đồ Cơ đốc giáo. Khi một người sinh trưởng trong một nền văn hoá nào đó, người này gặp phải một thách thức phải vượt lên trên tin tưởng văn hoá của họ và phải tha thứ vô điều kiện, tha thứ bất kể tin tưởng văn hoá nào. Họ phải nhận ra mình hơn cái tin tưởng văn hoá đó, hơn chủng tộc đó, hơn tôn giáo đó, hơn các liên kết chính trị, hơn các liên kết quốc gia hay hơn bất cứ nhãn hiệu vỏ ngoài nào. Khi con tha thứ bất chấp các nhãn hiệu vỏ ngoài, con cũng giải phóng mình khỏi các nhãn hiệu này. Đó là cách con nâng cao và thăng vượt chính mình để lại hoà vào Dòng sông sự Sống, nhờ đó con trải nghiệm niềm vui vô bờ bến của sự tự thăng vượt liên tục. 

15.14. Dụng cụ Mẹ Mary trao để con vượt qua quá khứ 

Con yêu dấu, thày có thể tiếp tục bài giảng này bất tận bằng cách cho thêm nhiều ví dụ cho thấy con người đã làm tổn thương chính họ như thế nào bằng việc không tha thứ. Nhưng nếu những gì thày nói vẫn chưa đủ để khiến con suy nghĩ đến việc nhìn lại quá khứ theo một cách nhìn khác thì thày nói thêm nữa để làm gì? 

Thày sẽ quay lại phần mở đầu và nói: “Bài giảng này là một cú điện thoại từ Mẹ Vũ trụ. Con hãy nhấc điện thoại lên để nghe thông điệp của Mẹ!”. Nếu con cảm thấy con chưa hiểu đầy đủ thông điệp của thày bằng cách đọc và nghe một lần thì thày muốn con nghe lại lần nữa. Thày sẵn lòng lặp lại thông điệp nhiều lần cho đến khi con hiểu ý thày. 

Con hãy thử làm chuyện gì khác thường. Hãy yêu cầu thày hướng dẫn nội tâm cho con. Hãy yêu cầu thày cho con thấy thông điệp đằng sau những tình huống bên ngoài mà con gặp phải. Hãy yêu cầu thày và thày sẽ chỉ cho con – nếu con chịu nhấc điện thoại lên và lắng nghe. Thày chúc con được an lành và thày chúc con một mùa Giáng sinh hạnh phúc. 

Con yêu dấu, Tinh thần Giáng sinh phải chăng chính là Tinh thần Tha Thứ, là Tánh linh đã thức tỉnh con người để họ có thể tái sinh, để lần nữa khởi đầu cuộc sống mới, khởi đầu một ngày mới? Cuộc đời của Ki-tô, sự giáng sinh của Ki-tô phải chăng là một cú điện thoại khác của cuộc sống tìm cách thức tỉnh loài người là họ có thể vượt lên quá khứ và vươn lên một ngày mới trong vương quốc của Thượng đế? Thầy niêm con trong Ngọn lửa Tha thứ Vô điều kiện. Khi con tha thứ vô điều kiện, niềm vui sẽ đong đầy. 

Con có tỉnh thức?

Bài giảng của chân sư thăng thiên Phật Gautama ngày 20/10/2006 qua trung gian Kim Michaels.

Phật TA LÀ. Gautama là tên ta khi ta bước chân trên địa cầu. Và mặc dù ta vẫn mang tên đó, ta có một cái tên cao hơn mà một ngày ta sẽ tiết lộ cho con khi con sẵn sàng tiếp nhận được do con đã đạt tới sự hòa nhập cao hơn với tên gọi bên trong của con, với bản thể cao hơn của con mà con là.

Con yêu dấu, sau khi ta nhập Niết bàn và trở lại vũ trụ vật chất để giảng dạy, ta có gặp ba người đàn ông sửng sốt trước ánh hào quang an tịnh của ta. Họ sửng sốt trước Ngọn lửa Thượng đế tỏa sáng xuyên qua hình tướng vỏ ngoài của ta. Và họ hỏi ta là gì. Liệu ta có phải là một vị thần, một thiên thần, và một số câu hỏi khác nữa. Trong số các con, có ai biết câu trả lời của ta cho họ? Ta đã nói gì khi họ hỏi “Ông là gì?” [Cử tọa trả lời: “Ta là tỉnh thức!”] Đúng vậy, ta chỉ đơn giản trả lời: “TA LÀ tỉnh thức!” Vậy thì các con yêu dấu, chúng tôi, các chân sư thăng thiên, muốn thấy điều gì nơi các học trò của chúng tôi còn đang hiện thân? [Cử tọa trả lời: “Muốn chúng con là tỉnh thức!”]  

Đúng vậy. Chúng tôi muốn các con tỉnh thức như chúng tôi đã trở nên tỉnh thức. Cho dù chúng tôi đã nhận biết điều này sau khi thăng thiên hay trong khi còn hiện thân nơi cõi vật lý, con có tiềm năng trở nên tỉnh thức ngay khi con còn trên địa cầu. Và do đó con có khả năng thoát khỏi trạng thái ảo tưởng, trạng thái mộng du qua cuộc đời, khi con cảm thấy cuộc sống là một chiếc máy chạy bộ và con cứ chạy tới và chạy tới nữa mà vẫn có vẻ không tới được nơi nào. Và cuộc sống dường như không có mục đích, không có phương hướng hay ý nghĩa gì sâu xa hơn. Con hãy nhìn nhân loại và tự hỏi, “Có bao nhiêu người trên hành tinh này đang phần nào tỉnh thức, ý thức được họ là nhiều hơn những gì họ đang kinh qua trong đời sống mỗi ngày?” và nhờ nhận biết này mà họ thưởng thức cuộc sống sâu sắc hơn.     

Khi con tỉnh thức, có một nhận thức cốt yếu rằng con là nhiều hơn những thị hiện vỏ ngoài đó. Con là nhiều hơn hoàn cảnh vỏ ngoài. Con là nhiều hơn cơ thể vật lý của con. Con là nhiều hơn hạ trí, nhiều hơn cái cá tính vỏ ngoài đã bị thế gian này nhào nặn. Con là nhiều hơn thế. Và điều gì xảy ra khi con biết con là nhiều hơn? Phải, con không hoàn toàn đồng hóa với thế gian này nữa, với phàm nhân của con, với cá tính vỏ ngoài của con, thậm chí với cả tự ngã. Và khi con không còn hoàn toàn đồng hóa với nó nữa, tâm con sẽ không còn bị kẹt lại trong cái hộp tư duy mà tự ngã đã tạo ra. Và như vậy, ít nhất là đôi khi, con có thể bước ra ngoài hộp tư duy đó và nhìn cuộc đời với một tầm nhìn rộng lớn hơn. Con có thể nhìn toàn bộ bức tranh. Con có thể thấy được toàn khu rừng thay vì cứ đập đầu vào một gốc cây.      

Chìa khóa của tự do không phải là thăng thiên

Và đó tất nhiên là chìa khóa của tự do. Chìa khoá của tự do không phải là con vĩnh viễn bỏ lại thân xác vật lý này trong tiến trình thăng thiên. Con yêu dấu, con có đang tỉnh thức? Con có nghe điều ta vừa nói? Chìa khóa của tự do không phải là con bỏ lại vũ trụ vật chất trong tiến trình thăng thiên. Có vẻ như ta đang nói ngược lại những giáo lý trước đây của các chân sư vốn đặt trọng tâm vào việc thăng thiên như là mục đích của cuộc sống. Vậy tại sao bây giờ ta lại nói rằng thăng thiên không phải là chìa khóa của tự do? Bởi vì con không thể thăng thiên nếu con không tỉnh thức.  

Trở nên tỉnh thức không phải là một tiến trình máy móc có thể đạt được qua một số quy tắc, tín điều hay nghi lễ vỏ ngoài nào đó. Đó là một tiến trình sáng tạo chỉ có thể đạt được qua một sự tỉnh thức đã thể nhập, và do đó nó dẫn đến quyết định SỐNG tối hậu – một quyết định không do con sản xuất ra, không phải do ý chí mà có, nhưng một quyết định tự phát từ bên trong vì một hôm con quyết định là con sẵn sàng tỉnh thức. Con sẵn sàng vượt ra khỏi cái trạng thái tâm thức mà cho tới giờ con vẫn là. Con sẵn sàng vươn lên tới trạng thái nhận biết cao hơn khi một phần chú ý của con, một phần cái là của con, một phần ý niệm bản sắc của con, luôn luôn đứng ngoài tình huống hiện thời của con, luôn luôn nhìn về toàn cảnh và nhìn từ một tầm nhìn rộng lớn hơn. Và do đó, con không bao giờ hoàn toàn nhìn cuộc sống từ bên trong hộp tư duy của tự ngã.

Sự nhận biết này sẽ không đến với con một cách tự động. Không phải là cứ ngồi thiền X tíếng đồng hồ mỗi ngày trong X năm trời. Không phải là vấn đề tuân thủ bất cứ lễ nghi nào. Đây là sự nhận biết phải đến từ bên trong. Nhưng đây là một sự nhận biết có thể được trau dồi, bởi con sẵn lòng luôn luôn nhìn vượt ra ngoài tình huống trước mắt, luôn luôn nhìn vượt ra ngoài hộp tư duy hiện thời của tự ngã, hầu con không đồng hóa hoàn toàn với cái hộp đó và bị mắc kẹt trong đó.

Sự nhận biết rằng mình hoàn toàn tỉnh thức là điều mà chúng tôi mong muốn nhìn thấy nơi tất cả các con. Lý do là vì chúng tôi đã trở nên tỉnh thức, chúng tôi đã được tự do, và chúng tôi cũng muốn tất cả các con đạt được cùng tự do này, cùng niềm vui, cùng trạng thái an lạc. Đây là sự an lạc vượt khỏi mọi hiểu biết, mọi điều kiện bên ngoài – bởi vì nó không tùy thuộc vào bất cứ điều kiện nào trong thế gian, bởi vì con nhận ra rằng chìa khóa của an lạc là sự kết nối với nguồn gốc của an lạc. Và nguồn gốc của an lạc không thể tìm thấy trong thế giới vật chất, mà chỉ tìm được trong chính bản thể cao hơn của con mà từ đó nguồn cội sự sống tuôn chảy vào con.

Niết bàn không phải là tiêu diệt

Con yêu dấu, con đã không sinh tạo ra hoàn toàn không có mục đích. Cuộc đời không phải là cái máy chạy bộ. Ta biết rất rõ là một số người theo ta – hay những người tự nhận là Phật tử – đã tạo ra một thế giới quan mà họ bảo là dựa theo lời dạy của ta, một thế giới quan cho rằng cuộc sống chỉ là một tiến trình sinh ra, vươn lên mức tâm thức của Phật, rồi hoà nhập lại, tan biến trở lại vào Niết bàn nơi mình sẽ tiêu diệt. Đây là hư cấu của trí tưởng tượng con người, vì Niết bàn không phải là tiêu diệt. Đó là một tính cách sống cao hơn mà hầu hết mọi người trên địa cầu không thể mường tượng được. Cho nên đối với họ, nhập Niết bàn có vẻ như là tiêu tan. Nhưng người nhập Niết bàn chỉ tan biến khỏi tầm mắt của những ai không tỉnh thức, những ai chưa vượt lên khỏi nhị nguyên.    

Con thấy đó, các giáo lý mà Mẹ Mary và Giê-su đã ban ra về tự ngã và tâm thức nhị nguyên quả là giáo lý tinh túy cho Thời đại Bảo bình. Bởi vì loài người đã sẵn sàng nhận ra sự hiện hữu của tự ngã, sẵn sàng hiểu ra – nếu học hỏi nghiêm túc –bản chất của nhị nguyên và cách nhị nguyên ảnh hưởng tư duy như thế nào, cách nó khiến mình mù quáng trước thực tại, cách nó trói chặt mình vào cái máy chạy bộ khiến mình luôn luôn phải giao chiến với một thế lực đối nghịch mà không bao giờ đạt được mục đích của mình, không bao giờ có thể đột phá và đến được nơi mình muốn đến trong cuộc sống.

Và lý do là vì con đã bị lừa gạt bởi tự ngã và ông hoàng của thế gian, khiến con tin rằng an lạc của con, hạnh phúc của con nằm trong thế gian này. Và như vậy, con được dạy bảo là con phải đeo đuổi hạnh phúc đó và tìm nó trong thế gian. Bởi vì để đạt được hạnh phúc – họ bảo vậy – con phải khắc phục cái thế lực đối nghịch kia, và con đâm đầu vào giao chiến với đối cực ngược lại. Cuộc chiến này có thể kéo dài mãi mãi, cho tới khi con hết thì giờ.  

Bởi vì khi con tham gia vào trận chiến đó, quả là con đang tạo dựng ra kẻ đối đầu với con. Con tự phân cực con ra để trở thành một trong hai đối cực nhị nguyên, con bị mất cân bằng, và con đánh mất trung đạo. Trong thế mất cân bằng này, con tạo ra lực đối lại mỗi nỗ lực của con, vì con phóng chiếu ra một cái nhìn mất cân bằng vào tấm gương vũ trụ, và tấm gương này không làm sao khác hơn là phóng chiếu trở lại cho con một tình huống vật chất cũng mất cân bằng như thế.   

Cho nên, sự tỉnh thức có nghĩa là con nhận ra cách vận hành của tranh đấu nhị nguyên, và con quyết định con sẽ nâng cao nhận biết của mình hầu con nhận biết những lực nhị nguyên trong chính bản thân con, những lực đang phân rẽ con khỏi chính con, phân rẽ phàm nhân của con để nó chống lại chân nhân của con. Và cứ như vậy trong sự phân rẽ đó, con tạo ra những tình huống đối chọi với những mục đích của con.   

Trong một nghĩa nào đó, đây là một ân huệ, bởi vì đó là một cơ năng an toàn được cài đặt sẵn trong vũ trụ vật chất. Nói giản dị, mục đích của cơ năng này là khi con bị mất cân bằng, khi con bỏ rơi con đường trung đạo, chính sự mất cân bằng của con tạo ra một lực đối nghịch sẽ kéo con ngược trở về cân bằng. Cho nên con càng đi xa vào một đối cực – càng cố đẩy để đạt được mục đích mà con đã đặt ra cho mình – thì con sẽ càng tạo ra lực đối nghịch sẽ chống đối nỗ lực của con và tìm cách kéo con về trung điểm.  

Ảo tưởng nhân đôi

Nhưng tất nhiên, con không nhìn như vậy. Con không nhìn thấy là vũ trụ vật chất đang cống hiến cho con một dịch vụ bằng cách nó cố gắng tái lập cân bằng cho con. Nhưng không, con cho phép tự ngã của con bảo con rằng vũ trụ đang chống lại quyền lợi của con – là quyền tự do làm bất cứ gì con muốn bất chấp vũ trụ vật chất, bất chấp quy luật cân bằng. Không những con tạo ra sự mất cân bằng đã tạo ra chống đối, bây giờ con lại chống đối ngay cả sự chống đối mà con đã tạo ra. Và con đinh ninh rằng con đã không tạo ra nó, mà có một thế lực bên ngoài – có thể là ma quỷ hay là người khác – đã tạo ra nó.  

Bây giờ con đang chiến đấu trên hai mặt. Và từ hai mặt trận này, một mặt trận thứ ba sẽ dấy lên, và từ ba mặt trận đó sẽ dấy lên một mặt trận thứ tư. Chẳng bao lâu con bị bao trùm trong các trận chiến nhị nguyên đủ loại, đến độ con không còn sự chú ý nào sót lại để lùi về một bước và thầm nhủ: “Có thể có cách nào hay hơn chăng? Có thể có một cách trung đạo? Có cách nào bước ra khỏi cái máy chạy bộ cứ khiến minh lao vào những trận chiến nhị nguyên, và mình tìm được cách vượt lên trên cuộc tranh đấu?”

Đó là thông điệp của chính cuộc đời của ta. Đầu tiên khi lớn lên, ta đã sống một cuộc đời thế gian, vật chất, rồi ta nhảy sang đối cực ngược lại, ta sống trong rừng, hành hạ bản thân và thể xác vật lý vì ta tưởng thể xác vật lý là kẻ thù và ta phải kỷ luật, kiểm soát nó. Sự thật mà đa số Phật tử chưa hiểu rõ là ta đã thực sự nhận ra rằng thân xác ta cùng thế giới vật chất này không phải là kẻ thù của phát triển tâm linh. Ta thấy được kẻ thù, và nó chính là ta, là phàm nhân của ta, tự ngã của ta, những dính mắc của ta, những kỳ vọng của ta muốn cuộc sống phải thế này hay thế khác.

Cho nên điều mà chúng tôi thực sự mong muốn thấy nơi các học trò của chúng tôi trong thời đại hôm nay là các con nhận biết được điều đó và vượt lên trên những cuộc chiến nhị nguyên trong bản thân mình. Nhưng chúng tôi không chỉ mong muốn cho riêng con được lợi ích, không chỉ riêng con được an lạc hay giải thoát, mà vì trong thời đại này chúng tôi cần có những người sẵn sàng chứng tỏ được con đường tâm linh cho người khác.   

Vậy thì làm thế nào chứng tỏ con đường tâm linh cho người khác? Cách cao nhất không phải là thuyết giảng hay truyền giáo qua những giáo lý trí thức vỏ ngoài. Không, cách cao nhất là con hãy là con người mà con là, con hãy tỉnh thức hầu con có thể tỏa ra cái ánh sáng mà con là. Điều này không có nghĩa là con cần giữ im lặng, bởi vì thật sự chính ta cũng đã giảng dạy. Ta không chỉ đứng nói “TA LÀ tỉnh thức” rồi mặc kệ đó. Nhưng thuở xưa khi ta giảng dạy, ta đã không trình bày theo cách giáo lý được trình bày ngày nay 2500 năm sau,  không phải là lời dạy đã được ghi chép xuống, được dịch thuật rồi lại dịch thuật, được phiên âm rồi lại phiên âm, và như vậy đã bị phần nào loãng đi, tương tự như mọi giáo lý khác đã đi qua tâm trí của rất nhiều người còn vô minh.

Truyền rải Lời Hằng sống

Không, điều ta truyền rải là Lời Hằng sống được phú Ngọn lửa Thượng đế, được phú Bản thể Nội tâm của ta. Ta mong muốn tất cả các con có thể truyền rải Lời Hằng sống này. Và ta không muốn nói con phải đứng trước mặt nhiều người và đọc lên bài truyền đọc của chân sư. Ta muốn nói là khi con nói chuyện với người khác, dù là trong bài thuyết pháp hay cuộc đối thoại thân mật, con hãy nói ra từ Bản thể Nội tâm của con một cách tự do. Con hãy để cho ánh sáng của con tỏa ra, hầu lời nói không còn là chủ yếu, mà lời nói chỉ đơn giản là những chiếc chén thánh chứa đựng ánh sáng.   

Lời nói chuyên chở ánh sáng, đi vào trường năng lượng của người kia, nâng họ lên và chuyển hóa họ. Và đột nhiên họ ngộ ra là có một trạng thái tâm thức khác nữa ngoài tâm thức mộng du trong đời, bởi vì họ thấy được trong con một cái gì đó nhiều hơn. Họ thấy con tỉnh thức, con hào hứng, con hăng hái, con là con người mà con là, con an bình. Họ cảm thấy được sự an lạc của con và họ nghĩ: “Tôi cũng muốn như vậy!” Và con có thể nói với họ: “Bạn cũng có thể có được. Và nếu bạn cho phép tôi gợi ý, đây là con đường tôi đã đi theo. Con đường của bạn sẽ khác con đường của tôi, nhưng ít ra bạn có một khởi điểm”.  

Tất cả các con sẵn lòng học hỏi và thể nhập những giáo lý này đều có tiềm năng đạt đến trạng thái tỏa rạng ánh sáng nội tâm, làm tấm gương cho con đường tâm linh, con đường tự thăng vượt, con đường trở thành nhiều hơn. Thật sự chúng tôi, các chân sư thăng thiên, có khả năng nâng cao mức rung động của một lực trường, và đó là một trong những lý do chúng tôi đã ban ra những bài truyền đọc là sự diễn đạt của Lời Hằng sống. Nhưng con cũng có thể làm được như vậy. Con cũng có thể là cánh cửa rộng mở để nâng cao rung động, gia tốc mọi người, nâng cao tâm thức của họ, hầu họ nhận ra rằng sự sống thực sự là nhiều hơn thế. Và họ nghĩ, nếu anh ấy, nếu chị ấy đã tìm được thì có thể tôi cũng sẽ tìm được.   

Vì như chúng tôi có nói trước đây, Giê-su, Gautama, Krishna, Maitreya, Mẹ Mary, Saint Germain, El Morya, chúng tôi không phải là tấm gương tốt nhất cho mọi người đâu, bởi vì họ đã đặt chúng tôi lên bệ cao rồi và họ nghĩ rằng chúng tôi vượt ra ngoài phạm vi bình thường của con người. Cho nên họ không nghĩ là họ có thể noi theo gương chúng tôi. Vì vậy mà chúng tôi cần đến các con để chứng tỏ con đường tâm linh, hầu họ có thể đồng hóa với con, họ thức tỉnh, nhận linh hứng của con và được nâng lên chỉ do sự hiện diện của con. Bởi vì đây chính là hiện diện, là Hiện diện TA LÀ, nó nâng lên, làm cho thăng hoa, làm cho gia tốc, làm cho sinh sôi, để các khả năng của họ được nhân lên và họ trở thành nhiều hơn.

Cho nên con yêu dấu, chúng tôi, các chân sư thăng thiên, rất cần đến con giữ vai trò làm đối tác cho chúng tôi trong cõi vật chất, làm ngọn lửa tâm linh sinh đôi của chúng tôi, làm cánh cửa mở ở dưới trần gian hầu ánh sáng lớn hơn của chúng tôi có thể chiếu xuyên qua, và nâng cao những ai chưa thấy được một cách sống khác hơn là cứ mộng du trong cuộc đời, cứ sống mãi mà vẫn chưa được nếm một giây phút tỉnh thức và thực sự thưởng thức cuộc đời.     

Vượt qua sự chú trọng chính mình

Tuy nhiên như Mẹ Mary có nói, hầu con đạt được trạng thái này, con phải vượt qua sự tập trung vào ngã, cái ngã nhỏ nhoi, cái ngã hẹp hòi, cái ngã đựng trong hộp. Con phải trau dồi tình yêu rộng lớn hơn. Con phải tìm ra tình yêu lớn nhất của con, tình yêu mà con đã đến tìm ở đây vào thuở ban đầu – là món quà mà con muốn đem đến địa cầu. Là món quà mà con chỉ muốn tỏ lộ ra, và mong muốn của con mãnh liệt – tình yêu đối với món quà này mãnh liệt – đến độ con sẵn lòng đến đây để biểu lộ món quà đó.

Nếu con muốn tỉnh thức, con phải nối kết lại với tình yêu lớn đó và để cho nó lớn thêm, hầu nó trở thành một thỏi nam châm sẽ hút con ra khỏi trạng thái buồn chán, mộng du bình thường của con. Và con tỉnh thức bởi vì con yêu thích tỉnh thức, con yêu thích cảm giác có dòng ánh sáng tuôn chảy qua con. Con yêu thích nhìn thấy sự hưng phấn nơi người khác. Con yêu thích cảm thấy con là một phần của các chân sư thăng thiên cùng nỗ lực của chân sư để nâng cao tâm thức nhân loại.

Cẩn thận cái bẫy của tự ngã biến đường đạo thành cuộc chiến

Tất nhiên có nhiều cái bẫy mà tự ngã đã chế tạo ra để ngăn cản con nối kết lại với tình yêu lớn hơn của con. Một trong những cái bẫy thuộc loại tinh vi là đặt ra một kỳ vọng thiếu thực tế về con đường tâm linh, để khiến con đeo đuổi đường tu một cách mất cân bằng và, như ta đã giảng, con tạo ra một thế lực chống lại con. Đường tâm linh của con thay vì trở thành một tiến trình ngày càng tự do thênh thang, thì nó lại biến thành một cuộc đối đầu liên tục ngày càng gian nan hơn, cho tới khi rốt cuộc con sẽ bị bẻ gẫy trước áp lực, con đầu hàng và nghĩ: “Tôi sẽ không bao giờ muốn dính dáng tới chuyện này nữa.”.  

Nếu con thành thật, con sẽ thấy rất nhiều người tâm linh đã trải qua tiến trình này – họ bị sự căng thẳng bẻ gẫy và họ bỏ cuộc trên đường tu. Hay là họ quyết định rằng đó sẽ là mức tinh tấn mà họ thấy thoải mái rồi, là mức nơi họ muốn phục vụ và họ không muốn lên cao hơn nữa. Một số những người này có một cách nói mà con sẽ nghe thấy rất nhiều lần nếu con lắng nghe. Họ nói: “Tôi không cần thêm một sứ giả, tôi không cần thêm một đạo sư, tôi không cần thêm một tổ chức tâm linh nào nữa, tôi không muốn trải qua những chuyện này một lần nữa.”  

Con yêu dấu, chúng tôi, các chân sư thăng thiên, hoàn toàn đồng ý với cảm nhận “không bao giờ nữa”. Bởi vì chúng tôi không muốn bất cứ ai phải lặp lại cái chu kỳ biến con đường tâm linh thành một chiến trường như thế. Chúng tôi không muốn thấy bất cứ ai lặp lại sai lầm của mình. Nhưng ta phải nói cho con, đằng sau câu “Tôi không cần thêm một sứ giả, đạo sư, tổ chức hay giáo lý nào nữa”, đằng sau câu đó là cái mà Mẹ Mary lẫn chính ta đều đã đề cập, đó là tính vị kỷ, là trọng tâm vào bản thân mình.  

Con hãy nghe câu nói: “Tôi không cần”. Tất cả xoay chung quanh chữ “tôi”. Tất cả là về cái “tôi”. Vì những người này đã trở thành vị kỷ. Và như thế, mục đích con đường tâm linh của họ, của sự tham gia vào một phong trào tâm linh, không phải để vượt lên khỏi sự vị kỷ và phụng sự mọi sự sống. Không, mục đích của họ là tôn vinh cái tôi thấp kém, bào chữa cho cái tôi thấp kém, và đạt được cái gì đó sẽ khiến họ có vẻ cao quý hơn người khác bởi vì họ đã làm tất cả những điều tâm linh kia rồi.  

Nếu con sẵn lòng thành thật, con sẽ thấy tính vị kỷ là kẻ thù thực sự của phát triển tâm linh. Nhưng vẫn không có bảo đảm gì là bằng cách đi theo một giáo lý tâm linh vỏ ngoài – ngay cả một giáo lý chân chính của chân sư thăng thiên – không có gì bảo đảm là giáo lý vỏ ngoài này sẽ đưa con vượt qua tính vị kỷ. Bởi vì điều duy nhất sẽ đưa con vượt qua là quyết định con sẽ sẵn lòng vượt lên trên nó, sẵn lòng tỉnh thức.

Con có quyền LÀ trên địa cầu

Chắc chắn con sẽ bị một số người chối bỏ. Chắc chắn con sẽ bị người khác lên án. Chắc chắn người ta sẽ bảo là con không được phép làm vậy, con không được phép thương yêu và nhân từ, không được phép bình an, không được phép hạnh phúc, không được phép an lạc. “Ơ kìa, bạn nghĩ bạn là gì trong một thế giới nơi mọi chuyện đều nghiêm trọng và ai ai cũng phải vật lộn không ngừng, mà bạn lại tới đây, tỏa ra sự an tịnh đó và tình thương đó và ánh sáng đó – và bạn quấy rầy những người đã đồng hóa mình với cuộc chiến đấu nhị nguyên đến độ họ tin rằng không có cách nào khác?” Và như thế, con sẽ đến và con tỏa ra tình yêu thương này, và họ nhận ra là họ thật sự có một cách khác, nhưng để có được tình yêu này, họ sẽ phải buông bỏ hộp tư duy của họ.         

Và họ sẽ oán giận con. Nhưng con yêu dấu, đó là một phần của thử thách. Chính vì con đã để cho người khác khiến con ngừng tỏa ánh sáng mà con đã rời bỏ con đường tự thăng vượt đích thực, con đường trở thành nhiều hơn. Và như vậy, nhiều người trong số các con bây giờ đang một lần nữa đối mặt với cuộc điểm đạo này.

Liệu con sẽ để cho người khác – cho dù đó là gia đình, hay những người trước kia là đồng môn của con trong cùng một tổ chức tâm linh, hay thế giới nói chung – liệu con sẽ để họ ngăn con tỏa rọi ánh sáng? Hay là cuối cùng con sẽ trở thành mặt trời đó và để cho ánh sáng con chiếu ra ngoài, bất kể thế giới có nghĩ gì và nói gì? Bởi vì rốt cuộc, cho dù thế giới có nói gì đi nữa, con có quyền ở trên trái đất, và trên trái đất con có quyền LÀ tất cả những gì con là ở Bên trên, con có quyền để ánh sáng toả chiếu ra, có quyền làm chứng cho sự thật của con.    

Con có nghe ta nói không? Con có quyền Là Ki-tô, Là Phật, Là Ngọn lửa Thượng đế của con. Con có cái quyền tuyệt đối mà Thượng đế đã trao cho con. Và những ai chống đối con và không muốn con quấy rầy họ, họ không có quyền đòi hỏi như thế, bởi vì họ đã vi phạm quyền tự quyết của họ và đang cố lôi kéo người khác vi phạm giống như họ.

Quyền tự quyết không cho con quyền hủy diệt người khác. Đây chính là điều mà những kẻ bị kẹt trong tâm thức của thiên thần sa ngã sẽ không hiểu được. Họ không có quyền gì giết hại những người làm chứng cho ánh sáng. Họ không có quyền giết hại những người đó trong tình cảm, để khiến những người đó phải tắt ngọn đèn của mình đi, hay cảm thấy tủi hổ đến độ không dám tỏ lộ điều gì vượt ngoài những chuyện tầm thường.    

Con thấy đó, con có quyền Là ở đây. Con có quyền quậy động người khác. Và họ có quyền bị quậy động để họ bắt buộc phải đối diện với chọn lựa này: Là hay không Là. Và cho dù họ có phủ nhận chuyện đó – phủ nhận mình Là, cái Là mà họ thấy nơi con – thì kết quả vẫn sẽ đạt được, và một tiến trình vẫn sẽ khởi sự trong cái Là của họ. Và ta phải nói cho con một điều, trong nhiều trường hợp, khi một linh hồn gặp được một người có ánh sáng tâm linh rồi phủ nhận ánh sáng đó, thì cho tới nhiều kiếp sau họ sẽ không quên được trải nghiệm này. Và trải nghiệm này sẽ quay trở lại, ám ảnh họ cho tới ngày họ sẵn sàng nhìn vào lý do đã khiến mình giận dữ đến vậy. Và quả vậy khi nhìn vào, nhiều người đã vươn lên cao hơn và cất bước đi theo đường tâm linh, tất cả chỉ vì trong một quá khứ xa hay gần, họ đã gặp được một người cả gan bộc lộ ánh sáng của mình.

Con không thể mất gì khi chia sẻ ánh sáng

Con đang gieo hạt giống đó. Có khi hạt giống này phải nằm dưới đất rất lâu trước khi nảy mầm, và có những hạt giống sẽ rơi trên đất cằn, không bao giờ được dịp nảy mầm. Nhưng ta nói với con, không có cuộc gặp gỡ nào mà con để cho ánh sáng mình tỏa ra, là vô ích đâu con. Bởi vì ít nhất, dù phản ứng của người kia là gì, một khi con biểu lộ ánh sáng với tình thương không dính mắc, thì con cũng đã nối liền hình số 8 thành một dòng chảy toàn vẹn. Và ánh sáng của con sẽ được nhân lên, và con sẽ nhận được thêm ánh sáng từ Hiện diện TA LÀ của con khiến cho mặt trời trong tim con rực rỡ hơn thêm.    

Khi con Là cái con là, khi con biểu lộ ánh sáng mà không dính mắc, không áp đặt bất cứ luận lý trí thức nào hay quy tắc hay hạn chế nào, thì con không thể vứt ánh sáng cho heo ăn. Con không thể phí phạm ánh sáng đó. Bởi vì ánh sáng được trao ra với sự thuần khiết của tình thương không thể trở ngược lại con với một rung động thấp hơn, dù cho người kia có làm gì, có làm tha hóa một phần ánh sáng đó đi nữa. Đó là chọn lựa của họ. Đó là nghiệp của họ. Nếu ý định của con trong sáng, con sẽ không gây ra nghiệp quả tiêu cực. Con sẽ tạo nghiệp tích cực và ánh sáng của con sẽ nhân lên gấp bội. Bởi vì thật sự, Thượng đế không là một ông chủ bất công, Thượng đế sẽ không trừng phạt con khi con làm việc tốt và những việc tốt lành này được thực hiện một cách vị tha, không dính mắc.

Rồi một ngày con sẽ đạt đến một trạng thái, một tư cách tự do, một sự sẵn lòng để là con người mà con là, khi con vượt khỏi cõi nhị nguyên là cõi nơi con có thể lầm lỗi, nơi có những hành vi đúng và những hành vi sai. Thay vào đó, con sẽ đạt được một mức, một mức cao hơn, nơi cái đúng không còn ngược với cái sai. Và như vậy hành động của con không thể lầm lẫn cho dù bên ngoài có xảy ra điều gì đi nữa. Hành động chia sẻ ánh sáng của con, để cho ánh sáng con chiếu tỏa, không thể lầm lẫn được. Bởi vì con đã ném bánh của con xuống nước, và nó sẽ không quay trở lại như số không, mà nó sẽ quay trở lại với con nhiều hơn gấp bội, nó được nhân lên bởi Hiện diện TA LÀ của chính con cũng như bởi các chân sư thăng thiên mà con là một phần nối dài.     

Làm thế nào trở nên tỉnh thức

Con yêu dấu, trở nên tỉnh thức không phải là chuyện tìm ra thuốc tiên hay một công thức bí mật. Đó là một tiến trình, và tinh túy của tiến trình này là sự quán sát, là sẵn lòng nhìn vào chính mình, nhìn vào cái xà trong mắt mình thay vì chú tâm vào cái giằm, cái hạt bụi trong mắt người khác. Bởi vì khi con sẵn lòng tự quan sát mà không dính mắc, không chỉ cố thấy những gì tự ngã muốn thấy, thì con đã bắt đầu tách mình ra khỏi tự ngã cùng những ảo tưởng của nó.  

Sự tách rời này là chìa khóa cho một nhận biết lớn hơn, là sự nhận biết lớn hơn về chính mình, mà qua đó con nhận ra con là nhiều hơn cái ngã nhỏ nhen này đang sống trong chiếc hộp nhỏ xíu, chỉ chú trọng đến mình và cho rằng toàn bộ vũ trụ phải ở đó để phục vụ cho mình. Thay vào đó, con nhìn vượt khỏi ngã và bắt đầu nhìn thoáng thấy cái Ta Cao rộng mà con là. Và điều này sẽ tái kết nối con lại với tình yêu cao hơn mà con là, tình yêu mà con đã đến trao cho địa cầu.

Và bỗng nhiên, con bắt đầu ngộ ra là mặc dù cuộc sống có những lúc thăng trầm, nhưng có một thực tại thâm sâu đằng sau dáng vẻ bên ngoài. Trong thực tại thâm sâu đó, con thấy cuộc sống trên địa cầu là một cơ hội tuyệt diệu, một món quà tuyệt diệu – một cơ hội tuyệt diệu để con biểu hiện chính con, biểu hiện sự sáng tạo của con, biểu hiện cái là bên trong con, đồng thời nâng cao mọi người khác, điều chỉnh lại thái cực của cả hành tinh cho phù hợp với viễn quan của Thượng đế.

Con hãy lâu lâu dành ra chút thì giờ bước ra ngoài cuộc sống bận rộn hàng ngày để suy ngẫm về cơ hội tuyệt vời được sống trong một cơ thể vật lý trong vũ trụ vật chất này. Hãy nhìn xa hơn tình cảnh hàng ngày của con. Hãy nhìn xa hơn những thử thách. Ta cũng biết đôi khi những khó khăn này rất lớn, hay ít ra chúng có vẻ có chút thực tế. Nhưng lâu lâu con hãy nhìn xa hơn và thấy rằng đằng sau mỗi thử thách là một cơ hội để con tự thăng vượt. Và khi con tìm sự tự thăng vượt, con sẽ không còn nghĩ mình là người hành động phải giải quyết tất cả những vấn đề mà con biết tâm vỏ ngoài không thể giải quyết được. Thay vào đó, con sẽ trầm mình vào dòng sống, để cho ánh sáng của Hiện diện TA LÀ chảy xuyên qua con, và ánh sáng này sẽ làm tan biến những vấn đề dường như không thể vượt qua với tâm vỏ ngoài.      

Và như vậy khi con dành thì giờ ra để thưởng thức cuộc đời, cuộc đời cũng sẽ trở nên dễ thưởng thức hơn đối với con. Và cuộc đời sẽ không còn là cuộc vật lộn nhị nguyên khi trong mỗi lúc con phải giao tranh với những thế lực đối nghịch. Cuộc đời con sẽ trở thành điều mà tất cả chúng tôi đều mong muốn được chứng kiến nơi con, là một vòng xoáy hướng thượng sẽ dẫn con đến tự do lớn hơn và lớn hơn nữa, cho tới khi cuối cùng con sẽ đột phá và đạt được sự không dính mắc toàn vẹn là chìa khóa đích thực của an bình và cực lạc.  

Tiến trình tiết lộ tuần tự

Ta, cũng như tất cả các chân sư, còn nhiều điều khác nữa để nói. Vì chúng tôi đang đứng trong Dòng sông Sự sống, và trong Dòng sông Sự sống, sự tự thăng vượt quả là bất tận, vô hạn. Và vì vậy, giáo lý của chúng tôi cũng không ngừng thăng vượt, không ngừng vượt khỏi mọi cách biểu đạt cũ. Con yêu dấu thấy đó, giáo lý vỏ ngoài không quan trọng lắm đâu, mà trái lại dòng ánh sáng chảy xuyên qua giáo lý vỏ ngoài mới là quan trọng. Con đừng biến giáo lý vỏ ngoài của chúng tôi thành những hình tạc trên đá mà do lòng chung thủy đặt không đúng chỗ con cứ bám giữ lấy mãi – vì con tưởng rằng con phải chung thủy với chân sư bằng cách bám chặt vào những giáo lý vỏ ngoài mà chính chúng tôi đã thăng vượt.   

Làm sao con có thể chung thủy với chúng tôi mà cứ bám vào quá khứ? Cách duy nhất để chung thủy với chúng tôi là bước đi tới cùng với chúng tôi, là tự thăng vượt, là trở nên nhiều hơn khi chúng tôi cũng càng trở nên nhiều hơn. Cho dù qua giáo lý vỏ ngoài hay qua cảm hứng mà con nhận được từ một sứ giả vỏ ngoài, hay hoàn toàn qua một tiến trình nội tâm – tức là con nhận được Lời Hằng sống ngay trong tim con – thì điều quan trọng là chảy xuôi theo.    

Chúng tôi, các chân sư thăng thiên, không thể bị bỏ vào bất kỳ cái hộp tư duy nào mà tự ngã con người hay bất kỳ một ai trong thế gian tạo ra. Chúng tôi chưa bao giờ ngồi vừa trong một hộp tư duy nào và sẽ không bao giờ ngồi vừa! Con hãy nhìn cuộc đời của chúng tôi mà xem. Đạo Phật không phải tự dưng mà xuất hiện. Đạo Phật là nỗ lực của ta nhằm rung chuyển hộp tư duy do Ấn giáo tạo dựng đang giam hãm con người trong một cái khung vỏ ngoài xơ cứng và tước đoạt quyền tự do Là của họ. Cũng vậy, cuộc đời của Giê-su là một nỗ lực để lay chuyển hộp tư duy của đạo Do Thái, lay động người đạo Do Thái cho văng ra khỏi hộp tư duy do chính họ tạo dựng dựa theo gương của Abraham và Moses, và chính cả hai vị này cũng đã sẵn sàng vượt ra khỏi hộp tư duy của họ, bỏ lại đời sống cũ hầu vươn tới miền đất mới – một miền không phải là một vùng đất ở nơi chốn nào đó mà là một trạng thái tâm thức.      

Có khó khăn gì để mà hiểu ra rằng mọi điều trong giáo lý tâm linh là một biểu tượng cho một sự thật cao hơn? Có khó khăn gì để nhận ra đúng một sự thật này, và từ đó thoát khỏi tàn lực, là cái động lực cũ của cả hành tinh chỉ cứ chú tâm vào thế gian vỏ ngoài thay vì vượt ra khỏi ngôn từ để vươn tới Tánh linh của Sự thật, tới Phật Hằng sống, tới Ki-tô Hằng sống, bỏ lại Phật chết và Ki-tô chết đã bị đóng hộp trong những ngôn từ, những hình ảnh bất di bất dịch?       

Con yêu dấu, đó là chân lý duy nhất mà chúng tôi mong muốn tất cả nhân loại – ít ra là mười phần trăm trên cùng của những người tâm linh nhất – hiểu được. Các con cần hiểu là có một thực tại thâm sâu vượt khỏi mọi cách diễn tả vỏ ngoài, có một chân lý tâm linh vượt khỏi mọi cách biểu hiện chân lý. Nếu con muốn ta gợi ý một sứ vụ cho đời con, con hãy chọn sứ vụ này – đem sự thật đó ra ngoài và giúp cho bất cứ ai mà con gặp thấy được rằng sự thật không chỉ có thế, rằng sự thật là nhiều hơn cách biểu đạt bên ngoài. Cái nhiều hơn đó chính là khi con vươn tới Tánh linh của Sự thật cho đến khi con hòa nhập làm một với Tánh linh, với cái ta cao hơn của con, để rồi trở thành cánh cửa mở cho Tánh linh chảy xối qua lời nói của con.      

Con hãy lấy đó là mục đích đời con – trở thành cánh cửa mở cho Tánh linh Sự thật, hay Tánh linh Tình thương, hay Tánh linh Hòa bình, hay Tánh linh Hướng dẫn Thiêng liêng, hay Tánh linh của bất cứ phẩm cách nào của Thượng đế mà tình yêu cao hơn của con đã phóng con vào vũ trụ vật chất này để con biểu hiện, để con đem lại món quà sẽ nâng cao mọi người ra khỏi trạng thái không nhận biết – là trạng thái mà Giê-su gọi là chết, tức là chết tâm linh.    

Ta phải công nhận các con vẫn còn một thể xác vật lý đang bị vấn đề nghiêm trọng với cái ghế ngồi đau lưng, cho nên ta sẽ tự giới hạn và sẽ không nói nhiều hơn. Ta chỉ xin nói giản dị là buổi chiều hôm nay, trên cõi tâm linh không có một sinh thể thăng thiên nào nhìn xuống buổi nói chuyện này mà không cảm thấy một niềm vui mừng to lớn. Bởi vì trong cách diễn đạt tự do, cách chia sẻ hòa hợp, các con đã đạt được trạng thái từng hiện diện nơi trường bí giáo của Maitreya, là trạng thái kết hợp, là chìa khóa đích thực của học hỏi, của tăng trưởng, của sự vươn lên cao.      

Chúng tôi nhìn buổi họp mặt hôm nay với nỗi hân hoan vui mừng. Và chúng tôi mong đợi những ngày sắp tới. Chúng tôi mong các con sẽ duy trì được Tánh linh này mà – nếu con nghĩ sâu hơn – đó chính là tinh thần hồn nhiên của trẻ nhỏ. Nếu tất cả các con có thể trở thành như trẻ nhỏ thì Giê-su sẽ hiện ra và nói chuyện với các con vào ngày Chủ nhật này. Bởi vì thày đã từng nói: “Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn trở, vì Nước trời thuộc về những ai như con trẻ.” Vì vậy con hãy sẵn sàng bước vào hồn nhiên của trẻ nhỏ, mở tâm ra cho sự thật cao hơn, cho đường hướng nội tâm sẽ dẫn dắt cuộc đời của riêng con, và là sự phụng sự mà chân nhân của con mong muốn đem lại cho nhân loại xuyên qua con. Vậy ta chào từ giã và chúc các con ngủ ngon!

Giữ an bình và đồng thời để cho ánh sáng mình tỏa rạng

Bài truyền đọc của chân sư thăng thiên Phật Gautama qua trung gian Kim Michaels ngày 1/10/2006.

Thật vậy, ta là đức Phật ở đỉnh đầu, ở luân xa đỉnh đầu của hành tinh, nơi ta giữ vị trí, trách vụ, là Chủ tể Thế gian (Lord of the World). Ta trông ngóng các cánh hoa sen mở ra – sáu tỷ cánh hoa sen và nhiều hơn nữa của mọi người trên địa cầu là thành phần của đóa hoa sen tuyệt đẹp của Thượng đế.

Để châu Âu hoàn thành vai trò, phải có hội nhập

Thật là một niềm vui lớn cho ta được phát biểu hôm nay. Đối với công việc được hoàn thành qua hội nghị này với cao điểm là lời thỉnh cầu của các con cho sự hợp nhất giữa Đông và Tây, thì bài thỉnh Đông-Tây của Thời Hoàng kim (Golden Age East-West Invocation – WINV02) đã có một ý nghĩa thật to lớn cho lục địa châu Âu này. Bởi vì qua lời thỉnh được đọc lên với trái tim trong sáng của tình thương, ta đã có thể – cùng với nhiều chân sư thăng thiên khác và nhiều thiên thần – xóa bỏ một phần đáng kể những ký ức đã lâu nay cắt đứt và phân rẽ châu Âu thành hai phe Đông và Tây.

Như con thấy mối chia rẽ giữa Đông và Tây trên bình diện hành tinh, thì chắc chắn con cũng thấy được mối chia rẽ này tại Âu châu cho tới rất gần đây. Cho dù biểu tượng vật chất của chia rẽ đã sụp đổ – cụ thể là bức Tường Bá linh và bức Màn Sắt – nhưng vẫn có một điểm tắc nghẽn còn hiện hữu trong các cõi cảm xúc, lý trí, thậm chí cả những vùng thấp của cõi ê-the, và sự tắc nghẽn này đã ngăn cản Đông và Tây tái kếp hợp, hội nhập đích thực với nhau. Và do đó cho tới nay vẫn không có một dòng chảy năng lượng tối ưu giữa hai vùng này của Âu châu.

Tuy nhiên qua công việc được hoàn thành tại hội nghị này cũng như việc đọc bài nguyện tràng hạt của Mẹ Mary, chúng tôi đã có thể thanh tẩy những điểm nghẽn trong cõi tình cảm. Đây là một bước đáng kể. Và khi công việc này được tiếp diễn bởi cá nhân từng người cũng như bởi các hội nghị tương lai mà ta tin tưởng sẽ được tổ chức trên lục địa này, chắc chắn chúng tôi sẽ có thể tiếp tục làm thông sạch các tầng cấp khác.

Nếu Âu châu muốn hoàn thành vai trò đại sứ của mình cho nền hoà bình thế giới, rõ ràng sẽ phải có sự hội nhập giữa Đông và Tây, ngay cả giữa Bắc và Nam. Bởi vì nếu còn chia rẽ, làm thế nào châu Âu sẽ có thể làm vị đại sứ cho hòa bình, làm tiếng nói cho lẽ phải? Vì vậy, giờ đây sự hội nhập giữa Đông và Tây sẽ được gia tốc qua việc giải tỏa các năng lượng tình cảm đó, giải tỏa điểm bế tắc đó đã ngăn cản không cho các dân tộc Âu châu buông bỏ quá khứ của mình và tha thứ lẫn nhau. Và các con sẽ thấy một sự thay đổi trong lãnh vực này. Con sẽ thấy một sự cởi mở lớn hơn, một sự sẵn lòng nhiều hơn để nhìn vào quá khứ và học những bài học cần thiết rồi tha thứ cho nhau.

Thật sự với Liên minh Âu châu mở rộng về hướng Đông, các quốc gia Âu châu đã mở cửa ra cho sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ, kể cả những người di chuyển giữa Đông và Tây để cống hiến kỹ năng của mình hay tìm việc làm. Với lượng trao đổi lớn hơn, con sẽ thấy các rào cản được gỡ bỏ nhiều hơn, hội nhập sẽ gắn bó hơn, thậm chí một ý thức hợp nhất bắt đầu hình thành. Đây chính là ý thức hợp nhất đã thiếu sót từ quá lâu nay trên lục địa này do những phân rẽ giữa quá nhiều quốc gia không ngừng giao chiến hay cạnh tranh với nhau.

Những gì Tây Âu có thể học được từ Đông Âu

Điều hiển nhiên là các nước tại Tây Âu đang vượt xa các nước đằng sau bức Màn Sắt cũ về mặt kinh tế, công nghệ và, ở một mức nào đó, cả về mặt chính trị. Tuy nhiên con không thể bỏ qua thực tế là các nước phương Đông cũng có thể đóng góp đáng kể cho tương lai châu Âu, không chỉ trên phương diện sáng tạo. Đặc biệt, hãy để ta chỉ ra cho con thực tế hiển nhiên là đa số các nước Tây Âu đã trở nên duy vật đến độ họ không thực sự dám nghĩ đến, hay dám bàn đến, tôn giáo cùng vai trò của tôn giáo trong xã hội. Điều này thấy được rất rõ qua cách mà nhiều nước Tây Âu đã xử lý – hay đúng hơn, không xử lý – các xung đột do người tỵ nạn từ các nước Hồi giáo gây ra. Thậm chí họ còn không biết cách có được một cuộc bàn cãi xây dựng về vai trò của tôn giáo trong xã hội.

Các nước Tây phương đã trở nên gần như bất lực khi cần thảo luận công khai về các vấn đề tôn giáo. Và tất nhiên, đây không phải là một tình trạng có thể kéo dài. Vì như con vừa nghe các chân sư khác trình bày ở đây, không thể có một chính quyền đích thực nếu không có tâm linh đích thực. Giải pháp duy nhất cho tình trạng thế giới là một chính quyền của Thượng đế. Nhưng làm thế nào có chính quyền của Thượng đế mà không có Thượng đế? Làm thế nào có chính quyền của Thượng đế ở những nước sợ bàn cãi về Thượng đế, sợ bàn cãi về khả năng một giáo lý tâm linh phổ quát về Luật Thượng đế có thể làm nền tảng cho thể chế dân chủ tự do? Một nền dân chủ như vậy phải công nhận người dân có những quyền không do nhà nước ban bố, mà do một thẩm quyền vượt hẳn mọi quyền lực nhân thế, và do đó cũng không thể bị lung lạc bởi các trò chơi quyền lực nhân thế.

Đây chính là lãnh vực mà các nước Đông Âu cũ có thể đóng góp sáng giá. Vì từ quá lâu các nước này đã bị cộng sản cai trị, cho nên họ biết quá rõ cuộc sống như thế nào khi nhà nước cấm đoán mọi hình thức sinh hoạt tôn giáo, thậm chí còn đàn áp những ai dám theo đạo. Cho nên con sẽ thấy khu vực Đông của Âu châu đang trải qua một mức độ thức tỉnh tâm linh cao hơn khu vực Tây, và nếu hiện tượng này lấy trớn để biến thành sự thức tỉnh tâm linh đích thực – thay vì chỉ là thức tỉnh tôn giáo nơi người dân Đông Âu vẫn bị kẹt trong các tôn giáo cũ – thì nó có thể lan sang phương Tây và tái lập cân bằng giữa một hình thức chính quyền thế tục và một chính quyền của Thượng đế. Xác suất cho sự việc này xảy ra trong hiện thực đã lớn hơn sau khi các rào cản trong cõi cảm xúc được gỡ bỏ, khi những trao đổi về quan điểm, tư tưởng và tình cảm được tự do hơn và người dân cũng cảm thấy tự do hơn để phát biểu cảm nghĩ của mình.

Một chính quyền không có Thượng đế sẽ trở nên chuyên chế

Ngay cả tại Đông Âu, người dân cũng sẽ thấy tự do hơn khi phát biểu cảm nghĩ về điều mà họ xem là chủ nghĩa duy vật phản tâm linh tại phương Tây. Và như vậy, họ sẽ có đủ can đảm đứng lên làm chứng cho điều mà họ đã ngộ ra, tức là một chính quyền phủ nhận Thượng đế không thể tránh khỏi trở thành một chế độ chuyên chế đàn áp người dân. Đây là một quy luật phổ quát mà bất cứ ai sẵn lòng nhìn vào lịch sử đều có thể xác nhận. Tất nhiên có nhiều ví dụ một chính quyền không phủ nhận Thượng đế vẫn trở thành chuyên chế, nhưng nếu người ta công nhận sự hiện hữu của một thẩm quyền cao hơn thì ít ra đó sẽ là một khung tham chiếu vượt khỏi quyền lực con người cùng sự quy định của con người.

Có một tầng mức nơi con người bị hoàn toàn mù quáng bởi tâm thức nhị nguyên, nơi họ chỉ quan tâm đến chuyện tranh giành, giao chiến với nhau. Họ đặt ra một định nghĩa về cái gì là phải, và theo định nghĩa đó, chính họ là người nắm lẽ phải và bất cứ ai khác với họ đều tự động là trái. Và nếu hai dân tộc hay hai nền văn minh định nghĩa phải-trái một cách nhị nguyên như vậy, làm thế nào họ sẽ tránh được xung đột đây? Làm thế nào họ có thể giải quyết xung đột nếu cả hai bên đều theo cách định nghĩa nhị nguyên, nhân tạo như thế? Cần phải có một thiện chí vượt lên trên nhị nguyên, vươn tới một hiểu biết cao hơn về lẽ phải không do con người hay thể chế đặt ra, không do tâm thức nhị nguyên quy định bảo rằng bất kỳ ý tưởng nào cũng phải có đối nghịch.

Khác biệt giữa nhị nguyên và bất nhị

Khi con vượt lên khỏi nhị nguyên, con thấy rõ có cái không thực. Nhưng cái không thực đó không đối nghịch với cái thực – theo nhãn quan thường tình của con người là một điều trái sẽ đối nghịch với một điều phải. Cái không thực chỉ đơn giản là không thực. Nó đứng ngoài thực tại, nó tách biệt khỏi thực tại. Nhưng nó không đối nghịch và không thể đối nghịch với thực tại. Bởi vì cái thực không thể có đối nghịch. Không gì có thể đe dọa cái thực.

Cho nên bước đầu tiên trên đường tu tâm linh là con vươn lên một cái gì vượt khỏi nhị nguyên. Và đó là điều mà Giê-su đã diễn tả tuyệt vời khi thày nói: “Trước hết hãy tìm vương quốc Thượng đế và sự công chính của ngài.” Đúng vậy, trước hết con hãy tìm “lẽ phải” cao hơn của Thượng đế.

Đó cũng chính là điều ta đã diễn đạt qua Bát chánh đạo. Biết bao nhiêu Phật tử đã hiểu lầm Bát chánh đạo và tưởng rằng con đường đó có thể được định nghĩa theo nhãn quan con người – thế nào là việc làm phải, thế nào là suy nghĩ phải, thế nào là sinh kế phải, vân vân.

Nhưng con thấy đó, định nghĩa thực của Bát chánh đạo là con vươn lên “lẽ phải” của Thượng đế, và lẽ phải này thì vượt khỏi nhị nguyên. Nhưng làm thế nào con vươn đến được lẽ phải đó, lẽ phải cao hơn đó? Con chỉ làm được vậy khi con nhận ra diệu đế rằng bất cứ gì khởi lên từ nhị nguyên sẽ tạo ra đau khổ, và nguyên nhân của đau khổ là lòng ham muốn sai lầm phát xuất từ dính mắc vào những vật của thế gian. Những vật này có thể là thú vui giác quan, hay cũng có thể là ham muốn nắm lẽ phải trong nhãn quan con người, cảm thấy mình tốt đẹp hơn những người mình đã định nghĩa là trái vì họ khác với mình hay có quan điểm ngược với mình.

Trên hành tinh này có biết bao người bỏ ra cả cuộc đời để xây dựng cảm giác vượt trội đó, để cảm thấy mình tốt đẹp hơn người. Họ luôn xem mình trong thế cạnh tranh với người khác. Xu hướng này không chỉ bao gồm những người gọi là bình thường – họ đua đòi với người chung quanh, họ chạy theo căn nhà đẹp hơn, chiếc xe lớn hơn hay nhiều của cải vật chất hơn – mà nó còn chi phối cả lớp thượng lưu quyền lực không ngừng tranh giành quyền lực với những nhóm thượng lưu quyền lực khác mà họ luôn luôn so bì.

Con yêu dấu, con có thể bỏ ra rất nhiều kiếp sống chạy theo cuộc tìm kiếm điên cuồng đó để người đời xem con là “phải”. Hay con có thể vươn lên cao hơn, vươn lên thực tại của lẽ phải Thượng đế. Tuy nhiên, để được “phải” với Thượng đế, con phải sẵn sàng chọn lựa một cách ý thức, cố tình, rằng con sẽ buông bỏ mọi dính mắc vào những thứ của cõi vật chất. Bởi vì chừng nào con còn dính mắc vào ý tưởng mình là “người phải” trong tập thể loài người, rằng mình được người đời yêu mến, rằng mình không bị người đời gạt bỏ hay bị chê cười do niềm tin của minh, do lối sống hay cách hành xử của mình, chừng nào con còn dính mắc vào bất cứ gì, bất cứ hình dáng nào của thế gian, bất cứ địa vị nào trong nhân quần, thì con sẽ không thể tự do để nắm lấy lẽ phải cao hơn của Thượng đế hay biểu đạt được lẽ phải đó.

Cách đây 2500 năm, ta có dạy rằng sự không dính mắc là chìa khóa của an bình nội tâm. Lời giảng đó xác thực. Nó vượt thời gian. Nó vĩnh cửu. Thế nhưng như Giê-su đã chỉ ra, không có một lời dạy nào diễn tả bằng ngôn từ mà không thể bị con người bẻ cong. Bởi vì bất cứ gì nói thành lời cũng có thể bị tâm nhị nguyên chụp lấy, diễn giải theo cách cực đoan này hay cách cực đoan nọ, thậm chí còn có quan niệm sai lầm bảo rằng Trung đạo là cái nằm ngay giữa hai đối cực nhị nguyên.

Ngay cả khái niệm Trung đạo cũng có thể bị diễn giải sai lầm. Bởi vì thật sự, ta không bao giờ dạy rằng con người phải cố đạt trung điểm giữa hai đối cực nhị nguyên. Ta dạy con người thăng vượt toàn bộ cái thang của nhị nguyên, toàn bộ tâm thức nhị nguyên. Và đó là tinh túy của tâm Phật. Nhưng để thăng vượt nhị nguyên, con phải sẵn sàng buông bỏ các ham muốn, các tin tưởng, các dính mắc đã khởi lên từ nhị nguyên. Và như vậy con phải đạt tới điểm con yêu lẽ phải của Thượng đế nhiều hơn lẽ phải của con người.

Nói cho cùng, đây phải là một quyết định có ý thức của con. Đồng ý, không phải ai ai cũng sẵn sàng lấy được quyết định đó, nhưng chắc chắn những ai là người tâm linh thì đã sẵn sàng, hay có thể nhanh chóng trở nên sẵn sàng. Và nếu con suy ngẫm về những ý tưởng trên, con sẽ đạt tới điểm là con cảm thấy một tình yêu tự phát dâng lên trong nội tâm con đối với thực tại cao hơn của Thượng đế, và thực tại này bỗng nhiên khiến con dễ dàng buông bỏ một số dính mắc. Và một khi con ngộ ra là sự buông bỏ dính mắc dễ dàng đến như vậy, con sẽ có thể dùng cái trớn đó để buông bỏ các dính mắc khác ngay khi con phát hiện ra chúng.

Giữ an bình bên trong

Điều không nhất thiết sẽ dễ dàng là làm thế nào luôn luôn biết được cái gì là phải đối với Thượng đế. Lý do là vì không có một luật lệ vỏ ngoài nào trên thế gian có thể định đoạt cái gì là phải trong thực tại tuyệt đối của Thượng đế. Mỗi tình huống, mỗi cá nhân đều khác nhau. Trong tình huống này thì điều phải có thể là thế này, nhưng trong một tình huống khác, mặc dù dáng vẻ bề ngoài có thể tương tự, thì rất có thể cách hành xử ngược lại mới là phải. Và do đó, con không thể biết điều phải bằng cách dùng tâm phân tích để đặt ra luật lệ, là cái tâm ưa dán nhãn: “Trong hoàn cảnh này phải luôn luôn hành xử thế này, và trong hoàn cảnh kia phải luôn luôn hành xử thế kia.”

Con yêu dấu, làm như vậy sẽ không đi đến đâu, vì con đã tự kéo mình vào lãnh vực của trí thức chỉ có khả năng hoạt động trong lãnh vực nhị nguyên. Nhưng con sẽ đạt được rất nhiều bằng cách tu tập sự không dính mắc một cách ý thức. Thật sự khi con không dính mắc vào dáng vẻ bên ngoài, con sẽ không muốn phản ứng theo các tiêu chuẩn của con người về thế nào là điều phải trong tình huống này hay tình huống nọ. Con sẽ có khả năng với lên thực tại cao hơn của Thượng đế, và khi đó, con sẽ hành xử “phải” một cách tự nhiên.

Tuy nhiên để biết cái gì là phải đối với Thượng đế, con phải nhận ra rằng không dính mắc không đồng nghĩa với thờ ơ. Nếu con tìm hiểu đời ta như là đức Phật hiện thân, con sẽ nhận thấy ta đã đi trên đường chứng đạt sự không dính mắc toàn diện với mọi thứ của thế gian. Rồi sau khi đạt được sự không dính mắc đó – thường được nhà Phật gọi là giác ngộ – ta vẫn phải đối mặt với một cuộc khai ngộ mà nhiều Phật tử không hiểu hay không để ý. Vì ta đã phải đối đầu với cám dỗ khi các thế lực của thế gian bảo ta: “Ồ, nhưng những gì ông đã nhìn thấy, những gì ông đã đạt được, thật quá cao siêu, quá phức tạp đối với con người trên địa cầu. Ông sẽ không làm thế nào giải thích được cho họ. Họ sẽ không thể hiểu được. Không một ai sẽ hiểu được ông, cho nên ông đừng mất công bước ra ngoài xã hội để làm chứng cho sự thật của ông. Ông chỉ cần ở lại Niết bàn và phó mặc thế giới cho các thế lực nhị nguyên. Đừng cố khai sáng cho một ai vì họ sẽ không hiểu.”

Đấy, ta chỉ vượt qua được khai ngộ đó bằng cách nối kết với Hiện diện TA LÀ bên trong ta, với chính Brahman. Và qua sự nối kết đó, ta nhận được lời nhắn rõ ràng: “Sẽ có một số người hiểu được.” Thế là ta bước ra ngoài và bắt đầu giảng dạy về chân lý của ta, và quả thực một số người đã hiểu được. Vì thế, con cũng sẽ đối diện với cùng khai ngộ đó. Trước hết, con đối diện với cuộc khai ngộ không dính mắc vào phản ứng của người khác, để khi họ chối bỏ ánh sáng của con, ngọn Lửa Thượng đế của con, sự thật của con, con không bị dính mắc vào phản ứng của họ. Và con không cho phép sự chối bỏ của họ trở thành một cái cớ mà tự ngã có thể sử dụng để lừa gạt con tắt ánh sáng con đi, hay trở nên im lặng và không thách thức những điều không thực trên địa cầu.

Khi con tu tập và đạt được sự không dính mắc đó, con sẽ trực diện với ý tưởng đầy cám đỗ: “Đâu là ích lợi của việc cố gắng khai sáng khi người ta bị chìm quá sâu vào tâm thức nhị nguyên, dường như không quan tâm gì đến những chuyện tâm linh?” Thật là một thế cân bằng vi tế khi con phải trụ vững trong không dính mắc và đồng thời không trở nên thờ ơ, không bỏ cuộc, không biến thành một kẻ cầu an chỉ ngồi đó, để mặc cho thế giới cứ tiếp tục xoay vần mà không làm gì để thách thức những điều không thực. Mỗi người trong các con sẽ phải tìm ra thế quân bình của mình, vì ta nói thật với con, trên thế giới có một xu hướng sùng bái thần tượng cho rằng đối với cá nhân ta thì chuyện bước trên đường tu thật là quá dễ, và chuyện ta chứng ngộ, tìm được thế cân bằng rồi bước ra xã hội để giảng dạy chân lý cũng thật quá dễ.

Cũng vậy, người ta cho rằng thật là quá dễ cho Giê-su chứng đạt rồi bước ra làm chứng cho sự thật của thày. Nhưng ta nói với con, điều đó đã hoàn toàn khó khăn cho Giê-su lẫn cho ta, như nó sẽ khó khăn cho chính con. Tất cả chúng ta đều mang một số yếu tố của thân phận làm người mà chúng ta phải khắc phục, phải bỏ lại, trước khi biểu hiện được một trạng thái tâm thức cao hơn. Và các điều kiện phàm phu mà mỗi chúng ta đều mang chính là những điều kiện mà chúng ta khó nhìn thấy nhất. Cho nên Giê-su đã không sinh ra trong sự viên mãn của quả vị Ki-tô. Ta cũng không sinh ra trong sự viên mãn của quả vị Phật, như con có thể thấy rõ qua cuộc đời của cả hai chúng tôi.

Do đó, chúng tôi cũng đã phải khắc phục những điểm đui mù về chính mình mà chúng tôi không thể nhìn thấy. Và nếu cái không nhìn thấy đã là cái khó khắc phục cho chúng tôi, thì đó cũng là cái khó khắc phục cho con vì con không nhìn thấy. Con có thấy chăng, con yêu dấu, thật là một ảo tưởng to lớn khi cho rằng Giê-su với ta, cùng với các vị thày tâm linh khác, đứng cao hơn con, và đường tu của chúng tôi đã dễ dàng hơn đường của con. Kỳ thực, nó không dễ dàng chút nào. Nhưng chính sự kiện chúng tôi đã thành công phải là một lời khuyến khích để con biết rằng con cũng có khả năng thành công. Bởi vì phương châm từ lâu nay của các chân sư thăng thiên vẫn là: “Cái gì một người có thể làm được thì mọi người cũng làm được.” Thời nay, chúng ta có thể nói: “Cái gì một người có thể Là, thì mọi người cũng có thể Là!” Đúng vậy, chìa khoá không phải là làm, mà là Là.

Làm thế nào làm chứng cho sự thật của con

Hãy để ta cho con ít nhất một lời gợi ý về cách làm thế nào con có thể bước ra ngoài và làm chứng cho sự thật, làm thế nào con để cho ánh sáng của con tỏa sáng trước mọi người đến độ khi họ nhìn thấy việc làm tốt của con, họ sẽ không thấy tác nhân là con người vỏ ngoài của con, mà họ thấy tác nhân thật sự là ánh sáng của Thượng đế bên trong con. Muốn làm được như vậy, con phải không dính mắc mà lại không thờ ơ. Vậy hãy để ta chỉ cho con bí quyết, đó là nếu con cố giữ an bình nội tâm ngay cả khi con thách thức người khác, thì con sẽ luôn luôn ở trong lẽ phải cao hơn của Thượng đế.

Cho nên con hãy tự xem xét mình. Liệu con có cảm thấy miễn cưỡng khi phải đặt vấn đề với một ai không? Liệu con có cảm thấy sợ hãi, tội lỗi hay bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào khi con thách thức người khác? Trong trường hợp này, con thử nghĩ xem là con vẫn còn bị dính mắc với một dáng vẻ vỏ ngoài nào đó đang ngăn cản con thách thức người kia với tâm bình an thực sự của Ki-tô hay của Phật, là những vị đã đạt được sự không dính mắc hoàn toàn. Và con chỉ nhìn vào đó. Con xem xét và con tu sửa. Con đi vào cốt lõi của nó rồi con buông cho nó ra đi.

Liệu con có thật tin rằng Giê-su với ta khi mới sinh ra đã không còn tàn tích nào của tự ngã con người? Ta biết rõ nhiều người theo đạo Phật hay đạo Cơ đốc tin vào chuyện thần tượng hóa như vậy. Nhưng nó không đúng đâu con. Bởi vì quả thực chúng tôi đã có mang một số yếu tố của tự ngã, một số dính mắc và bệnh mù tâm linh mà chúng tôi cần khắc phục. Và làm thế nào chúng tôi khắc phục được chứ? Không như một số vị thày giảng dạy, chuyện đó đã không xảy ra trong một giây phút đột phá vinh quang bước vào Niết bàn. Nó đã xảy ra từng bước nhỏ một. Và phần lớn tiến trình này đã không được người ta ghi chép lại vì đó là một tiến trình nội tâm. Và vào thời điểm chúng tôi giảng dạy, nhân loại cũng chưa sẵn sàng hiểu được nhiều nét của tâm lý con người mà ngày nay nhiều người khắp thế giới nắm bắt được.

Vì lý do đó mà thuở ấy, chúng tôi đã không thể giảng dạy những điều đó. Chúng tôi đã phải đưa ra một giáo lý đơn giản hơn, thích hợp với tâm thức của loài người vào thời buổi tăm tối đó. Nhưng vào thời đại hôm nay, ta có thể nói với con là con đã có sẵn những giáo lý và những dụng cụ để con khắc phục từng dính mắc một cách hệ thống. Và khi con neo chặt vào cái ta cao hơn của con và vào Ngọn lửa Thượng đế của con – và con biết mình là ngọn lửa đó chứ không phải nhân cách vỏ ngoài, hay tự ngã hay cơ thể hay con người mà người khác đã tạo dựng trong tâm họ – thì con sẽ có thể đạt tới điểm con sẵn sàng buông bỏ bất kỳ dính mắc nào ngay khi con thấy nó.

Và con biết là cho dù cái gì khởi lên, con cũng sẽ sẵn sàng buông bỏ nó. Đây là dấu ấn đích thực của một người tầm đạo tâm linh chân chính đã bắt đầu tìm thấy những gì bao nhiêu người khác vẫn tìm kiếm mà không biết mình đang tìm gì. Và như vậy, mặc dù không nhất thiết là con đã hoàn toàn bỏ hết mọi dính mắc, nhưng con vẫn đạt được niềm an bình nội tâm vượt khỏi mọi hiểu biết, vì nó không dựa trên bất kỳ hình thức an toàn vỏ ngoài nào, chẳng hạn như có bom hay đại bác lớn hơn nước khác – hay ngay cả sự an toàn trí thức giả dối cho rằng nếu con là tín đồ của đạo này hay đạo nọ, nếu con theo thế giới quan khoa học này hay khoa học nọ và con hiểu tất cả mọi khái niệm đó một cách trí thức, thì con chắc chắn sẽ được cứu rỗi.

Không, đây là niềm an bình vượt khỏi mọi hình dáng vỏ ngoài, nó không tùy thuộc vào bất kỳ điều kiện nào trong cõi vật chất, và do đó nó không thể bị tước mất bởi bất kỳ điều kiện nào trong cõi vật chất cho dù chuyện gì có xảy ra. Đây chính là sự an bình nội tâm mà ta mong muốn tất cả các con chứng được. Đó cũng là an bình nội tâm mà ta đã chứng đạt trước khi ta khởi sự sứ vụ của ta. Nhưng ta phải nói cho con là con sẽ tinh tấn nhanh chóng hơn nếu con sẵn sàng làm chứng cho sự thật mà con đang thấy cho dù có thể con chưa thấy được sự thật cao nhất.

Giê-su với ta đã nêu cho con một số tấm gương. Chúng tôi đã rút lui khỏi thế giới cho tới khi chúng tôi đạt được một mức tâm thức cho phép mình hoành thành sứ vụ của mình. Nhưng chính vì chúng tôi muốn nêu gương mà sứ vụ của chúng tôi đã phải chạm trán với sự chống đối dữ dội mà mỗi cá nhân các con sẽ không phải đối mặt, vì vào thời đại hôm nay, ưu tiên là nhiều người sẽ cùng chung bước với nhau trên đường tu thay vì chỉ có đúng một người đi bước tiên phong. Cho nên mỗi cá nhân các con không phải đương đầu với cùng lực chống đối mà chúng tôi đã phải đương đầu, và đó là tại sao các con có thể làm chứng cho sự thật ngay cả khi con chưa đạt được sự không dính mắc và an bình nội tâm hoàn toàn.

Và quả thực khi làm vậy, các con sẽ tinh tấn nhiều hơn so với trường hợp con rút khỏi xã hội cho tới khi con đạt trạng thái tâm thức cao hơn. Cho nên con hãy sẵn lòng làm chứng cho sự thật của mình cho dù con chưa toàn hảo, cho dù con vẫn bị bận tâm bởi sự chối bỏ của người khác. Bởi vì nếu con có lòng can đảm đó, sự sẵn lòng đó, chắc chắn con sẽ tiến bộ nhanh hơn, đặc biệt nếu con sẵn sàng xem xét chính mình và nói: “À, nhưng tại sao tôi lại bận tâm với phản ứng của người khác? Liệu có một yếu tố tự ngã đang lẩn trốn đằng sau sự bối rối này? Nếu vậy thì khi tôi nhìn vào nó, tôi sẽ chẳng phát hiện tự ngã rồi buông nó ra hay sao?”  

Đúng vậy, con có thể tự xét mình và nói: “Liệu tôi có đang hoàn toàn thoải mái và an bình khi tôi đứng lên và thể hiện Ngọn lửa Thượng đế của mình, hay tôi vẫn quan ngại phản ứng của người khác?” Nếu con tìm thấy những lo lắng loại đó, con hãy nhìn vào chúng và nói: “Tại sao tôi lại băn khoăn? Tại sao tôi không thể bình an, bởi vì nói cho cùng, nếu tôi đang thể hiện Ngọn lửa Thượng đế của mình, tại sao tôi lại bị bận tâm bởi bất kỳ dáng vẻ bề ngoài nào?” Sự bình an mà con cần đạt được là con có khả năng làm chứng cho sự thật của mình và để ánh sáng con tỏa rạng bất kể điều kiện vỏ ngoài hay phản ứng nào mà con nhận được từ người khác. Con không bị quấy rầy. Họ không lấy mất an bình của con. Con không cảm thấy mình bị chối bỏ vì con không bị dính mắc vào cách phản hồi của họ. Con đơn giản cho phép quyền tự quyết của họ trải bày ra và con để yên cho họ chấp nhận hay từ chối sự thật cao hơn mà họ đã nhìn thấy nơi con.

Một khi con có thể không dính mắc như vậy, không có gì sẽ làm phiền được con nữa. Không có gì sẽ có thể lấy đi sự bình an của con. Ta không muốn con nghĩ rằng con còn quá xa quả vị Phật đến độ con sẽ phải bỏ ra phần còn lại của kiếp này hay nhiều năm, nhiều chục năm trời để đạt được bình an đó, bởi vì đối với đa số các con, chuyện đó không đúng. Con có khả năng chứng được bình an nội tâm đó trong một thời gian tương đối ngắn nếu con tận dụng các giáo lý và dụng cụ con đã có, và con hãy hỏi người khác xem họ đã đạt được bình an như thế nào, xong con hãy chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau để bước vào cảm giác an bình nội tâm đó.

Đây là một mục tiêu thực tế – mà các con trong cương vị một cộng đồng trên toàn thế giới có thể đạt được nếu con công khai đặt tâm trí vào đó. Và như vậy, thông điệp chót của ta hôm nay là ta đưa ra thách đố này cho các con. Hãy nắm lấy các dụng cụ mà con đã được trao cho, những bài nguyện, bài thỉnh, bài chú, các bài giảng về tự ngã, nhưng con cũng hãy sẵn sàng trao đổi công khai về đề tài này và đặt câu hỏi. Hãy giúp đỡ lẫn nhau. Tạo cảm hứng cho nhau. Và sẵn lòng cởi mở, trung thực với nhau và nói: “Tôi nghĩ bạn vẫn còn dính mắc và đó là tại sao bạn bị chuyện này quấy rầy bạn. Chúng ta hãy thử nhìn xem chúng ta có thể cùng nhau phát hiện nguyên nhân dính mắc này là gì, hầu nó có thể quy hàng trước Ngọn lửa của An bình Cực lạc.”

Ta đã nói xong phần của ta, và trong khi ta nói, quả thật là ta đã truyền rải một động lực mãnh liệt của Ngọn lửa An bình của Phật. Ngọn lửa chuyển động như một làn sóng trên khắp lục địa này để tiêu hủy một phần của tâm thức và ký ức chiến tranh. Vì vậy ta cũng vô cùng biết ơn sự hiện diện của các con, biết ơn hội nghị này đã thị hiện, hầu ta có thể làm cánh cửa mở đem xuống tác động vô cùng cần thiết này.

Trong niềm tri ân, ta niêm con lại trong Ngọn lửa An bình của Phật. Và ta xin con nhận lấy tiềm năng là Phật của con trước khi con suy nghĩ việc đó có khả thi hay không. Ta ban cho con hòa bình của ta. Ta giao lại cho con hòa bình của ta. Vậy con hãy an bình bằng cách trụ trong an bình của Phật, bằng cách con LÀ an bình của Phật.

Niêm.

Trò chơi của tự ngã phá hoại các cộng đồng tâm linh như thế nào

Bài truyền đọc của chân sư thăng thiên Phật Gautama ngày 1 tháng 1 năm 2006 qua trung gian Kim Michaels.

Ta, Gautama, là đức Phật nơi Đỉnh đầu của mỗi đệ tử chân chính trên con đường dẫn đến quả vị Phật. Ta đến để chắc chắn rằng con hiểu rõ giáo lý về mối quan hệ giữa Phật và Mẹ. Đúng thực là chìa khóa để chữa lành tâm lý của con và vượt qua quá khứ – cùng mọi dính mắc với quá khứ – là hiểu rằng con không thể khắc phục tâm thức phàm phu bằng cách sử dụng tâm thức phàm phu.

Con thấy đó, con yêu dấu, mọi thứ trong vũ trụ vật chất đều được tạo bằng Ánh sáng Mẫu-Vật. Bất kỳ vấn đề nào con gặp đều tạo bằng một sự tha hóa của Ánh sáng Mẫu-Vật, tức là ánh sáng đã khoác vào một hình tướng không thẳng hàng với các định luật toàn hảo của Cha, là các định luật toàn hảo của tình thương đang đảm bảo sự tăng triển của mọi sự sống. Cho nên hình tướng bất toàn, sự thị hiện bất toàn, không những hạn chế chính con mà còn hạn chế mọi sự sống.

Một khi ánh sáng của Mẹ đã khoác vào một hình dạng rung động ở dưới độ rung của tình thương, sẽ không có phương thuốc nào trong vũ trụ vật chất có thể hoàn toàn điều trị vấn đề này. Thật ra có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp con tiến bước trên con đường dẫn đến lành bệnh, nhưng không có một phương thuốc tối hậu nào, một loại đá hóa kim nào, một cây đũa thần nào sẽ loại đi các điều kiện bất toàn bằng cách chỉ dùng đến các thế lực có mặt trong vũ trụ vật chất.

Cách duy nhất để giải thoát khỏi quá khứ là con với lên uy lực của Thượng đế ở ngay trong con, uy lực của Thượng đế Cha. Uy lực này là điều ta từng gọi là Phật tánh vào thuở ta được đặc ân trao truyền những lời dạy làm nền móng cho tôn giáo mà ngày nay các con xem là đạo Phật. Thời nay con biết đó là Thượng đế Cha, là lực lan rộng của Cha, hay Hiện diện TA LÀ của con.

Con phải lấy hai quyết định để được chữa lành

Con yêu dấu, chỉ có uy lực của Hiện diện TA LÀ, uy lực của Cha, uy lực của Phật mới có thể giải thoát Ánh sáng của Mẹ khỏi một khuôn đúc bất toàn và nhờ vậy chữa con lành khỏi những vết thương trong tâm lý. Tuy nhiên để uy lực này đi xuống thể phàm của con, con phải sẵn lòng buông bỏ sự dính mắc đối với vết thương, đối với nỗi đau, đối với nỗi khổ. Do đó điều này trở thành một hành động nhân đôi, và nó đòi hỏi con lấy hai quyết định. Con phải quyết định là con sẵn sàng đứng thẳng hàng trong ý chí của Cha. Đây là điều mà Mẹ Mary chứng tỏ khi nói với thiên thần “Không phải ý muốn của con mà ý muốn của Cha được thành tựu.” Đây cũng là điều Giê-su thốt lên khi thày xin Cha lấy chén khỏi tay thày mà vẫn nói “Không phải ý muốn của con mà ý muốn của Cha được thành tựu.”  

Nhưng con phải hiểu đây là ý chí cao hơn của chính con chứ không phải một ý chí xa lạ gì đang tìm cách hạn chế hay giới hạn con. Ngược lại là đằng khác, ý chí cao hơn của con chỉ tìm cách giải thoát con để con là tất cả những gì con là. Và như vậy, để có thể quy phục và đầu hàng ý chí cao hơn của chính mình, con phải sẵn sàng vứt bỏ lời gian dối của các thiên thần sa ngã bảo rằng ý chí Thượng đế trái ngược với ý chí của con, nó hạn chế hay tước mất quyền tự quyết của con. Đây là lời gian dối chúng đã áp đặt lên cuộc tiến hóa của địa cầu từ hàng thiên niên kỷ, và nói thật, đây là lời gian dối mà con phải thách thức trong thời đại hôm nay, con phải tăng triển tâm thức để vượt lên trên nó.  

Bởi vì một khi con hàng phục ý chí cao hơn của chính bản thể con, ánh sáng mới có thể được phóng thích để nó đi xuống thế giới hình tướng. Nhưng sự chữa lành sẽ không trọn vẹn với ánh sáng đi xuống mà thôi, vì con cũng phải sẵn sàng buông bỏ sự dính mắc vào nỗi đau, vào thương tổn, vào niềm oán giận hay không tha thứ đối với những ai đã làm con đau đớn, thậm chí cả lòng không tha thứ đối với Thượng đế hay chính mình. Rồi điều này có thể được thực hiện tốt nhất khi con hiểu rõ tự ngã, hiểu rõ là nó muốn giam giữ con trong cái hộp nhỏ xíu đó nơi con chỉ nghĩ đến mình con, nghĩ đến nỗi đau và các nhu cầu của mình con đến độ con không còn nghĩ đến những thành phần khác của sự sống. Và đúng thực, đó là tại sao cách tốt nhất để tự chữa lành là con tìm cách chữa lành người khác, cống hiến cho người khác.

Các trái tim yêu dấu của ta, khi con tự đặt mình cho thẳng hàng lại với ý chí của Cha, kéo ánh sáng của Cha xuống và đồng thời sẵn sàng phụng sự người khác, thì con sẽ thiết lập một dòng chảy hình số 8. Và khi nó liên tục chảy xối, nó sẽ kéo con – trong nghĩa đen – ra khỏi mọi điều kiện cùng năng lượng bất toàn để dần dần con được chữa lành. Và khi con càng được chữa lành, cường độ của ánh sáng sẽ càng tăng lên. Con có khả năng cầm giữ nhiều ánh sáng hơn, và khi con toả ra nhiều ánh sáng hơn, Thượng đế sẽ nhân lên những gì con cho ra, sẽ nhân lên các ta-lăng của con. Và như vậy, những ai đã có thì sẽ được cho thêm nhiều hơn, cho tới khi mọi sự sống được nâng lên.

Một hiểu biết sâu sắc hơn về thăng thiên

Đây là một lời dạy thiết yếu cho sự chữa lành của con cũng như của hành tinh, nhưng không kém thiết yếu là những gì ta sẽ trình bày cho con trong bài giảng này, cụ thể là làm thế nào con có thể thiết lập Quả cầu Một của Maitreya được hình thành trong Tánh linh Một đích thực. Con sẽ thấy từ thuở khai sinh hành tinh này, hầu hết các phong trào hay tổ chức tâm linh đều nói về sự cần thiết của việc mọi người đến với nhau, cho dù họ gọi đó là cộng đồng, Tăng đoàn của Phật, Thân thể của Chúa hay một giáo hội hay một tôn giáo đặc thù nào đó.

Tại sao việc mọi người đến với nhau quan trọng như vậy? À, như ta vừa giải thích, để con có thể thực sự được chữa lành, con phải vượt qua sự chú tâm vào bản thân mình và tìm cách phụng sự mọi sự sống và chữa lành người khác. Và còn cách nào tốt hơn và hiển nhiên hơn là các con hội tụ lại trong một khung cảnh tâm linh, một tổ chức hay một phong trào tâm linh, để các con có dịp giúp đỡ lẫn nhau chữa lành và tăng triển. Cho nên đây là một mục đích – sự chữa lành của con.

Thế nhưng có một mục đích rộng lớn hơn mà nhiều người chưa hiểu, một mục đích chưa thể thực sự hoàn thành được cho đến thời đại hôm nay. Khi con nhìn lại lịch sử được ghi chép, con sẽ thấy là tôn giáo đã tập trung vào việc cứu rỗi từng cá nhân. Từ nhiều năm, giáo lý của chân sư thăng thiên đã nói đến sự thăng thiên, tập trung vào việc thăng thiên của từng cá nhân. Thực sự việc thăng thiên của cá nhân con là một tiến trình con phải bước đi một mình. Nhưng có một hiểu biết rộng lớn hơn về tiến trình thăng thiên.

Trong các thời đại trước, với độ dày đặc của hành tinh địa cầu lẫn độ dày đặc của tâm thức nhân loại, việc nâng toàn bộ hành tinh lên một mức rung động cao hơn đã không thể làm được. Do đó, các thày đã tập trung vào việc nâng cao từng cá nhân một, hầu những cá nhân này khi họ thăng lên thiên đàng sẽ hình thành một thỏi nam châm ở thiên đàng, và nam châm này sẽ kéo phần còn lại của nhân loại, sẽ gọi nhân loại vươn lên cao hơn. Đây là điểm mà Giê-su đã diễn tả khi thày nói: “Và khi ta thăng lên, ta cũng sẽ kéo mọi người lên với ta.” Cho nên ngay cả trong Thời đại Song ngư, việc cần thiết là tập trung giúp đỡ những ai đã sẵn sàng thực hiện cuộc thăng thiên cá nhân của mình.

Nhưng trong Thời đại Bảo bình, một mục tiêu cao hơn đã nằm trong tầm tay, nếu có đủ số người chịu lắng nghe các lời dạy về cái Một và cống hiến đời mình cho việc thị hiện cái Một ngay dưới này. Khi con đi vào nội tâm và thiết lập dòng chảy hình số 8 mà ta vừa mô tả, con sẽ mở toang cổng nước lũ của thiên đàng. Và khi con thực hiện hành động Omega, con sẽ có thể kéo xuống hành động Alpha của ánh sáng và sử dụng nó ngay dưới này để xây dựng sự kết hợp chiều ngang. Con có một dòng chảy hình số 8 chiều dọc giữa con là người đầu thai với cái Ta cao hơn của con cùng các chân sư thăng thiên ở trên, nhưng con cũng xây dựng một dòng chảy hình số 8 chiều ngang ở dưới này.

Nếu có một số tới hạn những người chịu xây dựng các dòng chảy hình số 8 chiều dọc lẫn chiều ngang – nếu họ đến với nhau trong Quả cầu Một – thì không có sự cần thiết con phải thăng thiên khỏi địa cầu, bởi vì các con có thể cùng nhau nâng cao địa cầu để địa cầu được thanh lọc và trình chiếu ra Vương quốc của Thượng đế, mà các thày cũng gọi là Thời đại Hoàng kim của Saint Germain. Cho nên con thấy đó, việc hội tụ lại với nhau trong một cộng đồng tâm linh thực sự là một bước thiết yếu trong sự tiến bộ của hành tinh và nâng cao tâm thức của nhân loại. Vì thế việc cần thiết là con hiểu được rất nhiều điều về tiến trình hội tụ lại, và chắc chắn các thày sẽ cho con những lời dạy sẽ giúp con làm được vậy.

Một tổ chức tâm linh có thể trở thành một trở ngại cho tăng triển

Ta đến để cho con một lời dạy đặc biệt liên quan đến những ai đã từng tham gia vào bất kỳ tổ chức tâm linh nào trong một thời gian và đã từng rời bỏ tổ chức đó, hoặc vì họ thất vọng, hoặc vì họ có một cảm giác trống rỗng hay khắc khoải nào đó như thể đã đến lúc họ phải ra đi. Đó là vì khi con đã bước trên đường tu tâm linh được một thời gian và đã chú tâm vào sự chữa lành và tăng triển bản thân mình, con sẽ tới một điểm quyết định – được Mẹ Mary giải thích trong quyển sách mới của thày [A Course in abundance hay Khóa học về sự dồi dào] – qua đó con không thể tăng triển thêm nữa bằng cách tập trung vào tăng triển cá nhân của mình.

Cách duy nhất để con tăng triển quá điểm đó là chuyển hướng tập trung của con và tìm cách giúp đỡ người khác. Đối với nhiều đệ tử tâm linh chân thành, đây có thể là một thử thách rất khó khăn vì từ quá lâu họ đã quen tập trung vào việc tăng triển bản thân. Nhiều người trong số đó đã chú tâm vào một cách tiếp cận đặc thù, như cứu nguy hành tinh hay phụng sự các chân sư thăng thiên. Và khi từ lâu con đã tập trung vào một cách tiếp cận, hầu như không thể tránh được là tự ngã của con sẽ xoay sở để dựng lên một số bức tường trong tâm con gây ra một trạng thái xơ cứng. Con trở nên thoải mái với cách tiếp cận của mình, thế là giờ đây con khó lòng từ bỏ cảm giác là con đã đạt được một độ trưởng thành nào đó trên đường tu, con đã biết mọi đường đi lối bước. Con có một cảm giác thoải mái, có lẽ cả một cảm giác an toàn.

Đây là điều con có thể nhận xét trong mỗi tổ chức tôn giáo hay tâm linh trên hành tinh này. Nhiều người đã phụng sự không mỏi mệt và vô cùng nhiệt thành trong một thời gian dài, và họ đã đạt được một vị trí lãnh đạo. Và giờ đây, đột nhiên, một cảm giác thoải mái hay xơ cứng nhen nhúm nổi lên, thế là bỗng chốc tự ngã thuyết phục họ rằng điều quan trọng hơn là họ phải cố giữ lấy vị trí hiện thời của họ trong tổ chức vỏ ngoài, thay vì tái cam kết bước đi bước kế tiếp trên đường tu tâm linh hầu họ có thể vươn tới một tầng mức hoàn toàn mới.

Khi lãnh đạo cảm thấy bị đe dọa

Quả thực đây là tại sao Giê-su có nói rằng người đi đầu sẽ là kẻ đi chót và kẻ đi chót sẽ là người đi đầu. Bởi vì điều gì sẽ xảy ra khi những người giàu kinh nghiệm nhất, những người đã đạt được vị trí lãnh đạo, trở nên cứng nhắc trong cách tiếp cận đường tu hay cách tiếp cận một lời dạy hay một tổ chức? À, ta sẽ nói cho con điều gì sẽ xảy ra. Sự tăng triển của họ sẽ ngừng lại.

Nhưng sẽ có những người chưa ở trong tổ chức lâu đến thế, và họ không xơ cứng, họ vẫn kiên quyết tăng triển. Cho nên họ dùng giáo lý hay tổ chức để tăng triển, và sẽ tới một điểm không thể tránh là họ bắt đầu vượt quá mức chứng đạt tâm linh của các vị lãnh đạo. Không thể tránh khỏi các vị lãnh đạo này bỗng nhiên cảm thấy mình bị đe doạ bởi những người mà họ vẫn xem là cấp dưới trong hệ thống thứ bậc mà họ đã thiết lập trong tâm họ.

Bỗng nhiên họ nhận ra là những thành viên mới này, những cái chồi mới này, muốn nhiều hơn là thụ động đi theo lãnh đạo. Trong một số trường hợp, cũng đúng là những người ít kinh nghiệm hơn này muốn thoả mãn tự ngã, hay có lẽ họ ham muốn uy quyền của những người đang giữ địa vị lãnh đạo, và nếu vậy thì đúng thực là họ không xứng đáng với địa vị đó.

Tuy nhiên, ta phải nói với con là trong hầu hết mọi tổ chức có chút giá trị nào, sẽ có một số người bắt đầu bước ra khỏi tự ngã và thể hiện quả vị Ki-tô, cho nên họ có một khao khát không thể tránh khỏi và không thể cưỡng lại, là họ muốn biểu hiện quả vi- Ki-tô này. Họ thực sự là những người xứng đáng được giữ vị trí lãnh đạo, hay được biểu lộ bằng một cách nào khác quả vị Ki-tô của họ trong khuôn khổ của tổ chức. Và nếu những lãnh đạo đương nhiệm cũng quyết tâm y như vậy trong việc thể hiện quả vị Ki-tô của mình thì sẽ không có xung đột gì hết. Bởi vì thật vậy, mọi người sẽ tìm được chỗ đứng của mình và có thể biểu hiện chứng đạt Ki-tô cùng ngọn lửa Thượng đế của mình. Nhưng nếu các lãnh đạo đương nhiệm đã đánh mất sự quyết tâm tăng triển, thì không thể tránh khỏi họ sẽ cảm thấy bị đe doạ, và vì vậy họ sẽ tìm cách kềm chân những người kia đang gia tăng quả vị Ki-tô.

Thảm họa lớn nhất trong các tổ chức tâm linh

Con yêu dấu, đây là thảm họa lớn nhất trong bất kỳ tổ chức tâm linh nào – khi tiến trình đó nổ thành khủng hoảng và cuộc đối đầu bắt buộc xảy ra. Qua các thời đại, quá nhiều kịch bản đã trải bày ra đến độ nếu ta cố kể cho con thì con sẽ buồn nôn. Con sẽ cảm thấy ghê tởm khi chứng kiến tự ngã, hết lần này sau lần nọ, đã có thể xoay sở để khiến cho những người tầm đạo chân thành rơi vào trò chơi nhị nguyên là cố chứng minh ai là người đúng, ai là kẻ sai, và tự ngã của ai mới là đẹp đẽ hơn.

Các trái tim yêu dấu của ta, điều này đã diễn ra từ quá lâu đến độ các chân sư thăng thiên thấy là quá đủ. Các thày đã nói: “Đủ rồi là đủ rồi. Đã đến lúc các thày thành lập những tổ chức và phong trào trên hành tinh này nơi những trò chơi đó của tự ngã không còn có thể hủy hoại tổ chức, hủy hoại những con người đang thành tâm bước trên đường tu.” Vì vậy các thày yêu cầu những ai trong số các con cởi mở với đợt truyền pháp mới này, những ai mở tâm ra với Quả cầu Một của Maitreya, hãy nhất quyết khắc phục các trò chơi đó của tự ngã, trước tiên là trong chính mình, rồi sau đó tìm cách giúp người khác cũng khắc phục theo.

Ta đang phát biểu một cách nghiêm nghị, vì quả thực ta muốn đến trong tư cách uy lực của Cha, uy lực của Phật, để giúp con đứng thẳng hàng với ý chí cao hơn của chính bản thể con, giúp con thấy được là chính con cũng đã chán ngán các trò chơi này của tự ngã. Từ nhiều tiền kiếp, con đã tham gia vào những phong trào tâm linh. Con đã nỗ lực chân thành, chỉ đề cuối cùng nhìn thấy nỗ lực của mình bị tiêu tan, những hạt ngọc của mình bị ném cho heo ăn, và hạt ngọc bị vồ lấy bởi những con người còn chìm đắm quá đỗi trong trò chơi tự ngã đến độ họ không chịu nhả nó ra.

Chính con cũng đã đạt tới điểm khi con nói “Đủ rồi”, và đây là tại sao con đang đứng ở mức tâm thức này của con. Nhưng ta cũng biết có một số người tâm linh vẫn chưa cởi mở với những lời dạy các thày đang ban truyền vì con đã từng bị quá tổn thương, con đã bị ức hiếp quá sức. Và con đã cho phép mình nhận lấy tổn thương một cách cá nhân, con bị dính mắc vào đó và không sẵn lòng buông nó ra. Con không sẵn lòng đứng thẳng hàng lại với ý chí cao hơn của Cha đang nói rằng: “Con ơi, bây giờ đã đến lúc con về nhà. Đã đến lúc con ngừng chơi trên cát. Đã đến lúc con ngừng vùi đầu dưới cát mà hãy ngẩng đầu, đứng thẳng lên và là chính mình. Hãy bước lên cao hơn! Bỏ lại tất cả nỗi đau cũ, bỏ lại thương tích cũ, và ngộ ra là con đã bị người khác làm tổn thương chính vì họ bị mắc kẹt trong tự ngã, và con cũng đã cho phép mình bị tổn thương vì con mắc kẹt trong tự ngã.”

Giải pháp duy nhất là có ai đó phải bước ra ngoài trò chơi của tự ngã. Và các trái tim yêu dấu, ta kêu gọi con là người bước ra ngoài trò chơi của tự ngã và tái cam kết đi theo đường tu đích thực, đường tu của Hợp nhất. Đây chính là điều các thày muốn chứng kiến trong những năm sắp tới. Đó là tại sao Maitreya đã ban ra Quả cầu Một, mà ta phải nói là một cống hiến vĩ đại nếu con xem xét những gì đang xảy ra ngay lúc này trên hành tinh trong biết bao lãnh vực, khi các trò chơi tự ngã được phép lan tràn khắp nơi đến độ người ta sẵn sàng giết hại hàng triệu người để chứng minh tôn giáo hay chủ nghĩa của mình là đúng.

Món quà đặc biệt của Gautama

Những người tâm linh là triển vọng tốt nhất cho các thày để lật ngược tình trạng này, thiết lập một Quả cầu Một có thể dùng làm tấm gương cho những ai khao khát nhìn thấy hành tinh vươn lên khỏi trò chơi tự ngã và thị hiện Vương quốc Thượng đế, Tăng đoàn của Phật, Vòng tròn của Duy nhất, sự kết hợp của Thân thể Chúa, Thân thể Ki-tô. Cho nên ta, Gautama, khen ngợi tất cả những ai sẽ thức tỉnh trong lời kêu gọi Quả cầu Một của Maitreya, bây giờ lẫn trong tương lai. Ta chúc mừng con đạt tới điểm nhận diện được rằng quả thực có một sự mệnh rộng lớn hơn đang chờ đón con, một sứ mệnh không dành riêng cho một tôn giáo nào mà vượt trên mọi tôn giáo vỏ ngoài. Vì đúng thực, các thành viên của bất kỳ tôn giáo nào hay vô tôn giáo cũng đều được chào đón như nhau trong Quả cầu Một của Maitreya – một khi họ cam kết bước đi trên con đường hợp nhất.      

Cho nên ta, Gautama, đến đây để cống hiến một món quà cho mọi con người tâm linh. Nếu con cho phép, ta sẽ neo trụ một phần của sự An bình của Phật vào luân xa đỉnh đầu của con, và nó sẽ ở lại với con chừng nào con còn kiên quyết với con đường khắc phục mọi dính mắc. Vì thế, bất cứ khi nào con cảm thấy mình phải đối mặt với một hoàn cảnh khó khăn hay một thương tích nan giải trong tâm lý mình, ta yêu cầu con hình dung là con đang ngồi giống như Phật ở luân xa đỉnh đầu của con, và luân xa đỉnh đầu mở lớn như đóa hoa sen nở rộ, và con nhìn thấy Hiện diện của ta đi xuống con, để Phật trong ta và Phật tánh trong con trở thành Một. Điều này sẽ đem lại an bình cho con và sẽ đặt con thẳng hàng lại với Hiện diện TA LÀ của con.  

Vậy thì ta, Gautma, niêm con trong tình yêu của Alpha và Omega. Ta niêm con trong danh của Cha, của Con, của Thánh linh và Mẹ Thiêng liêng, và ta niêm con trong An bình của Phật.