Bài học đằng sau đại dịch COVID

Hỏi: Đâu là những bài học quan trọng mà đại dịch COVID đã dạy cho thế giới? Là học trò của chân sư thăng thiên, làm thế nào chúng con có thể tiếp tục nâng cao ý thức về đại dịch này?

Trả lời của chân sư thăng thiên Saint Germain qua trung gian Kim Michaels, nhân Hội nghị Hàn quốc 2023. Đăng ngày 10/7/2023.


À, thày đề nghị là chúng ta đổi lại câu hỏi: “Đâu là những bài học quan trọng mà đại dịch COVID đã có thể dạy cho thế giới?” Vì sự thật là đối với nhiều người trên thế giới, COVID đã không dạy cho họ bất cứ điều gì, và một trong những lý do lớn nhất là quá nhiều người đã trở thành nạn nhân của các thuyết âm mưu (conspiracy theory) cho nên họ đã chọn cách tiếp cận ý thức hệ thay vì cách tiếp cận trực giác. Ta không bảo là mọi người phải được chủng ngừa, mà ta sẽ nói là không ai nên từ chối chủng ngừa dựa trên cách tiếp cận ý thức hệ xuất phát từ một thuyết âm mưu hoàn toàn không có cơ sở.

Sẽ tốt hơn nhiều nếu mọi người hòa điệu với trực giác của mình, và như các thày đã có giảng, chỉ khi nào con ở trong một tâm thái trung hòa thì con mới có thể có được trực giác chính xác, và nếu mọi người đã làm vậy thì rất nhiều sinh mạng đã có thể được cứu sống.

Nhưng một trong những bài học quan trọng đã được rút tỉa, ít ra bởi một số người cả trong giới chính quyền lẫn tư nhân, là một tình thế như vậy thực sự đòi hỏi một ý thức cộng đồng và một ý thức trách nhiệm xã hội, qua đó mỗi cá nhân đóng góp phần mình để cải thiện tình thế bằng cách lấy những biện pháp thiết thực do chính quyền đề xướng, vì mặc dù các biện pháp này không hiệu quả 100%, chúng vẫn còn tốt hơn là không làm gì. Có những nước đã tăng cường ý thức trách nhiệm xã hội của mình, và có những nước chỉ có một số người làm được vậy, trong khi có những nước khác nơi ý thức trách nhiệm xã hội đã bị giảm sút. Đặc biệt đây là trường hợp ở Hoa Kỳ nơi quá nhiều người đã tin theo các thuyết âm mưu về bệnh này.

Nhưng nhiều nước cũng đã học được sự cần thiết phải hợp tác, và điều nhiều nước đã bắt đầu học được là trong những tình thế như thế này, họ cần phải có – và họ phải đòi hỏi – sự lương thiện, trung thực và trong sáng. Rõ ràng là nếu Trung quốc đã cởi mở hơn khi trận đại dịch bắt đầu bùng nổ thì rất nhiều đau khổ và chết chóc đã có thể tránh khỏi. Và có một nhu cầu hiện nay chưa biểu hiện là nhu cầu tạo thêm áp lực trên Trung quốc để chính quyền nước này thừa nhận là họ không thể cho phép một chuyện như vậy tái diễn.

Tất nhiên, Trung quốc cũng đang ở trong giai đoạn sơ khởi nhận ra là cách tiếp cận ý thức hệ dẫn tới chính sách zero-COVID là sai lầm và mất quân bình. Kỳ thực, chính sách này đã không cứu được mạng sống nhưng lại gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế. Có một tiềm năng là dần dần Trung quốc sẽ rốt cuộc nhận ra là mình cần phải chất vấn cách tiếp cận độc đoán này, và nhờ vậy tránh rơi ngày càng sâu hơn vào chủ nghĩa độc đoán do giới lãnh đạo hiện tại chủ trương.

Điều các học trò của chân sư thăng thiên có thể làm là, tất nhiên, thỉnh gọi qua các bài thỉnh, bài chú để thế giới học được các bài học và hòa điệu với các chân sư thăng thiên, nhưng hiện nay có quá nhiều ưu tiên khác cho nên mỗi các con cần lấy quyết định riêng của mình trong chuyện này.

Những nguyên nhân của vô sinh

Hỏi: Xin thày giúp chúng con có tầm hiểu cao hơn về vô sinh (không có khả năng sinh sản) ở cả nam lẫn nữ? Xin thày chia sẻ một số lời khuyên thiết thực để đem lại quân bình cho bốn thể phàm, và làm cách nào hỗ trợ việc đồng sáng tạo một đứa bé cho cả nam lẫn nữ?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary, nhân Webinar 2022 cho Hoa kỳ – Hồi phục nền Dân chủ. Đăng ngày 14/11/2022.

Vô sinh có những nguyên nhân vật lý cũng như những nguyên nhân phi vật lý. Tất nhiên là có thể có những yếu tố di truyền gây ra vô sinh, có thể có những sự mất quân bình hóa học trong cơ thể, có thể có điều mà con gọi là bệnh tật trong cơ thể có thể gây ra vô sinh.

Ở mức sâu xa hơn, có thể có những lý do tâm linh mà chúng ta có thể gọi là lý do tâm lý cho vô sinh. Trong một vài trường hợp, lý do chỉ giản dị là vì việc có con không nằm trong Sứ vụ Thiêng liêng của người muốn làm cha mẹ. Họ bị ngăn chặn trong việc thụ thai một đứa bé trong thể vật lý. Trong một số trường hợp – rất ít – họ có thể mong muốn có con trong tâm ý thức nhưng bị tâm tiềm thức ngăn chặn. Nhưng có rất nhiều trường hợp vô sinh đi ngược trở về những kiếp trước và một tâm lý chưa giải quyết.

Có những gia đình đã từng tái đầu thai cùng với nhau rất nhiều lần – cùng những linh hồn, cùng những dòng sống – nhưng họ lại không tăng trưởng khi đầu thai với nhau. Cho nên có thể có trường hợp càng ngày càng có tình trạng vô sinh trong các thế hệ mới để khiến họ không thể tiếp tục đầu thai trong cùng gia đình.

Cũng có trường hợp những người đã từng xâm hại trẻ em trong kiếp trước, và vì vậy họ bị nghiệp lực ngăn chặn không cho có con. Có những trường hợp cha mẹ không muốn có con vì đủ loại lý do khác nhau, cho nên ở tầng tiềm thức có một điểm nghẽn ảnh hưởng đến cơ thể vật lý cùng khả năng thụ thai.

Nếu con là một người tâm linh, tất nhiên con có thể sử dụng các dụng cụ của chân sư thăng thiên để chữa lành bất kỳ ngã tách biệt nào, bất kỳ tâm lý nào chưa được giải quyết từ tiền kiếp, và điều này sẽ hiệu quả trong một số trường hợp – nhưng không phải trong mọi trường hợp. Bởi vì như ta vừa nói, nếu việc có con không nằm trong Sứ vụ Thiêng liêng của con, thì con thật sự không thể làm được gì nhiều để tạo ra khả năng sinh sản vật lý.

Còn đối với những ai không tâm linh, họ không thể làm được gì nhiều, và ta cũng không thể khuyên nhủ được gì nhiều vì họ không cởi mở với một giải pháp tâm linh.

Đương đầu với tuổi già

Hỏi: Con có ý chí muốn sống, tuy vậy con không thích sống trong đau đớn thể xác cũng như trong nỗi sợ hãi những gì đi kèm với tiến trình chết trên trái đất. Những người đau ốm, làm thế nào họ bước chân được trên đường tu khi họ bị bệnh tật hay bệnh kinh niên, khi hầu hết nếu không muốn nói là tất cả sự chú ý của họ đều dồn vào việc điều trị cơ thể vật lý? Người ta bảo rằng lìa đời dễ hơn sinh ra đời. Thế nhưng nếu khi làm vậy, chúng con phải chịu nhiều năm trời đau đớn, làm thế nào chúng con có thể kiên trì để mà tinh tấn khi niềm an ủi duy nhất mà chúng con tìm cầu là thoát khỏi cơn đau và bước ra ngoài thân xác? Một số học trò của các chân sư thăng thiên đã lớn tuổi và không còn được hưởng sức khỏe tương đối nữa.


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2022 – Sự phục sinh của dân chủ. Đăng ngày 11/11/2022.

Lẽ tự nhiên, ta hoàn toàn thông cảm hoàn cảnh của con và cũng là hoàn cảnh của nhiều người. Và lẽ tự nhiên, ta có lòng từ bi. Tuy nhiên, thực tế là trong hiện trạng của địa cầu với độ dày đặc hiện nay của vật chất lẫn độ dày đặc của tâm thức tập thể, sẽ có những người, kể cả những người tâm linh, phải chịu nhiều loại bệnh tật trong tuổi già.

Các chân sư đã đề cập đến điều này nhiều lần, rằng có thể có một số lý do – ngay cả không phải là do nghiệp chướng cá nhân của con – nhưng có một điều gì đó mà con đã nhận vào, và con đang giữ sự cân bằng tâm linh cho trái đất, vân vân.

Điều ta khuyên con làm là con hãy tự giải thoát ra khỏi một số chờ đợi mà có thể con đang có về thế nào là một người tâm linh. Một số các con đã tự đẩy mình vào tình cảnh cảm thấy mình phải nỗ lực thật nhiều, chẳng hạn phải đọc bao nhiều bài thỉnh bài chú, và càng ngày con sẽ càng cảm thấy khó lòng nào chu toàn được vì cơ thể của mình không cho phép.

Con hãy thoát ra khỏi những chờ đợi đó, hầu con làm tất cả mọi thứ con có thể làm mà không cảm thấy đó là gánh nặng. Con cũng có thể xoay chuyển và nhận ra rằng một căn bệnh, cho dù đau đớn hay khó chịu đến chừng nào, cũng có thể được xem là một cơ hội để giải quyết toàn bộ tâm thức của con chung quanh cơ thể vật lý. Khi con nhìn con người sống trên trái đất, con thấy nhiều người bị dính mắc vào thân xác của mình, dính mắc với sự kiện mình phải trẻ trung, phải mạnh khỏe, phải cường tráng và có khả năng làm được bất cứ gì mình muốn với một cơ thể. Và nếu con không thể làm được như vậy thì ta khuyên con nên xoay chuyển. Con có thể học các giáo lý mà các chân sư đã ban truyền. Con cũng có thể tìm đến những giáo lý khác nhấn mạnh đặc biệt đến cách khắc phục sự dính mắc với xác thân, sự lệ thuộc vào xác thân, xoay chuyển sự nhận biết của con về xác thân.

Ta cũng khuyên con nên sử dụng các dụng cụ mà các thày đã ban truyền về cách cải sửa tâm lý của mình trong các vấn đề sâu xa hơn. Những quyển sách mà con hiện đang dùng trong chương trình canh thức hiện nay, con hãy học hỏi từng quyển một. Hãy xem xét thái độ của mình đối với cơ thể, đối với cõi vật lý của con, và hãy nhìn ra rằng rốt cuộc, một khi con sẵn sàng thăng thiên thì không những con sẽ bỏ lại cái thân xác vật lý mà con đang có bây giờ, mà con cũng sẽ bỏ lại bất kỳ khả năng nào để bước vào một thân xác vật lý mới. Nếu con quyết tâm thăng thiên, điều sẽ vô cùng xây dựng cho con là con nỗ lực khắc phục mọi dính mắc đối với thân xác vật lý. Và tất nhiên, sự dính mắc này chỉ có thể ngụ trong những cái ngã tách biệt mà con đã tạo ra, thường thường trong nhiều tiền kiếp. Con hãy sử dụng tất cả thời gian con có, tất cả sự chú ý con có, để làm công việc này. Con hãy thỉnh sự giúp đỡ của các thày. Hãy sử dụng các dụng cụ để thỉnh cầu các thày giúp con nhìn ra những gì con có thể nhìn thấy về cơ thể vật lý.

Con hãy nỗ lực chuyển đổi thái độ của mình. Hãy tự hỏi: “Cái gì ngăn cản tôi bỏ lại không chỉ thân xác vật lý này mà cả mọi khả năng đầu thai trong vật lý? Liệu tôi có thực sự sẵn sàng thăng thiên hay không? Hay liệu tôi vẫn còn một cái ngã nào đó đang bám chặt lấy việc ngụ trong một xác thân vật lý, và ngã này có thể ngăn cản tôi bỏ lại địa cầu vĩnh viễn và toàn diện?”

Con hãy làm công việc này. Tìm cách phơi bày những cái ngã đó rồi giải thoát cho mình được tự do, không dính mắc với cơ thể càng nhiều càng tốt. Và chính khi con làm như thế thì việc đương đầu với bệnh tật, đương đầu với nỗi đau, cũng sẽ dễ dàng hơn. Và do đó nó sẽ cho con một cuộc sống thoải mái hơn trong những năm cuối cùng của kiếp sống này.

Cách xử lý các triệu chứng mãn kinh

Hỏi: Con xin hỏi thày về các triệu chứng mãn kinh. Con đang có triệu chứng mãn kinh và một vài người bạn của con cũng bị như vậy. Triệu chứng thay đổi tùy theo mỗi người. Liệu có một cách hiệu quả nào để khắc phục chúng hay không? Và xin thày có lời khuyên nhủ nào cho chúng con là những học trò của chân sư thăng thiên đang phải chịu một số triệu chứng mãn kinh, chẳng hạn như tâm tính thay đổi thất thường và giảm sút thể lực? 


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2021 – Là cánh cửa mở cho hành tinh địa cầu. Đăng ngày 26/10/2021.

Trước hết, hiện nay đang có một sự nhận thức ngày càng cao hơn, đặc biệt trong giới phụ nữ, về các triệu chứng mãn kinh cùng một số hình thức trị liệu khác nhau, bao gồm cả những cách trị liệu tự nhiên mà con có thể sử dụng để ít nhất làm dịu, giảm bớt các triệu chứng.

Con cần nhận ra là ở mức hiện thời của tâm thức tập thể, cơ thể vật lý con người có một độ dày đặc nào đó. Và vì vậy, đúng thực là phụ nữ phải chịu một số thay đổi khi họ trải qua giai đoạn gọi là mãn kinh. Có một số điều con có thể giảm thiểu hoặc tránh hẳn, nhưng cũng có một số điều con không thể làm gì được. Nhưng điều con có thể làm là dùng các dụng cụ mà các thày đã trao truyền để phơi bày bất kỳ ngã tách biệt nào liên quan đến sự kiện con là một phụ nữ sống trong một thân thể phụ nữ, có con, có lẽ còn bị ngược đãi hay xem thường như một phụ nữ, bị giới hạn như một phụ nữ, cùng bất kỳ cảm xúc và phản ứng nào mà con mang liên hệ đến sự việc này.  

Ta không nói đó là điều duy nhất con nên làm. Con cũng nên theo đuổi một số phương thức vật lý, nhưng nếu con là một đệ tử tâm linh thì con hãy dùng các dụng cụ cùng các lời dạy mà con đang có. Hãy nhìn vào những cái ngã tách biệt mà mọi người đều có liên quan đến cơ thể vật lý cũng như vai trò của mình, cho dù con là người nam hay người nữ.

Hiển nhiên khi con là phụ nữ đã có các triệu chứng mãn kinh này, con có nhiều động lực hơn để làm một cái gì đó, trong khi đàn ông sẽ có xu hướng phủ nhận làm ngơ trừ khi mọi chuyện trở nên thật nghiêm trọng. Là một phụ nữ, con nên xem đây là một lợi thế ở chỗ con có cơ hội xem xét vấn đề này, làm việc với các ngã tách biệt và dần dần khắc phục chúng.

Các kỹ thuật y khoa năng lượng và dòng chảy năng lượng

Hỏi: Hiện có nhiều kỹ thuật y khoa năng lượng đang xuất hiện và con tự hỏi chuyện gì xảy ra với khoa châm cứu (acupuncture) và bấm huyệt (acupressure hay tapping). Năng lượng chảy tự do trở lại nhưng chuyện gì xảy ra với một điểm nghẻn? Làm thế nào năng lượng bế tắc có thể lưu thông điều hòa trở lại do một động tác đâm kim hay thoa bóp?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân dịp Webinar 2021 – Tiến đến Quan hệ Thời Hoàng kim. Đăng ngày 14/10/2021.

Chúng tôi các chân sư thăng thiên đã có giảng dạy về một số đề tài này, nhưng điều ta muốn nói thật nhanh ở đây là khoa châm cứu là một khoa học rất cổ xưa dựa trên sự hiểu biết về các đường kinh, là đường chảy của khí hay năng lượng chảy qua trường năng lượng của một người. Và tất nhiên, người xưa cũng hiểu biết là dòng năng lượng có thể bị tắc nghẽn, và bằng cách kích thích một số điểm huyệt với một cây kim hay ngay cả bằng áp lực, người ta có thể mở lại những đường kinh này để năng lượng chảy tự do hơn. Điều chúng ta đang nói tới ở đây là dòng chảy năng lượng được mở ra trở lại, cũng phần nào tương tự như khi dòng tuần hoàn của máu bị tắc nghẽn trong tĩnh mạch, nếu con loại bỏ tắc nghẽn thì máu lại lưu thông tự do.  

Nhưng tất nhiên, con có thể đi xa hơn và sử dụng giáo lý của các chân sư, và nhận ra đường kinh không chỉ là chuyện cơ thể vật lý. Con cũng có những đường kinh cảm xúc, đường kinh lý trí, đường kinh ở mức bản sắc, và những đường kinh này cũng có thể bị tắc nghẽn. Khi đó, con không thể làm lưu thông trở lại qua sự nắn bóp vật lý hay sự kích thích cơ thể vật lý. Con cần đến một kỹ thuật khác hơn và hiện nay có một số kỹ thuật khác đang xuất hiện.   

Chúng tôi đang làm việc với một số nhà trị liệu để củng cố các kỹ thuật này, nhưng nói cho cùng, con sẽ không giải quyết được một vấn đề nào trong cảm thể mà không làm hai điều. Trước hết, con cần biến hóa năng lượng đang làm nghẽn dòng chảy, là năng lượng chồng chất trong cảm thể, để khiến nó có một độ rung cao hơn rồi nó chảy trở ngược lên qua các thể phàm cao của con, để sau đó Hiện diện TA LÀ của con có thể sinh sôi năng lượng này cho nó chảy trở xuống. Và thứ hai, con cũng phải giải quyết các niềm tin, cả trong cảm thể lẫn trí thể và bản sắc thể, đang ngăn chặn dòng chảy. Việc này đòi hỏi một hình thức chữa lành sâu xa hơn. Lẽ tự nhiên, cách mà người ta thường tiếp cận là họ cố làm sao đạt được kết quả nhanh chóng. Người ta muốn một kỹ thuật dễ sử dụng, một kỹ thuật vật lý để giúp người bệnh. Những kỹ thuật này có thể giúp ích, nhưng khả năng thì giới hạn vì người ta làm việc với cơ thể vật lý.

Rốt cuộc ra thì tất nhiên, con nhận ra là mặc dù con có thể bàn cãi về dòng chảy của năng lượng qua các đường kinh, mục đích thực sự của dòng chảy năng lượng này là để khi con sử dụng năng lượng đến từ cõi tâm linh trong sự yêu thương, và con giúp người khác cũng như chính con, thì năng lượng có khả năng chảy ngược lên lại cõi tâm linh. Nơi đó, năng lượng sẽ được nhân lên gấp mấy lần và con sẽ nhận được nhiều năng lượng hơn gửi trả về cho con. Đây là điều mà Giê-su đã mô tả qua chuyện ngụ ngôn về ba người đầy tớ nhận lại những số ta-lăng khác nhau [ta-lăng vừa có nghĩa là của cải, vừa có nghĩa là khả năng].   

Và đương nhiên, khi nhiều người sử dụng năng lượng đó với một nhãn quan xuất phát từ lòng sợ hãi, họ sẽ chôn vùi năng lượng dưới đất, có nghĩa là năng lượng sẽ tụ đọng lại rồi bắt đầu làm nghẽn dòng chảy, bởi vì không có bao nhiêu năng lượng có thể chảy ngược trở lên và vì thế cũng không có bao nhiêu năng lượng được gửi trở xuống. Nói cho cùng, đó mới là điều mà còn cần hồi phục, và dĩ nhiên, đó cũng là mục đích của đường tu tâm linh khi con tăng cường dòng chảy năng lượng bằng cách khởi sự xoay chuyển các hành động dựa trên sợ hãi sang các hành động dựa trên tình thương.

Vi-rút là gì?

Hỏi: Vi-rút là gì? Trong Bài thỉnh cho Thế giới số 38, “Thỉnh Astrea tiêu hủy vi-rút corona”, đoạn 6 của phần 4 viết: “Astrea yêu dấu, chúng con kêu gọi vòng tròn và thanh gươm của thày trói chặt các ma quỷ, hồn bóng và sinh thể sa ngã, và đập vỡ cái khuôn mẫu năng lượng đang ngăn cản bản chất của vi-rút được phơi bày, ngăn cản những cách sử dụng tần số năng lượng đặc thù để tiêu diệt mọi loại vi-rút”.  Vậy thì câu hỏi là, thực sự vi-rút là gì? Thày có cái nhìn nội giác nào sâu xa hơn về việc chúng ta có thể dùng một số tần số năng lượng nhất định để tiêu diệt bất kỳ loại vi-rút nào?”


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels nhân Webinar 2021 – Chấm dứt Thời đại Ý thức hệ. Đăng ngày 19/6/2021.

Ta không muốn đi quá sâu vào một cuộc bàn luận kỹ thuật vì điều này vượt quá kiến thức của vị sứ giả này. Ông không nắm những khái niệm để có thể nhận được giáo lý này và chuyển thành lời nói. Nhưng chúng ta có thể nói được là vi-rút có thể được hiểu ở tầm mức năng lượng như là một dạng rung động đặc thù.   

Tất nhiên bất cứ gì, tất cả mọi thứ đều là năng lượng, cho nên mọi thứ đều có thể hiểu được ở mức độ năng lượng. Bất kỳ loại bệnh tật nào trong cơ thể cũng có thể được hiểu ở mức độ năng lượng. Và con đã nhận được giáo lý nói rằng con có khả năng biến đổi một dạng năng lượng thấp bằng cách hướng vào đó một sóng năng lượng cao tần hơn, hay một rung động cao hơn, và khi đó con có thể chuyển hóa năng lượng thấp.   

Có thể nói, vi-rút cũng như vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác trong cơ thể là một khuôn đúc năng lượng đặc thù. Tất nhiên là đằng sau phải có một ý tưởng nào đó, nhưng cũng có một bộ phận năng lượng mà qua đó vi-rút có thể được bẻ nhỏ ra thành từng tần số năng lượng, thành từng sóng năng lượng nhất định. Và khi con có thể nhận diện các sóng năng lượng này, tần số của chúng, đặc tính rung động của chúng, thì con có thể thiết kế một sóng năng lượng sẽ chuyển hóa năng lượng của vi-rút cho cao hơn, tức là trong bản chất, con sẽ giải thoát năng lượng khỏi cái khuôn đúc sinh tạo vi-rút.

Kỹ thuật này từ rất lâu mang tên là ngành y học năng lượng. Một số người đã có dịp nghiên cứu và thử nghiệm ngành y học này từ thời trước Thế chiến Thứ hai, đặc biệt là một vị tên là Rife sáng chế ra máy phát tần số Rife. Đây là một phát minh phần nào có giá trị.

Tuy nhiên phát minh này đã bị cố tình bưng bít, một phần bởi công nghiệp dược phẩm khi họ hiểu ra là họ không thể kiếm được nhiều tiền với máy này so với các loại thuốc hóa học. Nhưng cũng có sự bưng bít bởi ý thức hệ duy vật vì họ không thể chấp nhận là mọi thứ đều là năng lượng cùng với những hệ quả của khám phá này, bởi nó sẽ làm lung lay lời quyết đoán của các nhà duy vật rằng không có bất cứ gì ngoài vũ trụ vật chất.  

Một khi con nhìn nhận, thực sự nhìn nhận, rằng mọi thứ đều là năng lượng thì con hiểu ra là phải có những rung động năng lượng vượt khỏi những gì hiện được coi là rung động vật chất. Và điều này, tất nhiên, chỉ ra mối liên hệ giữa vật chất và tâm thức, cũng như khả năng tâm thức có thể ảnh hưởng năng lượng. Và nếu vật chất được tạo bằng năng lượng thì tâm thức cũng có thể ảnh hưởng vật chất, và đây là điều tuyệt đối cấm kỵ trong ý thức hệ duy vật. 

Hiển nhiên là trên thế giới có những người hiểu biết về lãnh vực này nhiều hơn là sứ giả ở đây. Họ đã có thử nghiệm từ khá lâu và chỉ là một vấn đề thời gian trước khi có sự đột phá và một sự công nhận rộng rãi hơn.

Một lần nữa, vấn đề ở đây là cần nhận ra rằng cái nhìn ý thức hệ về y học đang chế ngự nền y học quy ước chỉ đơn giản là một cái nhìn ý thức hệ. Cái nhìn này đang hạn chế nền y học, giới hạn cách chữa trị rất nhiều loại bệnh tật. Đây là vấn đề phải quay trở về phương pháp tiếp cận thử nghiệm và nói rằng: chúng ta không nhất thiết cần đến một ý thức hệ về thế giới tâm linh hay về cách vận hành của năng lượng, mà chúng ta cần sẵn sàng thử nghiệm. Chúng ta chỉ cần hỏi: có thể nào phát ra những rung động năng lượng chữa lành một số bệnh tật hay không? Liệu nó có giúp được con người, và nếu nó giúp được thì mặc dù ý thức hệ là gì hay chúng ta chưa hiểu được hoàn toàn, chúng ta cũng phải thực hiện thử nghiệm và tìm ra những cách chữa trị giúp nhân loại.    

Sức khỏe và năng lượng chống cự

Hỏi: Sau một công trình tìm hiểu dài  của bác sĩ của con về số lượng bạch cầu cao của con trong vòng hơn một năm, thì con mới khám phá là các bạch huyết cầu của con có thể phần nào đã đóng góp vào miễn dịch tự nhiên của con đối với vi rút Corona. Triệu chứng bệnh của con nhẹ và con phục hồi nhanh chóng. Điều duy nhất con trải qua là các hiệu ứng phụ sau khi hồi phục mà một số người gọi là hiệu ứng kéo dài của COVID. Điều đáng chú ý là mới đây con chích mũi vắc-xin mRNA đầu tiên sau khi con nhận được sự hướng dẫn nội tâm là vắc-xin an toàn. Sau đó, con cảm nhận ngay lập tức một sự an bình hoàn toàn và bao nhiêu sự căng thẳng mà con nắm giữ gần năm trời được giải ra hết. Cùng lúc, hiệu ứng tồn đọng của các triệu chứng kéo dài của COVID dần dà tan biến đi giống như bơ chảy khi gặp dao nóng.

Trước mũi vắc-xin, con đã dùng những hiểu biết có được từ khóa học chữa lành bằng năng lượng để giảm thiểu tình trạng viêm và hiệu ứng phụ của các triệu chứng kéo dài của COVID. Nhưng phải đợi tới khi con được mũi vắc-xin đầu thì con mới cảm thấy là các vấn đề sức khỏe của con được giải quyết lâu dài hơn. Phải chăng đó là vì con đã giải quyết tâm lý của con đối với thế giới vật chất, cụ thể là sự ngần ngại không muốn vắc-xin của con, và mặt khác giờ đây con nhìn nhận mình là một sinh thể tâm linh một cách sâu sắc hơn và mạnh mẽ hơn và do đó thế giới vật chất không thể hại con? Đúng hơn, thế giới vật chất có thể giúp con tăng triển tâm linh và vắc-xin mà con nhận được là biểu tượng của sự chấp nhận đó trong tâm con?


Trả lời của Chân sư Thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels. Trả lời trong dịp Hội thảo trên Mạng 2021 – Chấm dứt Thời đại Ý thức hệ. Đăng ngày 18/6/2021.

Quả rất đúng là một số các vắc-xin này có thể giúp khắc phục các triệu chứng kéo dài sau khi bị COVID 19. Quả cũng đúng như con nói là tình trạng tâm lý-tâm linh của con có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, vì thái độ đối với thân vật lý của con chắc chắn ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của tinh linh thân thể của con. Khi con quyết định chấp nhận là vũ trụ vật lý, cõi mẹ không là kẻ thù của con, không là kẻ thù của sự tăng triển tâm linh của con, thì điều này sẽ tác dụng tốt đến thân thể con. Khi con quyết định chăm sóc cho thân và dùng các biện pháp thiết thực để bảo vệ và chữa lành thân, thì quyết định đó cũng có tác dụng quan trọng so với khi con chống cự lại điều gì đó.

Ở giai đoạn đầu của đại dịch nhiều người (thày không chỉ nói đến những người tâm linh mà nói đến nhiều người nói chung) cảm thấy bất lực, họ không thể chắc chắn rằng họ sẽ không bị vi-rút. Cho nên họ đi vào tâm thái chống cự. Và lẽ dĩ nhiên điều này tạo nên căng thẳng trong họ. Sau đó, khi một số biện pháp được đề nghị như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, không tương tác trong nhóm lớn và vân vân, một số người đã chịu theo các biện pháp đó nhưng một số khác chống cự lại. Sau đó vắc-xin được bào chế và lần nữa, một số người quyết định chích ngừa và một số người khác chống cự lại vắc-xin.

Nhưng khi con chống cự, thì cốt lõi thông điệp mà con gửi tới thân thể là gì? Thực sự thông điệp con gửi ra là con không tin tưởng cõi mẹ. Con không tin tưởng thân vật lý của con. Con không tin tưởng thân con sẽ không bị bệnh hay nó sẽ không ngăn trở sự tăng triển tâm linh của con. Nếu con có quá trình kháng cự đó và sau đó con quyết định lấy một số biện pháp để hỗ trợ thân thể mình, thì quyết định đó có thể có tác dụng tốt. Bỗng nhiên, tinh linh thân thể của con được giải thoát khỏi năng lượng chống cự mà con phóng chiếu lên nó. Và giờ đây nó có thể thực sự chữa lành cơ thể con nhanh chóng hơn.

Điều này không chỉ áp dụng cho vắc-xin mà còn áp dụng cho nhiều chuyện khác trong cuộc sống vì con cần nhìn vào thái độ của mình khi con có vấn đề sức khỏe. Con có đang chống cự điều gì chăng? Con gửi thông điệp gì đến thân thể, đến cõi vật chất. Con có tin tưởng cõi mẹ không? Con nghĩ rằng con đang sống trong một vũ trụ trên cơ bản là thân thiện hay một vũ trụ thù nghịch, như các thày đã từng đề cập. Đây là những điểm quan trọng con cần quan tâm khi nghĩ tới bất cứ vấn đề nào liên quan tới sức khỏe.

Niềm tin ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào

Hỏi: Có những điểm nào trên cơ thể nơi con cất giữ một số niềm tin gây giới hạn hay không? Ví dụ, nếu con có niềm tin là mình không xứng đáng, liệu niềm tin này có nằm ở một chỗ đặc thù trong trường hào quang của con và do đó cũng có một dấu in ở một vị trí đặc thù trong cơ thể?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels nhân Webinar 2021 cho nước Nga. Đăng ngày 29/5/2021.

Như các thày có giải thích, cơ thể vật lý là kết quả của những gì xảy ra ở các tầng bản sắc, lý trí và cảm xúc – có thể nói đó là một sự phóng chiếu của những gì xảy ra ở các tầng đó. Rõ ràng con có thể nói là nếu con lấy cơ thể vật lý chẳng hạn, thì có một hình ảnh hay một dấu in của cơ thể vật lý ở tầng cảm xúc, ở tầng lý trí và ở tầng bản sắc. Tất nhiên là những hình ảnh này đều khác nhau.

Nhưng dẫu sao con có thể nói là trong cảm thể có một loại bản đồ của cơ thể tương ứng với cơ thể vật lý. Và trên bản đồ này có một số cảm xúc tương ứng với một số vị trí như các bộ phận trong cơ thể. Và thật vậy, rất đúng là con có thể lập ra một bản đồ như vậy. Hiện đã có nhiều thuyết, nhiều cách điều trị, nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau đang dùng theo cách này. Các thày đang làm việc với một số người để truyền đạt nhiều hiểu biết hơn trong lãnh vực đó, nhưng những điều này vượt khỏi những gì các thày đã quyết định đưa ra trong đợt truyền pháp này, ít ra vào thời điểm này.

Nếu con quan tâm đến lãnh vực này, con sẽ cần đi ra ngoài và tìm kiếm một hệ thống hay một niềm tin hay một lý thuyết đáp ứng với con, đánh động được tâm con. Và khi đó tất nhiên, con sẽ có thể dùng nó song song với giáo lý của các thày. Chắc chắn khi con nhận biết có một bộ phận cơ thể nào đó đang phải gánh chịu một năng lượng cảm xúc, con có thể dùng bài chú và bài thỉnh thích hợp để tiêu hủy năng lượng này. Và con cũng có thể dùng kỹ thuật của các thày để nhận diện các ngã tách biệt hầu chữa lành một bộ phận nơi con cảm thấy có gánh nặng.

Hoàn toàn không có chuyện giáo lý của các thày gạt bỏ mọi hệ thống khác, hay con cần phải chấp nhận vị sứ giả này hay phải sử dụng những lời dạy này. Tất nhiên là con được tự do sử dụng giáo lý trong những bối cảnh khác, sử dụng đồng hành với các phương thức chữa lành khác, có lẽ thậm chí con có thể giới thiệu cho người khác sử dụng như một cách hiệu quả để giải quyết các điều kiện đang tạo gánh nặng cho họ.

Như Saint Germain, ta cũng sẽ nói là khi loài người tiến sâu hơn vào Thời Hoàng kim, tất cả những mối phân rẽ giữa con người sẽ bắt đầu mờ nhạt đi. Và điều này cũng có nghĩa là trong lãnh vực chữa lành, càng ngày sẽ càng bớt tư duy độc quyền đòi hỏi người ta phải gia nhập một phong trào nhất định, một hệ thống nhất định, và phải chấp nhận nó hoàn toàn và không được chấp nhận bất cứ gì khác. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra chẳng hạn với các giáo lý của chân sư thăng thiên – các giáo lý này cũng sẽ bớt rõ nét, và con người sẽ học nhiều loại lời dạy khác nhau từ các chân sư thăng thiên. 

Và sẽ có những tổ chức được hình thành cởi mở với nhiều lời dạy khác nhau của chân sư thăng thiên. Sẽ có những tổ chức, như hiện đã có ở một mức độ nào đó, cởi mở với nhiều loại dụng cụ tâm linh, nhiều kỹ thuật, nhiều phương thức chữa lành, qua đó vấn đề không còn là: “Bạn có tin cái này hay bạn tin cái kia?” mà câu hỏi đặt ra sẽ là: “Cái gì hiệu quả? Cái gì đem lại kết quả? Cái gì thực sự giúp ích con người?”

Một lời cảnh báo mà ta sẽ đưa ra ở đây: điều rất quan trọng cần ghi nhớ là cơ thể chỉ là một sự phóng chiếu khởi sự ở tầng bản sắc, đi vào tầng lý trí rồi mới vào tầng cảm xúc. Nhưng có một số phương thức chữa bệnh lại đi ngược chiều. Họ tin rằng bí quyết chữa trị hay tăng trưởng tâm linh là phải làm gì đó ở tầng cơ thể vật lý, và đó là cách duy nhất hay cách hiệu quả nhất để chữa trị các thể kia.

Ta không bảo là con không nên làm gì với cơ thể vật lý khi nào cần thiết. Nhưng khi con nói tới việc chữa lành tâm linh hay tâm lý, con cần khởi đầu ở các thể cao. Trong một số trường hợp, có thể con sẽ cần bắt đầu với cảm xúc rồi đi lên các tầng lý trí và bản sắc. Những lúc khác, con có thể đi vào tầng lý trí hay có khi tầng bản sắc.

Nhưng con đừng bắt đầu tin là chìa khóa của sự tăng trưởng tâm linh chẳng hạn, là phải làm gì đó với cơ thể vật lý hay làm gì cho cơ thể vật lý. Bởi vì đó không phải là cách hiệu quả nhất để theo đuổi tăng triển tâm linh. Ta biết rất rõ là nhiều người đang làm theo cách này. Ví dụ, nhiều người tin rằng yoga như một phương pháp thực tập vật lý là một cách tăng trưởng tâm linh hiệu quả. Ta không bảo là nó không giúp gì cho sự tăng trưởng tâm linh, nhưng đó không phải là cách tăng trưởng tâm linh hiệu quả nhất. Bởi vì cách hiệu quả nhất là làm việc trực tiếp với các thể cao.

Tâm lý chưa giải quyết đằng sau sự bùng phát coronavirus

Hỏi: Xin Elohim Cyclopea hay một vị chân sư nào khác có thể vui lòng bình luận về tâm lý chưa giải quyết đằng sau sự bùng phát của vi-rút corona? Và xin các thày chia sẻ với chúng con những lời dạy sẽ giúp chúng con thăng vượt tâm lý này?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar vào tháng 5, 2020 cho sự Giải phóng của Phụ nữ. Đăng ngày 3/7/2020.

Con yêu dấu, con hãy biết vi-rút không thực sự là một dạng sống, ít ra không phải là cái mà bình thường con gọi là dạng sống. Vi-rút là một loại ký sinh trùng (parasite), và để sống còn, nó phải lệ thuộc vào một tế bào chủ (host cell) mà nó đã xâm nhập.

Dựa trên đó, con có thể thấy vi-rút không phải là một sự kiện tự nhiên, theo nghĩa nó không là kết quả của quá trình tiến hóa bình thường. Bởi vì ngay cả trên một hành tinh như địa cầu với vật chất dày đặc như thế này, quá trình tiến hóa bình thường vẫn tạo ra những dạng sống tự thân có khả năng sống còn và sinh sản – và nhờ vậy chúng có thể tăng trưởng, chúng có thể tự thăng vượt, tiến hóa thành những dạng sống khác, và trong quá trình tiến hóa đó có một hướng phát triển tuần tự. Nhưng với một số dạng sống như vi-rút, ký sinh trùng, thú vật độc hại v.v… con thấy là chúng không thể tồn tại một cách tự lực. Và khi con gặp những loại dạng sống đó thì con biết chúng không phải là kết quả của một quá trình tiến hóa tự nhiên trơn tru, mà là kết quả của một ảnh hưởng đến từ sa nhân cùng tâm thức sa ngã.

Trong các đợt truyền pháp trước, chúng tôi đã có đề cập đến các vi-rút cũng như cách thức mà chúng đã được sa nhân tạo ra bằng gen hoặc biến đổi gen nơi phòng thí nghiệm của các nền văn minh trong quá khứ. Nhưng ở đây ta không đặc biệt muốn đi sâu vào vấn đề này. Điều ta muốn nói là, vi-rút là sự biểu hiện, sự phóng diễn của tâm thức sa ngã trong cõi vật lý. Tâm thức sa ngã và các sinh thể sa ngã là một loại vi-rút, một loại ký sinh trùng vì chúng không có khả năng tồn tại một mình. Do chúng không còn nhận được năng lượng từ cõi tâm linh, từ Hiện diện TA LÀ của chúng hay từ các chân sư thăng thiên, cho nên để có thể sống còn, chúng phải xâm chiếm tâm của người khác và ép buộc những người này tha hóa năng lượng mà họ nhận được từ cõi tâm linh qua một độ rung thấp hơn.

Đây thực sự là cái tư duy đứng đằng sau một vi-rút – sự từ chối tự thăng vượt, từ chối thay đổi, vươn lên cao hơn, tiến hóa, phát triển. Và tất nhiên là có một mối liên hệ giữa tâm thức cùng tâm thức tập thể, và những khu vực nơi vi-rút có thể nhảy vào cõi vật lý, hay nhảy từ động vật sang con người.

Không phải ngẫu nhiên mà sự kiện này đã xảy ra tại Trung quốc, vì Trung quốc là một trong những quốc gia trên thế giới ngày nay còn bị mắc kẹt trong một trạng thái tâm thức nơi người ta không muốn, hay không có khả năng, tự thăng vượt. Tâm thức này mang nhiều khía cạnh, trong đó phải kể đến cách người ta đối đãi với động vật, cách người ta đối xử với động vật ở chợ bán động vật, nhưng thêm vào đó cũng có cách người ta đối xử với con người. Và vấn đề hiển nhiên nhất ở Trung quốc ngày nay, tất nhiên, là việc từ chối thăng vượt chủ nghĩa cộng sản cùng ý thức hệ cộng sản.

Ở đây con có một quốc gia tư bản, nếu không nói là còn tư bản hơn cả Hoa Kỳ, với số nhà triệu phú cùng tỷ phú tăng nhanh chóng, thế nhưng họ vẫn khăng khăng tìm cách duy trì bộ mặt một thể chế cộng sản do một đảng cộng sản cai trị. Để dùng một câu nói quen thuộc, họ đang muốn phỉnh gạt ai đây? Họ chỉ gạt được chính họ thôi, phải không con? Tất nhiên đặc tính này đã hiện hữu từ hàng ngàn năm qua tại Trung quốc – và ngay cả trong vùng châu Á rộng lớn hơn – là xu hướng muốn đưa ra một bộ mặt. Bằng mọi cách, họ muốn duy trì bộ mặt đó. Họ muốn giữ thể diện.

Tất nhiên con cũng tìm thấy vấn đề này ở nhiều nơi khác trên thế giới, và ta không bảo là ở những xứ khác không thể có vi-rút bùng phát. Nhưng dù sao thì con thấy nó xảy ra rất nhiều tại Trung quốc. Và đây chính là nguyên nhân của vụ bùng phát này, sự biểu hiện của một tâm thức, là tâm thức không chịu thăng vượt chính nó, và con người thì không chịu tự thăng vượt chính mình.

Và thực sự, đây cũng là sự biểu hiện của tâm thức không chịu đứng lên đối mặt với sa nhân. Vì ai là những kẻ đang duy trì bộ mặt một đảng cộng sản nắm trọn quyền kiểm soát tại Trung quốc chứ? Đó là các sa nhân, vì chính sa nhân không những đã tạo ra chủ nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa Mác mà chắc chắn cả đảng cộng sản Trung quốc cùng toàn bộ guồng máy quyền lực ở đó.

Khi con người không chịu đứng lên đối đầu với sa nhân thì cần phải có một cái gì khác sẽ lay chuyển tư duy đó, sẽ thách thức tư duy đó theo một cách khó phủ nhận hơn. Và ở đây con có một sự biểu hiện vật lý rất khó phủ nhận. Ta biết rất rõ Trung quốc đã phủ nhận điều này từ ít lâu nay, và nếu họ cởi mở và thẳng thắn hơn với WHO [Tổ chức Sức khỏe Thế giới] cùng với phần còn lại của thế giới, thì họ đã có thể giảm thiểu tác động của vi-rút này. Nhưng một lần nữa, đây lại là vấn đề xem trọng chuyện giữ thể diện cho đảng cộng sản một cách cuồng tín. Họ nghĩ là họ kiểm soát được tình hình, nhưng liệu họ có kiểm soát được vi-rút hay không? Không, và sự kiện này đã có một tác động trên tâm thức tập thể tại Trung quốc rồi. Trong tương lai, tác động này sẽ còn lớn hơn nữa. Tất nhiên các quốc gia Tây phương cũng bị tác động, vì hiển nhiên tại một số quốc gia Tây phương, người ta cũng bị rơi vào tâm trạng không chịu tự thăng vượt.

Con thử nhìn quanh nhiều nước mà xem và con có thể tìm thấy ít nhất một sự tương ứng hợp lý giữa số người bị nhiễm bệnh, số người bị tử vong do COVID-19, và tâm thức tập thể không sẵn lòng thăng vượt một điều gì đó tại nước đó. Con có thể nhìn tại Ý chẳng hạn, có sự kiện Giáo hội Công giáo đã được thiết lập và vẫn còn đặt tòa thánh tại đó, nhưng liệu nhân dân Ý đã có thực sự thách thức Giáo hội Công giáo hay chưa? Và tại Tây ban nha cũng vậy? Ở Anh, con thấy dân chúng rời khỏi Liên Âu vì họ muốn đi con đường riêng, nhưng họ không đang thách thức lớp thượng lưu quyền lực đang cai trị nước Anh từ đằng sau hậu trường – một lần nữa, một sự không sẵn lòng thăng vượt.

Con nhìn xem tại Hoa Kỳ, nơi như chúng tôi đã từng nói, lớp thiểu số độc tôn quyền lực trở nên ngày càng giàu hơn trong khi giới trung lưu thì ngày càng nghèo đi và người nghèo thì trở nên cùng khốn. Nhưng người dân Mỹ vẫn không sẵn lòng thay đổi sự thể này. Họ không sẵn sàng đòi hỏi chính quyền của họ, tổng thống của họ, có những biện pháp để thay đổi sự thể, mặc dù đó chính là điều ông ấy đã phần nào hứa hẹn khi ông được bầu lên bởi một phong trào gọi là dân túy (populist). Nhưng ngày hôm nay, dân túy ở đâu để thách thức bàn tay sắt đá của lớp thượng lưu quyền lực đang cầm chặt nền kinh tế cùng hệ thống tái chánh Hoa Kỳ? Chắc chắn con có thể nhìn vào thế giới và tìm thấy một sự tương ứng nào đó. Không nhất thiết là con cần diễn giải phân tích quá đáng, nhưng sự tương ứng nằm ở đó.

Bây giờ nói đến các dụng cụ tâm linh mà con có thể dùng cho vấn đề này. Chắc chắn con có thể dùng các dụng cụ mà chúng tôi đã ban ra nhằm nâng cao tâm thức của con, và con có thể thỉnh gọi sự bảo vệ tâm linh cho con, thỉnh gọi để con được cắt đứt khỏi các mối ràng buộc. Và con có thể nỗ lực cải sửa chính mình và con sẵn lòng tự thăng vượt. Nhưng con cần nhìn nhận ở đây là những gì người tâm linh có thể làm được để thỉnh gọi cho đại dịch COVID-19 giảm bớt, cũng chỉ giới hạn mà thôi. Lý do là vì, giản dị, đây là một trong những bài học mà nhân loại cần học qua, vì khi con người không sẵn lòng học hỏi từ sự chỉ đạo tâm linh cao hơn thì con người phải học từ Trường đời Cay đắng. Và hiển nhiên, con có thể nói là trong thời gian vừa qua, đây chắc chắn là một trong những biến cố đã thu hút sự chú ý của mọi người, thậm chí còn thu hút hơn cả cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008, và một cách nào đó, hơn cả vụ khủng bố 9/11.  Con phải chú ý vì con nhìn thấy tận mắt những biện pháp hạn chế được ban hành, và con thấy các chính phủ đã phản ứng như thế nào.

Và như vậy con thấy, cho dù cuộc khủng hoảng này có khó khăn biết mấy, it ra nó đá khiến cho người ta chú ý. Và người ta bị lung lay không còn dám nghĩ: “Ồ, chắc rồi chuyện này cũng sẽ trôi qua. Chúng ta không phải làm gì nhiều để đối phó với nó.” Người ta đã được đánh thức bởi sự kiện là mình phải làm một cái gì đó, vì nếu không, mình sẽ phải trải qua một thảm họa thực sự. Cho nên một lần nữa, đây là một sự thức tỉnh có thể dẫn đến một nhận thức sâu sắc hơn về nhu cầu phải thăng vượt tư duy cũ và tiến tới theo nhiều cách khác nhau.

Hiệu ứng giả dược (placebo)

Hỏi: Các chân sư thăng thiên có thể nào nói nhiều hơn một chút về hiệu ứng giả dược (placebo), và hiệu ứng này thâm nhập qua bốn thể phàm như thế nào?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân một hội nghị tại Washington D.C. (Hoa Kỳ) năm 2019. Đăng ngày 6/12/2019.

Toàn bộ quan niệm hiệu ứng giả dược thật ra là một điều rất đáng tiếc. Nó do sa nhân giàn dựng. Nó được mô tả như là một hiệu ứng phụ, một chuyện gì bất thường không có tác dụng nào – hay  không được có tác dụng nào – trong lãnh vực y tế. Nhưng thực tế thì khác. Cái mà người ta gọi là hiệu ứng giả dược thật ra là tác nhân chữa bệnh chủ yếu, nó chính là hệ thống chữa bệnh của bốn thể phàm con người.

Con có thể nhìn thấy thực tế này một cách rất đơn giản qua sự kiện nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế công nhận rằng hầu hết mọi bệnh đều là bệnh tâm lý mang triệu chứng vật lý (psychosomatic) hay là bệnh có một thành phần tâm lý. Và con cần nhận ra đây chỉ đơn giản là một sự bất nhất nhận thức (cognitive dissonance) khi ngành y khoa quá tập trung vào việc tìm kiếm những cách chữa trị vật chất cho một chứng bệnh tâm lý.

Làm thế nào con có thể một mặt thừa nhận rằng hầu hết mọi bệnh đều là tâm lý, trong khi mặt khác con lại nghĩ rằng một bệnh tâm lý chỉ có cách trị liệu vật chất mà thôi, rằng con có thể trị liệu mà không cần giải quyết tâm lý? Đây là sự bất nhất nhận thức, và trong các thập niên sắp tới, người ta sẽ nhìn ra đó là một trong những lối mòn quanh co nhất mà nhân loại đã bước lầm vào, đặc biệt trong lãnh vực điều trị. Hiệu ứng giả dược, như người ta gọi như vậy, cần được nghiên cứu và tìm hiểu, và người ta cần nhìn nhận rằng tâm con người, bốn thể phàm của con người, có khả năng tự chữa lành.

Và khi một người uống một viên thuốc rồi cảm thấy thuốc có tác động vật lý, thì điều thực sự xảy ra hoàn toàn ngược lại. Chính phương pháp trị liệu vật lý mới là giả dược vì nó đã kích hoạt ý tưởng trong tâm nghĩ rằng: “Tôi sẽ lành bệnh do tôi đã uống viên thuốc này.” Cho nên chuyện xảy ra hoàn toàn ngược lại: yếu tố trị bệnh là niềm tin rằng con sẽ được trị bệnh.

(Tất nhiên là có một số ngoại lệ như khi con bị té gẫy xương thì xương cần được chỉnh lại – ít ra ở mức tâm thức tập thể hiện tại.)

Sẽ tới một thời điểm trong thời đại hoàng kim khi bất kỳ bệnh tật nào cũng sẽ có thể được chữa lành qua những cách khác, những phương cách tâm lý hay rung động. Nhưng cốt lõi của vấn đề là tất cả đều xoay quanh quyền tự quyết. Cho nên câu hỏi đặt ra là: Cái gì sẽ đánh lừa tâm con người tin rằng nó có thể được chữa lành và sự chữa lành đó xảy ra qua trung gian một phương thức nào đó? Do đó nếu con định nghĩa hiệu ứng giả dược là một cách để đánh lừa tâm trí chấp nhận nó được chữa lành, thì con phải nói rằng ngành y khoa đối chứng* cũng là một giả dược. Phép chữa đó chỉ đánh lừa tâm con người tin và chấp nhận rằng nó có thể được chữa lành. Rồi sau đó điều này sẽ tác động lên cơ thể vật lý vì cơ thể vật lý là sự phóng chiếu của những gì xảy ra trong ba thể cao hơn.

* Y khoa đối chứng: allopathic medicine, tức ngành y khoa quy ước dùng dược phẩm có tác dụng đối nghịch với các triệu chứng.

Cơ thể và cái chết của một ngã tách biệt

Hỏi: Chuyện gì xảy ra trong cơ thể vật lý khi con để cho một cái ngã tách biệt chết đi?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels nhân một hội nghị tại Washington D.C. năm 2019. Đăng ngày 5/12/2019.

Điều này tùy thuộc vào bản chất của ngã tách biệt đó. Có một số ngã tách biệt liên quan tới một căn bệnh vật lý. Nếu con để cho ngã đó chết đi, nó có thể gỡ bỏ căn bệnh đó, thậm chí nó có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Con cũng biết có một số ví dụ điển hình những người mắc phải một số triệu chứng nào đó, rồi khi họ chuyển sang một nhân cách khác thì các triệu chứng này biến mất. Trường hợp này có tên là hội chứng phân rẽ nhân cách (split personality syndrome), nhưng kỳ thực họ chuyển từ một ngã này sang một ngã khác và họ hoàn toàn đồng hóa với một cái ngã nào đó.

Khi con để cho một cái ngã chết đi, điều này có thể gỡ bỏ một chứng bệnh, nhưng thêm vào đó, nó cũng trao cho cơ thể vật lý nhiều năng lượng hơn, và trong nhiều trường hợp, nó sẽ khiến cho cơ thể thoải mái, thư giãn hơn. Chẳng hạn khi con khắc phục một cái ngã không ngừng đặt cơ thể vào trạng thái báo động do nó lo sợ một mối đe dọa nào đó ập tới bất cứ lúc nào, thì điều này có thể giúp con ngủ ngon hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều triệu chứng mất ngủ hay nhiều vấn đề liên quan đến giấc ngủ.

Có rất nhiều tác dụng như vậy, nhưng một số ngã liên quan nhiều hơn đến các thể cao là thể bản sắc, lý trí và tình cảm, và do đó không ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể vật lý.

Mục đích của giấc ngủ

Hỏi: Đâu là mục đích của giấc ngủ? Chúng ta biết rằng cơ thể chúng ta nếu thiếu ngủ sẽ suy yếu và cuối cùng sẽ chết. Nhưng điều đó chỉ giải thích hậu quả của sự thiếu ngủ. Mục đích của giấc ngủ là gì? Đó có phải là một phần trong thiết kế của các Elohim khi tạo dựng hành tinh này hay không?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân dịp một hội nghị tại Hoà Lan năm 2019. Đăng ngày 17/10/2019.

Như con nói, mục đích của giấc ngủ là để sống còn, bởi vì cơ thể cần ngủ để sống còn. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu sâu hơn. Giấc ngủ không nằm trong kế hoạch ban đầu của các Elohim bởi vì trên một hành tinh tự nhiên, người ta không cần ngủ. Lý do phần nào là vì người ta không có một xác thân dày đặc như cơ thể vật lý của các con hiện nay trên địa cầu. Nơi đây, các cơ thể vật lý dày đặc hơn và do đó cần đến sự nghỉ ngơi đó.

Nhưng giấc ngủ cũng mang một khía cạnh tâm linh – bởi vì khi con ngủ, con thoát ra khỏi tâm ý thức.Và khi chúng ta biết rằng trên địa cầu có nhiều yếu tố căng thẳng đến chừng nào, thì rất, rất nhiều người thực sự có nhu cầu thoát khỏi tâm ý thức một vài tiếng đồng hồ mỗi đêm, vì nếu không thì họ sẽ phát điên – trong nghĩa đen của từ này. Và con cũng thấy được điều này ngay cả khi con là người tâm linh, con có thể bị cuốn trôi vào một tâm trạng nào đó, một cảm giác bực dọc nào đó, và nếu cảm giác này cứ kéo dài 24 tiếng một ngày, bảy ngày trên bảy, thì nó có thể leo thang đến mức biến thành một vòng xoáy ngày càng cuồng nhiệt khó lòng nào thoát khỏi. Thật là quan trọng con có được thời gian nghỉ ngơi đó.  

Đương nhiên giấc ngủ cũng quan trọng vì khi ngoại tâm được vô hiệu hóa, con có thể dùng các thể thanh cao của con, hoặc chính cái Ta Biết của con, để chu du vào cõi ether nơi các chân sư thăng thiên mở lớp nhập thất nơi con có thể học hỏi, tìm hiểu, nhận sự hướng dẫn cũng như sự chữa lành. Cho nên trong khi ngủ, con cũng có khả năng tinh tấn trên đường tu tâm linh.  

Rất nhiều người trong số các con thức dậy với một sáng ngộ hay một hiểu biết mà con không hề có trước khi đi ngủ và con cũng không nhất thiết đã suy nghĩ về đề tài đó vào ngày hôm trước. Đây là một ví dụ cho thấy là con vẫn đem theo trong tâm ý thức của con một số điều nhận biết mà con đã học hỏi nơi các khóa nhập thất tâm linh vào ban đêm.

Câu hỏi về thuốc ngủ

Hỏi: Câu hỏi này là về dược phẩm Propofol. Propofol được phép sử dụng hợp pháp trong mục đích y tế, và người ta dùng loại thuốc này vì nó có tác dụng gây mê, gây ngủ mạnh mẽ. Tuy nhiên một số người lại lo rằng Propofol cũng có tác dụng gây nghiện. Loại thuốc này ảnh hưởng bốn thể phàm của con người như thế nào? 


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân một hội nghị tại Hàn quốc năm 2019. Đăng ngày 13/10/2019.

Như một nguyên tắc chung chung khi con là một học trò của chân sư thăng thiên, con sẽ cố tránh bất kỳ loại thuốc nào không chỉ nhằm mục đích khiến con đi vào giấc ngủ, mà cả những loại thuốc ảnh hưởng đến tâm con.

Ta không bảo là không có một số trường hợp bệnh tâm thần mà việc dùng dược phẩm có thể thích hợp trong một thời gian. Nhưng trong tư cách là học trò của chân sư thăng thiên, con nên vô cùng thận trọng khi sử dụng những loại thuốc đó vì con đã có các dụng cụ tâm linh mà chúng tôi ban truyền cho con.

Sự bảo vệ của Đại thiên thần Michael, việc Astrea cắt đứt các sợi dây ràng buộc để con được tự do, hay việc sử dụng ngọn lửa tím để tiêu hủy những gì đã nằm trong năng trường của con, những dụng cụ ấy thường sẽ có khả năng giúp con tránh chuyện phải sử dụng những loại thuốc đó.   

Rõ ràng bất cứ gì làm cho cơ thể vật lý của con chìm vào giấc ngủ, hay đưa cơ thể vào trạng thái yên tĩnh, cũng sẽ có một tác dụng tương tự trên ba thể cao hơn của con – nó sẽ khiến cho các thể này đờ đẫn, kém linh hoạt, kém tỉnh thức, và do đó nó có thể dẫn đến một hình thức nghiện ngập. Tốt hơn con nên sử dụng các dụng cụ mà chúng tôi đã cho con, không chỉ để tự bảo vệ và thỉnh cầu năng lượng, mà cũng để nhìn xem con đang có những loại triệu chứng nào.

Ví dụ, tại sao con lại mất ngủ? Cái ngã nào đang khiến con không thể đi vào giấc ngủ? Xong con hãy làm việc trên điểm đó. Ta cũng biết rằng điều này sẽ không giúp cho những ai không phải là học trò của chân sư thăng thiên, nhưng một lần nữa, chúng tôi không thể giảng dạy cho mọi người.

Một cái nhìn tâm linh về sẩy thai

Hỏi: Con có xem một cuốn phim đưa ra quan điểm là khi một người mẹ bị sẩy thai, việc đứa bé có sinh ra hay không không tùy thuộc vào người mẹ. Nếu linh hồn của đứa bé không muốn đầu thai vào thế gian, nó có thể ngừng tiến trình vật lý trong thai mẹ. Xin chân sư vui lòng bình luận về đề tài này. Việc sẩy thai có phải là sự chọn lựa của người mẹ hay có điều gì nữa mà con cần biết, và sự kiện này liên hệ đến quyền tự quyết như thế nào?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels nhân một hội nghị tại Estonia năm 2018. Đăng ngày 7/10/2019.

Sẩy thai có thể do nhiều yếu tố. Tất nhiên có thể có một lý do vật lý trong cơ thể người mẹ, trong gen của đứa bé, trong sự phát triển của đứa bé. Người mẹ có thể, đặc biệt trong trường hợp một cái thai không hoạch định, gây ra sẩy thai do không muốn có con – không nhất thiết là không muốn đứa đó mà không muốn có con một cách chung chung, hay không muốn có con vào thời điểm đó. Cho nên sự lựa chọn của người mẹ có khả năng gây ra sẩy thai – thậm chí điều này có thể nằm sâu trong tiềm thức khi người mẹ không sẵn sàng nhìn nhận những cảm xúc của mình về việc mang thai.

Tất nhiên cũng có thể đứa bé quyết định nó không muốn sinh ra. Điều này có thể xảy ra khi nó cảm nhận được độ dày đặc của cõi vật lý. Có thể đứa bé cảm được trường năng lượng của người mẹ, chẳng hạn trong trường hợp tiền kiếp đã có một nghiệp chướng gay gắt hay một mối xung khắc kéo dài với người mẹ. Khi nó đi xuống bào thai và cảm nhận trường năng lượng của mẹ, nó có thể quyết định là nó không muốn phải đối diện với vấn đề đó và nó không muốn sinh ra.  

Có thể có những lý do khác nữa khi đứa bé cảm được sự dày đặc của cõi vật lý hay nó nhận biết một số vấn đề khó khăn mà nó sẽ phải đối mặt trong kiếp sống sắp tới và nó từ chối đương đầu.

Cho đến nay, chúng tôi đã cho con một bức tranh hơi lý tưởng về sứ vụ thiêng liêng của con, nhưng những lời dạy đó nhắm đến những người tâm linh là những người sẵn sàng nắm lấy trách niệm bản thân và tự thay đổi chính mình. Đối với người tâm linh như vậy, mục đích là để cho con sẵn lòng hoàn thành sứ vụ thiêng liêng của con cho dù con sẽ gặp một số hoàn cảnh khó khăn bởi vì con biết nó sẽ dẫn tới tăng trưởng, dẫn tới cái mà chúng tôi gọi là giai đọan sáng tạo hơn của sứ vụ thiêng liêng. Con sẵn lòng đi muốt giai đoạn thực hiện của sứ vụ thiêng liêng để bước vào giai đoạn sáng tạo.  

Nhưng có những linh hồn không ở mức tiến hóa như vậy. Sứ vụ thiêng liêng của chúng chủ yếu là nhằm quân bình nghiệp quả, và vì thế chúng cần sống bên một số người mà chúng đang mang nghiệp từ tiền kiếp hầu chúng có thể – nếu có thể nói như vậy – tự buộc mình phải giải quyết nghiệp quả. Nhưng có những trường hợp linh hồn đó không đủ tiến hóa để giữ vững quyết định của mình khi gần đến ngày đầu thai hơn và chúng cảm được độ dày đặc của cõi vật lý. Cho nên khi thảo ra sứ vụ thiêng liêng ở một cõi tâm thức cao hơn, một linh hồn có thể thảo sứ vụ và quyết định “phải, tôi sẵn lòng đối đầu và giải quyết những khó khăn này”, nhưng khi nó phải trực diện với việc đi vào cơ thể và cảm nhận các năng lượng thì nó quyết định “không, tôi không sẵn sàng làm chuyện này.”

Một lần nữa, đây là một trong những trường hợp quyền tự quyết cần được tôn trọng. Con có thể nói là trong mọi trường hợp, quyền tự quyết phải được tôn trọng, nghĩa là nếu linh hồn quyết định nó không muốn sinh ra thì nó sẽ được tôn trọng. Nhưng tất nhiên có những trường hợp linh hồn có một ý chí thấp muốn trốn chạy khó khăn, và đồng thời nó cũng có một ý chí cao muốn đương đầu khó khăn, thì ý chí cao sẽ bác bỏ ý chí thấp.

Ta biết chuyện này nghe có vẻ hơi tối nghĩa nhưng sự thật là y như vậy. Quyền tự quyết là tiêu chuẩn tối hậu, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là thế nào là tự quyết. Con có thể nói là khi một linh hồn trải nghiệm sự dày đặc của cõi vật lý thì ý chí của nó không còn tự do nữa và nó không thể đi ngược lại những gì đã được hoạch định trong sứ vụ thiêng liêng. Và thật vậy, nhiều linh hồn đã quyết định bác bỏ cái ý chí thấp đó, cái con người vỏ ngoài đó, để tự bắt buộc mình bước vào hiện thân và đối phó với khó khăn vì nó biết điều này sẽ dẫn đến phát triển dài hạn.

Tầm nhìn tâm linh về phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF

Hỏi: Thưa thày Giê-su, con xin hỏi thày về phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF – in-vitro fertilisation). Xin thày giảng điều gì xảy ra trong quy trình này từ một quan điểm tâm linh? Với phương pháp này, có mấy cái phôi được tạo ra một cách nhân tạo, xong một số phôi không cần thiết sẽ bị loại bỏ. Điều gì xảy ra cho các tế bào khi các phôi đó bị giết chết? Có sinh thể nào khác đi vào hiện thân qua quy trình này không? Liệu chúng có mang ngọn lửa ba nhánh? Các đệ tử cả nam lẫn nữ trên đường tu tâm linh có nên chấp nhận quy trình này không?  


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân một hội nghị tại Estonia năm 2017. Đăng ngày 9/9/2019.

Con yêu dấu, có một sự hiểu lầm trong câu hỏi về IVF hay ngay cả về việc mang thai nói chung. Con yêu dấu, không phải là với mỗi quả trứng được sinh sản trong cơ thể người mẹ thì sẽ có một linh hồn được chỉ định cho quả trứng đó. Chỉ sau khi sự thụ tinh đã thành công và có triển vọng sống còn thì một linh hồn mới được chỉ định. Thậm chí điều này có thể không xảy ra ngay sau khi trứng thụ tinh mà có thể xảy ra chậm hơn. Có nhiều lý do khiến cho một linh hồn có thể muốn chờ thêm trước khi lấy quyết định có đầu thai hay không trong lần thụ thai này.

Cho nên không có vấn đề gì khi có mấy phôi được tạo ra rồi một số bị loại bỏ, vì vào thời điểm đó chưa có linh hồn nào được chỉ định, và vì vậy điều này không tạo ra vết thương hay gánh nặng cho linh hồn. Nhưng này con, một linh hồn bước vào hiện thân qua phương pháp IVF không khác gì một linh hồn bước vào hiện thân qua sự thụ tinh tự nhiên. Thật không có gì quan trọng vì như ta vừa trình bày, linh hồn chỉ được chỉ định sau khi thai có triển vọng sống còn.

Vậy thì IVF chỉ đơn giản là một kỹ thuật được cống hiến cho rất nhiều phụ nữ không thể thụ thai vì một số lý do thể chất. Cho nên đây là một kỹ thuật đã đơn giản phát xuất từ nền công nghệ mà Saint Germain đang truyền rải trong khuôn khổ Thời Hoàng kim.

Con cần nhận ra ở đây là sa nhân – ít ra một số sa nhân – đã quyết định hạn chế dân số loài người. Và chúng đã đưa ra đủ mọi cách để giảm mức sinh, giảm khả năng sinh nở của phụ nữ hầu giảm dân số và ngăn cản trẻ em được chào đời. Cho nên có một số phụ nữ vì lý do thể chất – có thể do một số thực phẩm mà họ ăn vào hay bất kỳ vấn đề nào khác – đã không thể thụ thai một cách tự nhiên. Và vì vậy đây chỉ là một phương thức để vượt qua trở ngại này và giúp cho trẻ em ra đời.

Tuy nhiên, những điều nói trên không áp dụng cho phôi được nuôi trong ống nghiệm vì ống nghiệm là một môi trường hoàn toàn nhân tạo không có sự tham gia của con người. Cho nên tuy ta sẽ không nói một cách tuyệt đối là sẽ không bao giờ có tình trạng trẻ em được sinh ra trong một môi trường hoàn toàn nhân tạo, nhưng trong hiện tại thì điều này không được các thày hỗ trợ. Đó là vì, do nhiều lý do khác nhau, sự tương tác giữa trường năng lượng của đứa bé sắp ra đời với trường năng lượng của người mẹ là một điều thật quan trọng. Cho nên đây không phải là lời nói cuối về những em bé được gọi là “em bé ống nghiệm”, nhưng trong hiện tại thì các thày có sự phân biệt rõ ràng giữa IVF và ống nghiệm.

Tầm nhìn tâm linh về cái chết tự nguyện

Hỏi: Con xin hỏi về cái chết tự nguyện (euthanasia)


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân một hội nghị ở Hòa Lan năm 2017. Đăng ngày 6/9/2019.

Một lần nữa, con yêu dấu, một đề tài phức tạp với nhiều khía cạnh tinh tế. Nếu con muốn đơn giản hóa, con có thể nói là con đang sống trên một hành tinh nơi quyền tự quyết ngự trị tối cao. Cho nên một người có quyền quyết định là mình muốn chấm dứt đời mình và không trải qua một quá trình bệnh tật quá đau đớn. Điều này dựa trên ý chí tự do là tối thượng, nhưng tất nhiên câu hỏi luôn luôn đặt ra là chọn lựa mà họ lấy sẽ tự do đến chừng nào. Và đây chính là điểm chúng ta chạm đến những khía cạnh tế nhị hơn, khi trong hoàn cảnh lý tưởng, người bệnh có biết đến một số sự thật về bản chất tâm linh của mình.

Họ sẽ biết đến luân hồi, biết đến nhu cầu giải quyết tâm lý của họ, nhu cầu khắc phục một tầng tâm thức nào đó, và biết đến sự kiện một chứng bệnh vật lý có thể là cách biểu hiện của một trình độ tâm thức đặc thù. Họ sẽ biết là thật ra khi một người mắc bệnh vật lý, họ có khả năng trải qua một sự xoay chuyển tâm thức, và vì vậy, có thể sẽ lợi lạc cho sự phát triển dài hạn nếu họ trải nghiệm căn bệnh cho đến giờ phút chót. Bởi vì chính bằng cách trải qua tiến trình nhận biết là cơ thể mình đang chết, họ có thể giải quyết được nhiều câu hỏi, nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm mà họ chưa từng nghĩ đến trong đời.

Cho nên con thấy ở đây là từ một góc độ đơn giản, con có thể nói là một người có quyền tự do quyết định, nhưng một lần nữa, trong nhiều trường hợp nếu họ chỉ quyết định là họ muốn tránh đau đớn thì kỳ thực họ đang cản trở sự tăng triển của họ, và họ đang tạo ra một tình trạng sẽ đem lại nhiều giới hạn hơn trong kiếp sống tới. Và họ có thể mắc phải cùng chứng bệnh sẽ tái phát, và họ cũng có thể bước vào kiếp tới mà chưa giải quyết xong vấn đề mà họ đã có thể giải quyết nếu họ sống tiếp cho đến cuối.

Tất nhiên, một trong những khó khăn xuất hiện gần đây là ngành y học hiện đại đã chế tạo một số công nghệ cho phép con người – cho phép cơ thể vật lý – được duy trì sự sống một cách nhân tạo. Cho nên nếu con nhìn vào tình huống cách đây một trăm năm chẳng hạn khi người ta không có công nghệ hiện đại, nếu có ai đó bị mắc bệnh thì họ sẽ bước vào một tiến trình mà chúng ta có thể gọi là tự nhiên – cho dù không bệnh nào đúng nghĩa là tự nhiên – nhưng họ kinh qua một tiến trình có thể vô cùng cá nhân, họ được trao cho một cơ hội để xoay chuyển tâm thức của họ.

Con sẽ thấy là chẳng hạn, có những người bệnh đạt tới điểm họ có thể nói: “Tôi an bình rồi, tôi có thể ra đi bây giờ”, và trong một số trường hợp họ vui lòng bỏ lại thân xác đằng sau vì họ đã đạt đến một sự giải quyết nội tâm là họ muốn ra đi – tuy rằng cũng có những người không đạt được điểm đó. Nhưng một chứng bệnh có thể là một cơ hội cho con người giáp mặt với những vấn đề mà họ chưa từng giáp mặt trước đó. Cho nên có thể nói là thuở trước, tiến trình bệnh tật gọi là tự nhiên được thích ứng để trao cho người bệnh cơ hội tối đa để họ xoay chuyển tâm thức.

Như vậy con có thể nói là nếu không có sự can thiệp của y học hiện đại thì người đó đã có một thời điểm tự nhiên để qua đời. Điều chúng ta chứng kiến ngày nay là trong ngành y khoa hiện đại, có một tư duy cho rằng việc quan trọng nhất là phải bảo tồn sự sống vật lý, cho nên người ta chế tạo ra đủ loại quy trình và công nghệ nhằm kéo dài tuổi thọ vật lý càng lâu càng tốt. Và điều này có nghĩa là có những trường hợp tuổi thọ kéo dài hơn tự nhiên. Nói cách khác, lý tưởng nhất từ một góc độ tâm linh là người đó chết sớm hơn, nhưng bây giờ y học nhân tạo lại giữ họ lại – giữ cơ thể vật lý lại – cho sống lâu hơn để họ tiếp tục bị ràng buộc với cơ thể.

Điều này cũng có nghĩa là trong một số trường hợp khi người bệnh bị giữ trong một tình trạng đau đớn lâu hơn bình thường, điều xây dựng hơn là họ có được sự hòa điệu trực giác để nói: “Tôi cảm thấy đã đến lúc ra đi, tôi không muốn cơ thể của tôi bị giữ sống lâu hơn, tôi không cảm thấy mình cần trải nghiệm cơn đau này, hay tôi không muốn được an thần với thuốc giảm đau, vậy hãy để yên cho xác thân tôi ra đi.” Đây là một cách ứng xử hoàn toàn có giá trị, và khi đó, họ không tìm cách trốn chạy khỏi nỗi đau hay tránh né không đương đầu với các vấn đề của nỗi đau. Vậy một lần nữa trong hoàn cảnh lý tưởng, người đó biết đến đời sống tâm linh, họ đã giải quyết được nhiều vấn đề trong đời mình, đã phát triển trực giác của mình, và giờ đây họ biết: “Đã đến lúc tôi ra đi, hãy để yên cho chuyện này xảy ra.”

Nhưng nếu mọi người không có được tầm nhìn như vậy về cái chết tự nhiên, nhiều vấn đề sẽ ngóc đầu lên, và một câu hỏi khó hơn hẳn sẽ được đặt ra: “Xã hội có nên hợp pháp hóa cái chết tự nguyện hay không?” Và đây là một vấn đề phải được mỗi quốc gia quyết định vì nó tùy vào tâm thức quần chúng của nước đó. Nó trở thành một thách thức cho tâm thức quần chúng vì cách ứng phó với những vấn đề sống chết như vậy luôn luôn là một thách thức cho xã hội.

Lý tưởng là mỗi xã hội nên đối mặt với nhiều vấn đề, nhưng luôn luôn có xu hướng là người ta muốn chọn con đường dễ dãi và làm ngơ các vấn đề. Nhưng có một số vấn đề sống chết mà hầu hết ai ai cũng cảm thấy không thể làm ngơ được, và thường thường đây là nguồn tăng trưởng lớn nhất – không phải vì nó cần phải như vậy mà là vì người ta hay trốn tránh. Cho nên điều quan trọng trong thời buổi này là mỗi quốc gia nên có một cuộc thảo luận về vấn đề này và những việc gì có thể được cho phép.

Ngay bây giờ chúng ta đang ở đất Hòa Lan, có lẽ là nơi có luật pháp tự do nhất trên hành tinh về vấn đề này, và ta có thể nói với con là trong trường hợp này, Hòa Lan quá tự do về nhiều mặt, quá ít tôn trọng sự sống do thiếu hẳn sự nhận biết tâm linh. Cho nên người Hoà Lan vun bồi một tâm thức xem mình là đi tiên phong, là vô cùng cấp tiến. Nhưng các con không tiến bộ như các con tưởng vì các con không coi trọng cái nhìn tâm linh, vì vậy mới có xu hướng muốn đóng vai Thượng đế. Và điều này con thấy rõ nhất trong giới thẩm quyền y học tại Hoà Lan khi nhiều bác sĩ cảm thấy họ phải được quyền quyết định khi nào một người nên qua đời, bởi vì họ có khả năng lấy quyết định đó.

Nhưng con yêu dấu, nếu con tiếp cận cuộc sống một cách duy vật, con không thể có khả năng – dù dưới hình thức hay cách thức nào – quyết định khi nào một người phải chết. Con hãy tin ta, con yêu dấu, con có thể tạo ra nghiệp chướng to lớn khi làm vậy, và các thày thì không muốn bất cứ ai tạo nghiệp một cách không cần thiết. Cho nên đây là một vấn đề mà thực sự các thày không thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng về những gì một quốc gia nên làm, và lý do là vì cho dù các nhà lập pháp của nước đó sẵn lòng lắng nghe các chân sư thăng thiên đi nữa, thì các thày cũng sẽ không muốn đưa ra trả lời vì các thày muốn nước đó kinh qua tiến trình thảo luận rồi tự đi đến kết luận của mình.

Và như vậy, nếu các thày có được sự lắng nghe của quần chúng tại một quốc gia, các thày sẽ vẫn để yên cho họ thảo luận, xong ở một thời điểm nào đó có thể các thày sẽ nhập cuộc và đưa ra một số hướng dẫn nếu các thày thấy họ gặp khó khăn và có tiềm năng vươn lên cao hơn. Và đó là những nhận xét ta muốn trao cho con lúc này, vì tất nhiên đây không phải là lời cuối về vấn đề này.

Trẻ em bị chứng dị ứng

Hỏi: Ở khắp mọi nơi đột nhiên có nhiều trẻ nhỏ mắc phải các triệu chứng dị ứng đủ loại. Người ta bảo đó là do chích ngừa, nhưng có lẽ chăng các chứng bệnh tương tự xuất hiện do một tâm thức tập thể nào đó?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân một hội nghị ở Hòa Lan năm 2017. Đăng ngày 17/9/2018.

Việc nâng cao tâm thức là một tiến trình qua đó con càng ngày càng nhận lãnh trọn vẹn trách nhiệm về bản thân mình. Nhiều người chưa đạt tới mức có ý muốn hay có khả năng làm được điều này. Khi con không nhận trách nhiệm về bản thân thì khi có chuyện gì xảy ra mà con không ưa, mà con không chấp nhận, mà con không muốn, cách phản ứng tự động của con là tìm xem con có thể đổ lỗi cho một ai khác hay một lý cớ nào khác. Con tìm kiếm một cách giải thích tương đối giản dị là có một lực bên ngoài nào đó đã gây ra chuyện này và do đó con không cần phải sửa đổi chi hết.

Đây là cơ chế tâm lý chính yếu khi người ta nhận thấy càng ngày càng có nhiều trẻ em bị dị ứng thế rồi họ nghĩ nhất định phải có một thủ phạm để họ đổ tội, và kìa, đúng rồi! thủ phạm chính là việc chích ngừa cùng tất cả những thuyết âm mưu (conspiracy theory) mà họ có thể tin theo. Và các thuyết âm mưu làm gì chứ? Chúng bảo rằng có một thủ phạm bên ngoài với một âm mưu bí mật, chứ chính con thì không có lỗi gì hết cho nên con không cần phải xem xét lại bản thân. Sự thật ở đây là hiện nay đang có nhiều trẻ em đầu thai với cả bệnh tật lẫn dị ứng.      

Dị ứng là gì, con yêu dấu? À, nó có thể là hai thứ. Nó có thể do con ở một trạng thái tâm thức thấp hơn, con không có mức nhận biết để tránh khỏi tác động của một điều kiện vật lý nhất định. Có một số khía cạnh của thế giới vật lý ảnh hưởng đến con do tâm thức con không đủ cao. Những ai không bị dị ứng có thể là vì họ đã thăng vượt tâm thức gây ra chứng đó, cho nên mặc dù họ tiếp xúc với cùng loại phấn hoa chẳng hạn, họ không bị phấn hoa này ảnh hưởng. Đây là một trường hợp.

Trường hợp kia là nhiều trẻ em đang bước vào hiện thân vì chúng có mức tâm thức cao hơn, cho nên chúng cũng nhạy cảm hơn. Trong kịch bản lý tưởng nếu muốn tránh hiện tượng trẻ em đầu thai với dị ứng, thì tâm thức tập thể tại một số khu vực cần được nâng cao. Nhưng vì điều này đã không xảy ra, cho nên các dòng sống tiên tiến này khi bước vào đầu thai bị nhạy cảm đến độ chúng phản ứng lại, không phải với một chất vật lý, mà thật ra với mức tâm thức chưa nâng cao. Chẳng hạn có những em được chẩn đoán là dị ứng với phấn hoa, nhưng kỳ thực các em không dị ứng với phấn hoa, mà có một khía cạnh nào đó của tâm thức tập thể đúng lý đã phải được chuyển hóa nhưng chưa chuyển hóa.

Lý tưởng thì khía cạnh này cần được chuyển hóa trước khi các em đầu thai để các em không bị dị ứng. Nhưng vì điều này đã không xảy ra cho nên mới có tình trạng này, qua đó các dòng sống đó vẫn sẵn lòng đầu thai mặc dù phải chịu gánh nặng này trong cơ thể mình.

Tầm quan trọng của sức khỏe thể xác đối với người tầm đạo

Hỏi: Xin các chân sư cho ý kiến về tầm quan trọng của tuổi thọ. Người ta có cần quan tâm nhiều hơn, đặt trọng tâm nhiều hơn đến tuổi thọ của cơ thể vật lý trong Thời Hoàng kim? 


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels nhân một hội nghị tại Hoà Lan năm 2017. Đăng ngày 18/11/2017.

Khi con bước trên con đường tâm linh và mong muốn nâng cao tâm thức, con đang làm điều quan trọng nhất mà con có thể làm cho tuổi thọ của cơ thể vật lý. Hiển nhiên điều này không có nghĩa là chúng tôi bảo con bỏ qua mọi lời khuyên về sức khỏe hay con không nên chú ý đến cơ thể mình. Đó không phải là điều chúng tôi muốn nói, nhưng chúng tôi xin nói, điều quan trọng là con nên có một ý niệm ưu tiên khi con bước trên đường tu. Tất nhiên, con có thể dùng nhiều phương thức mà con cảm thấy hấp dẫn dựa trên trực giác của con.

Con yêu dấu, chúng tôi đã không đưa ra nhiều lời khuyên về sức khỏe và lý do rất giàn dị. Mỗi con người là một cá nhân với một cơ thể cá nhân. Hơn thế nữa, cơ thể vật lý của con là sự biểu hiện của ba thể cao của con, và tất cả các con đều là những cá nhân trong ba thể cao này.

Cơ thể vật lý không phải là một thiết bị máy móc mặc dù chủ nghĩa duy vật có tuyên bố thế nào đi nữa. Con không thể đơn giản nói rằng giờ đây chúng ta đã khám phá phương pháp chữa trị này sẽ chữa bệnh cho nhiều người và do đó nó cũng phải hiệu nghiệm cho tất cả mọi người. Cũng vậy, con không thể bảo rằng việc ăn hoặc không ăn một loại thực phẩm nào đó có tác dụng đối với nhiều người cho nên nó cũng phải có cùng tác dụng đối với mọi người.

Thật sự đó là trách nhiệm của con khi con dùng trực giác của mình để hòa điệu với những gì quan trọng đối với con. Con nên đặt bao nhiêu chú ý vào cơ thể của mình? Một số các con sẽ cần chú ý nhiều hơn đến cơ thể và điều này sẽ là điều phải cho con, trong khi đối với người khác, con không nên chú ý nhiều như vậy đến cơ thể mà nên dành nhiều chú ý hơn cho tâm lý và sự tăng triển tâm linh.

Đó là một vấn đề rất cá nhân, nhưng nếu con đang bước trên đường tu tâm linh và đang chuyên cần tu tập, thì con đang làm công việc quan trọng nhất mà con có thể làm cho tuổi thọ của cơ thể. Ngoài chuyện đó ra, tất nhiên con cũng nhận ra là khi trực giác của con nhạy bén hơn, con sẽ nhận được lời nhắc nhở từ trực giác về những việc cụ thể mà con cần làm. 

Con cũng cần lưu ý rằng tuổi thọ của cơ thể vật lý tự nó không thực sự là một mục tiêu hay một mục đích. Cơ thể của con có mặt ở đây để hỗ trợ sự tăng triển tâm linh của con. Sự tập trung vào việc sống lâu một cách nhân tạo trong thân xác không thật là cách tiếp cận cao nhất. Tương tự như vậy, có một số người rất tâm linh đã dồn hết tâm trí vào khái niệm bất tử, hay tìm cách sống đời đời trong cơ thể vật lý hiện tại của họ. Đây cũng không phải là điều chúng tôi giảng dạy, bởi vì ngay cả khi con đạt đến quả vị Ki-tô trọn vẹn, vẫn không có nghĩa là con có thể duy trì cơ thể một cách vô hạn định. Có một vài nhà yoga đã có thể duy trì cơ thể rất lâu, họ đã làm vậy cho một mục đích đặc thù, và điều này không có nghĩa là mọi người nên nỗ lực làm theo hoặc tất cả mọi sinh thể Ki-tô cũng nên làm theo như vậy.  

Một lần nữa, có một thời điểm là thời điểm tự nhiên để con bỏ lại đằng sau xác thân vật lý. Khi con đạt đến một mức quả vị Ki-tô cao hơn, con có thể thực sự hòa điệu với điều đó và con sẽ biết được khi nào là thời điểm của con. Ta cũng nói thêm rằng con hiểu là chúng tôi luôn luôn tìm cách giúp con đạt được sự quân bình. Ta không đang bảo con bỏ bê thân xác của mình, nhưng ta thực sự muốn lưu ý con rằng nhiều người, kể cả rất nhiều người tâm linh, đã tập trung một cách mất quân bình trên cơ thể.

Những người đó đã bước vào tư duy cho rằng một cơ thể mạnh khỏe là điều kiện cần thiết để tiếp tục tăng triển tâm linh. Điều này không nhất thiết là đúng. Không phải là một cơ thể mạnh khỏe sẽ cản trở sự phát triển tâm linh, nhưng con yêu dấu, nếu con đặt quá nhiều trọng tâm vào cơ thể, đó chính là mất quân bình. Một hậu quả có thể xảy ra là vì họ chú tâm quá nhiều vào cơ thể cho nên họ sẽ không nhìn vào tâm lý của họ. Tất nhiên, việc xem xét tâm lý của mình là chìa khóa đích thực cho tăng triển tâm linh. Một hậu quả khác là họ có thể bước vào tư duy đặt trọng tâm trên cơ thể, dựa trên niềm tin tiềm thức cho rằng cơ thể có thể cản trở bước tiến tâm linh, hoặc cơ thể có thể trợ giúp bước tiến tâm linh, nghĩa là bước tiến tâm linh của họ tùy thuộc vào tình trạng của cơ thể.

Hẳn là có những tầng cấp thấp hơn trên đường tu nơi hiển nhiên con cần chú ý đến cơ thể nếu con mang một tình trạng vật lý đặc thù, chẳng hạn như bệnh tật. Nhưng khi đạt đến một tầng cao hơn của đường tu, con nhận ra là kỳ thực con bước vào một trạng thái có thể gọi là sự “hờ hững nhân từ đối với cơ thể” (benevolent neglect of the body) qua đó con nhận ra cơ thể có những ý muốn riêng của nó. Nếu con cho nó sự chú ý của con, nó có thể giống như một đứa trẻ nhỏ: nó chỉ muốn được thêm chú ý. Thật ra trong tâm con có thể có một khía cạnh sẽ chế tạo ra nhiều vấn đề thể xác hơn vì nó biết nó có thể thu hút sự chú ý của con theo cách đó. Dĩ nhiên cũng có đủ loại ma quỷ và tà thể tìm cách phóng chiếu những vấn đề vật lý vào bốn thể phàm của con hầu bòn rút năng lượng của con. Trên đường tu sẽ tới một điểm khi con cần quyết định rằng cơ thể không điều khiển được cuộc sống của con. Cơ thể không điều khiển con đường tâm linh của con, mà người cầm trịch là chính con.

Cho nên con bước vào tư duy là con sẽ không chấp nhận cho cơ thể cản trở bước tiến tâm linh của mình cho dù tình trạng sức khỏe có thế nào đi nữa. Khi con xoay chuyển như vậy trong tâm, cơ thể vật lý dần dần sẽ bắt đầu tuân theo. Có thể sẽ cần một thời gian, sẽ đòi hỏi một số nỗ lực, những nỗ lực chữa lành đủ loại. Nhưng sự xoay chuyển trong tâm có thể đưa con đến một điểm khi các vấn đề thể xác không cản trở bước tiến tâm linh hay sự thoải mái dễ chịu của con, chỉ vì con đã quyết định – nếu có thể nói như vậy – đặt cơ thể vào vị trí xứng đáng của nó là người phục vụ chứ không là người chủ.

Điều thiết yếu trong lành bệnh và cầu nguyện là sự chấp nhận

Hỏi: Con có thấy nhiều người cầu nguyện đạt được kết quả kỳ diệu cho người mà họ cầu nguyện. Tuy nhiên họ vẫn theo các tổ chức truyền thống và những tư tưởng mà thày nói là lầm lạc. Có thể nào họ vẫn nối kết được với cái ta Ki-tô bất chấp những lời dạy sai lầm, và chúng con có nên đối chất họ với những ý tưởng mới hay không?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012.

Nếu con nhìn vào những phép lạ của ta như được mô tả trong thánh thư, con sẽ thấy ta đã chữa lành cho những người xuất thân từ nhiều thành phần và nhiều tín ngưỡng khác nhau. Con cũng sẽ thấy rằng yếu tố chính trong việc chữa lành bệnh mà ta đã thực hiện là đức tin của người được chữa lành. Con sẽ thấy có những trường hợp ta không chữa được ai cả hoặc chỉ chữa được một vài người. Lý do là vì những người này không có đủ đức tin để đem lại sự lành bệnh trong họ.   

Điều này sẽ giúp con hiểu rằng yếu tố thiết yếu để thấy thành quả chữa bệnh là đức tin của riêng con nơi Thượng đế hay một sinh thể tâm linh nào khác. Đức tin là một trạng thái nội tâm, một phẩm chất của trái tim. Đức tin không nhất thiết liên quan tới tư cách là thành viên của một tổ chức vỏ ngoài hay sự tuân thủ những tin tưởng vỏ ngoài là những tin tưởng được lưu giữ chủ yếu trong tâm. Chắc chắn có nhiều người thuộc các giáo phái đạo Cơ đốc hay những đạo khác đã cổ xúy cho những tín điều thiếu sót, sai lầm, thậm chí giả trá. Tuy nhiên nếu họ có phẩm chất đức tin bên trong, là đức tin như trẻ thơ mà ta đã nói là chìa khoá để bước vào Nước trời, thì lời cầu nguyện của họ có thể được hồi đáp và thực sự đem lại kết quả kỳ diệu.

Hẳn con có nhớ câu trong Kinh thánh nói rằng đức tin là thực chất của những điều trông mong, là bằng cớ của những điều chưa thấy (Hebrews 11:1). Sự thật đằng sau câu đó là kết quả kỳ diệu luôn luôn đã sẵn hiện hữu như một tiềm năng tâm linh. Tuy nhiên để trở thành một hiện thực, tiềm năng tâm linh phải được đem vào vũ trụ vật chất từ cõi tâm linh. Để thị hiện trong vũ trụ này, kết quả cụ thể phải đi qua một ngưỡng cửa giữa thế giới tâm linh và thế giới vật chất. Ngưỡng cửa này chính là tâm thức Ki-tô, nhưng đối với một người chưa đạt quả vị Ki-tô, việc chữa lành bệnh có thể thông qua tâm Ki-tô của ta, của Mẹ Mary hay một vị thánh mà người đó đang cầu nguyện. Tuy nhiên, để cho thành quả được thị hiện, người đó phải giữ vai trò làm neo trong vũ trụ vật chất, và điều này có thể xảy ra qua trái tim người đó có đức tin hồn nhiên như trẻ nhỏ.

Trong mọi lãnh vực của đời sống đều có những con người nối kết chặt chẽ với cái ta Ki-tô của mình. Con có thể tìm thấy họ trong rất nhiều tôn giáo không phải là đạo Cơ đốc, thậm chí cả trong số những người theo thuyết vô thần hay bất khả tri. Như ta có trình bày khắp trang mạng của ta, tâm thức Ki-tô không phải là kết quả máy móc của việc gia nhập một giáo hội nào hay tin vào một tín điều vỏ ngoài nào. Đó là một phẩm chất bên trong, phẩm chất của trái tim. 

Chúng ta có thể mô tả đức tin một cách khác. Như các chân sư giảng dạy, quy luật cơ bản của vũ trụ vật chất là quyền tự quyết. Do đó, ta không thể chữa lành cho một người nếu người đó không muốn, tức là không những ta không thể đi ngược lại ý chí có ý thức của họ – bởi vì có ai mà không muốn mình hết triệu chứng bệnh tật? – mà cả ý chí trong tiềm thức họ nữa. Nhiều người giống như một căn nhà bị phân rẽ, nghĩa là họ có những tin tưởng trong tiềm thức ngăn cản họ lành bệnh.   

Cho nên chúng ta có thể nói, đức tin là khi con đã khắc phục sự phân rẽ bên trong này để tim con được thuần khiết. Và từ đó con nhận biết – là sự nhận biết nội tâm vượt khỏi mọi lý luận của lý trí – rằng Tánh linh có quyền năng trên vật chất, có nghĩa là Thượng đế hay các chân sư thăng thiên thực sự có quyền năng thay đổi bất cứ điều kiện nào trên địa cầu.

Câu hỏi cốt lõi trong việc chữa lành là liệu con có thực sự và hoàn toàn tin rằng những gì con cầu nguyện có thể thị hiện và được thị hiện hay không. Con sẽ thấy là đôi khi ta hỏi một người: “Con có tin là ta có quyền năng làm chuyện này không?” Và chỉ khi nào họ tin như vậy thì họ mới có khả năng chấp nhận việc chữa lành có thể thành công. Ta không có thẩm quyền đi ngược lại ý chí tự quyết của con. Cho nên nếu con xin lành bệnh mà không hoàn toàn chấp nhận điều đó là khả dĩ, tâm tiềm thức của con sẽ vô hiệu hóa những lời cầu nguyện ý thức của con. Thật ra, lời cầu nguyện từ một cái tâm phân rẽ sẽ không tới được cõi tâm linh bởi vì lời đó đã bị tâm của họ bác bỏ.

Con có hỏi liệu con có nên đối chất người ta với những lời day của ta trên trang mạng này. Đây là một câu hỏi không có câu trả lời chung chung. Nó hoàn toàn tùy thuộc vào trạng thái tâm thức của cá nhân người đó. Một số người có đức tin hồn nhiên như trẻ nhỏ khiến sự kiện họ tin vào một vài giáo điều sai lầm cũng không quan trọng lắm. Tuy nhiên đối với nhiều người khác, họ sẽ được lợi ích rất nhiều nếu họ được khai sáng và nhận được một hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tâm linh.

Khi giao tiếp với người khác, ta khuyên con nên nỗ lực hòa điệu với cái ta Ki-tô của con. Điều ta muốn nói ở đây là con không bao giờ được quyết định với tâm vỏ ngoài rằng con có nhu cầu phải cải đạo bất cứ ai để họ theo một tín ngưỡng nào đó. Thay vào đó, con hãy đặt trung tâm vào tim con, và nếu con nhận được lời nhắc nhở từ bên trong là con nên chia sẻ một ý tưởng nào đó với họ, thì bằng mọi cách, con hãy làm, và làm trong tình thương.

Nếu con quan tâm đến việc quảng bá giáo lý, ta thực sự khuyên con nên học tập quyển “Cái đến huyền bí của Ki-tô” (The Secret Coming of Christ). Quyển sách giải thích một cách tường tận sự khác biệt giữa việc tiếp cận tôn giáo trong sợ hãi hay trong tình thương. Con sẽ thấy nhiều nhà truyền giáo, kể cả những nhà truyền giáo đạo Cơ đốc, có cách rao giảng phúc âm dựa trên sợ hãi. Họ tìm cách cải đạo người khác bằng cách đánh vào nỗi sợ hãi của con người là mình sẽ bị đày xuống địa ngục hay không được cứu rỗi. Cách đó không phải là cách của ta. Ta tiếp cận trong tình yêu thương. Khi con làm như ta, con sẽ không bị thúc đẩy bởi động lực sợ hãi và do đó con không quyết định với tâm vỏ ngoài những gì người khác phải tin hay không tin. 

Con không tìm cách thuyết phục họ là con có lý. Thay vào đó, con hòa điệu với cái ta Ki-tô của con, và mục đích của con là giúp họ đạt được bước kế tiếp trên con đường tâm linh của họ, bất kể bước đó là gì. Con chỉ cố giúp họ có được một hiểu biết cao hơn vượt khỏi mọi quan điểm vỏ ngoài, trí thức, phát xuất từ sợ hãi, về những điều mà họ cần hiểu. 

Rốt cuộc thì một đức tin nội tâm nơi Thượng đế phát xuất từ tình thương quan trọng hơn nhiều so với việc tuân thủ một số ý tưởng vỏ ngoài phát xuất từ sợ hãi, bất kể những ý tưởng này có đúng đến đâu. Và tất nhiên, nếu con có được cả đức tin lẫn cái hiểu đúng đắn, thì đó là điều lý tưởng cho một người tầm đạo tâm linh.

Chữa lành bằng Thánh linh hay phàm linh thấp kém?

Hỏi: Thày Giê-su có thể vui lòng cho con biết những hiện tượng chữa lành bệnh được chiếu trên truyền hình trong các chương trình Tin Lành (evangelistic) có phải là do thày chữa lành? Những sự việc đó có thật không?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012.

Ta không thể cho con một câu trả lời chung cho câu hỏi này. Sự thật là chính ta và một số các chân sư thăng thiên khác sẽ hợp tác với bất cứ cá nhân nào đạt được một trình độ tâm thức Ki-tô nào đó. Do đó, chúng tôi có làm việc với một số nhà truyền giáo và người chữa bệnh truyền giáo, nhưng chúng tôi không làm việc với tất cả. Ngay cả khi chúng tôi cộng tác với một người, chúng tôi cũng không nhất thiết cộng tác luôn luôn.

Ở vài nơi trên trang mạng này, ta có so sánh tâm con người như nút quay trên máy thu thanh. Con có thể quay nút và điều chỉnh tần số các đài phát thanh mà con muốn bắt, thì cũng như vậy, con có khả năng quay nút trong tâm con và hòa điệu với những tầng mức thực tại khác nhau. Một số tầng mức này ở trong cõi tâm linh, và khi con hòa điệu vào đó, con trở thành một phương tiện của các chân sư thăng thiên và có thể phụng sự các thày trong một số khả năng. Tuy nhiên, tâm con cũng có thể đồng điệu với những tầng mức thấp kém hơn không ở trong cõi tâm linh. Ở những tầng này là các sinh thể thấp kém và khi con mở cửa tâm thức con cho chúng, con có thể trở thành công cụ của chúng, như ta đã có dịp trình bày chi tiết hơn nơi khác. 

Vấn đề khiến cho nhiều người bị gạt gẫm là các sinh thể ở các cõi thấp kém dư khả năng tạo ra nhiều hiện tượng, chẳng hạn như nói ngữ kỳ lạ (speaking in tongues) hoặc chữa bệnh. Đây là một sự kiện nói chung không được các tín hữu Cơ đốc Tin lành (evangelistic Christians) biết đến hay nhìn nhận. Nhiều người trong số những tín hữu đó tin rằng bất cứ điều gì họ làm trong buổi lễ nhà thờ, bất cứ gì họ làm nhân danh ta, đều thuộc về ánh sáng. Họ tin rằng bất cứ khi nào có hiện tượng xảy ra thì đó phải là biểu hiện của một thực tại tâm linh chân chính. Không nhất thiết là như vậy.

Có một số nhà thờ truyền giáo sử dụng những kỹ thuật khác nhau, kể cả nhạc rock, để đưa hội chúng vào một trạng thái tâm thức biến đổi. Như ta đã nói, tâm con người tương tự như chiếc máy thu thanh có khả năng bắt được nhiều đài khác nhau. Cho nên thật là không khó gì quay nút của tâm và sản xuất ra một trạng thái tâm thức biến đổi. Câu hỏi đặt ra là liệu người đó hòa điệu tâm mình với cõi tâm linh hay với một cõi thấp kém.

Nếu người đó không có một trình độ phân biện Ki-tô nào đó, họ sẽ vô cùng khó khăn lượng định được mình đang hòa điệu với cõi tâm linh hay một cõi thấp hơn. Sự khó khăn này càng tăng lên gấp bội nếu họ tin rằng bất cứ một trạng thái tâm thức biến đổi nào cũng đều phải thuộc về ánh sáng. Sự chấp nhận mù quáng kiểu đó thật là nguy hiểm và có khả năng tạo ra những trải nghiệm và hiện tượng không thuộc về ánh sáng. Có những nhà truyền giáo là kẻ lãnh đạo mù cho những hội thánh mù.

Hãy cho phép ta chia sẻ quan tâm chính yếu của ta về đạo Cơ đốc truyền giáo Tin Lành. Có rất nhiều giáo hội truyền giáo tuyên bố làm việc với Thánh linh (Holy Spirit), Họ tuyên bố trải nghiệm nhiều trạng thái tâm thức và hiện tượng hữu hình khác nhau và đó là biểu hiện của Thánh linh. Sự thật quan trọng nhất  mà con có thể hiểu được về Thánh linh là câu, “Thánh linh muốn thổi đâu thì thổi”.

Sự thật đằng sau câu này là Thánh linh không tôn trọng những tin tưởng và quan điểm của con người khi các tin tưởng và quan điểm này không đứng thẳng hàng với thực tại và chân lý của Thượng đế. Và con nay đã thấy được, có hai điều kiện phải hội đủ trước khi một người có thể tiếp xúc thực sự với Thánh linh. Người đó cần có chút thông hiểu về sự thật để có khả năng phân biện giữa Thánh linh và các loại linh thể thấp kém – ta muốn nói một sự thông hiểu chân lý đích thực chứ không phải một cách diễn giải nhân tạo nào đó. Và người đó cũng phải có tâm trí và con tim mở rộng hầu sẵn sàng nhập vào dòng Tánh linh. Nếu con đã có sẵn một số tin tưởng chắc nịch và cố định về Thượng đế và nếu con tìm cách ép uổng Thánh linh vào cái hộp tư duy của con, thì con không có hy vọng làm việc với Thánh linh chân thực đâu.      

Khi con áp dụng vào đạo Cơ đốc Tin Lành, con sẽ thấy nhiều người trong số đó cả quyết là họ làm việc với Thánh linh, thế nhưng đồng thời họ lại có một cách tiếp cận đạo Ki-tô vô cùng cứng nhắc, cực chính thống (fundamentalist) và hiểu kinh điển theo nghĩa đen (literal). Họ tin rằng Thánh kinh là lời Thượng đế sát từng chữ – điều này không nhất thiết là đúng đắn như ta đã có dịp trình bày ở nơi khác. Điều ta muốn nói là nhiều người trong phong trào truyền giáo đã tạo ra những cái hộp hẹp hòi trong tâm họ đến độ không còn chỗ nào cho Thánh linh thổi vào nữa.  

Nhiều người trong số đó tin mình đang làm việc với Thánh linh và họ có thể chỉ ra đủ loại hiện tượng để làm bằng chứng. Vấn đề là do những cái hộp tư duy hạn hẹp mà họ đã dựng lên chung quan tâm họ, họ không cởi mở với sự phân biện đích thực chỉ có thể đến được từ tâm Ki-tô. Vì thế họ không có phân biện chân chính và không làm sao phân biệt được Thánh linh với một phàm linh thấp kém hơn. Kết quả là rất nhiều những hiện tượng mà họ rao giảng, kể cả việc chữa bệnh, không là việc làm của Thánh linh mà của các phàm linh thấp kém đội lốt Thánh linh. 

Điều này khiến ta rất quan tâm. Lý do là vì có rất nhiều người trong phong trào truyền giáo là những người tâm linh có thiện chí thực sự và là người tìm kiếm Thượng đế. Tiếc thay, phong trào này cũng như tư duy cực chính thống của nó, khiến cho họ bị kẹt vào một hộp tư duy xơ cứng, và do những giới hạn của hộp tư duy, họ không làm sao tiếp xúc được với Thánh linh. Trong mong muốn rạo rực muốn trải nghiệm Tánh linh, họ mở cửa ra cho các loại phàm linh thấp kém. Vì họ quá ước ao Tánh linh, họ dùng vũ lực để cố chiếm thiên đàng, nhưng họ lại không chịu trải qua một tiến trình buông bỏ mọi định kiến và mọi điều tin tưởng sẵn có. Sự buông bỏ này, sự quy hàng này trước sự thật của Ki-tô – đối lại với “sự thật” nhân tạo của phàm phu – mới là điều thiết yếu để nhận được quyền năng của Thánh linh. Nếu con không để cho Thánh linh thổi nơi nào nó muốn, con không thể nhận được trọn vẹn quyền năng của Tánh linh.        

Nói vậy rồi, ta xin nói rõ thêm là trong phong trào tuyền giáo Tin Lành có rất nhiều người có một mức độ tâm Ki-tô và phân biện Ki-tô nào đó. Những người này đã có làm việc với Thánh linh và có thể thị hiện một số hiện tượng chân thực, kể cả chữa lành bệnh. Cũng có một số người có khả năng hòa điệu với Thánh linh trong một thời gian ngắn nhưng chưa hẳn phát triển được tánh phân biện đích thực. Cho nên thật là hên xui may rủi với họ. Đôi khi họ làm việc với Thánh linh, và có những lúc khác họ làm việc với các phàm linh thấp kém.

Ta có thể xác nhận với con là trong phong trào truyền giáo Tin Lành có một tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, để tiềm năng này trở thành hiện thực và phong trào trở thành một công cụ chân chính cho Thánh linh và các chân sư thăng thiên, cần có một túc số những người sẵn lòng từ bỏ cách tiếp cận tôn giáo vỏ ngoài, từ bỏ cách tiếp cận cực chính thống. Họ cần nỗ lực sốt sắng đạt được phân biện Ki-tô sẽ cho phép họ gạt bỏ các làn sóng của phàm linh thấp kém để bắt được làn sóng của Thánh linh đích thực.

Nếu điều này xảy ra, con sẽ thấy luồng Thánh linh tuôn trào xuống mạnh mẽ, và các chân sư thăng thiên sẽ làm việc được với nhiều người trong phong trào truyền giáo. Sự thể ngày hôm nay là phong trào này mới thể hiện được khoảng 5% tiềm năng của họ để làm công cụ cho Thánh linh. Vậy con có thể phỏng đoán 95% những sự việc chữa bệnh và hiện tượng mà phong trào truyền giáo rao truyền là không xác thực và không đến từ Thánh linh. Ta mong muốn nhìn thấy con số này lật ngược, nhưng điều đó sẽ đòi hỏi một sự thay đổi tâm thức, một sự thay đổi con tim trong số các thành viên và lãnh đạo của phong trào. Có sẽ xảy ra hay không? Ta không trả lời được câu hỏi này.

Liên quan đến câu hỏi liệu việc chữa lành bệnh có thật hay không, ta xin nói là sự chữa lành đích thực đòi hỏi hai điều. Trước tiên phải có sự can thiệp của Thánh linh đích thực chứ không phải của một phàm linh thấp kém. Có thể là một phàm linh thấp hơn có khả năng loại bỏ những triệu chứng thể chất khỏi một người, nhưng theo mực của ta, đó không phải là chữa lành thực sự, Yếu tố thứ hai của việc chữa trị, người bệnh phải nâng cao tâm thức mình lên một mức cao hơn. Khi ta chữa bệnh cách đây 2000 năm, con có thể đọc trong kinh điển rằng chính đức tin của bệnh nhân đã là yếu tố quyết định trong việc chữa bệnh. Một số người được chữa khỏi chính vì họ có đức tin rất cao.      

Nhưng như được giải thích ở một nơi khác, chu kỳ tâm linh đã quay sang một chu kỳ mới. Ngày nay, đức tin vào một quyền năng bên ngoài không còn đủ nữa. Điều cần thiết thời nay là phải hiểu biết rằng mọi điều kiện trong cuộc sống đều phản ánh những điều kiện trong tâm thức. Nói cách khác, một căn bệnh thể chất bắt nguồn từ một tình trạng trong tâm thức, và tình trạng này phát xuất từ một tin tưởng sai lầm về chính bản thân mình và Thượng đế. Để thực sự chiêm nghiệm sự lành bệnh vật lý, lành lặn các triệu chứng trong thể xác, con phải đi sâu vào tiềm thức cuả con và giải quyết tin tưởng sai lầm ở đó.  

Đây là thêm một lý do khiến cho phong trào truyền giáo Tin lành gặp phải vấn đề. Để thật sự giải tỏa tin tưởng sai lầm về Thượng đế, con phải nhìn vượt ra khỏi hầu hết những cái hộp tư duy đang trổi nổi quanh khắp thế giới ngày nay, kể cả những hộp tư duy do đạo Cơ đốc Tin lành hoặc đạo Cơ đốc cực chính thống sản xuất ra. Nếu con không sẵn lòng nhìn vượt ra ngoài những hộp đó, con sẽ không thể chữa lành thật sự và rất có thể con cũng không mở tâm ra được với Thánh linh. Thay vào đó, nhiều người mở tâm ra với các phàm linh thấp kém, và các phàm linh này chẳng có vấn đề gì tạo ra một sự lành bệnh vật lý mà không giải quyết tâm thức. Lý do chỉ là vì các phàm linh thấp kém muốn giữ con người kẹt cứng vào những tin tưởng giới hạn của họ.

Sự thiếu vắng giải pháp nội tâm sẽ giúp con hiểu tại sao con thường thấy những người vừa được chữa bệnh trong buổi lễ nhà thờ lại bị bệnh tái phát ngay sau đó. Nếu con không đi vào tâm lý và giải tỏa các tin tưởng giả tạo đã gây bệnh thì việc chữa lành sẽ không thể lâu dài. Đây là một sự thật thường không được các tín hữu Cơ đốc giáo nhìn thấy, và lý do là vì họ không sẵn sàng nhìn xa hơn hộp tư duy của họ.

Cũng cho phép ta nói thêm, nhiều người mang bệnh tật như là một cách để giữ quân bình cho các điều kiện của thế giới. Một căn bệnh như vậy sẽ không nhất thiết được chữa lành, ngay cả khi người đó có liên hệ đích thực với Thanh linh và đã giải quyết mọi tin tưởng sai lầm của mình. Sự giải thích nằm ở chỗ dòng sống đó đã tình nguyện mang vào mình một số năng lượng tiêu cực của thế giới (như ta đã từng mang tội lỗi cho thế giới) và do đó căn bệnh sẽ không chữa lành qua Thánh linh. Nó có thể được chữa lành qua một số kỹ thuật tâm linh, chẳng hạn như cầu thỉnh Ngọn lửa Tím như được mô tả ở nơi khác. Khi một căn bệnh bắt nguồn từ sự tình nguyện của một dòng sống nhằm gánh vác năng lượng tha hóa cho thế gian, cách duy nhất để chữa lành là biến hóa năng lượng tha hóa trở về sự tinh khiết nguyên thủy.

Bệnh nặng có do nghiệp cá nhân hay không?

Hỏi: Giê-su yêu mến, khi một người bị bệnh nặng liên tục, có phải đó là kết quả của nghiệp quả cá nhân hay là người đó đang gánh chịu nghiệp quả của hành tinh? Khi chuyện này xảy ra, có hy vọng nào thay đổi được hay không?  


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012.

Như ta có giải thích suốt trang mạng này, mọi thứ đều được cấu tạo bằng năng lượng, và năng lượng thì chỉ giản dị là ánh sáng thuần khiết của Thượng đế rung động ở một tần số thấp hơn tiềm năng cao nhất của nó. Hệ quả là bất kỳ điều kiện bất toàn nào cũng được cấu tạo bởi năng lượng có tần số thấp, và vì thế mọi điều kiện có thể được thay đổi bằng cách nâng cao tần số của năng lượng. Chân sư Hiện diện của Ánh sáng Vô tận đã giải thích điều này cặn kẽ hơn trong bài giảng của thày.

Con nói đúng, có nhiều dòng sống đã tình nguyện hứng chịu một phần gánh nặng nghiệp quả của thế giới. Và rất nhiều trong số các dòng sống đó đã làm điều này bằng cách tự chuốc vào mình một căn bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, không có người nào phải gánh chịu toàn bộ sức nặng của nghiệp quả thế gian. Một người chỉ gánh một phần thôi, và nếu phần này được hóa giải qua những phương cách khác, thì một căn bệnh – mà tựu trung chỉ là nghiệp quả đang trải bày ra – có khả năng được chữa lành.

Cho nên ta thật khuyên những ai bị bệnh nặng hãy sử dụng các bài nguyện tràng hạt và bài chú của Mẹ Mary mỗi ngày. Ta không nói là bệnh nặng sẽ nhất thiết được chữa khỏi. Thật vậy, nhiều dòng sống mong muốn đóng góp vào bước tiến của nhân loại mạnh mẽ đến độ họ sẽ gánh thêm nghiệp quả của thế giới sau khi một số nghiệp đã được chuyển hóa. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các dụng cụ tâm linh, một người sẽ có thể tiêu hủy nhiều nghiệp của thế giới hơn là qua căn bệnh của mình.

Một trường hợp khác có thể xảy ra là căn bệnh hiểm nghèo là kết quả của nghiệp riêng của người đó. Một số dòng sống nhận ra là họ đang có một phần nghiệp nặng nề sắp sửa kết tụ trong một tương lai gần kề. Cho nên họ quyết định đầu thai trong những hoàn cảnh khiến họ mắc phải một chứng bệnh hiểm nghèo. Mục đích mắc bệnh là để trả nghiệp trong một kiếp thay vì kéo dài ra trong nhiều kiếp.

Con có thể so sánh chuyện này với một người có một khoản nợ rất lớn. Một số người sẽ chọn cách trả lần hồi, mỗi tháng một chút cho tới cuối đời, trong khi một số người khác sẽ muốn đi làm hai việc một lúc trong một vài năm để sạch nợ cho nhanh, rồi được rảnh rang hưởng thụ cuộc đời sau đó. Có nhiều dòng sống trưởng thành tâm linh sẽ hy sinh nguyên một kiếp sống để tinh tấn trong một kiếp, hầu họ có thể thăng thiên vào cuối kiếp đó hoặc kiếp kế tiếp. Quả thật những dòng sống như vậy có thể gánh lấy một căn bệnh ngặt nghèo hoặc một điều kiện nào khác suốt nhiều thập niên hay thậm chí suốt đời.

Hiển nhiên, mục tiêu của dòng sống là trả cho hết nghiệp, chứ không phải là chịu khổ vì căn bệnh. Cho nên nếu dòng sống có thể tìm ra cách nào khác để trả quả thì căn bệnh rất có thể sẽ được chữa lành. Một lần nữa, ta khuyến cáo việc sử dụng cac dụng cụ tâm linh để làm tiêu sạch mọi nghiệp chướng và năng lượng tiêu cực. Và đương nhiên, nếu người bệnh nặng là một người thân của con, con cũng có thể dùng dụng cụ tâm linh để chuyển hóa nghiệp đó cho người ấy.

Tuy nhiên cũng có một kịch bản thứ ba cần được xem xét. Trong nhiều trường hợp, một chứng bệnh nặng không chỉ do nghiệp của người đó, mà là hậu quả của một số tin tưởng sai lầm hoặc vết thương tình cảm nơi dòng sống. Và trong trường hợp này, việc sử dụng kỹ thuật tâm linh để chuyển hóa nghiệp quả thật là không đủ. Việc cần thiết là phải dùng những dụng cụ thích hợp để chữa lành tâm lý một cách thực sự. Rất nhiều khi, một căn bệnh không thể chữa khỏi cho tới khi vấn đề tâm lý nằm bên dưới được giải quyết hoàn toàn.

Điều ta muốn nói là có rất nhiều người phải chịu bệnh tật nghiêm trọng do tâm lý họ chưa giải quyết. Cho nên mặc dù họ phải chịu khổ cả đời nhưng họ không thật sự trả được chút nghiệp nào, và do đó họ không tiến bộ về mặt tâm linh. Đó chỉ đơn giản là sự khổ đau không cần thiết chẳng đem lại ích lợi cho bất cứ ai.

Trong một số trường hợp, một dòng sống lại có thể sử dụng căn bệnh như cái cớ để không chịu giải quyết các giới hạn tâm lý của mình. Một chứng bệnh nặng khiến mình bị mất khả năng cơ thể xem ra có thể là cái cớ tuyệt hảo để mình bỏ rơi mọi trách nhiệm về cuộc sống, không chịu giải quyết tâm lý hay không lấy những biện pháp cần thiết để tinh tấn trên đường tâm linh. Cho nên điều ta muốn nói là có những người mắc phải vấn đề này từ hai khía cạnh.

Khía cạnh thứ nhất của vấn đề là sự hạn chế tâm lý nằm tiềm ẩn bên dưới. Khía cạnh thứ nhì là, thêm vào sự hạn chế tâm lý tiềm ẩn, còn có một thái độ thâm căn cố đế không muốn đương đầu với vấn đề tiềm ẩn. Thậm chí dòng sống còn sẵn sàng hứng chịu và duy trì một căn bệnh trầm trọng hầu tránh không phải đương đầu với vấn đề. Giản dị, những dòng sống như vậy không chịu thay đổi chính mình cũng như cách mình nhìn cuộc sống. Họ có thể rất khó tiếp cận, và vì vậy căn bệnh có thể rất khó chữa. Cho dù họ có đọc vô số bài nguyện hay bài cầu tràng hạt thì sẽ vẫn không hết bệnh, cho tới khi họ quyết định nhận hoàn toàn trách nhiệm về hoàn cảnh của mình và làm một điều gì đó để giải quyết các nguyên nhân bên dưới. 

Những dòng sống như vậy rất nên suy ngẫm về định nghĩa của Albert Einstein về sự điên rồ: Điên rồ là khi con cứ làm mãi cùng một chuyện mà lại mong kết quả sẽ khác đi.

Một cách tiếp cận không nhằm làm nguôi bệnh tật và cái chết

Hỏi: Con xin hỏi về ý nghĩa của một cái chết kéo dài đau đớn. Người bạn của con vừa mất hôm qua do một khối u trong não. Anh ấy phát hiện ra căn bệnh cách đây bảy tuần và trong suốt thời gian đó anh đã đau đớn rất nhiều. Anh mất hết nhân tính và trở thành giống như loài thực vật. Đâu là ý nghĩa của một cái chết như vậy đối với chúng con? Và làm thế nào chúng con có thể giúp một người thân trong hoàn cảnh như vậy?     


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012.

Đây là một câu hỏi chạm đến rất nhiều đề tài khác nhau. Một phần rất lớn của câu trả lời luôn luôn nằm trong vấn đề nghiệp quả. Có những người là những dòng sống can đảm muốn tiến triển nhanh chóng, và ở những tầng nội tâm của họ hoặc trước khi họ đầu thai, họ đã tình nguyện chuốc lấy một chứng bệnh trầm trọng để cân bằng càng nhiều nghiệp quả càng tốt trong phần đời còn lại, hầu trong kiếp tới họ gặp được một hoàn cảnh tốt hơn. Thậm chí còn có những người chịu đựng một căn bệnh như vậy để cân bằng nghiệp quả một lần chót và hội đủ tư cách thăng thiên.    

Tuy vậy cũng có nhiều yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng, như có những người tình nguyện nhận lấy một căn bệnh ngặt nghèo để phần nào giúp người khác khởi lên lòng từ bi hay mong muốn cứu giúp. Kẻ thù lớn nhất của sự phát triển tâm linh thực sự là lòng vị kỷ, bởi vì khi tự ngã hoàn toàn tập trung vào chính nó, nó biến thành một lỗ đen. Nó biến thành một hệ thống khép kín mà Saint Germain đã có đề cập trong bài giảng tuyệt vời của thày về định luật thứ hai của nhiệt động học.

Và do đó, các vị thày tâm linh của nhân loại đã đề ra rất nhiều phương thức để giúp con người khắc phục tính vị kỷ qua lòng trắc ẩn đối với người khác – họ bị khuấy động đến độ họ sẽ dang tay giúp đỡ người khác thay vì chỉ chú trọng đến bản thân mình. Cho nên quả thực là có những người đã tình nguyện chuốc lấy đủ loại bệnh tật – như trong trường hợp nói trên – hầu khơi lên lòng vị tha nơi người khác. 

Hiển nhiên cũng có những người đã không tình nguyện chuốc lấy bất cứ gì hết, và đơn giản nghiệp quả của họ đã trở nên nặng nề đến độ nó phải bộc lộ ra dưới hình thức một căn bệnh lấy đi mọi khả năng thân xác của họ. Những người như vậy đã không sẵn lòng lắng nghe lời dạy tâm linh – thường là suốt nhiều kiếp qua – và do đó nghiệp quả đã phải giáng xuống để trao cho họ thêm một cơ hội thay đổi hướng đi trong cuộc sống. Chúng tôi là các vị thày của nhân loại, phụng sự địa cầu phần lớn để đưa ra cho mọi người một chọn lựa khác hơn là phải học hỏi qua nghiệp quả. Tiếc thay, chúng tôi chẳng làm được gì nhiều khi người ta cứ nhất định ghi danh theo học Trường đời Cay đắng. 

Cũng có một yếu tố tâm lý nhằm chỉ ra cho mọi người thấy được sự sống là nhiều hơn cuộc sống vật lý. Và đây là một điểm tác dụng trên xã hội hiện đại. Vì con thấy gì trong ngành y khoa hiện đại? Con thấy một cố gắng nhằm tạo ra tình trạng nơi bệnh tật và đau khổ bị cất giấu khỏi con mắt người đời. Gần như con thấy chuyện này ở hai đầu của kiếp người. Đã có những xã hội xem hành vi sinh sản là một đề tài cấm kỵ – đến độ người ta tin rằng trẻ sơ sinh được cò bay đến giao tận nhà, và ngay cả thời nay vẫn có nhiều trẻ em không biết gì về chuyện sinh nở. Nói cách khác, con người bỗng dưng hiện ra trong đời, rồi một ngày kia khi họ chết đi, họ cũng bỗng dưng biến mất khỏi đời.

Nhưng thực tế, tất nhiên, là những gì con tạo ra trong tâm thức thì con cũng phải trải nghiệm trong thế giới vật lý. Bởi vì vũ trụ là một tấm gương. Và điều mà ngành y khoa hiện đại đã làm là cố tạo ra một tình trạng nơi họ có thể chữa trị mọi bệnh tật hay giảm bớt mọi cơn đau để con người không phải trải nghiệm hậu quả trạng thái tâm thức của mình. Bất kỳ chứng bệnh nào cũng là sự hiển thị của một điều kiện nào đó trong tâm thức. Và trong nhiều trường hợp, quả thực bệnh tật có khả năng đưa người bệnh tới điểm nhận ra là mình cần thay đổi, mình cần lượng định lại cuộc sống của mình. Nó có thể kích hoạt sự tăng trưởng tâm linh mà bình thường sẽ không xảy ra nếu họ vẫn luôn mạnh khỏe và chỉ lo thụ hưởng đời sống vật chất bề ngoài. 

Cho nên câu hỏi này gắn liền với một câu hỏi khác về đau khổ. Bởi vì có những người sẽ không chịu học hỏi một cách nào khác. Họ sẽ không học hỏi từ giáo lý tâm linh hay những lời gợi nhắc từ cái ta Ki-tô của họ. Và trong trường hợp đó, cõi vật lý, năng lượng của Mẹ, sẽ trở thành vị thày của họ. Và đó là tại sao cơ thể vật lý của họ bắt đầu biểu lộ ra những điều kiện tâm lý bất toàn ở bên trong.

Đối với một số người chứng kiến người khác phải trải qua sự đau đớn của một căn bệnh ngặt nghèo, họ cũng có thể nhận được ích lợi tâm lý. Hiển nhiên, chúng tôi thà là mọi người học hỏi qua lời dạy tâm linh thay vì phải thấy chính tâm thức mình trình chiếu ra một cách quá khắc nghiệt. Nhưng khi con người không sẵn lòng học hỏi thì chúng tôi phải cho phép Luật Tự quyết trải bày ra để họ thấy được cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng và họ không thể thực sự trốn tránh những hậu quả của chọn lựa của mình. Con không thể luôn luôn dùng thuốc giảm đau để làm cho mình tê dại và không còn cảm giác gì nữa.

Về câu hỏi là con có thể làm gì để giúp đỡ những người như vậy, thì câu trả lời là con hãy an bình – để khi con ở bên họ, con không rơi vào cả hai cái bẫy của nhị nguyên, một là nỗi thương xót phàm phu, và hai là niềm tê dại để mình không cảm thấy gì.

Con hãy cho phép mình cảm thấy một niềm an bình nội tâm đem lại cho con lòng trắc ẩn đích thực. Rồi con có thể giúp họ, tạo cảm hứng cho họ lượng định lại cuộc sống, miễn là họ đủ tỉnh táo để làm chuyện đó. Nếu họ đã đi quá mức để có thể tỉnh táo, con có thể, một lần nữa, giữ tâm an bình và giữ sự cân bằng tâm linh cho họ.

Và tất nhiên, chắc chắn con có thể đọc các bài thỉnh và bài chú, để nơi nội tâm, dòng sống đó có thể thức tỉnh mà học được bài học – cho dù tâm vỏ ngoài không còn khả năng học hỏi do đã mất tỉnh táo. Con cũng có thể làm việc với những người chung quanh người bệnh và tìm cách giúp họ lượng định lại đời sống của họ và có được một tầm nhìn tâm linh hơn về cuộc sống.

Khi con trải qua một trận ốm nặng hay con chứng kiến cảnh người thân phải chịu một chứng bệnh hay đau đớn tột cùng – có khi người thân của con suy yếu tới mức con không còn nhận ra họ là con người, hay chắc chắn không phải là con người mà con đã từng quen biết – thì lẽ tự nhiên cảm xúc của con sẽ bị tác động. Nhiều người bị kinh nghiệm đó gây chấn thương, đến độ họ không còn chọn lựa nào khác hơn là đóng chặt cảm xúc mình lại, và mình bị tê đi để không phải chịu đựng nỗi khổ sống qua căn bệnh hay nhìn thấy người thân đau đớn. Điều không thể tránh khỏi là khả năng suy nghĩ minh mẫn của họ sẽ bị che phủ như trong mây mù. 

Một phản ứng thông thường khác là cảm giác vô cùng mạnh mẽ, cảm giác bao trùm lên tất cả rằng mình bị bất lực, mình bị tê liệt không thể làm gì để đem lại thay đổi tích cực – cảm giác rằng chuyện này thật là bất công. Rồi tình trạng bất lực trước hoàn cảnh vỏ ngoài đó thường chuyển thành một nỗi oán hờn bên trong, hay một cơn giận ngày càng dữ dội đến độ cuối cùng nó phải trào ra ngoài và hướng về một ai đó. Một số bệnh nhân đâm ra tức giận đối với người thân hay ngay cả với những người chăm sóc cho mình. Một số khác trút nỗi giận lên Thượng đế, và trong sự phẫn nộ tột cùng, họ thường chất vấn tại sao Ngài lại để cho chuyện đó xảy ra cho họ.

Điều thày muốn nói là mặc dù cả hai loại phản ứng đều có thể hiểu được, nhưng câu hỏi thật sự là liệu cách phản ứng như vậy sẽ có giảm bớt nỗi đau và cải thiện tình trạng thể chất của mình hay không, hay nó sẽ chỉ khiến cho mọi sự tồi tệ hơn?

Chúng tôi, các chân sư thăng thiên, không hề vô cảm trước nỗi thống khổ của loài người. Kỳ thực, trong cương vị đại diện đấng Ki-tô Toàn vũ cho địa cầu, quả thực là ta cảm được – ở một tầng nhất định trong bản thể của ta – niềm khổ đau của từng con người trên trái đất. Như ta đã nói cách đây 2000 năm: “Hễ các người làm điều gì cho một ai hèn mọn nhất trong anh em của ta, thì các người đã làm điều đó cho chính ta” (Matthew 25:40).

Nhưng ta cũng nhận biết trọn vẹn rằng ta là nhiều hơn nỗi đau khổ, và mỗi người trên địa cầu cũng nhiều hơn nỗi đau khổ. Cho nên ta thấy được rõ ràng là để con người trên trái đất thoát khỏi khổ đau, họ cần kết nối lại với thực tại rằng họ cũng là nhiều hơn vậy – một thực tại mà ta từng mô tả: “Và họ sẽ không bảo, Kìa ở đây! hay kìa ở đó! Bởi vì con hãy nhìn, vương quốc Thượng đế ở ngay trong con.” (Luke 17:21)

Vì vậy, tuy rằng các chân sư có lòng từ bi siêu phàm đối với mọi con người đang đau khổ, nhưng chúng tôi không bao giờ bị chìm đắm trong lòng trắc ẩn và luôn luôn cầm giữ niệm tinh khôi rằng con người sẽ nâng cao tâm thức và khăc phục được những giới hạn vỏ ngoài của mình.

Chỉ bằng cách đi vào bên trong mà con mới có thể kết nối với cái ta toàn vẹn của con. Cái ta này là nhiều hơn cái ngã giới hạn bị kẹt trong thân xác vật lý, là cái thân xác đang trải qua một cơn bệnh hay đang chứng kiến một thân xác khác trải qua cơn bệnh. Đạt đến sáng ngộ này là một vấn đề nâng cao tâm thức, nâng cao tầm hiểu của con về cuộc sống. Và nó đòi hỏi một mức suy luận sáng suốt về sự tình – một điều con không thể làm được khi tinh thần con bị suy sụp về cả mặt lý trí lẫn tình cảm, hay khi con cho phép cảm xúc của mình trào ra điên cuồng trong sự nóng giận và đổ lỗi. Ta hoàn toàn hiểu được là lời dạy này sẽ không giúp được mọi người, nhưng con hãy cho phép ta gợi ra một phương thức cho những ai vẫn còn khả năng suy nghĩ thấu đáo. 

Như ta đã giải thích ở một nơi khác, cảm xúc của con ở một tầng thấp hơn thể lý trí. Cho nên khi con đóng chặt cảm xúc mình lại, hay con để mặc cho nó chạy cuồng loạn, nguyên nhân thực sự nằm trong trí thể của con. Và nguyên nhân là vì con không thể nhìn ra ý nghĩa của tình huống, con không thể hiểu được – và do đó con không thể chấp nhận – tại sao nó lại xảy ra. Con cảm thấy tình huống bị áp đặt lên con một cách bất công bởi một thế lực bên ngoài, cho dù đó là cuộc sống, là số mạng hay Thượng đế.  

Hãy để ta gợi ý nguyên do tại sao quá nhiều người trong xã hội hiện đại không thể hiểu và không thể chấp nhận đau khổ, đó là vì cả hai hệ tư tưởng đang thống trị xã hội này – ta muốn nói là cả đạo Cơ đốc chính mạch lẫn nền khoa học duy vật – không có khả năng đem lại cho họ câu trả lời xác đáng. Vì họ không có câu trả lời cho nên trí thể của họ bị tê liệt và họ không thể kiểm soát cảm thể của họ.

Do đó, mặc dù họ có thể đang rất xúc động và khó lòng kểm chế cơn xúc động một khi nó đã vượt ngoài tầm kiểm soát, câu trả lời thực tiễn duy nhất là họ phải bắt đầu thay đổi cái nhìn của mình về bệnh tật và đau đớn. Nó đòi hỏi họ phải vượt xa hơn cái nhìn về cuốc sống mà cả tôn giáo lẫn khoa học đang đưa ra.

Bắt đầu ở đâu đây? À, không có cách bắt đầu nào hay hơn là quyển sách của Mẹ Mary nơi thày giải thích thực tại cơ bản của cuộc sống:

  • Tâm con có khả năng hình thành tâm ảnh.
  • Con đã được ban cho quyền tự quyết hình thành bất cứ tâm ảnh nào con muốn.
  • Vũ trụ được cấu tạo bằng một chất gọi là Ánh sáng Mẫu-Vật. Chất này có khả năng khoác vào bất kỳ hình dạng nào.
  • Ánh sáng Mẫu-Vật tạo thành một loại gương vũ trụ. Bất cứ tâm ảnh nào con giữ trong tâm – ngay cả ở dưới mức ý thức – cũng sẽ được áp chồng lên Ánh sáng Mẫu-Vật, và ánh sáng sẽ khoác vào hình dạng vật chất tương ứng với tâm ảnh của con.
  • Cho dù con cầm giữ tâm ảnh nào trong tâm đi nữa, cuối cùng con sẽ trải nghiệm nó dưới hình thức những hoàn cảnh vật chất trong đời con.
  • Chìa khóa để thay đổi hoàn cảnh vật chất của con là thay đổi tâm ảnh trong tâm, nghĩa là trong cả bốn tầng của tâm con.

Ta cũng biết thế giới quan nói trên thật là đối chọi với thế giới quan mà cả tôn giáo lẫn khoa học đều đưa ra cho nhân loại. Thế giới quan mà con đã được dạy dỗ khi lớn lên đã được thiết kế để trấn an con và khiến con nghĩ rằng con không có quyền làm chủ vận mạng cũng như các hoàn cảnh vật lý của mình. Điểm này đã được giải thích tường tận hơn ở những nơi khác và ta sẽ không bàn sâu hơn ở đây.

Nếu con bị bệnh và đến tham vấn một vị tu sĩ, vị đó sẽ bảo con cầu nguyện, và nếu cầu nguyện không đem lại kết quả thì dường như con không có cách nào khác nữa. Nếu con đi tham vấn một bác sĩ, vị ấy sẽ bảo con sử dụng y học hiện đại, và nếu y học không đem lại kết quả thì con cũng không có cách nào khác. Cả hai hệ thống tín ngưỡng đều nhằm trấn an con, khiến cho con nguôi dịu, bằng cách bác bỏ sự kiện con chính là kẻ mang trách nhiệm bệnh tình của mình, bác bỏ bệnh tật là cách thức mà các điều kiện trong tâm con trình chiếu ra ngoài, và con có khả năng thay đổi điều kiện vật lý bằng cách thay đổi điều kiện nội tâm.

Vấn đề là cả hai nền triết lý đó đã dạy con người rằng họ không mang trách nhiệm tối hậu về đời họ, và đây là một thông điệp mà tự ngã con người rất thích nghe. Cho nên ta hiểu rõ là nhiều người sẽ khó lòng xoay chuyển và công nhận rằng BẤT KỲ tình huống vật chất nào cũng đều do tâm tự tạo ra và do đó cũng có thể được tâm tháo gỡ bằng cách thay đổi tâm.

Con có thấy điều ta nói ở đây? Tôn giáo bảo con rằng bệnh tật là do hoàn cảnh bên ngoài gây ra và nếu cầu nguyện không đem lại kết quả, con sẽ không còn chọn lựa nào khác. Khoa học bảo con rằng bệnh tật là do hoàn cảnh bên ngoài gây ra và nếu y học không đem lại kết quả, con cũng không có chọn lựa nào khác. Cả hai đều dẫn đến sự tê liệt, và như ta vừa giảng ở trên, đau khổ là do sự tê liệt như vậy gây ra.

Thế giới quan mà ta gợi ý ở đây loại bỏ tình trạng tê liệt đó bằng cách chủ trương bất kỳ hình thức khổ đau nào cũng mang sẵn tiềm năng học hỏi một bài học quan trọng trong đời, một bài học sẽ hữu ích cho con xa hơn cả kiếp này cùng tâm trạng đau khổ hiện thời của con. Tất nhiên, cái giá con phải trả là con phải chấp nhận mình mang trách nhiệm tối hậu về cuộc đời mình. Nhưng một khi con làm điều đó, con sẽ không bao giờ cảm thấy bất lực, tê liệt nữa. Và như thế, khổ đau hoặc sẽ giảm bớt, hoặc sẽ được thay thế bởi niềm vui khi con chú tâm vào tăng trưởng tâm linh.

Hơn thế nữa, khi con chuyên tâm học hỏi và khám phá bài học ẩn giấu sau mỗi tình huống vỏ ngoài, rất có thể con sẽ khắc phục được nguyên nhân đã tạo ra căn bệnh vật chất. Và điều này có thể khiến cho căn bệnh dù trầm trọng đến đâu cũng biến mất – trong nghĩa đen – như trong phép lạ. Kỳ thực chẳng có phép lạ gì cả, mà chỉ là sự ứng dụng những định luật tự nhiên vượt ngoài mức hiểu biết hiện thời của cả khoa học lẫn tôn giáo.   

Thực tế là khi người bệnh chấp nhận một trong hai hệ thống tín ngưỡng đang thống trị xã hội hiện đại, kết quả tất yếu sẽ là sự tê liệt. Điều này sẽ ngăn chặn mọi cách giải quyết điều kiện nội tâm đã tạo ra căn bệnh, và do đó nó sẽ ngăn chặn việc chữa trị. Con thử nhìn xem biết bao người tin vào bác sĩ khi họ nghe tin bệnh tình của mình không có cách chữa. Và khi họ chấp nhận như vậy, họ cũng chặn đứng khả năng giải quyết nguyên nhân căn bệnh.

Con cần hiểu rõ là ở đây ta không nói đến niềm hy vọng hão huyền mà quá nhiều nhà truyền đạo Cơ đốc cổ võ. Việc cầu nguyện – ngay cả khi toàn thể họ đạo cầu nguyện cho con – cũng không đủ đâu. Liệu con có thấy việc đó chỉ thể hiện hệ thống tín ngưỡng nhằm trấn an con và làm cho con nguôi dịu khi bảo rằng đức Chúa Trời, đức Mẹ Mary hay chính thày sẽ phải chữa bệnh cho con qua một phép lạ? Kỳ thực, chính con mới là người đem đến “phép lạ”, tức là phép lạ của tâm khi một chuyển đổi của tâm cũng chuyển đổi các điều kiện vật chất.

Con có thấy chăng là cả khoa học lẫn tôn giáo đều bảo con thế giới vật chất là thực, và các điều kiện vật chất có một thực tại tối hậu hay chăng? Nhưng điều thày nói với con là thế giới vật chất chỉ mang một sắc diện tạm thời, và thực tại của nó không hơn gì chính thực tại mà con đã trao cho nó trong tâm con. Mọi đau khổ trên địa cầu là do tâm con người tạo ra. Và cái do tâm tạo ra có thể được tâm gỡ bỏ – nhưng chỉ khi nào tâm con chuyển hóa thành tâm Ki-tô. Điều này sẽ chỉ xảy ra khi con khám phá và chấp nhận trọn vẹn vương quốc Thượng đế nằm bên trong chính con, và vương quốc này nằm trong tầm tay của con, nghĩa là con có khả năng nâng cao tâm thức ngay bây giờ và thay đổi các điều kiện vỏ ngoài của con ngay bây giờ.

Khi đó, con sẽ có khả năng giữ lấy niệm tinh khôi, hoặc cho con, hoặc cho người khác – như Mẹ Mary có giải thích trong sách của thày. Đây là điều dũng mãnh nhất mà con có thể làm cho người khác, và nó đòi hỏi con không bao giờ chấp nhận bất kỳ giới hạn vật lý nào là thực, mà ngược lại con luôn luôn trụ tâm trong viễn quan tích cực và hiểu biết tuyệt đối – vượt khỏi mọi tín ngưỡng bình thường – rằng Ánh sáng Mẫu-Vật rốt cuộc sẽ trải bày ra hình ảnh toàn hảo mà con đã phóng chồng lên nó. Tuy nhiên, muốn giữ được niệm tinh khôi một cách trọn vẹn, con không thể là một ngôi nhà phân rẽ, và đó là tại sao con phải gắng sức giải quyết các điều kiện tâm lý đã tạo ra căn bệnh ở khởi thủy. Một khi con ngộ được điều ta mô tả ở đây – một sự chứng ngộ vượt khỏi tín ngưỡng, vì nó sử dụng chìa khóa của hiểu biết đích thực – con sẽ nắm được chân lý trong câu nói của ta, rằng đối với con người thì việc đó không thể, nhưng đối với Thượng đế thì tất cả mọi việc đều có thể. Nguyên trang mạng này chỉ nhắm mục đích giúp con khám phá và chấp nhận thực tại đó. Vậy con hãy học hỏi và đem ra áp dụng

AIDS có phải là hình phạt của Thượng đế không?

Hỏi: AIDS có phải là hình phạt của Thượng đế đối với người đồng tính hay không, như một số nhà truyền đạo cực chính thống tuyên bố? Con không nghĩ đó có thể là hình phạt, nhưng phải chăng Hội đồng Nhân quả đã quyết định để cho AIDS thị hiện hầu dạy cho con người một bài học về tình dục?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012.

Con nói đúng khi con bảo AIDS không phải là hình phạt của Thượng đế. Hình ảnh một Thượng đế nóng giận và trừng phạt là một thần tượng đã được phóng chiếu vào Thượng đế vào thời Kinh Cựu ước, như ta đã giải thích ở một nơi khác. Đó là một hình ảnh giả dối, và do đó nó cũng vi phạm điều răn thứ nhì. Thượng đế chân thực là một Thượng đế của tình thương vô điều kiện. Ta đã đến địa cầu một phần là để trao cho loài người một hình ảnh mới về ngài, tức là hình ảnh một người Cha nhân từ mà mọi người đều có khả năng tiếp xúc trực tiếp.

Khi ta nói mọi người “Hãy yêu thương Chúa, Thượng đế của con, với trọn con tim, trọn tâm hồn và trọn tâm trí” (Matthew 22:37), trong cốt yếu ta muốn bảo mọi người hãy bỏ lại đằng sau hình ảnh cũ về một Thượng đế nóng giận. Làm sao con có thể yêu được một Thượng đế nóng giận sẵn sàng trừng phạt con vì một lỗi lầm dù nhỏ nhặt nhất?

Chẳng phải nói, ta buồn vì có quá nhiều tín hữu đạo Cơ đốc ngày nay vẫn còn bám giữ một hình ảnh về Thượng đế đã lỗi thời từ 2000 năm qua, lại còn đối nghịch trực tiếp với hình ảnh mà ta giảng dạy. Ta càng buồn hơn khi thấy quá nhiều tín hữu Cơ đốc sử dụng hình ảnh giả dối này để phán xét và lên án đồng loại của mình. Và ta buồn hơn nữa vì ta biết Luật của Thượng đế không thể bị nhạo báng, cho nên các tín hữu đó sẽ không tránh khỏi bị phán xét theo cùng tiêu chuẩn mà họ đã phán xét người khác.

Như ta đã giải thích suốt trang mạng này, Thượng đế đã tạo ra một quy luật cơ học sẽ gửi trả lại cho con mọi năng lượng mà con gửi vào vũ trụ. Điều này được ghi rõ trong Kinh thánh: “Con đừng bị dối gạt; Thượng đế sẽ không bị nhạo báng, vì người ta gieo gì thì sẽ gặt nấy” (Galatians 6:7). Có thể nói vũ trụ vận hành như một tấm gương phản chiếu lại cho con bất cứ điều gì con làm cho người khác. Đó chính là lý do ta đã dạy con: Hãy làm cho người khác những gì con muốn vũ trụ làm cho con.

Do đó, AIDS là một sản phẩm của nghiệp quả loài người, kết quả của việc họ không ngừng tha hóa năng lượng của Thượng đế. Trong trường hợp ở đây, sự tha hóa năng lượng xảy ra qua tình dục, và đó là tại sao nó được phản chiếu lại dưới hình thức một chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt, việc tha hóa năng lượng dẫn tới bệnh AIDS đã xảy ra qua sự chung chạ bừa bãi, qua đó ta muốn nói đến quan hệ tình dục hoàn toàn với mục đích thỏa mãn các loại cảm xúc thấp kém (vị kỷ) mà không dựa trên cảm xúc sâu xa hơn là tình thương (vị tha).

Thật ra, dạng sinh hoạt tình dục này xuất phát từ lòng khinh rẻ đối với thánh đường xác thân, không xem đó là món quà của Thượng đế, một cỗ xe để giúp dòng sống giải thoát khỏi vũ trụ vật chất. Nó sẽ chỉ buộc chặt dòng sống hơn vào vũ trụ vật chất. Kỳ thực, nhiều người tham gia vào sinh hoạt tình dục thiếu tình thương như vậy mang một nỗi oán giận đối với xác thân mà thường thường họ không nhận ra. Và bởi vì xác thân con người được tạo bằng năng lượng của Mẹ – Ánh sáng Mẫu-Vật – cho nên đó cũng là nỗi oán giận đối với Mẹ. Đây là cùng nỗi oán giận đã khởi đầu với sự sa ngã của Lucifer, như Mẹ Mary đã giải thích trong bài giảng của thày.

Khi thật nhiều người không ngừng tham gia vào một sinh hoạt tha hóa năng lượng, sự căng thẳng sẽ ngày càng chồng chất. Con có thể so sánh với nước dâng lên đằng sau con đập. Nước tạo áp lực trên đập và cuối cùng đập sẽ vỡ ở điểm yếu nhất của nó. Đây chỉ đơn giản là một tiến trình cơ học, và nếu con biết rõ áp suất cùng các nhược điểm trên đập, con có thể tính trước khi nào và ở điểm nào nước sẽ xối vào.

Sức căng thẳng của nghiệp quả cũng giống như vậy, nó gia tăng và chồng chất khi có nhiều người sống chung chạ. Hiển nhiên chuyện này đã tiếp diễn ra từ rất lâu, cho nên có một lượng nghiệp quả to lớn đã tới hạn xuất hiện vào cuối Thời đại Song ngư. Nghiệp quả phải được cân bằng trước khi nhân loại có thể nhảy vọt vào tâm thức của Thời đại Bảo bình, và đó là tại sao bệnh AIDS đã xuất hiện vào thời điểm đó. Trong mấy chục năm qua và bắt đầu từ thập niên 1960, đã có một sự gia tăng trong tình dục chung chạ cùng nhiều hình thức đồi bại tình dục, như hình ảnh khiêu dâm, nô lệ tình dục, xâm hại tình dục trẻ em, v. v…

Tất cả những thứ đó đã tạo sự căng thẳng, bắt đầu trong cõi cảm xúc ở ngay trên cõi vật lý về độ rung. Ta đã giải thích điều này chi tiết hơn ở một nơi khác. Khi căng thẳng đạt đến mức tới hạn, nó bắt đầu đột nhập vào cõi vật chất, và đó là khi con chứng kiến một số sự kiện vật lý, như trong trường hợp này là các đợt bùng phát đầu tiên của virus AIDS. Đương nhiên, cũng giống như đập nước, đợt bùng phát đầu tiên xảy ra nơi những điểm yếu nhất, và trong trường hợp này, đó là những khu vực nơi năng lượng tình dục đang bị lạm dụng.

Ta chắc chắn hầu hết những ai không thiên vị đều biết là lối sống chung chạ khá phổ biến trong cộng đồng người đồng tính nam cũng như tại nhiều vùng châu Phi, Sự thật là Thượng đế không hề có ý định trừng phạt một nhóm người nào, và cũng không hề có sự phán xử dựa trên chủng tộc hay xu hướng tình dục. Đơn giản chỉ có một tác động máy móc khi căng thẳng nghiệp quả đạt tới một cường độ nào đó thì nó sẽ xuất hiện trong đời sống những ai dễ bị tổn thương nhất bởi dạng quả báo này. Trong trường hợp ở đây, nguyên nhân gây ra tiềm năng tổn thương là sự từ chối hạn chế các sinh hoạt tình dục chung chạ. Tại châu Phi lẫn trong cộng đồng người đồng tính nam, có những tin tưởng văn hóa cho rằng tình dục chung chạ không mang hậu quả tiêu cực nào. Người ta bịt tai không chịu lắng nghe nhiều lời cảnh báo từ cả khoa học lẫn tôn giáo cho thấy mọi hành động đều mang hậu quả.

Con có đề cập đến Hội đồng Nhân quả. Đây là nhóm các sinh thể thăng thiên trông coi sự phát triển tâm linh của nhân loại với nhiệm vụ giúp cho con người giải thoát khỏi lực kéo hướng hạ do nghiệp quả của họ. Con nên cẩn thận đừng ghép hình ảnh Thượng đế nóng giận cho Hội đồng Nhân quả. Kỳ thực, các thành viên của Hội đồng không định đọat ai sẽ là người nhận nghiệp quả nào và vào thời điểm nào. Điều đó do một định luật hoàn toàn cơ học quy định.

Điều Hội đồng Nhân quả có thể làm là gác lại một phần nghiệp của một cá nhân hay một nhóm người để tạo cơ hội cho họ phát triển tâm linh. Nói cách khác, nếu có ai đó tỏ ra thật sự sẵn lòng cải hóa trong chiều hướng tích cực nhưng lại có nghiệp báo sắp sửa cản trở bước tiến của họ, thì Hội đồng Nhân quả có khả năng gác lại nghiệp đó cho tới mùa sau. Điều này sẽ cho phép người đó tích tụ nghiệp tốt – là điều mà ta gọi là “cất giữ của cải trên trời” (Matthew 6:19-20) – để giúp họ trả quả dễ dàng hơn. 

Thế nhưng Hội đồng Nhân quả không quyết định điều này một cách tùy tiện. Tất cả được định đoạt dựa trên khả năng của dòng sống có sử dụng được cơ hội đó hay không. Nói cách khác, Hội đồng Nhân quả lượng định xem đâu là tiềm năng lớn nhất để trợ giúp sự phát triển tâm linh của dòng sống. Nếu họ sẵn sàng thay đổi thì việc gác lại một phần nghiệp chướng thường là cách tốt nhất để giúp họ. Nhưng nếu họ không sẵn lòng thay đổi, việc cho phép họ trải nghiệm hậu quả của nghiệp chướng thường là giải pháp duy nhất để đánh thức cho họ mở mắt ra với thực tại cuộc sống, tức là để họ hiểu ra là họ sẽ gặt hái những gì họ gieo.

Trong trường hợp bệnh AIDS, chuyện đơn giản xảy ra là đã không có đủ túc số những người sẵn lòng thay đổi thái độ của mình để dẫn đến quyết định gác lại nghiệp quả. Sự thể này cũng tương tự như khi Sodom và Gomorra bị hủy diệt (Sáng thế 18). Câu chuyện này trong Kinh thánh kể lại sự kiện có dân tộc kia gây ra một nghiệp chướng rất nặng nề do lạm dụng năng lượng tình dục – năng lượng này chính là lực sống, cho nên nó tạo nghiệp to lớn khi bị lạm dụng. Nghiệp mãnh liệt đến độ nó chực tràn vào cõi vật chất.

Abraham được Hội đồng Nhân quả giao trách nhiêm làm sứ giả. Ông khẩn khoản Hội đồng hãy gác lại nghiệp quả cho thành phố nếu ông tìm được đủ số người công chính. Như con có thể đoán được từ câu chuyện, Hội đồng Nhân quả đã có thể “tha thứ” cho thành phố đó nếu có đủ túc số người công chính. Nhưng khi không tìm ra số người đó thì Hội đồng không có lý do gì đình chỉ nghiệp báo. Định luật nghiệp quả – định luật của hành động và phản ứng – đòi hỏi năng lượng phải được phép chảy theo dòng tự nhiên của nó, và các thành phố đó đã bị thiên tai tiêu diệt tan tành. Ta không nói là mọi khía cạnh của câu chuyện trên đều chính xác trong nghĩa đen, nhưng nó chứa đựng một sự thật tiềm ẩn về cách nghiệp quả phản hồi như thế nào.    

Thời nay, một lần nữa lại có nghiệp quả được phản hồi do việc lạm dụng năng lượng tình dục. Tuy nhiên nó không tập trung tại một hai thành phố mà là một vấn nạn toàn cầu. Cho nên lực nghiệp phản hồi đã khoác vào hình dạng một chứng bệnh lan truyền qua đường tình dục – và tất nhiên, nó chỉ có thể lây truyền bởi những ai chung chạ tình dục.

Ta cũng muốn nói thêm rằng virus thật ra không phải là một tạo vật của Thượng đế. Thượng đế không bao giờ tạo ra bất kỳ loại virus nào. Mọi virus đều được tạo ra một cách “nhân tạo” trong các phòng thí nghiệm của tà lực ngụ nơi cõi cảm xúc hay cõi trung giới. Rồi virus có thể được chuyển vào cõi vật chất tại những khu vực nơi độ rung đã xuống thấp đến nỗi cả khu vực rung động ở cùng tần số với cõi trung giới – và đó là một số vùng ở châu Phi cùng một số thành phố lớn nơi năng lượng tình dục bị lạm dụng trầm trọng. Một khi virus đã xâm nhập vào cõi vật chất, nó có thể lây lan qua các phương tiện vật chất, mặc dù chỉ những ai mang nghiệp lực tiềm tàng mới mắc bệnh.

Tuy nhiên trong trường hợp AIDS, ta phải nói với con là virus đã băng qua lằn ranh vật lý trước tiên tại một số phòng thí nghiệm bí mật, sau đó nó đã lây lan phần nào do một cuộc thử nghiệm không kiểm soát. Hiển nhiên, những người làm chuyện này bị đui mù bởi nghiệp chướng và lòng kiêu hãnh cho nên họ dễ rơi vào vòng khuynh đảo của tà lực. Nguyên vụ này sẽ không xảy ra nếu nhân loại đã không tạo ra nhược điểm nghiệp quả, nghĩa là không có lý do gì để đổ lỗi cho những ai đã trở thành công cụ cho virus AIDS vượt hàng rào. Họ chỉ là điểm hội tụ của nghiệp chung, và con virus đã có thể băng qua bất kể. Kỳ thực, virus đã băng qua và xâm nhập vào cõi vật chất ở nhiều địa điểm khác nhau, có nghĩa là toàn bộ dịch bệnh này không khởi phát từ một nguồn gốc vật lý duy nhất.      

Vậy làm thế nào để tự bảo vệ khỏi virus này? Rõ ràng, thay đổi cách hành xử của mình là cách bảo vệ tốt nhất. Chấm dứt mọi quan hệ tình dục chung chạ, sau đó vươn lên và thay đổi thái độ của mình đối với tình dục, tìm cách chữa lành tâm lý cho không còn bất kỳ nỗi oán giận vô thức nào đối với ánh sáng của Mẹ. Như ta vừa nói, virus lây lan là một tiến trình cơ học khi lực căng thẳng nghiệp chướng điều khiển cơ chế virus tìm ra điểm yếu nhất trong xã hội. Cho nên con cần chắc chắn con không là một trong số các điểm yếu đó qua cách hành xử và thái độ tình dục của mình.

Tất nhiên, con cũng có thể dùng bài nguyện tràng hạt cho Đại thiên thần Michael để tự niêm mình lại khỏi các năng lượng tình dục tha hóa, và bài nguyện tràng hạt cho Mẹ Mary để tẩy sạch trường năng lượng của con và biến hóa các nghiệp chướng cũ. Tuy nhiên, những biện pháp đó chỉ hiệu quả tối đa nếu con thực lòng muốn cải sửa cách hành xử và thái độ của con. Nói cách khác, con hãy cho Hội đồng Nhân quả lý do tốt nhất để Hội đồng gác lại bất kỳ nghiệp quả nào có thể khiến con mắc bệnh AIDS. Các biện pháp nói trên cũng có thể giúp cho những ai đã nhiễm HIV tránh không biểu hiện các triệu chứng của căn bệnh, và nó cũng có thể giảm bớt các triệu chứng đã mắc phải. Điều ta muốn nói là – như mọi chứng bệnh khác – quả là có một cách trị liệu tâm linh cho bệnh AIDS.

Sẵn lòng học hỏi từ một căn bệnh

Hỏi: Câu hỏi này liên quan đến câu hỏi trước về bệnh tật. Tại sao có những người mắc bệnh nan y ở giai đoạn cuối đã có thể chữa lành một cách tự nhiên ở mọi mức độ, vật lý, cảm xúc, lý trí và tâm linh, trong khi có những người khác, có lẽ bởi lý do nghiệp quả, đã không thể khỏi bệnh cho dù họ cố gắng thế nào đi nữa?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012.

Có hai lý do chính yếu, con yêu dấu. Nếu con không thể chữa lành một chứng bệnh bằng đủ mọi cách, có thể là vì có một điều kiện tâm lý nằm bên dưới chưa được giải quyết – vì con chưa nhìn ra điều mà con cần nhìn thấy. Con chưa lấy quyết định mà con cần lấy để vượt lên trên điều kiện đó.

Nhưng như Giê-su cũng giải thích trong câu trả lời trước, đôi khi con chọn mang bệnh tật thể xác để trả nghiệp cho phần còn lại của kiếp sống này. Thậm chí, có khi người ta còn chuốc lấy bệnh tật hầu trả nghiệp cho nhân loại ngoài nghiệp cá nhân của mình. Và như vậy, căn bệnh sẽ không chữa lành vì trong cái ta cao hơn của con, con biết rõ là căn bệnh không mang mục đích chữa lành – ít ra là cho đến khi có một sự giải quyết, hoặc mọi nghiệp quả được trả xong.

Cho nên một lần nữa, ta cũng biết việc mắc phải một chứng bệnh vật lý ngặt nghèo luôn luôn vô cùng khó khăn, nhưng lời dạy của Giê-su lúc nãy cũng áp dụng ở đây. Một khi con chấp nhận căn bệnh và quyết định chung sống với nó cho tốt nhất, thì niềm đau khổ sẽ giảm đi rất nhiều. Và con yêu dấu, ta cần phải nói với con là có những khi con cần phải chấp nhận một căn bệnh vật lý trước khi con có thể thực sự chữa lành. Nói cách khác, có những người chiến đấu với căn bệnh bằng tất cả nghị lực và phương thức vỏ ngoài – cho dù là qua cách trị liệu tự nhiên hay y khoa truyền thống – vì họ không thực sự chấp nhận nguyên nhân căn bệnh là do chính tâm thức mình gây ra.

Và vì vậy, họ đã không khởi đầu tiến trình lượng định lại cuộc đời mình cũng như những tin tưởng của mình. Họ đã không thực sự soi vào trong gương. Cho nên họ chỉ đơn giản cố sức loại bỏ các triệu chứng vỏ ngoài thay vì xem xét đến nguyên nhân tâm linh. Và như thế, nếu chứng bệnh là do nghiệp quả, thì đúng vậy, con cần phải học được bài học, con cần học từ nghiệp chướng đó trước khi bệnh có thể chữa lành.

Cũng có những người đã chuốc lấy một chứng bệnh hầu bắt buộc chính mình phải học hỏi một bài học nào đó. Và một lần nữa, con lại gặp tình trạng tâm vỏ ngoài của con nổi lên chống chọi lại căn bệnh và tìm cách chữa lành bằng mọi cách mà nó có trong tay, trong khi cái ta cao hơn của con thì lại không muốn chữa trị căn bệnh cho tới khi tâm vỏ ngoài đã học xong bài học.

Cho nên con càng chống chọi mãnh liệt thì căn bệnh sẽ càng kéo dai dẳng hơn. Thay vào đó, sao con không chỉ buông bỏ và nói, “Bài học con phải học từ bệnh này là gì? Cái ta Ki-tô yêu dấu, Mẹ Mary yêu dấu, hãy chỉ cho con thấy con phải làm gì để học hỏi từ căn bệnh này. Hãy chỉ cho con thấy con phải thay đổi những gì hầu vượt ra khỏi trạng thái tâm thức đã làm thị hiện chứng bệnh vật lý này.”

Nguyên nhân tâm linh của sự mệt mỏi

Hỏi: Đâu là nguyên nhân của sự mệt mỏi mà con đã trải nghiệm trong mấy năm qua? Con sẽ vui mừng xem xét bất cứ điều gì thày tỏ lộ hay khuyên con làm. Con xin cảm tạ và cũng xin Thượng đế phù hộ cho cả hai [thày Giê-su và ông Kim Michaels].


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012.

Khi có vấn đề về thể chất, con luôn luôn nên tìm đến chuyên gia y tế để cung cấp khuyến cáo thích hợp. Về vấn đề này, ta sẽ nói là hầu hết mọi chứng bệnh thể xác đều có liên hệ tương ứng về mặt tâm lý, và trong nhiều trường hợp, một nguyên nhân tâm lý.

Sự mệt mỏi luôn luôn là chỉ dấu năng lượng của con không đang tuôn chảy một cách tự do. Điều này thường do một xung đột trong tâm lý con liên quan đến sứ vụ của con trong cuộc sống. Các xung đột phổ biến nhất gồm có:

  • Thiếu rõ ràng về sứ vụ của con thực sự là gì.
  • Một thành phần của tâm tiềm thức bị thu hút bởi một khía cạnh của sứ vụ của con, trong khi một thành phần khác trong tâm con bị thu hút bởi một khía cạnh khác.
  • Một phần của con bị thu hút bởi sứ vụ tâm linh của con, và một phần khác bị thu hút bởi những thứ thuộc về thế gian.

Khi con bị phân rẽ giữa hai phương hướng khác nhau và không thể tập trung năng lượng của mình, con lâm vào bế tắc tâm linh. Điều này sẽ ngăn cản năng lượng của con tuôn chảy tự do và do đó nó sẽ tích tụ lại trong cơ thể vật lý, dẫn đến mệt mỏi. Con hãy dùng các dụng cụ tâm linh trên trang mạng này để biến hóa năng lượng tồn đọng.

Con có thể sử dụng kỹ thuật hòa điệu nội tâm để đạt được nhiều minh mẫn hơn. Nếu con nhận biết một nỗi xung đột nhất định trong tâm lý, có thể là một vết thương, một vết sẹo tình cảm từ thuở thơ ấu hoặc trước đó nữa, con hãy đi gặp một chuyên gia để tìm cách chữa lành tâm lý.

Tất nhiên sự mệt mỏi cũng có thể xuất phát từ một lực bên ngoài khiến cho năng lượng bị tiêu hao. Điều này có thể xảy ra do một số sinh hoạt như uống rượu hay sử dụng ma túy, do chấn thương hay hoạt động gây căng thẳng. Tuy nhiên, đó cũng có thể là một sự tấn công từ tà lực không nhất thiết sẽ mang triệu chứng hay có nguồn gốc vật lý. Con hãy dùng các kỹ thuật bảo vệ tâm linh mà các chân sư đã ban truyền.    

Ta khen con sẵn sàng xem xét bất cứ điều gì có thể cản đường tinh tấn tâm linh của con. Chính sự sẵn lòng này để nhìn vào bất kỳ chướng ngại nào là khí giới lớn nhất của con, và nếu con dùng những phương tiện thích hợp, con sẽ phát hiện nguyên nhân gây ra chứng mệt mỏi của con.

Nguyên nhân tâm linh của chứng dị ứng

Hỏi: Con nghĩ đây có thể xem là một câu hỏi chung chung, không mang tính cá nhân. Sữa đậu nành và các sản phẩm đậu nành có phải là loại thức ăn lành mạnh, hay các phyto-estrogen có gây vấn đề gì cho trẻ em? (Con trai và con gái của con uống sữa gạo và ăn một ít đậu nành do bị dị ứng thực phẩm)


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/12.

Gần như không có câu hỏi nào về sức khỏe mà là câu hỏi chung chung, con ạ. Tự thân các chứng dị ứng đều là những trường hợp cá nhân. Một số trẻ em có thể dị ứng các sản phẩm đậu nành, nhưng một số trẻ em khác thì dùng đậu nành mà không bị tác dụng tiêu cực nào. Điều này cũng áp dụng cho sữa bò và các sản phẩm chế tạo từ sữa, cho dù chưa được ngành y tế công nhận đầy đủ.   

Nói chung, gạo là một trong những loại thực phẩm ít gây dị ứng nhất trên trái đất. Tuy nhiên, như trong mọi vấn đề liên quan đến ăn uống, điều quan trọng là cần giữ sự cân bằng, tránh ăn một thứ quá nhiều. Cho nên ta khuyên con nên tìm đến một cơ quan thử nghiệm xem hai đứa con của con dị ứng những loại thực phẩm nào. Việc này không cứ là phải do một chuyên gia y tế thực hiện mà có thể là một nhà chuyên môn lành nghề trong ngành thử nghiệm cơ bắp.

Một điều nữa ta muốn nói là ngược với các lý thuyết y học hiện nay, dị ứng bắt nguồn từ những điều kiện tâm lý. Và nếu con không công nhận thực tế của luân hồi và đầu thai thì đơn giản con sẽ không thể có được một hiểu biết đúng đắn về dị ứng.

Con người có thể mắc chứng dị ứng đối với gần như mọi thứ trong vũ trụ vật chất. Một chứng dị ứng thường khởi đầu với một trải nghiệm chấn thương tâm lý khiến cho một dòng sống biểu lộ và củng cố lòng sợ hãi đối với một chất hoặc một điều kiện đặc thù nào đó. Nếu chấn thương đủ mạnh, hay nếu nó được tăng cường suốt mấy kiếp đầu thai, nó sẽ biểu hiện dưới hình thức một dị ứng vật lý trong kiếp đầu thai sau đó.

Sợ hãi là một cảm xúc kháng cự và đẩy lui, cho nên dòng sống sẽ tìm cách trốn chạy điều mà nó sợ hãi. Khi sự kiện này hiển thị ra dưới dạng một chứng dị ứng, cơ thể sẽ từ chối bất kỳ thức ăn nào hay điều kiện nào có liên quan tới nỗi sợ hãi của chấn thương ban đầu. Đó là tại sao cơ thể sẽ biểu hiện các loại triệu chứng như thế. Các triệu chứng đó chỉ đơn giản là cách cơ thể gửi ra thông điệp là nó không muốn tiếp xúc với chất đó hay điều kiện đó.

Mặc dù con có thể dùng những phương thức vật lý để giảm bớt tác dụng của dị ứng, cách duy nhất để giải quyết chứng bệnh là sử dụng những kỹ thuật tâm lý thích hợp để đi sâu vào trong tâm lý của dòng sống và giải quyết chấn thương nguyên thủy. Đã từng có nhiều trường hợp người bệnh bước vào tiến trình chữa lành nội tâm này và đã khắc phục được ngay lập tức chứng dị ứng lâu năm của mình.