Khóa học Con đường tự điều ngự – Phần 1 2024

Cách tham gia khóa học:

  • Khóa học gồm 8 quyển trong bộ “Con đường tự điều ngự”. Trong phần 1, chúng ta sẽ học quyển “Tự do khỏi phàm linh nội tại”
  • Chúng ta tham gia khóa học bằng cách đọc một bài thỉnh mỗi ngày
  • Chúng ta sẽ đọc mỗi bài thỉnh trong 9 ngày
  • Các bạn nên sắp xếp để đọc bài truyền đọc liên hệ đến bài thỉnh ít nhất một lần trong thời gian 9 ngày đọc bài thỉnh, với mục đích đọc một phần bài truyền đọc mỗi ngày
  • Ghi chú: nếu bạn tìm thấy khóa học này sau khi chúng tôi đã bắt đầu, thì bạn đừng đi từ đầu mà hãy nhập vào nhóm theo lịch trình đã ấn định dưới đây.

Ngày 17-27 / 2 / 2024 : Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 28/2 – 7/3 / 2024: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 8-16 / 3 / 2024: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 17-25 / 3 / 2024: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 26/3 -1/4 / 2024: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 2-10 / 4 / 2024: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 11-19 / 4 / 2024: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 20-28 / 4 / 2024: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 29/4 -7/5 / 2024: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Hết Phần 1

Canh thức Chữa lành Tâm linh 2024

Cách tham gia canh thức:

  • Chúng ta tham gia vào canh thức bằng cách đọc một bài thỉnh mỗi ngày
  • Chúng ta sẽ đọc mỗi bài thỉnh trong 9 ngày
  • Các bạn nên sắp xếp để đọc bài truyền đọc liên hệ đến bài thỉnh ít nhất một lần trong thời gian 9 ngày đọc bài thỉnh, với mục đích đọc một phần bài truyền đọc mỗi ngày
  • Ghi chú: nếu bạn tìm thấy Canh thức này sau khi chúng tôi đã bắt đầu, thì bạn đừng đi từ đầu mà hãy nhập vào nhóm theo lịch trình đã ấn định dưới đây.

Bài đang đọc

Ngày 17-25 / 3 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

Các bài sắp tới

26/3 – 1/4: Nghỉ Lễ Phục sinh và khóa học qua mạng

2-10 / 4 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

11-19 / 4 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

20-28 / 4 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

29/4 – 7/5 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

8-16 / 5 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

17-25 / 5 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

26/5 – 3/6 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

4-12 / 6 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

Ghi chú: có thể có nghỉ do Hội nghị tại Estonia

13-21 / 6 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

Ngày 22-30 / 6 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

Canh thức kết thúc ở đây, chúng ta sẽ nghỉ hè và sẽ bắt đầu một canh thức mới vào tháng 8/2024. Canh thức này sẽ hoặc lặp lại canh thức này hoặc sẽ dùng những quyển sách của Mẹ Mary trong bộ Một khóa học về sự dồi dào.

Các bài đã xong

Ngày 1-9 / 2 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

Ngày 10-18 / 2 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

Ngày 19-27 / 2 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

Ngày 28/2 – 7/3 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

Ngày 8-16 / 3 / 2024: Sách Kết nối với các thày tâm linh

Canh thức Chữa lành Tâm linh 2022-2023

Đọc thông báo của Kim Michaels ở đây để biết nội dung và thủ tục tham dự Canh thức.

Bài đang đọc

Các bài sắp tới

Các bài đã xong

Ngày 1-9 / 9 / 2022: Sách Chữa lành chấn thương tâm linh

Ngày 10-18 / 9 / 2022: Sách Chữa lành chấn thương tâm linh

Ngày 19-27 / 9 / 2022: Sách Chữa lành chấn thương tâm linh

Ngày 28/9 – 6/10/ 2022: Sách Chữa lành chấn thương tâm linh

Ngày 7-15 / 10 / 2022: Sách Chữa lành chấn thương tâm linh

Ngày 16-24 / 10 / 2022: Sách Chữa lành chấn thương tâm linh

Ngày 25/10 – 2/11 / 2022: Sách Chữa lành chấn thương tâm linh

Ngày 3- 11 / 11 / 2022: Sách Chữa lành chấn thương tâm linh

Ngày 12-20 / 11 / 2022: Sách Chữa lành chấn thương tâm linh

Ngày 21-29 / 11 / 2022: Sách Chữa lành chấn thương tâm linh

Ngày 30/11 – 8/12 / 2022: Sách Chữa lành chấn thương tâm linh

Ngày 9-17 / 1 / 2023: Sách Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng

Ngày 18-26 / 1 / 2023: Sách Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng

Ngày 27/1 – 4/2 / 2023: Sách Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng

Ngày 5-13 / 2 / 2023: Sách Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng

Ngày 14-22 / 2 / 2023: Sách Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng

Ngày 23/2 – 3/3 / 2023: Sách Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng

Ngày 4/3 – 12/3 / 2023: Sách Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng

Ngày 13/3 – 21/3 / 2023: Sách Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng

Ngày 22/3 – 30/3 / 2023: Sách Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng

Ngày 31/3 – 8/4 / 2023: Sách Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng

Ngày 11/4 – 19/4/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 20/4 – 28/4/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 29/4 – 7/5/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 8/5 – 16/5/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 17/5 – 25/5/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 26/5 – 3/6/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 4/6 – 12/6/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 13/6 – 21/6/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 22/6 – 30/6/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 1/7 – 9/7/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 10/7 – 18/7/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 19/7 – 27/7/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 28/7 – 5/8/2023: Sách Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất

Ngày 6/8 – 14/8/2023: Sách Làm hòa với việc ở trên trái đất

Ngày 15/8 – 23/8/2023: Sách Làm hòa với việc ở trên trái đất

Ngày 24/8 – 1/9/2023: Sách Làm hòa với việc ở trên trái đất

Ngày 2/9 – 10/9/2023: Sách Làm hòa với việc ở trên trái đất

Ngày 11/9 – 19/9/2023: Sách Làm hòa với việc ở trên trái đất

Ngày 20/9 – 28/9/2023: Bài “Tiến bước trên con đường tâm linh đòi hỏi con sẵn lòng bị xao động” trong lúc Canh thức Chữa lành Tâm Linh tạm nghỉ

Ngày 29/9 – 7/10/2023: Sách Làm hòa với việc ở trên trái đất

Ngày 8/10 – 16/10/2023: Sách Làm hòa với việc ở trên trái đất

Ngày 17/10 – 25/10/2023: Sách Làm hòa với việc ở trên trái đất

Ngày 26/10 – 31/10/2023: Bài “Tha thứ vô điều kiện và niềm vui” trong quyển “Chữa lành đời mình bằng cách tha thứ tất cả” trong lúc Canh thức Chữa lành Tâm Linh tạm nghỉ

Ngày 1/11 – 9/11/2023: Sách Làm hòa với việc ở trên trái đất

Ngày 10/11 – 18/11/2023: Sách Làm hòa với việc ở trên trái đất

Lịch trình ôn tập Canh thức Thượng sư

Canh thức Thượng sư chấm dứt ngày 15/6/2022. Thày Saint Germain đã cho biết là canh thức đã có những thành quả rất to lớn, xin xem nơi đây. Các Chân sư đã đề nghị đệ tử khắp nơi tiến hành một canh thức mới, sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8 (ngày chính xác sẽ được thông báo sau), gồm các bài thỉnh trong các quyền sách sau đây:

  • Chữa lành chấn thương tâm linh
  • Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng của mình
  • Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất của mình
  • Làm hòa với việc mình hiện diện trên trái đất

Trong thời gian giữa hai canh thức, chúng tôi đề nghị chúng ta ôn tập quyển Tự do khỏi phàm linh nội tại của Đại thượng sư, mỗi bài 9 ngày, theo lịch trình sau đây:

Ngày 16-24 / 6 / 2022 : Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 25/6 – 3/7/2022: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 4-12 / 7 / 2022: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 13-21 / 7 / 2022: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 22-30 / 7 / 2022: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 31/7 -8/8/ 2022: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 9-17 / 8 / 2022: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 18-26 / 8 / 2022: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 27/8 – 31/8/2022: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Canh thức Thượng sư 2021-22

Các bài sắp tới

Canh thức Thượng sư 2021-22 chấm dứt ngày 15/6/2022. Thày Saint Germain đã cho biết là Canh thức đã có những thành quả rất to lớn, xin xem nơi đây. Các Chân sư đã đề nghị đệ tử khắp nơi tiến hành một canh thức mới, sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8 (ngày chính xác sẽ được thông báo sau), gồm các bài thỉnh trong các quyền sách sau đây:

  • Chữa lành chấn thương tâm linh
  • Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng của mình
  • Hoàn thành tiềm năng tâm linh cao nhất của mình
  • Làm hòa với việc mình hiện diện trên trái đất

Trong thời gian giữa hai canh thức, chúng tôi đề nghị chúng ta ôn tập quyển Tự do khỏi phàm linh nội tại của Đại thượng sư, mỗi bài 9 ngày. Xin tham khảo chi tiết Lịch trình ôn tập Canh thức Thượng sư.

Các bài đã xong

Ngày 1-3 / 11 / 2021 : Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 4-6 / 11 / 2021: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 7-9 / 11 / 2021: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 10-12 / 11 / 2021: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 13-15 / 11 / 2021: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 16-18 / 11 / 2021: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 19-21 / 11 / 2021: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 22-24 / 11 / 2021: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 25-27 / 11 / 2021: Sách Tự do khỏi phàm linh nội tại

Ngày 28-30 / 11 / 2021: Sách Những khai ngộ thần bí về uy lực

Ngày 1-3 / 12 / 2021: Sách Những khai ngộ thần bí về uy lực

Ngày 4-6 / 12 / 2021: Sách Những khai ngộ thần bí về uy lực

Ngày 7-9 / 12 / 2021: Sách Những khai ngộ thần bí về uy lực

Ngày 10-12 / 12 / 2021: Sách Những khai ngộ thần bí về uy lực

Ngày 13-15 / 12 / 2021: Sách Những khai ngộ thần bí về uy lực

Ngày 16-18 / 12 / 2021: Sách Những khai ngộ thần bí về uy lực

Ngày 19-21 / 12 / 2021: Sách Những khai ngộ thần bí về minh triết

Ngày 2-4 / 1 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về minh triết

Ngày 5-7 / 1 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về minh triết

Ngày 8-10 / 1 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về minh triết

Ngày 11-13 / 1 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về minh triết

Ngày 14-16 / 1 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về minh triết

Ngày 17-19 / 1 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về minh triết

Ngày 20-22 / 1 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về nh thương

Ngày 23-25 / 1 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về nh thương

Ngày 26-28 / 1 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về nh thương

Ngày 29-31 / 1 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về nh thương

Ngày 1-3 / 2 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về nh thương

Ngày 4-6 / 2 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về nh thương

Ngày 7-9 / 2 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về nh thương

Ngày 10-12 / 2 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về ý định

Ngày 13-15 / 2 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về ý định

Ngày 16-18 / 2 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về ý định

Ngày 19-21 / 2 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về ý định

Ngày 22-24 / 2 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về ý định

Ngày 25-27 / 2 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về ý định

Ngày 28 / 2 đến 2 / 3 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về ý định

Ngày 3-5 / 3 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về viễn kiến

Ngày 6-8 / 3 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về viễn kiến

Ngày 9-11 / 3 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về viễn kiến

Ngày 12-14 / 3 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về viễn kiến

Ngày 15-17 / 3 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về viễn kiến

Ngày 18-20 / 3 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về viễn kiến

Ngày 21-23 / 3 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về viễn kiến

Ngày 24-26 / 3 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về an bình

Ngày 27-29 / 3 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về an bình

Ngày 30/3 – 1 / 4 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về an bình

Ngày 2-4 / 4 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về an bình

Ngày 5-7 / 4 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về an bình

Ngày 8-10 / 4 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về an bình

Ngày 11-13 / 4 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về an bình

Ngày 14-22 / 4 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về tự do

Ngày 23 / 4 đến 1 / 5 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về tự do

Ngày 2-10 / 5 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về tự do

Ngày 11-19 / 5 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về tự do

Ngày 20-28 / 5 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về tự do

Ngày 29/5 đến 6/6 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về tự do

Ngày 7-15 / 6 / 2022: Sách Những khai ngộ thần bí về tự do

Thuật ngữ

A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T Th Tr U V W X Y Z

A

Akasha

là năng lượng có tần số rung động cao hơn bất cứ cái gì trong cõi vật chất. Nó dùng làm một thiết bị thu video, và nó thu lại tất cả những gì xảy ra trong thế giới vật chất. Những người có khả năng cao có thể xem các băng video akashic này. Trong tương lai có thể xem các băng này với thiết bị kỹ thuật.

Alpha và Omega

Hai sinh thể tâm linh trụ tại mặt trời trung tâm, là tầng cao nhất của thế giới hình tướng

Ánh sáng (light)

Thường để chỉ ánh sáng tâm linh, là năng lượng có độ rung cao hơn năng lượng làm thành cõi vật chất.

Ánh sáng Mẫu-Vật (Ma-ter light)

Đây là năng lượng vũ trụ căn bản và mọi hình tướng được sáng tạo từ đó. Chính nó không có hình tướng nhưng nó có khả năng khoác lên bất cứ hình tướng nào. Nó cũng có một loại tâm thức cơ bản và một trong những đặc tính của tâm thức này là nó có một động lực nội tại trở về nguồn của nó là đấng Sáng tạo.

Ánh sáng Mẫu-Vật đã được hạ độ rung để sáng tạo những bầu cõi nối tiếp nhau. Chúng ta đang sống trong bầu cõi thứ bảy, và sáu bầu cõi trước chúng ta đã thăng thiên hết, và đã trở thành một phần của cõi tâm linh.

Atlantis

Một nền văn minh trong quá khứ trên một lục địa nằm giữa biển Đại tây dương. Lục địa này biến mất vào khoảng 10,000 năm trước đây vì hành vi của các cư dân. Nền văn minh của Atlantis có kỹ thuật cao hơn chúng ta nhưng vì thiếu sự nhận biết tâm linh, các cư dân đã khiến cho nền văn minh này tự hủy do sự tha hóa năng lượng, đưa tới chiến tranh và các trận đại hồng thủy.

B

Bản sắc thể (identity body)

Một khía cạnh của hào quang / tâm của bạn nơi dung chứa ý niệm bản sắc của bạn.

Bát chánh đạo của đức Phật (Noble eightfold path of the Buddha)

Theo truyền thống là con đường thoát khổ mà đức Phật Gautama đã đề ra. Nhưng hiểu sâu hơn trong mặt thần bí thì nó tượng trưng cho con đường điều ngự 7 tia sáng tâm linh và tia sáng thứ 8 của sự phối hợp.

Bầu cõi (sphere)

Thế giới hình tướng được đấng Sáng tạo tạo ra khi ngài xác định một ranh giới chung quanh một bầu cõi và ngài rút bản thể mình vào một điểm dị thường ở trung tâm của cái trống không. Sau đó đấng Sáng tạo tạo ra một bầu cõi trong cái trống không bằng cách dùng Ánh sáng Mẫu-Vật. Đấng Sáng tạo định ra những cấu trúc trong bầu cõi này và phóng chiếu những nối dài của mình, những nối dài có tự nhận biết vào trong bầu cõi. Khi các nối dài này tăng trưởng sự nhận biết, họ nâng cao rung động của bầu cõi của họ cho tới khi nó thăng thiên và trở thành bầu cõi đầu tiên trên thế giới tâm linh. Đấng Sáng tạo sau đó tạo ra bầu cõi thứ nhì, và các chân sư thăng thiên của bầu cõi đầu tiên lúc đó định ra những cấu trúc trong đó và gửi những nối dài của chính bản thể họ vào bầu cõi thứ nhì.

Tiến trình một bầu cõi thăng thiên và một bầu cõi mới được sáng tạo cứ thể tiếp tục, cho tới nay thì chúng ta hiện hữu trong bầu cõi thứ bảy. Trong ba bầu cõi đầu tiên, mọi sinh thể thăng thiên mà không đi vào tâm thức tách biệt và nhị nguyên. Tuy thế trong bầu cõi thứ tư, một số sinh thể từ chối không thăng thiên và họ trở thành những sa nhân đầu tiên. Khi bầu cõi thứ tư thăng thiên, họ không thăng thiên được, và như thế họ “ngã” xuống bầu cõi thứ sáu. Vì bầu cõi mới được tạo ra này có sự rung động thấp hơn nên các sinh thể sa ngã có thể sống ở đó. Sự kiện này là một cách giải thích cơ bản về sự hiện hữu của tà ác trong thế giới chúng ta.

Biến dạng (transfiguration)

là một sự khai ngộ tâm linh trên con đường tâm linh đưa tới quả vị Ki-tô. Nó có nghĩa là bạn đã vượt thăng lên trên sự đồng hóa mình với thể xác vật lý và những hạn chế của nó.

Bốn tầng của cõi vật chất (Four levels of the material realm)

Mọi thứ đều được làm bằng năng lượng, cho nên toàn thể thế giới hình tướng này được làm từ năng lượng với những tần số rung động khác nhau. Có một giải rung động liên tục đi từ cấp cao nhất của đấng Sáng tạo đến cấp thấp nhất. Ở giữa hai cấp này, ta có thể thấy nhiều cấp khác, nhiều phân chia khác hay quãng tám rung động khác. Ví dụ một sự phân chia lớn là giữa cõi tâm linh và cõi vật chất.

Có nhiều tầng trong cõi tâm linh, nhưng trong cõi vật chất thì có bốn tầng. Đi từ rung động cao xuống thấp là:

  • tầng ê-the hay bản sắc
  • tầng lý trí
  • tầng tình cảm
  • tầng vật lý

Bốn thể phàm, bốn thể thấp, bốn tầng của tâm (four lower bodies, four levels of the mind)

Các chân sư đôi khi nói là tương ứng với bốn tầng của vũ trụ vật chất, con người có bốn thể thấp là bản sắc thể, trí thể, cảm thể và thể vật lý. Các chân sư cũng nói tới bốn tầng của tâm. Tâm bản sắc chứa ý niệm sâu về bản thể của mình (mình là ai và mình làm được gì), tâm lý trí chứa những tư tưởng của mình (mình làm được như thế nào), tâm tình cảm chứa các tình cảm của mình (tại sao mình muốn làm điều này / tại sao mình phải làm điều này) và tâm thân xác liên quan tới những nhu cầu của thân xác.

Bức màn Huyễn (Maya) / cái ác (The veil of Maya, evil)

Theo truyền thống Phật giáo, bức màn Huyễn che đi thực tại đối với các sinh thể đang đầu thai. Thực tại này là mọi thứ đều là Phật tánh. Nói cách khác, mọi sự sống là một. Bức màn này có mặt bởi vì vũ trụ vật chất được cấu tạo bằng năng lượng với một độ đặc nào đó khiến cho giác quan không cách chi nhận ra được là ngay cả vật chất cũng được làm ra từ ánh sáng tâm linh. Trong anh ngữ chữ energy veil (bức màn năng lượng) được viết tắt thành evil (cái tà, cái ác).

C

Cái Một, xin xem Duy nhất

Cảm thể (emotional body)

là một khía cạnh của hào quang / tâm của bạn nơi dung chứa năng lượng tình cảm của bạn.

Căn thể (causal body)

Nó là một thể năng lượng bao bọc chung quanh Hiện diện TA LÀ. Nó lưu trữ lại mọi sự thành đạt và bài học thu lượm từ tất cả các kiếp đầu thai. Khi bạn nâng cao tâm thức đủ, bạn có thể dùng kho thành đạt này để hoàn thành sứ vứ thiêng liêng của bạn.

Chân sư Thăng thiên (Ascended master)

Thường chỉ một sinh thể đã từng đầu  thai làm người trên trái đất và sau nhiều kiếp đã hội đủ điều kiện để trải qua tiến trình thăng thiên. Từ này cũng được dùng để chỉ một cách rộng lớn hơn tất cả những sinh thể trong cõi tâm linh, ngay cả những sinh thể mà trước kia không có đầu thai nơi thế giới vật chất.

Chela

là chữ Phạn thường được dịch là “nô lệ”. Đây nằm trong truyền thống tâm linh Ấn độ khi một người tự mình cho mình làm nô lệ cho một vị thày tâm linh và vị thày này sẽ  phơi bày tự ngã của người đệ tử. Các chân sư thăng thiên dùng từ này để chỉ một người đệ tử chân thành chịu khép mình vào kỷ luật của con đường tâm linh được thiết kế để phơi bày tự ngã.

Chỉ đạo Thiêng Liêng (Divine Direction)

là sự chỉ đạo mà bạn nhận được từ một nguồn gốc cao xuyên qua cái ta Ki-tô của bạn. Sự chỉ đạo này có thể đến từ Hiện diện TA LÀ của bạn, từ một chân sư hay một sinh thể vũ trụ được biết đến dưới cái tên là Vị Đại Chỉ đạo Thiêng liêng đại diện cho sự chỉ đạo thiêng liêng

Chú (decree)

là một kỹ thuật tâm linh để thỉnh cầu năng lượng có tần số cao từ cõi tâm linh và hướng nó tới những vấn đề đặc biệt ở tầng mức cá nhân hay hành tinh. Lời chú được viết như những lời thơ có vần, được đọc ra thành tiếng với nhiều quyền lực và thẩm quyền.

Chứng ngộ, xin xem Khai ngộ (Initiation)

Con đường tâm linh (path)

Các chân sư dạy rằng mục đích tối hậu trên trái đất này là chúng ta biểu hiện tâm thức Ki-tô, giúp cho chúng ta vĩnh viễn thăng thiên lên cõi tâm linh và trở thành chân sư thăng thiên. Tuy thế, chúng ta được sáng tạo ra ở mức tâm thức thấp hơn và vì vậy chúng ta cần theo một con đường tâm linh từ lần nâng tâm thức chúng ta lên tới mức tối hậu. Các chân sư nói rằng có 144 mức tâm thức mà con người có thể có được ở trái đất. Chúng ta chỉ có thể thăng thiên sau khi đạt tới mức 144.

Cõi trung giới (astral plane)

Mọi thứ đều được tạo ra từ năng lượng và năng lượng là một chuỗi rung động liên tục. Chuỗi liên tục này có thể phân chia ra, ví dụ vũ trụ vật chất được tạo ra từ sự rung động nằm trong một phổ nhất định. Vũ trụ vật chất chia ra làm bốn tầng: tầng e-the (hay bản sắc), tầng lý trí, tầng tình cảm và tầng vật lý.

Chính tầng tình cảm cũng có nhiều tầng và tầng thấp nhất được tạo ra khi con người có những cảm xúc thấp như sợ, giận và ghét. Cõi vía là một phần của cõi tình cảm và nó giống như địa ngục mà nhiều người đã mô tả trải qua các thời đại. Có những sa nhân và tà thể sống trong cõi trung giới. Chúng tìm cách xâm nhập từ trường con người để buộc con người vào vòng ảnh hưởng của chúng. Khi chịu sự ảnh hưởng này, con người dễ rơi vào một vòng xoáy tình cảm đi xuống thúc đẩy con người làm những hành động như cổ xúy chiến tranh, giết người, hãm hiếp, hung hãn tấn công người khác, xung đột với mọi người v.v.. Nặng lượng sợ hãi được thải ra khi những chuyện này xảy ra là thức ăn cho sa nhân và các tà thể.

 D

 Dharma

Theo truyền thống Phật giáo, nó là công việc thiêng liêng mà bạn tới đây để làm. Nó cũng là trách vụ thiêng liêng của bạn, nghĩa là những phẩm chất tốt đẹp mà bạn muốn hiến tặng cho trái đất trước khi bạn quyết định đầu thai xuống đây.

Dòng chảy của hình số 8 (figure-eight flow)

(Viết theo sách “Uy Lực của cái Ta”)

Phần trên của hình số 8 là cõi tâm linh. Hiện diện TA LÀ trụ ở cõi tâm linh này. Phần dưới của hình số 8 là cõi vật chất gồm có 4 tầng: bản sắc, lý trí, tình cảm và vật lý. Ở cõi vật chất có 4 thể tương ưng của tâm phàm phu là thể bản sắc, lý trí, tình cảm và thể xác.

Lý tưởng nhất là bạn nên cho năng lượng của mình có rung động cao nghĩa là bạn nâng cao đời sống bạn và mọi đời sống khác. Như thế năng lượng sẽ tuôn chảy ngược trở về cái ta tâm linh của bạn (Hiện diện TA LÀ) ở phần trên của số 8. Năng lượng sẽ được nhân lên nhiều lần và bạn nhận được nhiều năng lượng trở về cho bạn ở phần dưới của số 8, nhờ vậy khả năng sáng tạo của bạn gia tăng. Cuộc đời bạn sẽ đi vào vòng xoáy lên cao, giúp bạn thực thi được sứ vụ thiêng liêng của mình và làm chủ các hoàn cảnh vật chất.

Nếu bạn có những niềm tin và hinh ảnh trong bốn thể thấp của bạn không hòa hợp với chính Bản thể cao của bạn (Hiện diện TA LÀ), ví dụ như những niềm tin chỉ nghĩ tới mình và những ham muốn ích kỷ, bạn sẽ gán vào ánh sáng tâm linh những hình ảnh bất toàn. Điều nay dẫn tới hành động thiếu quân bằng đem lại đau khổ trong cuộc sống bạn, và như vậy có thể tạo ra một vòng xoáy đi xuống dẫn tới đau khổ triền miên. Cùng lúc, năng lượng bị tha hóa không tuôn chảy ngược lại lên Hiện diện TA LÀ. Do đó, bạn không nhận được thêm năng lượng từ cao chảy xuống và khả năng sáng tạo của bạn bì hao mòn.

Dòng sông Sự sống (River of Life), xem thêm Đức Thánh linh, Thượng đế

Dòng sông của sự Sống hay Thánh linh là sự thăng vượt không ngừng.  Nỗ lực gộp chung lại của tất cả các sinh thể tự nhận biết đã thăng vượt chính họ và trở nên hơn nữa, đã tạo thành dòng chảy hướng lên cao của Thánh linh. Dòng sông của sự Sống kéo mọi thứ theo với nó.

Dòng sống (lifestream)

Từ này dùng cho một sinh thể có tự nhận biết. Nó thường được dùng thay vì dùng từ “linh hồn”, bởi vì từ dòng sống nói tới những phần trong chúng ta cao hơn là linh hồn. Nó bao gồm Hiện diện TA LÀ và dòng dõi những sinh thể tâm linh đi ngược suốt lên tới đấng Sáng tạo.

Duy nhất, Nhất nguyên, Nhất thể, cái Một (Oneness)

Trước khi đấng Sáng tạo tạo ra bất kỳ hình tướng nào, thì chỉ có một mình đấng Sáng tạo. Do đó, một đấng Sáng tạo không thể nào sáng tạo bất cứ cái gì tách ra khỏi chính ngài. Ngài phải sáng tạo tất cả mọi thứ từ chính bản thể của ngài. Ngài làm như vậy bằng cách biểu hiện bản thể mình thành ánh sáng Mẫu-Vật và như vậy ánh sáng này có thể khoác lên nó bất kỳ hình tướng nào được phóng chiếu lên nó bởi các sinh thể có tự nhận biết và quyền tự quyết. Do đó, bên dưới mọi hình tướng, mọi ngoại hình vẫn là cái duy nhất của đấng Sáng tạo. Tách biệt khỏi Thượng đế luôn luôn là một ảo tưởng, và trước khi thăng thiên đây là ảo tưởng cuối cùng chúng ta phải vượt qua.

 Đ

Đá hóa kim (hay biến hóa tâm linh) alchemy

Trong sự tin tưởng dân gian là cách biến đổi kim loại cơ bản thành vàng. Ý nghĩa thần bí sâu xa là sự biến hóa tâm thức thấp của con người thành tâm thức tâm linh hơn (gọi là vàng), ví dụ như thành tâm thức Ki-tô.

Đại đoàn chưởng giáo, (Đại đoàn huynh đệ trắng), (Great white brotherhood)

Đây là một danh xưng khác cho tất cả các sinh thể thăng thiên. Chữ “trắng” không chỉ chủng tộc nhưng nói tới sự kiện là các chân sư thăng thiên tỏa ra ánh sáng trắng.

Đại thiên thần (Archangel, archeia)

Các thiên thần được tổ chức thành đoàn và mỗi đoàn nằm dưới sự lãnh đạo của một đại thiên thần. Mỗi đại thiên thần nam có một vị đại thiên thần nữ bổ túc. Cho mỗi tia sáng thuộc 7 tia sáng có một cặp đại thiên thần nam và nữ, nhưng có những đoàn đại thiên thần khác. Dưới đây là danh sách các đại thiên thần nam và nữ cho mỗi tia sáng:

  • Tia thứ nhất: Michael và Faith
  • Tia thứ nhì: Jophiel và Christine
  • Tia thứ ba: Chamuel và Charity
  • Tia thứ tư: Gabriel và Hope
  • Tia thứ năm: Raphael và Mẹ Mary
  • Tia thứ sáu: Uriel và Aurora
  • Tia thứ bảy: Zadkiel và Amethyst

Đấng Sáng tạo (Creator)

Là sinh thể đã sáng tạo thế giới hình tướng khác mà chúng ta đang sống. Có những thế giới hình tướng khác được những đấng Sáng tạo khác sáng thế. Đấng Sáng tạo phải tạo thế giới hình tướng từ Bản thể của ngài, như vậy có nghĩa là đấng Sáng tạo kinh nghiệm được tất cả những gì xảy ra trong thế giới hình tướng này.

Điểm đạo (Initiation)  xin xem Khai ngộ

Đức Thánh linh (Holy Spirit) / Dòng sông Sự Sống (River of life) (xin xem Thượng đế)

Đức Thánh Linh, có nghĩa là lực thúc đẩy mọi sinh thể tự nhận biết trở về nguồn gốc của mình. Từ khi bắt đầu có thế giới hình tướng, vô số sinh thể đã đi qua tiến trình thăng thiên, từ đó tạo ra một lực đẩy hay một động lực tạo ra đức Thánh Linh.

Sức mạnh của Thánh Linh đã được tạo ra bởi các sinh thể tự nhận biết bắt đầu từ bầu cõi thứ nhất khi họ dùng khả năng đồng sáng tạo của mình để vượt thăng lên trên ý niệm bản ngã của họ và sáng tạo ra cái hơn nữa.

 E

Elohim

là những sinh thể thăng thiên có tâm thức cao đến độ các thày hoàn toàn điều ngự sự sáng tạo vật chất. Cho mỗi tia sáng của bảy tia đều có một cặp hai vị Elohim nam và nữ.

 F

Fohat

Chỉ ngôn ngữ viết hay nói lấy cảm hứng từ một nguồn gốc cao và thấm đậm ánh sáng tâm linh. Ngôn ngữ này trở thành chén thánh chứa ánh sáng tâm linh

 G

Ghét Mẹ (Hatred of the Mother)

Ánh sáng Mẫu-Vật tạo nên thái cực nữ của đấng Sáng tạo. Nó cho phép chúng ta phóng chiếu lên nó bất cứ hình tư tưởng nào mà chúng ta muốn, và nó sẽ phản ánh lại trung thực những hoàn cảnh sống tương ứng với những hình tư tưởng trong tâm thức chúng ta. Khi con người đi xuống tâm thức nhị nguyên, họ không thể lãnh trách nhiệm về chính họ, có nghĩa là họ không nhận ra rằng Mẹ chỉ phản ánh lại những gì đã được phóng chiếu lên Mẹ và Mẹ không có ý đồ trừng phạt họ. Thay vào đó, họ cảm thấy rằng mình là nạn nhân, và họ thật sự cảm thấy rằng vật chất, yếu tố Mẹ đang tìm cách trừng phạt họ hay ngăn cản không cho họ làm điều họ muốn. Do đó, chọ có thể khởi tâm ghét Mẹ. Nhưng bởi vì chúng ta đều là một phần của khía cạnh mẹ của Thượng đế, ghét Mẹ là một hình thức ghét chính mình.

Giê-su

là vị chân sư thăng thiên giáo chủ của Thời đại Song ngư. Thày giữ chức vụ Ki-tô Hành tinh, và chúng ta không thể nào thăng thiên nếu chưa đi qua thày. Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta phải làm hòa với Giê-su thì mới thăng thiên được, có nghĩa là chúng ta phải vượt lên trên những hình ảnh lệch lạc về Ki-tô đã được tạo ra trên trái đất này.

Guru

chữ Phạn có nghĩa là thày.

 H

Hào quang (aura)

Một trường năng lượng bao quanh thân thể con người. Hào quang có nhiều tầng tương ứng với các tầng của cõi vật chất. Bạn có thể bản sắc, thể lý trí và thể tình cảm ở trên thể vật lý.

Hiện Diện TA LÀ, TA SẼ LÀ CÁI TA SẼ LÀ (I AM Presence, I WILL BE WHAT I WILL BE)

(viết theo sách “Con Đường Bí Mật Vượt Lên Trên Tự Ngã” của Kim Michaels, và lời dạy của Giê-su trong Vấn đáp)

Nó là cái ta cao hay cái ta tâm linh. Nó là con người thật của bạn, tức là một cá thể của Thượng đế. Nó được sinh tạo ra từ Bản thể Thượng đế, và nó xứng đáng nhận được tình thương vô điều kiện của Thượng đế.

Cái Ta Biết là phần nối dài của Hiện diện TA LÀ của bạn. Tiềm năng cao nhất của bạn là khi bạn hoàn toàn đồng hóa mình với Hiện diện. Nhờ vậy bạn trở thành cánh cửa mở qua đó Hiện diện có thể biểu hiện chính nó trong thế giới vật chất.

Bản sắc tâm linh và cá thể của bạn trụ neo nơi Hiện diện, có nghĩa là dù bất cứ chuyện gì xảy ra cho bạn trên trái đất này, không có cái gì có thể phá hoại được Hiện diện.

Hiện diện được cấu tạo bằng rung động cao tần của cõi tâm linh và nó không bao giờ đi xuống thấp hơn cõi tâm linh.

HIỆN DIỆN TA LÀ / TA LÀ CÁI TA SẼ LÀ

 “Hiện diện TA LÀ” chỉ đến cái tên mà Thượng đế cho Moses biết ngài là “TA LÀ CÁI TA LÀ”. Tuy nhiên có nhiều nhà học giả thánh kinh cho rằng cách dịch chính xác hơn thuật ngữ tiếng Hebrew này là “TA SẼ LÀ CÁI TA SẼ LÀ”. Điểm quan trọng chúng ta cần suy ngẫm ở đây là khía cạnh TA LÀ là cái trung tâm bất biến không bao giờ thay đổi của Hiện diện. Khía cạnh TA LÀ CÁI TA SẼ LÀ là cái làm cho Hiện diện có cái động lực biểu hiện chính nó trong thế giới vật chất.  Khía cạnh TA SẼ LÀ luôn luôn thay đổi, nói đúng hơn là nó luôn vượt thăng lên trên chính nó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bạn vì nó giúp bạn nhận ra rằng bạn có thể vượt thăng lên trên mọi sự hạn chế của thế giới vật chất hay mọi “lỗi lầm” quá khứ. Cách vượt thăng là bạn neo chặt mình vào dòng chảy không ngừng của khía cạnh TA SẼ LÀ. Nhờ vậy bạn không rơi vào cạm bẫy của lời gian dối cho rằng bạn bị các điều kiện vật chất trói buộc hoặc là bạn không bao giờ thoát khỏi những lỗi lầm quá khứ. Như Giê-su đã nói chính “hoàng thân của thế gian này” muốn bạn, là Tánh linh bị trói buộc bởi điều kiện của thế gian này và bởi lỗi lầm trong thế gian này. Cái Ta Biết là phần nối dài của khía cạnh TA SẼ LÀ của Hiện diện của bạn. Một khi bạn chấp nhận điều này, bạn có thể vượt thăng mọi điều kiện. Tánh linh của bạn muốn chuyển hóa các điều kiện hạn chế thành tiềm năng cao nhất. Bạn không thể nào thay đổi thế giới nếu bạn nghĩ rằng sự biểu hiện của bạn phải chịu sự trói buộc của điều kiện hiện hành. Chỉ khi nào cái Ta Biết trở thành cánh cửa mở thì bạn mới thực sự tuôn chảy được trong dòng sáng tạo vô điều kiện và vô biên của Hiện diện TA SẼ LÀ của bạn. Nói cách khác, cái Ta Biết không nên bao giờ nói, “Ta là”. Thay vào đó, nó nên lúc nào cũng nghĩ “Ta sẽ là”. Nếu bạn nghĩ ‘Ta là cái ta hạn chế này”, bạn chỉ có lựa chọn là thay đổi nó thành cái gì khác. Tuy nhiên nếu bạn nghĩ “ta sẽ là”, bạn không phải thay đổi cái ta, bạn chỉ giản dị nói “ta sẽ là hơn cái ta này”. Sự khác  biệt rất là sâu sắc.

 K

Khai ngộ, khai tâm,  khai mở, chứng ngộ, điểm đạo (Initiation)

Đây là một tiến trình từ lần nâng tâm thức của bạn lên tâm thức Ki-tô. Đây có thể là một tiến trình cá nhân khi bạn nhận được sự hướng dẫn từ bên trong nội tâm của bạn. Nhưng thường khi bạn có thể đi theo một giáo lý vỏ ngoài hay một vị thày hay một tổ chức.

Khóa tu, lớp tu, xin xem Nhập thất (retreat)

Ki-tô (Christ),
Ki-tô Hằng sống (Living Christ),
Phản Ki-tô (Anti-Christ),
Phân biện Ki-tô (Christ discernment),
Quả Ki-tô (Christhood)

Hiểu theo nghĩa rộng nhất, Ki-tô chỉ cái tâm thức căn bản đã sáng tạo ra mọi thứ trong thế giới hình tướng. Mục đích là giữ được cái duy nhất giữa đấng Sáng tạo và sản phẩm được sáng tạo ra. Ki-tô rất quan trọng với những sinh thể có quyền tự quyết, có quyền chọn đi theo ảo tưởng tách biệt và như thế tin rằng họ tách biệt khỏi nguồn cội của họ. Tâm Ki-tô bảo đảm là dù bạn có rơi sâu bao nhiêu chăng nữa xuống tâm thức tách biệt, lúc nào bạn cũng có thể chọn lựa trở về trong duy nhất với đấng Sáng tạo. Bởi vì tâm Ki-tô có mặt khắp nơi ở trong mọi thứ và mọi sự sống đã được sáng tạo, dù bạn đi tới đâu bạn cũng có thể với tới Ki-tô.

(Ki-tô) Ki-tô Hằng sống (Living Christ)

là một người đã đạt được một mức tâm thức Ki-tô nào đó khi còn đang hiện thân.

(Ki-tô) Phản Ki-tô (Anti-Christ)

Tâm thức tách biệt và nhị nguyên. Tâm thức này tạo ra một phin lọc bóp méo nhận thức khiến cho ta thấy là mình là những sinh thể tách biệt, tách biệt khỏi Thượng đế, khỏi người khác và khỏi vũ trụ vật chất. Càng kẹt trong tâm thức này thì càng thấy sự tách biệt rất là thật. Do đó, những người này sẽ hành động y như thể họ thật sự tách biệt, có nghĩa là họ sẽ tin rằng điều họ làm đối với người khác sẽ không ảnh hưởng tới họ. Đây là nguồn gốc của sự bất nhân giữa người với người và nguồn gốc của sự ác. Con người có thể bị mắc kẹt trong tâm thức này và luôn cả những sinh thể không vật chất cũng thể, tạo nên tà lực.

(Ki-tô) Phân biện Ki-tô (Christ discernment)

Là khả năng nhìn thấu suốt cái giả của vô số những ảo tưởng tạo ra bởi tâm thức tách biệt và nhị nguyên. Cũng là khả năng thấy được là bên dưới mọi hiện tượng mắt nhìn thấy là nhất thể.

Có sự khác biệt vi tế, không dễ hiểu, giữa tâm thức nhị nguyên và tâm thức Ki-tô. Các thày đã gọi tâm thức nhị nguyên là tâm thức tách biệt vì nó tách mọi thứ ra thể loại khác nhau. Nó tách con người ra khỏi Thượng đế, người khác và hành tinh nơi con người sống. Tâm thức Ki-tô không tách ra nhưng nó phân biện – nó nhận ra sự khác biệt.

(Ki-tô) Quả Ki-tô (Christhood)

Khi một sinh thể đã đạt được tâm thức Ki-tô thì được gọi là sinh thể này đã mang vào quả Ki-tô.

(Ki-tô) Ta Ki-tô (Christ self)

(viết theo sách “Con Đường Bí Mật Vượt Lên Trên Tự Ngã” của Kim Michaels, và lời dạy của Giê-su trong Vấn đáp)

Ta Ki-tô là một trung gian được các chân sư thăng thiên gửi xuống để giúp những ai bị mắc kẹt trong tâm thức tách biệt và nhị nguyên. Nhiều người biết tới cái Ta Ki-tô như trực giác, hay “tiếng nói nhỏ và yên lặng bên trong.” Thực ra, cái Ta Ki-tô không nói bạn phải chọn lựa điều gì. Nó cho bạn một khung tham khảo giúp bạn chọn lựa tốt hơn. Không nhất thiết là cái Ta Ki-tô sẽ cho bạn biết chân lý tối hậu hay tuyệt đối. Nó sẽ cho bạn tuệ giác cao hơn một chút tâm thức hiện thời của bạn.

 L

Lemuria

là một lục địa trong Thái bình dương có một nền văn minh cao nhưng đã bị tiêu hủy cách đây  12,000 năm. Nó thường được gọi là Đất Mẹ vì nó đặt trọng tâm mạnh vào Mẹ Thiêng liêng. Sự tàn lụi của Lemuria bắt đầu xảy ra khi một nhóm sa nhân sát hại vị đại diện của Mẹ Thiêng liêng.

Lời (Word)

Trong kinh của John viết: “Lúc đầu có Ngôi Lời và Ngôi Lời ở cùng đức Chúa Trời và ngôi Lời là đức Chúa Trời.” Đây là một cách dịch không đúng của chữ Hy lạp Logos chỉ một tổng thể không phân chia. Đây là biểu tượng cho tâm thức Ki-tô được tạo ra để duy trì sự duy nhất của mọi sự sống. Như vậy Lời là cái giúp chúng ta nhìn thấu suốt qua ảo tưởng của nhị nguyên.

Lời hằng sống, xin xem Thiên ngữ

 Luân xa (chakra)

là một tiêu điểm trong hào quang của bạn. Có tất cả 7 luân xa chính tương ứng với 7 tia tâm linh. Nếu luân xa của bạn trong sạch, năng lượng cao tần của Hiện diện TA LÀ của bạn có thể tuôn chảy xuyên qua đó, và nhờ vậy bạn có tối đa quyền năng sáng tạo. Nếu luân xa của bạn bị ô uế, dòng năng lượng cao tần bị giảm thiểu. Mà ngược lại, luân xa của bạn lúc ấy trở thành cánh cửa mở cho những năng lượng thấp xâm nhập hào quang của bạn. Những luân xa bị ô nhiễm nặng có thể là cánh cửa mở cho những năng lượng rất thấp từ cõi vía.

Lucifer

là một sinh thể chống lại Thượng đế trong một bầu cõi trước. Lucifer được coi là sinh thể đầu tiên sa ngã xuống tâm thức nhị nguyên.

M

Maitreya / Phật Di Lạc

là vị chân sư thăng thiên lãnh đạo trường bí giáo được gọi là Vườn Địa đàng trong Thánh kinh. Thày được coi là vị Đại Khai Ngộ bởi vì ta không biết khi thày đang khai ngộ cho ta và thường thì mình không biết mình đang bị thày thử thách. Đức Maitreya giữ chức vụ của đấng Ki-tô Toàn vũ.

Mẹ Mary (Mother Mary)

là vị chân sư thăng thiên mà trong quá khứ đã đầu thai là mẹ của Giê-su. Thày giữ Chức vụ Mẹ Thiêng liêng cho trái đất.

Mẹ Thiêng liêng (Divine Mother)

là một chức vụ  tâm linh đại diện cho khía cạnh nữ của Thượng đế trên hành tinh trái đất. Hiện nay đức Mẹ Mary đảm nhiệm chức vụ này

 N

Ngây thơ Thiêng liêng (Holy innocence)

Trong sự ngây thơ thiêng liêng, con có cái biết bên trong là con nối kết với cái gì lớn hơn mình. Con nối kết với mọi người khác và con không thấy người khác là “khác”. Con biết một cách trực giác rằng con là một phần của tổng thể. Bất cứ điều gì con làm đều ảnh hưởng đến tổng thể, do đó cũng ảnh hưởng đến chính con. Con không có một sự chờ đợi nào từ tâm thức con người phàm. Con không chờ đợi là cuộc đời trên thế gian phải như thế này hay như thế kia. Con giống như dòng nước và con tuôn chảy theo Dòng sông sự Sống. Con biết là bất cứ chuyện gì xảy ra trên trái đất không thể ảnh hưởng tới con vì con là cái biết thuần khiết của Thánh Linh  (Holy Spirit). Con biểu thị ánh sáng của Hiện diện TA LÀ của con một cách ngây thơ và vui đùa như trẻ thơ trên thế gian mà con không hề bị xao xuyến bởi phản ứng của người khác, của sa nhân hay những người phục tòng sa nhân. Cho dù sa nhân có lăng nhục hay hãm hại con chăng nữa, con vẫn không rơi vào tròng của họ mà tuân theo họ hoặc nổi loạn chống lại họ. Ngây thơ là chơi đùa sáng tạo. Con là một trẻ thơ biểu hiện ánh sáng của mình trong sự sáng tạo. Con không có tiêu chuẩn gì cả. Nếu con phê phán sự sáng tạo của con theo một tiêu chuẩn trước khi con biểu hiện mình, con đang không sáng tạo vì tiêu chuẩn sẽ bắt con tuân theo hay chống đối tiêu chuẩn và khi con tuân theo hay chống đối, con không sáng tạo theo nghĩa cao của chữ này.

Nghiệp báo, nghiệp quả, xin xem Nhân quả (Karma)

Ngọn lửa ba nhánh, ngọn lửa bảy nhánh (threefold flame, sevenfold flame)

Mọi thứ đều là năng lượng, có nghĩa là thân xác vật lý và tâm ý thức chỉ tồn tại được vì bạn nhận được ánh sáng tâm linh từ Hiện diện TA LÀ của bạn. Ánh sáng này đi xuống hào quang của bạn, đi vào luân xa nằm đằng sau luân xa trái tim được gọi là mật thất (căn phòng bí mật) của trái tim. Lúc đầu, ánh sáng biểu hiện là một quả cầu li ti, nhưng sau đó phân chia ra thành một “ngọn lửa” với ba nhánh, nhánh xanh trời tượng trưng cho ý chí và quyền lực, nhánh vàng tượng trưng cho minh triết và nhánh hồng tượng trưng cho tình thương.

Ba nhánh này tương ứng với ba tia sáng tâm linh đầu tiên trong khi bầu màu trắng tượng trưng cho tia sáng thứ tư. Khi bạn đi vào nhị nguyên, bạn bất đầu biểu lộ các quyền năng sáng tạo cơ bản một cách mất quân bằng khiến cho ngọn lửa ba nhánh bị mất quân bằng. Điều này hạn chế quyền năng sáng tạo của bạn, và bạn sẽ bị ngừng lại ở một mức nào đó trên con đường tâm linh dẫn tới quả vị Ki-tô cho tới khi nào bạn cân bằng được ngọn lửa ba nhánh và đạt được sự trong sáng trong ý định và động cơ của tia sáng thứ tư. Tới lúc đó bạn có thể tu tập để khai tâm các tia thứ 5, 6 và 7 và qua đó bạn từ từ phát triển ngọn lửa 7 nhánh.

Ngọn lửa Song sinh (Twin flame)

Đấng Sáng tạo vượt lên trên mọi hình tướng. Nhưng trong hành động sáng tạo đầu tiên, đấng Sáng tạo biểu lộ chính mình thành hai thái cực, thái cực nam hay lan ra, và thái cực nữ hay co lại. Hai thái cực cơ bản này được tượng trưng bởi hai sinh thể vũ trụ tên là Alpha và Omega. Trong cõi tâm linh, chúng ta thấy nhiều sinh thể tạo nên thái cực nam và nữ. Ví dụ như các Elohim và Đại Thiên thần đều có thái cực nam và nữ.

Có một niềm tin phổ biến là linh hồn chúng ta được tạo ra với hai cực như thế và do đó mỗi người chúng ta có một ngọn lửa song sinh mà chúng ta tin rằng sẽ là người bạn đường tối hảo đem lại cho mình sự trọn vẹn. Đáng tiếc là tin tưởng này đã dẫn tới ý tưởng lãng mạn là mình cần tìm một tình yêu tối hảo. Bạn cần quân bằng ý tưởng này với sự kiện là bạn thăng thiên như là một cá nhân, không đi chung với ngọn lửa song sinh của bạn. Do đó, con đường tâm linh thăng thiên là con đường mà bạn trở nên trọn vẹn trong tâm linh và tự đầy đủ với chính mình, và bạn có thể thăng thiên với chính uy lực nội tâm của bạn.

Ngọn lửa Thượng đế (God flame)

Cá thể (individuality) thật của bạn không phải là cái mà chúng ta thường gọi là cá tính (personality) của bạn. Cá thể của bạn neo trụ trong Hiện diện TA LÀ của bạn. Vì Hiện diện TA LÀ của bạn được cấu tạo từ năng lượng có tần số cao hơn tất cả mọi thứ trong vũ trụ vật chất, nó hiện ra như một ngọn lửa. Vì vậy, cá thể thật của bạn thường được nói tới như là ngọn lửa Thượng đế.

Ngọn lửa tím (Violet flame)

là năng lượng tâm linh đặc biệt hữu hiệu trong việc chuyển hóa nghiệp quả hay năng lượng tha hóa. Saint Germain đã được phép vũ trụ để tiết lộ về tia sáng tím vào thập niên 1930. Kể từ ngày đó, các đệ tử của các chân sư thăng thiên đã thỉnh cầu ngọn lửa tím qua các lời cầu chú, cầu thỉnh và khẳng định.

Tuy nhiên, chúng ta nên ý thức rằng ngọn lửa tím có thể bị lạm dụng. Năng lượng tha hóa được tạo ra xuyên qua một tin tưởng gây hạn chế. Năng lượng này dần dà tích tụ lại trong hào quang của bạn, làm bạn cảm thấy bị đè nặng. Bạn có thể thỉnh cầu ngọn lửa tím mà không thay đổi tin tưởng của bạn. Nó sẽ giúp bạn dễ chịu trong ngắn hạn. Tuy nhiên nếu bạn không chuyển đổi tin tưởng của mình bạn sẽ tiếp tục tha hóa năng lượng. Và nếu bạn cứ tiếp tục dùng ngọn lửa tím để chuyển hóa năng lượng thì bạn đang lạm dụng sự trao truyền của Saint Germain vì bạn đã không đạt được sự phát triển tâm linh dài hạn.

Nguyên tố, tinh linh (elementals)

Thế giới hình tướng được tạo ra qua một chưởng giáo đoàn nối dài tới đấng Sáng tạo. Ví dụ như hành tinh trái đất được tạo ra bởi bảy sinh thể trên cõi tâm linh gọi là Elohim. Họ tưởng tượng ra bản mẫu của trái đất và phóng chiếu nó lên bốn tầng của cõi vật chất.

Tuy nhiên, bản mẫu này được thị hiện thành vật chất bởi bốn loại sinh thể nguyên tố. Các sinh thể này có mức nhận biết thấp hơn con người, nhưng chúng có thể phát triển qua sự phục vụ tạo tác thế giới vật chất. Các nguyên tố trong bốn cõi được gọi tên như sau:

  • Cõi ê-the, nguyên tố lửa hay thần lửa (salamander)
  • Cõi lý trí, nguyên tố không khí hay thần gió (sylph)
  • Cõi tình cảm, nguyên tố nước hay thủy thần (undine)
  • Cõi vật lý, nguyên tố đất hay thần lùn (gnome)

Nhân quả, Nghiệp báo, Nghiệp quả (Karma)

Tất cả mọi thứ đều là năng lượng, do đó tất cả những gì ta làm, nghĩ, cảm xúc đều được làm với năng lượng. Chúng ta nhận được năng lượng này như một món quà của Hiện diện TA LÀ. Năng lượng ta nhận được thuần khiết nhưng chúng ta sẽ pha màu nó qua nội dung có trong bốn tầng tâm của chúng ta. Chúng ta chịu trách nhiệm về việc dùng năng lượng của mình, và năng lượng bị tha hóa được lưu giữ trong hào quang của chúng ta và hồ sơ Akashic như là nghiệp báo. Để có thể thăng thiên được, chúng ta phải quân bằng tất cả các năng lượng bằng cách nâng chúng lên cao trở về tình trạng rung động nguyên thủy của chúng.

Các chân sư cũng cho chúng ta một cái hiểu sâu hơn về nhân quả. Nhân quả là những hình ảnh chúng ta lưu giữ trong bốn tầng của tâm mình. Bởi vì chúng ta thấy mọi chuyện xuyên qua phin lọc của các năng lượng này, lúc nào chúng ta cũng đang pha màu năng lượng. Tuy nhiên bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể chọn lựa quán xét các hình tư tưởng của mình và vượt thăng lên trên những hình tư tưởng nào gây hạn chế. Đây chính là con đường đích thực đưa tới quả vị Ki-tô và lúc ấy chúng ta chấp nhận bản sắc thiêng liêng của mình.

Như vậy chúng ta có hai cách quân bằng nghiệp quả. Chúng ta có thể thỉnh cầu năng lượng tâm linh với các lời chú và lởi thỉnh và hoàn nguyên năng lượng từ mức tâm thức hiện thời của mình. Điều này có thể làm được nhưng sẽ là một tiến trình chậm bởi vì chúng ta vẫn tiếp tục tạo thêm nghiệp quả mới. Cách thức nhanh hơn là chúng ta tu tập để vượt thăng lên trên nhưng hình tư tưởng, và như thế chúng ta ngưng không tạo thêm nghiệp quả mới. Một khi chúng ta làm được điều này, chúng ta có thể quân bằng những nghiệp quả còn lại nhanh hơn nhiều, bởi vì trạng thái tâm cao hơn của chúng ta cho phép chúng ta thỉnh cầu nhiều năng lượng hơn.

Nhận biết thuần khiết (pure perception), nhận biết ô uế (polluted perception)

(Viết theo bài Truyền đọc của Phật Gautama, Vượt qua bi kịch của mình bằng cách chuyển từ phản ứng sang hành động)
Nhận biết ô uế là nhận biết nhị nguyên, trong đó luôn luôn có hai đối cực như tốt xấu, đúng sai, đẹp xấu, dễ chịu khó chịu. Hai đối cực này đều tương đối, chúng có vẻ rất là thực và khi đối cực này có thì đối cực kia cũng có mặt. Trong tâm nhị nguyên, tà ác có thực như là Thượng đế. Nhận biết ô uế luôn luôn có sự phê phán, đánh giá, dán nhãn đi theo.
Nhận biết thuần khiết thấy có sự bất toàn nhưng không phê phán, không đánh giá, không dán nhãn tốt xấu, đúng sai, v.v.. Vì không dán nhãn, nên không có phản ứng tâm xúc cảm như cảm thấy bị đe dọa, cảm thấy ghê tởm, muốn tránh xa cái tà ác hoặc cảm thấy cái tà ác không được quyền có mặt. Nhận biết thuần khiết nhìn thấu suốt qua cái vỏ ngoài và thấy được bên dưới của mọi sự là Phật tánh, là Ánh sáng Mậu-Vật, là sự THUẦN KHIẾT, thấy được là mọi sự đã được sáng tạo ra từ ánh sáng của Thượng đế. Vì vậy tất cả đều có tiềm năng rũ bỏ hình ảnh ô uế, hình tướng ô uế để được gia tốc thành sự thuần khiết của Tâm Ki-tô, tâm Phật, tâm Thượng đế.
Nhận biết thuần khiết thấy mọi sự bất toàn là tạm bợ, vô thường, không thật. Vì vậy không có nhu cầu phải phản ứng với cái tạm bợ và không thật. Nhận biết thuần khiết hành động với niềm tin là mọi sự bất toàn đều có thể gia tốc thành cái thuần khiết. Nhận biết thuần khiết hành động để nâng cao tất cả lên thay vì lên án, hạ thấp hay muốn tiêu hủy một phần của sự sống. Hành động không dựa trên hình tướng vỏ ngoài. Hành động là sự sáng tạo bên trong nội tâm đến từ Hiện diện TA LÀ. Khi hành động không dựa trên hình tướng bên ngoài, thì hình tướng đó không có thêm sức mạnh, không tồn tại lâu thêm, không mang tính chất thực nữa.Cách duy nhất để gỡ tà lực ra khỏi thế gian là vượt lên trên tâm thức nhị nguyên.

Nhập thất, lớp nhập thất, khóa nhập thất, lớp tu, khóa tu, tu viện (retreat)

Nhiều chân sư thăng thiên có tu viện và lớp nhập thất ở cõi ê-the hay cõi bản sắc. Chúng ta có thể thỉnh cầu để tham dự các lớp nhập thất này trong các thể cao của chúng ta trong khi thể vật lý của chúng ta đang ngủ buổi tối. Tu viện thường ở trên một vị trí vật lý nơi trái đất, nhưng vì tu viện ở trong cõi ê-the cho nên không thể tìm thấy nó bằng phương tiện vật lý. Tu viện này tập trung các năng lượng tâm linh và tuôn rải năng lượng này xuống trái đất. Nó cũng là tụ điểm để trao truyền một số giáo lý đặc biệt cho những ai sẵn sàng.

Nhất nguyên, nhất thể, xin xem Duy nhất (Oneness)

Nhị nguyên, tâm thức nhị nguyên (duality, duality consciousness)

Khi cái Ta Biết nhìn mọi sự qua nhận thức thuần khiết, nó thấy được thực tại bên dưới là mọi sự sống là một và bắt nguồn từ một nguồn gốc duy nhất. Tâm thức nhị nguyên che mờ đi thực tại duy nhất này. Nó làm cho bạn cảm thấy là vật chất tách biệt khỏi tâm linh, con người tách biệt khỏi Thượng đế và mọi người tách biệt nhau.

Nhị nguyên cũng đưa tới ảo tưởng là có hai đối cực ngược lại nhau, chống đối nhau và muốn hủy diệt nhau. Do đó, nhị nguyên luôn luôn có hai phe chống lại nhau, và cái tâm sẽ phán xét cả hai bên và cho rằng phe này tốt trong khi phe kia xấu.

Nhị nguyên luôn luôn là ảo tưởng bởi vì không có cái gì có thể thay đổi hay phá tan sự duy nhất của mọi sự sống. Do đó, nhị nguyên chỉ có thể hiện hữu như là một ảo tưởng trong trí của những sinh thể có tự nhận biết. Ngày nào bạn còn bị mù lòa trong nhị nguyên, bạn không thể nào đạt được tâm Ki-tô và do đó không thể nào thăng thiên.

Niệm tinh khôi, viễn kiến tinh khôi (immaculate concept, vision)

nói tới viễn kiến về tiềm năng cao nhất hay đây là viễn kiếm thuần khiết không bị nhị nguyên làm cho ô nhiễm. Ví dụ, đức mẹ Mary đã giữ viễn kiến tinh khôi là Giê-su sẽ hoàn thành nhiệm vụ của thày.

 P

 Phán xét (Judgment)

Có một nhóm các chân sư được gọi là Đại Hội đồng Nghiệp quả giám sát sự tăng trưởng chung của hành tinh này. Một trong những việc của các thày là quyết định dòng sống nào được phép đầu thai trên trái đất và hiện thân bao lâu. Khi một sinh thể sa ngã, sinh thể đó được cho một thời gian để quay về và bắt đầu lại con đường dẫn tới Thượng đế. Tuy nhiên, nếu một sinh thể phạm vào quyền tự quyết của các sinh thể khác, thời gian này có thể bị rút ngắn lại. Như vậy sinh thể này đã bị phán xét bởi chính hành động của mình. Tuy nhiên, các chân sư dạy rằng luật lệ cho phép những người đang đầu thai được kêu gọi cho các sa nhân bị phán xét. Nếu các sinh thể này không chịu thay đổi thì Hội đồng Nghiệp quả có thể ra lệnh rút họ không được hiện thân trên cõi trần nữa.

Xin lưu ý rằng ý niệm phán xét ở đây không giống ý niệm phán xét đầy sự dán nhãn của các sinh thể bị mắc kẹt trong tâm thức nhị nguyên. Những sinh thể này phán xét dựa trên chính trạng thái tâm thức của họ. Họ thường dán nhãn những gì họ không hiểu hay không đồng ý là tà ác. Đây là cái mà Giê-su gọi là phán xét cái bề ngoài.

Phản Ki-tô (xem Ki-tô)

Phân biện Ki-tô (xem Ki-tô)

Q

Quả Ki-tô (xem Ki-tô)

Quyền tự quyết (free will)

Các chân sư dạy rằng chúng ta rất là cần hiểu quyền tự quyết, đặc biệt là sự liên hệ của nó tới tâm thức nhị nguyên. Quyền tự quyết là quy luật căn bản hướng dẫn sự vận hành của cõi vật chất. Ví dụ là các Elohim đã sáng tạo trái đất tốt đẹp hơn hiện nay rất nhiều. Lúc đầu tài nguyên không bị thiếu, thiên nhiên không bị mất quân bằng và không có bệnh tật.

Những tình trạng gây hạn chế này là do đại đa số nhân loại đã dùng quyền tự quyết để rơi xuống nhị nguyên. Thiên nhiên – có nghĩa là các sinh thể nguyên tố – không có chọn lựa nào khác là phóng chiếu ra những tình trạng vật chất đã có sẵn ở trong tâm thức của đại đa số con người. Nhân loại được tạo ra để thống trị trái đất, và các sinh thể nguyên tố chỉ có thể đón nhận những hình ảnh mà chúng ta giữ trong tâm bản sắc, lý trí, tình cảm và thân xác của chúng ta.

Tuy nhiên điểm quan trọng về quyền tự quyết là bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có quyền vượt lên trên chọn lựa cũ của chúng ta. Thượng đế và các chân sư thăng thiên sẽ không bao giờ ngăn cản chúng ta vượt lên trên chọn lựa trước của mình. Chỉ có tự ngã và tà lực mới tìm cách dụ chúng ta tin rằng chúng ta bị giam hãm trong những chọn lựa cũ của mình.

R

Rắn (serpent)
gian dối của rắn (serpentine lie)
âm mưu của rắn (serpentine plot)

là biểu tượng về một trạng thái tâm thức tạo ra nghi ngờ trong tâm chúng ta. Mục đích cụ thể là tạo ra sự phân chia trong tâm chúng ta khiến chúng ta bắt đầu ngờ vực sự chỉ đạo thiêng liêng của mình, trực giác của mình, cái biết từ bên trong của mình và các thày tâm linh của mình. Cũng dùng để chỉ một nhóm sa nhân nào đó.

(Rắn) Gian dối của rắn (serpentine lie), âm mưu của rắn (serpentine plot)

Gian dối chính của rắn nói là tâm Ki-tô không hiện hữu hoặc chúng ta không đạt tới được. Ngược lại, họ cho rằng thực tại tối hậu là tâm thức nhị nguyên trong đó chúng ta tự nâng mình lên là thượng đế và tin rằng chính mình có quyền và có khả năng định nghĩa cái gì tốt, cái gì xấu, Lẽ dĩ nhiên đây là một định nghĩa tương đối về tốt và xấu, vì cái gì xác nhận những tin tưởng và mong muốn hiện này của chúng ta thì được xem là tốt, trong khi bất cứ cái gì chất vấn những điều này thì bị dán nhãn là xấu.

Âm mưu của rắn là làm cho chúng ta nghi ngờ đến độ bị tê liệt và đi theo sa nhân, hoặc là làm cho chúng ta bị mù lòa vì kiêu ngạo đến độ chúng ta thực sư tin là chúng ta luôn luôn đúng. Trong trường hợp sau, chúng ta cũng đi theo sự lãnh đạo của tâm thức sa ngã hoàn toàn trái ngược lại Ki-tô. Lúc ấy chúng ta tìm cách nâng cao tự ngã lên vị trí của một thượng đế, thay vì đi tìm tâm thức Ki-tô như là một cách để nâng cao mọi sự sống.

Một khía cạnh của âm mưu rắn là làm cho chúng ta tin rằng chúng ta có thể đem cả Thượng đế vào trong nhãn quan thế giới nhị nguyên. Thượng đế được mô tả là đối lại với tà ác. Từ đó, chúng ta dễ bị dụ dỗ để tin rằng chuyện làm ác, chuyện giết người khác để  đẩy mạnh chính nghĩa của Thượng đế là chấp nhận được. Lịch sử đầy dãy những ví dụ của những người đã bị lừa đảo để lao đầu vào những cuộc chiến cuồng đại chống lại một tà lực do chính họ dán nhãn là tà lực. Để có thể giành lấy chiến thắng cuối cùng cho cái thiện, chuyện tiêu diệt kẻ thù được xem là cần thiết và có chính nghĩa. Thực ra, những cuộc đấu tranh này chỉ tha hóa năng lượng, nuôi dưỡng tà lực bằng năng lượng tha hóa và cho họ thêm quyền lực để tiếp tục lừa dối thêm người khác tiếp tục một cuộc chiến không bao giờ dứt. Cách duy nhất thoát khỏi là nhìn ra tâm thức Ki-tô thấy được mọi sự sống là một.

S

Sa ngã (fall)

Theo nghĩa rộng nhất, từ này nói đến tiến trình rơi xuống tâm thức tách biệt của một sinh thể có tự nhận biết. Trước khi sa ngã thì bạn coi mình là một sinh thể không bị tách ra mà có sự nối kết với một cái gì lớn hơn chính bạn. Sau khi sa ngã, bạn tin chắc bạn là một sinh thể tách biệt, đã bị Thượng đế bỏ rơi hoặc trừng phạt.

Điều khác biệt quan trọng là sau khi sa ngã, bạn khó mà lãnh trách nhiệm về sự phát triển của mình. Bởi vì chính bạn đã quyết định sa ngã cho nên chỉ có mình bạn có thể quyết định quay đầu trở lại. Nhưng một khi bạn đã nghĩ mình tách biệt, bạn nghĩ mình có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà không đếm xỉa gì tới hậu quả trên người khác. Điều này khiến bạn lâm vào cảnh xung đột triền miên với người khác, khiến bạn rơi vào một trạng thái tâm lúc nào cũng nghĩ mình phải đánh nhau với người khác, hay với vũ trụ vật chất hay ngay cả với Thượng đế.

Tình trạng tâm này trở thành một trạng thái tiến thoái lưỡng nan, bởi vì khi nào bạn còn chưa chấp nhận là chính mình đã tạo ra hoàn cảnh sống của mình vì những lựa chọn của mình, thì lúc ấy bạn chưa thể nào thay đổi lựa chọn của bạn được. Mà ngược lại, bạn sẽ tìm cách thay đổi hoàn cảnh của mình bằng cách áp lực hay kiểm soát người khác, thế giới vật chất hay ngay cả Thượng đế. Bạn tìm cách thay đổi cái gai trong mắt người khác trong khi không nhìn thấy được cái đà ngay trong mắt mình.

Sa nhân (fallen beings)
thiên thần sa ngã (fallen angels)
tâm thức sa ngã (fallen consciousness)

Theo nghĩa rộng nhất, từ này chỉ tất cả các sinh thể bị mù lòa bởi tâm thức nhị nguyên. Tuy nhiên, các chân sư thường dùng từ này để nói đến một nhóm những sinh thể đã sa ngã ở một bầu cầu cõi trước. Điểm khác biệt quan trọng là các sinh thể này đã đạt được một mức cao trước khi sa ngã, có nghĩa là họ thường khôn hơn những sinh thể mới bắt đầu sự sống của mình trong thế giới này.

Trong lịch sử thế giới, các sa nhân thường trở thành những người lãnh đạo đầy quyền lực đàn áp dân chúng. Thí dụ điển hình là Hitler, Stalin và Mao. Tuy thế cũng có nhiều sa nhân nắm những chức vụ quan trọng mà không lạm dụng quyền lực và do đó có ảnh hưởng lớn trên xã hội. Đặc tính chính của họ là họ tin chắc là mình đúng vì họ cảm thấy mình vượt trội hơn hầu hết mọi người trên trái đất. Họ cũng là những sa nhân không đầu thai nhưng ngụ ở cõi vía hay cõi lý trí.

Sa nhân (fallen beings)
tâm thức sa ngã (fallen consciousness)

là tâm thức của sa nhân. Trong nghĩa rộng nhất, nó là ảo tưởng tách biệt và nhị nguyên. Nó cũng dùng để nói đến cái tâm thức cho là mình vượt trội hơn người khác, muốn có đặc quyền và muốn người khác đi theo mình.

Đặc tính chính của tâm thức sa ngã là niềm tin cho rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện. Niềm tin này khiến cho người ta tin rằng mình phải đóng góp vào một cuộc chiến cuồng đại vì bổn phận của mình là phải dùng mọi phương tiện để tiêu diệt cái mà mình định nghĩa là ác tà. Như vậy, ở bên dưới là niềm tin cho rằng bạn có cái quyền định nghĩa cái nào là thiện cái nào là ác bởi vì bạn có vị thế giống như một Thượng đế.

Saint Germain

là vị chân sư thăng thiên lãnh đạo sự ra đời của Thời đại Bảo bình. Thày cũng đại diện cho tia sáng tâm linh thứ bảy, tia sáng của tự do. Do đó, đôi khi thày được gọi là vị “Thần của Tự do cho trái đất.” Saint Germain sẽ đóng một vai trò quan trọng trong 2,000 năm sắp tới và thày có một kế hoạch để đưa trái đất vào thời Hoàng kim.

Sanat Kumara

là một vị chân sư thăng thiên có mức thành đạo rất cao. Ở một thời đại trước, có quá nhiều người trên trái đất đã sa ngã quá sâu trong tâm thức nhị nguyên cho nên Hội đồng Nhân quả và nhiều hội đồng vũ trụ khác đã quyết định rằng trái đất không còn là môi trường thích ứng để tăng triển và họ cho phép trái đất tự hủy. Sanat Kumara đã cùng với 144,000 dòng sống từ Kim tinh đi xuống trái đất để giữ quân bằng tâm linh cho tới khi đủ người trên trái đất nâng cao tâm thức đủ để giữ thăng bằng cho trái đất.

Nhiều dòng sống trong số 144,000 dòng sống đã tới với Sanat Kumara vẫn còn hiện thân. Họ thường là những người rất là tâm linh với tâm niệm lớn muốn giúp đỡ người khác và cải thiện thế giới. Tuy nhiên, sẽ tới một thời điểm họ sẽ kềm mình không thăng thiên được trừ phi họ chịu buông bỏ ý muốn giúp đỡ hay thay đổi người khác.

Satan

Theo nghĩa hạn hẹp nhất của từ này, Satan là một trong những sinh thể đã sa ngã cùng với Lucifer ở một bầu cõi trước. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn thì Satan là một trạng thái tâm thức cứng?? nhắc, áp lực hay dụ dỗ chúng ta thích ứng với điều kiện hiện tại trong cõi vật chất.

Chúng ta được tạo ra để là người đồng-sáng tạo với Thượng đế và thống trị trái đất này. Như Giê-su từng nói, “với Thượng đế, mọi chuyện đều làm được.” Satan là tâm thức muốn ngăn cản chúng ta không thực thi được tiềm năng cao nhất của chúng ta bằng cách nó khiến cho chúng ta tự ý hạn chế quyền năng sáng tạo của mình và chấp nhận rằng các điều kiện hiện tại không thể thay đổi được hay không phải thay đổi.

Vai trò của Ki-tô Sống là chứng minh cho mọi người rằng chúng ta có thể vượt lên trên tâm thức Satan. Đó là vì sao Giê-su quở trách Peter khi Peter muốn Giê-su thuận theo sự chờ đợi của Peter. Giê-su nói: “Hãy đứng ra sau ta, hỡi Satan.”

Shiva

theo truyền thống, Shiva là một vị trong ba ngôi của Ấn độ giáo. Tuy nhiên ý nghĩa thâm sâu là Shiva là một sinh thể toàn vũ đặc biệt có thể giúp chúng ta cắt đứt khỏi tà lực và cõi vía. Chúng ta có thể thỉnh cầu Shiva rất hữu hiệu bằng cách đọc tên thày 9, 33 hay 144 lần.

Sinh thể chưa thăng thiên (unascended beings)

là sinh thể chưa hội đủ điều kiện thăng thiên và vì vậy không thể trụ lại nơi cõi tâm linh. Những sinh thể này có thể đang đầu thai, nhưng có những sinh thể chưa thăng thiên có mặt trong cả bốn cõi của thế giới vật chất. Ví dụ, có nhiều linh hồn có dây buộc với cõi vía có thể ngụ ở cõi này giữa hai lần đầu thai hoặc họ có thể bị kẹt ở đây hoài mà không thể đầu thai lại nữa. Chúng ta có thể cầu thỉnh để giải thoát tất cả những sinh thể chưa thăng thiên để họ có thể tiến lên giai đoạn kế tiếp trên con đường tiến hóa của họ.

Sinh thể vũ trụ (cosmic being)

là một sinh thể đảm nhiệm một chức vụ tâm linh nào đó, thường là trụ vào một phẩm chất thiêng liêng nào đó. Các sinh thể vũ trụ chưa bao giờ đầu thai trên trái đất vì họ đã thăng thiên từ một bầu cõi cao hơn.

Sứ giả (messenger)

là một người đã được huấn luyện để tiếp nhận giáo lý và bài truyền đọc từ cõi thăng thiên qua trung gian của đức Thánh Linh.

Sứ vụ Thiêng liêng (Divine plan)

là sứ vụ mà bạn muốn làm tròn trong kiếp sống này. Nó bao gồm món quà tâm linh mà bạn muốn hiến tặng, những kinh nghiệm mà bạn muốn trải qua, những bài học tâm linh mà bạn muốn học và những nghiệp quả mà bạn muốn cân bằng. Điều này có nghĩa là bạn muốn gặp một số người nào đó và bạn muốn có những quan hệ nào đó với những người này.

T

Ta Biết, cái Ta Biết (Conscious You)

(viết theo sách “Con Đường Bí Mật Vượt Lên Trên Tự Ngã” của Kim Michaels, và lời dạy của Giê-su trong Vấn đáp)

Nó là cái lõi của thể thấp của bạn. Cái Ta Biết đi xuống từ cõi tâm linh và nó là sự nối dài của Hiện diện TA LÀ. Nó là trụ sở của ý chí tự quyết của bạn. Tuy nhiên bạn chọn lựa dựa trên nhận thức của mình. Cái Ta Biết có thể có được nhận thức thuần khiết, và như thế nó là cánh cửa mở cho Hiện diện TA LÀ. Nhưng khi một người đi vào tách biệt, cái Ta Biết phóng chiếu nó vào một cái ngã vỏ ngoài hay một vai trò, và từ đó nó nhìn mọi sự qua phin lọc của cái ngã tách biệt này. Như thế nó sẽ thường xuyên chọn lựa y như thể nó là một sinh thể tách biệt. Chính cái Ta Biết của bạn đã quyết định thử nghiệm với tâm thức nhị nguyên. 

Đặc tính độc đáo của cái Ta Biết là nó có khả năng tự đồng hóa với bất cứ cái gì nó chọn, bởi vì nó có quyền tự quyết và một trí tưởng tượng vô hạn. Nó là trụ sở của ý chí tự quyết, cho nên nó có thể chọn đồng hóa với con người thật của nó, tức là một đứa con của Thượng đế, một vị đồng sáng tạo với Thượng đế. Nó có khả năng tự đồng hóa hoàn toàn với Hiện diện TA LÀ. Hoặc nó có thể chọn tự đồng hóa như là một con người sinh diệt, thậm chí là một con người tội lỗi không xứng đáng đến gần Thượng đế.

Điểm quan trọng cần nhớ là cái Ta Biết luôn luôn là và sẽ là cái biết thuần khiết. Điều này có nghĩa là cái Ta Biết có thể phóng chiếu nó vào bất kỳ vai trò nào mà nó chọn, nhưng nó không bao giờ mất đi khả năng kéo nó ra khỏi vai trò đó, và đạt được tâm thức Ki-tô. Khi ấy nó có thể nói giống như Giệ-su: “Ta và cha ta (Hiện diện TA LÀ của mình) là một.”

Ta Ki-tô, xem Ki-tô

TA SẼ LÀ CÁI TA SẼ LÀ, xem Hiện diện TA LÀ

Tà lực (dark forces)

là những sinh thể mắc kẹt vào ảo tưởng tách biệt và nhị nguyên. Nhiều tà lực như thế sống ở cõi vía. Tất cả mọi thứ trong vũ trụ vật chất được nuôi dưỡng bởi một dòng năng lượng từ cõi cao. Tuy nhiên khi bạn cố tình hại những sinh thể tự nhận biết khác, bạn bị cắt đứt khỏi dòng năng lượng từ cõi cao này. Vì vậy bạn chỉ sống được nếu bạn ăn cắp năng lượng từ những sinh thể trong cõi vật lý. Có nghĩa là tà lực chỉ có thể tiếp tục tồn tại bằng cách ăn cắp năng lượng của con người, và họ ăn cắp bằng cách làm cho chúng ta tha hóa năng lượng mình qua  tình cảm thấp kém hay hành động ích kỷ.

Tà lực có thể chiếm tâm của con người (nếu người đó cho phép chuyện này xảy ra) và đại đa số những cuộc chiến và tội ác xảy ra trên trái đất là do tà lực gây ra. Họ làm được điều này bằng cách khuyấy mạnh tâm của chúng ta lên khiến chúng ta bạo hành người khác. Lúc ấy sự đau khổ của nạn nhân phát ra năng lượng mà tà lực có thể “ăn” được để sống.

Tà thể (entity)

(viết theo sách Con Đường Tâm Linh Bí Mật Vượt Lên Trên Tự Ngã).

Con người có thể đồng sáng tạo những thực thể bằng cách phóng chiếu một hình tư tưởng lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Ánh sáng Mẫu-Vật tự nó là một năng lượng biết cơ bản. Nếu trong sự sáng tạo đó có đủ cường độ thì các thực thể này có một dạng tự nhận biết thô thiển. Sự cường độ đến từ sức mạnh của sự chú ý, và sự biết của người sáng tạo. Nhờ cường độ này, sinh thể bắt đầu có đời sống riêng của nó. Giống như một hình tư tưởng nay sống động trở thành một thực thể na ná giống như một con thú. Nó bắt đầu muốn tồn tại và phát triển.

Kể từ khi có sa nhân, các sa nhân đã dùng khả năng sáng tạo của mình để sáng tạo qua ảo tưởng của tâm thức nhị nguyên những thực thể như thế.

Các thực thể này giống như là súc vật. Dù là không có tự nhận biết tinh vi như con người, chúng có một dạng tự nhận biết thô thiển khiến chúng tìm cách kiểm soát những ai mà chúng ta có thể kiểm soát được bằng tần số đặc thù của chúng.

Tất cả những sinh thể này được Giê-su gọi là Hoàng thân của Thế gian.

Nếu chúng thấy được trong bạn một cái gì chúng có thể nắm được, chúng sẽ giựt dây bạn để ép bạn phải chú tâm tới một số khuôn nếp, một số hình ảnh làm cho bạn phải tha hóa năng lượng mình và cung cấp thức ăn cho thực thể. Có thể nói bạn trở thành như con bò bị thực thể vắt sữa lấy ăn một ngày hai lần mỗi khi bạn rơi vào một trạng thái tâm thức thấp kém như nổi giận, nghiện ngập, phê phán người khác v.v..

Không phải chỉ có những thực thể liên quan tới ghiền nghiện vật lý, con người cũng bị rơi vào tròng những thực thể khác khi con người sợ hãi, nổi giận, phê phán chê bai người khác, lúc nào cũng chỉ trích, lên án, phân tích mọi người, mọi việc qua cái trí năng phân tích và dùng tự ngã mình để dán nhãn người và việc. Từ đó ánh sáng tâm linh bị tha hóa hạ động rung xuống thấp vì sự phê phán nhị nguyên cái này tốt cái kia xấu.

Ngược lại trong sự thuần khiết của tâm trong veo, tất cả đều là biểu hiện của cái duy nhất, và không có cái gì là tốt một cách tương đối khi so sánh với cái xấu tương đối. Mọi thứ chỉ giản dị LÀ mà thôi.

Có những thực thể đại chúng hay quần thể có một bản năng sinh tồn mạnh đến độ chúng muốn kiểm soát con người, và hút con người vô những sự nghiện ngập như nghiện thuốc lá. Khi đã nghiện ngập thì năng lượng người đó bị tha hóa và quần thể “ăn” chính năng lượng tha hóa của sự nghiện ngập này và lớn mạnh hơn thêm. Có những quần thể do nhân loại sáng tạo ra nhiều ngàn năm nay, mấy chục ngàn năm nay và cả triệu năm nay, do đó quần thể này dõng mãnh đến độ rất khó lòng mà một cá nhân có thể chống trả lại sức hút của quần thể đó.

Đó là lý do tại sao khi bạn tu tập và đi qua các bước khai ngộ của bảy tia sáng, bạn phải tạo ra một động lượng mạnh mẽ giúp bạn vươn lên trên sức hút xuống thấp của tâm thức đại chúng. Mẹ Mary có nói rằng bạn cũng cần phải lui trở về quá khứ để tìm lại những khía cạnh của bản thể mình đã bị dính kẹt vào các trạng thái thấp này. Nhưng bạn chỉ có thể tìm lại chúng trọn vẹn khi bạn đã vượt qua bảy tia, đi vào tia thứ tám, đi vào tia thứ chín và sau đó đạt được sự quân bằng như là một nền tảng vững chắc. Lúc ấy bạn mới nhìn vào sự phấn đấu. Giác quan và tâm vỏ ngoài không thể nhìn thấy sự phấn đấu này. Đây là sự phấn đấu giữa các thực thể. Bởi vì các thực thể này được tạo ra từ tâm thức nhị nguyên, chúng bắt buộc phải bị kẹt vào sự phấn đấu giữa chúng với nhau.

Linh hồn (soul)

(viết theo sách “Con Đường Bí Mật Vượt Lên Trên Tự Ngã” của Kim Michaels, và lời dạy của Giê-su trong Vấn đáp)

Các chân sư thăng thiên thường dùng chữ này (như mọi người thường hay dùng) để chỉ một phần sẽ đầu thai trở lại của chúng ta. Nhưng các chân sư cũng đưa ra những giải thích sâu hơn.

Chính cái Ta Biết đi xuống đầu thai. Linh hồn là một cỗ xe, một phương tiện mà cái Ta Biết tạo ra để giúp nó đi vào các rung động thấp của vũ trụ vật chất. Linh hồn cho phép cái Ta Biết tương tác với cơ thể vật lý và những năng lượng dày đặc của cơ thể, và cho phép cái Ta Biết biểu hiện trong thế giới này. Linh hồn được cấu tạo bằng những năng lượng thấp kém của cõi vật chất, trong khi Hiện diện TA LÀ được cấu tạo bằng rung động cao tần của cõi tâm linh. Linh hồn thường hay bị ảnh hưởng bởi tâm thức nhị nguyên.

Giê-su bị đóng đinh là biểu tượng cho sự kiện là cái Ta Biết đã bị chính cái sản phẩm nó tạo ra đóng đinh nó, tê liệt hóa nó. Do đó, linh hồn không thể nào thăng thiên được, và không thể làm cho nó toàn hảo được vì nó được tạo bằng năng lượng thấp kém của cõi vật chất. Linh hồn được tạo ra bằng những tin tưởng gây hạn chế và những năng lực tha hóa. Khi cái Ta Biết vượt thăng lên trên các tin tưởng gây hạn chế và các năng lực được thăng hoa trở lại, linh hồn sẽ từ từ chết đi, cho tới khi cái Ta Biết bỏ lại Hồn Ma cuối cùng của ảo tưởng tách biệt. Lúc đó, cái Ta Biết có thể lấy trở lại bản sắc thật của nó là sự nối dài của Hiện diện TA LÀ và cái Ta Biết có thể thăng thiên.

Linh hồn không có khả năng thấu hiểu tình thương vô điều kiện hay tự do tâm linh. Cái Ta Biết có thể hiểu được hai điều này.

Tâm thức đại chúng (mass consciousness)

Mỗi người đều có hào quang, một từ trường cá nhân. Toàn thể hành tinh cũng có hào quang trong đó chúng ta tìm thấy sự tổng hợp của tất cả các trường năng lượng của tất cả mọi người đang hiện thân trên trái đất. Trường năng lượng tập thể hay tâm thức đại chúng này có những phần phân chia, nhưng tất cả mọi người đều chịu ảnh hưởng của cái đại thể ở một mức độ nào đó. Có một giai đoạn trên con đường tu mà việc chính của chúng ta là kéo mình lên cao và ra khỏi sức hút từ tính của tâm thức đại chúng để chúng ta có thể biểu hiện cá tính của mình.

Tâm thức nhị nguyên, xem Nhị Nguyên

Tâm thức sa ngã (xem Sa nhân) (fallen consciousness)

Tâm thức con người (human consciousness)

Một cách chung chung, đây là tâm thức hiện được xem là bình thường của con người. Từ này cũng có thể dùng để đặc biệt nói đến tự ngã và tâm xác thịt.

Tâm xác thịt (carnal mind)

Đôi khi các chân sư thăng thiên dùng từ này để chỉ toàn bộ tâm thức thấp, kể cả tự ngã. Từ này cũng có thể dùng để đặc biệt chỉ phần trong tâm vô thức được thiết kế để lo cho các chức năng của thể xác. Nó bao gồm một số bản năng cơ bản như bảo vệ, ăn uống và truyền giống. Tâm xác thịt sẽ tìm cách chu toàn các nhu cầu này mà không nghĩ tới những quan tâm lâu dài. Do nó cần phải nằm dưới sự kiểm soát của tâm ý thức.

Tăng đoàn của Phật (sangha of the Buddha)

là tập thể những người phát tâm đi trên con đường tâm linh dẫn tới quả vị Ki-tô và quả vị Phật. Không chỉ riêng một tổ chức duy nhất nào.

Tánh linh (Spirit) (xem Hiện diện TA LÀ)

Th

Tha hóa (misqualification)

Mỗi điều chúng ta làm, cảm xúc hay nghĩ đều được làm bằng năng lượng. Chúng ta nhận được năng lượng này từ Hiện diện TA LÀ và chúng ta pha màu nó với một độ rung nào đó. Bất cứ cái gì thấp hơn độ rung của tình thương đều là tha hóa và tạo ra nghiệp quả.

Thăng thiên (ascension)

Đây là tiến trình mà một sinh thể tiến hóa tới trạng thái nhận thức biết của tâm thức Ki-tô trọn vẹn. Trong trạng thái tâm hức này, vị ấy thấy được thấu suốt tất cả những dối trá tạo ra bởi ảo tưởng tách biệt và nhị nguyên. Do đó, vị ấy thấy được thực tại bên dưới là không có bất cứ cái gì có thể tách biệt khỏi đấng Sáng tạo và tất cả những sinh thể có tự nhận biết đều là phần nối dài của đấng Sáng tạo. Vị ấy tìm cách nâng cao mọi sự sống thay vì chỉ nâng cao mình như một sinh thể tách biệt. Sau khi thăng thiên, sinh thể ở lại vĩnh viễn nơi cõi tâm linh và không phải đầu thai nữa.

Thánh linh (Holy Spirit), (xem Đức Thánh linh)

Thày Thế giới (World teacher)

là chân sư thăng thiên lãnh chức vụ dạy nhân loại. Hiện nay Giê-su và Kuthumi lãnh chức vụ này. Các sinh thể chưa thăng thiên cũng có thể phục vụ trong chức vụ thày thế giới trong một  khả năng thấp hơn.

Thể ê-the (etheric body)

Một khía cạnh của hào quang / tâm của bạn nơi dung chứa ý niệm về bản sắc của bạn.

Thiên ngữ (Sacred word), Lời nói (Spoken word)

Lời nói là một kỹ thuật dùng giọng nói của con người để cầu thỉnh ánh sáng hay năng lượng tâm linh

Thiên ngữ Hằng sống (Living Word)

dùng để chỉ ngôn ngữ nói hay viết nhận được cảm hứng từ một nguồn gốc cao và thấm đậm ánh sáng tâm linh. Ngôn ngữ có thể trở thành những chén thánh chứa ánh sáng tâm linh. Cũng được gọi là Fohat.

Thiên thần (angel)

Một sinh thể có sự tự nhận biết được sáng tạo để không đầu thai trong thân xác vật lý. Các thiên thần phục vụ nhiều cách. Cách nhiều người biết tới nhất là các vị này truyền các thông điệp từ cõi tâm linh xuống cho con người. Một chức vụ quan trọng khác của các thiên thần là bảo vệ chúng ta khỏi các năng lực thấp hay tà lực.

Thời đại Bảo bình (Aquarian age)

Có một sự tuế sai của các chu kỳ chiêm tinh kéo dài  mỗi lần khoảng 2,150 năm. Thời đại trước là Thời đại Song ngư mà Giê-su là vị chân sư tâm linh. Chân sư thăng thiên Saint Germain là vị chân sư của Thời đại Bảo bình. Theo Saint Germain, Thời đại Bảo bình được chính thức khai mạc vào ngày 22 tháng Ba năm 2010.

Thời đại Hoàng kim (Golden age)

Ngay hiện tại, trái đất ở trong trạng thái thấp hơn là tình trạng được trù định. Đây là vì đại đa số đã bị tâm thức nhị nguyên lừa gạt đương nhiên dẫn tới đủ loại xung đột và hạn chế. Tuy nhiên mục đích của các chân sư, đặc biệt là thày Saint Germain là vị lãnh đạo cho chu kỳ 2,000 năm tới, là tạo cảm hứng cho đủ túc số người bước đi trên con đường thực hiện tâm Ki-tô cá nhân. Khi có đủ người nâng cao tâm thức, xã hội sẽ bắt đầu phóng chiếu một tình trạng cao hơn bây giờ nhiều, và đây thường được gọi là Thời đại Hoàng kim.

Thượng đế, bốn khía cạnh của Thượng đế (God, four aspects of God)

Trong các giáo lý thần bí, như thể người ta xem rằng trái đất được cấu tạo từ một yếu tố bên dưới được gọi là ê-the. Yếu tố này biểu hiện ra thành bốn yếu tố lửa, không khí, nước và đất. Giống như thế, ta có thể nhìn vào năm khía cạnh của Thượng đế. Yếu tố ê-the tương ưng với Đấng Sáng tạo ban đầu, chưa phân biệt và  chưa biểu hiện mình ra thành thế giới hình tướng. Khi đấng Sáng tạo bắt đầu biểu hiện chính mình, ngài tự biểu hiện thành bốn khía cạnh:

  • Cha, có nghĩa là lực lan ra, ý chí sáng tạo. Đối với chúng ta, các chân sư thăng thiên tượng trưng cho yếu tố cha. Nhưng chúng ta cũng tượng trưng cho yếu tố cha trên trái đất
  • Mẹ, có nghĩa là lực co thắt hay quân bằng. So sánh với đấng Sáng tạo thì mọi thứ trong thế giới hình tướng là Mẹ. Như vậy, con người chúng ta là một phần của Mẹ Thiêng liêng. Nhưng khi chúng ta đồng sáng tạo bằng cách gán những hình tư tưởng lên trên ánh sáng Mẫu-Vật thì ánh sáng này tượng trưng cho mẹ đối với chúng ta.
  • Con Trai hay Ki-tô, nghĩa là tâm thức hợp nhất đấng Sáng tạo (vượt lên trên hình tướng) với tất cả mọi thứ có hình tướng. Nó cũng là yếu tố phân biện cái thật với cái giả khi nó nhìn thấu suốt qua mọi ảo tưởng nhị nguyên.
  • Đức Thánh Linh, có nghĩa là lực thúc đẩy mọi sinh thể tự nhận biết trở về nguồn gốc của mình. Từ khi bắt đầu có thế giới hình tướng, vô số sinh thể đã đi qua tiến trình thăng thiên, từ đó tạo ra một lực đẩy hay một động lực tạo ra đức Thánh Linh.

Thượng đế Mẹ (God the Mother)

Đây là một từ khác dùng để chỉ đức Mẹ Thiêng liêng, nhưng cũng có thể chỉ khía cạnh nữ của Thượng đế, tức là toàn thể thế giới hiện tượng. Chúng ta là một phần của Thượng đế Mẹ.

Thượng sư (Chohan)

Có một vị chân sư thăng thiên là người lãnh đạo hay vị thày trưởng nhiệm cho mỗi tia sáng tâm linh trong bảy tia sáng. Chức vụ tâm linh này được gọi là “thượng sư”.

Tình thương vô điều kiện, vô điều kiện (unconditional love, unconditionality)

Tâm thức nhị nguyên vận hành bằng cách tạo ra hai đối cực. Bạn cần chú ý là lúc khởi đầu có hai cực thiêng liêng là lan ra và co lại nhưng hai cực này không đối nghịch nhau mà là những lực bổ túc cho nhau. Nhưng khi ý niệm này bị pha màu bởi tâm thức nhị nguyên, hai cực này có vẻ như là đối nghịch nhau. Sau đó thêm vào sự phán đoán giá trị, dán nhãn cái này tốt, cái kia xấu. Từ đó tạo ra tất cả những sự phán đoán, kỳ thị về mọi lãnh vực trên trái đất này.

Khi bạn đạt tới tâm thức Ki-tô bạn thấy được là tất cả những điều này đều là ảo tưởng, bởi vì thực tại  bên dưới là mọi sự sống là một và đến từ một nguồn gốc duy nhất. Do đó, bạn thấy là thực tại của Thượng đế vượt lên trên mọi điều kiện và mọi phán đoán giá trị đã được tâm thức nhị nguyên đặt để ra. Rất khó mà diễn tả thực tại không nhị nguyên bằng ngôn từ, nhưng nếu dùng ngôn từ thông thường nhất thì có thể nói rằng các phẩm chất của Thượng đế không có điều kiện, hay là vượt lên trên mọi điều kiện nhị nguyên.

Ví dụ như tình thương của người phàm là luôn luôn có điều kiện. Mọi người phải làm cái gì đó đúng, phải tránh không làm cái gì đó sai thì mới xứng đáng để được thương. Trong mắt của Thượng đế, bạn xứng đáng được nhận tình thương của Thượng đế chỉ vì sự kiện là bạn được tạo ra như là một phần nối dài của Bản thể của Thượng đế. Do đó, bạn không phải làm bất cứ điều gì để nhận được tình thương của Thượng đế, và bất cứ cái gì bạn làm cũng không thể khiến cho bạn không xứng đáng nhận được tình thương này. Tình thương của Thượng đế vô điều kiện, vượt lên trên mọi điều kiện.

Tội lỗi (sin)

Trong thuật ngữ của các chân sư thăng thiên, nó tương đương với nghiệp quả, nghĩa là năng lượng bị tha hóa mà chúng ta cần cân bằng trước khi chúng ta thăng thiên.

Tia / tia sáng / tia tâm linh / tia sáng tâm linh (Ray, spiritual ray)

Mọi thứ đều làm bằng năng lượng. Ngay cả phương trình nổi tiếng của Einstein, E = mc2 cũng nói rằng vật chất được làm ra từ một dạng năng lượng rất cao đã được hạ độ rung qua một hệ số giảm là bình phương của tốc độ ánh sáng. Các chân sư dạy rằng lý thuyết của Einstein đúng trên cơ bản, nhưng cũng có bảy yếu tố giảm thiểu nữa. Nói cách khác, vũ trụ vật chất được làm ra từ bảy loại năng lượng tâm linh được phối hợp để tạo nên tất cả hiện tượng trong cõi vật chất. Các loại năng lượng này được gọi là tia hay tia tâm linh. Có tất cả là 15 tia được dùng để xây dựng toàn thể thế giới hình tướng.

Tiến thoái lưỡng nan (catch 22)

Nó mô tả tình trạng trong câu nói “Bạn không thể đi từ đây để tới chỗ kia.” Nó là một hoàn cảnh kẹt mà bạn không thoát ra được. Các chân sư dùng thuật ngữ này để nói đến tình trạng do ảo tưởng tách biệt và nhị nguyên tạo ra. Tâm Phản-Ki-tô tạo ra vô số vòng luẩn quẩn để bạn ngừng lại không thể phát triển tâm linh hay đi chậm lại. Vòng luẩn quẩn luôn luôn đặt nền tảng trên một ảo tưởng, như vậy bạn có thể vượt lên trên nó bằng cách thay đổi cách nhìn của bạn. Bạn nên chú ý là vòng luẩn quẩn thường hiện ra như một vấn đề đòi hỏi bạn phải giải quyết. Nhưng vấn đề này không có câu trả lời. Cho nên cách giải quyết là bạn phải bỏ nó xuống, không vật lộn với nó nữa.

Tr

Trí thể (mental body)

Một khía cạnh của hào quang / tâm của bạn nơi dung chứa tư tưởng và năng lượng lý trí của bạn

Trung giới, xem Cõi trung giới (Astral plane)

Trường Bí giáo (Mystery school)

là một môi trường đã được thiết kế để cho các sinh thể có tự nhận biết được khai tâm và học nâng cao tâm thức mình. Trường này thường nằm dưới sự giám thị của một chân sư thăng thiên ở mức thành tựu cao.

Tu viện, xin xem Nhập thất (retreat) 

Tự ngã (human ego)

Đây là một yếu tố trong tâm được tạo ra khi cái Ta Biết đi vào ảo tưởng tách biệt và nhị nguyên. Cái Ta Biết là cái nhận biết thuần khiết, do đó nó không thể nào hành động như một sinh thể tách biệt. Nhưng nó có thể bước vào một ý niệm ta tách biệt, và khi nó nhìn thế giới xuyên phin lọc nhận thức của cái ta này, nó có thể tin rằng nó thật sự là một sinh thể tách biệt. Cái làm cho sự nhận thức lệch lạc có vẻ thật chính là tự ngã.

Tự nhận biết (Self-awareness)

là biết là mình đang hiện hữu Nhờ vậy, vì cái sự tự nhận biết nên mình có thể nói: “TA LÀ, do đó ta có sự tự nhận biết.” Chỉ khi nào có tự nhận biết thì sinh thể mới có được tưởng tượng và quyền tự quyết.

Con người là sinh thể có tự nhận biết nghĩa là mình biết mình đang hiện hữu. Mình cũng có sự tự nhận biết cá thể nghĩa là mình thấy mình là những cá nhân độc đáo. Thú vật không có tự nhận biết và cũng không có tự nhận biết chúng là những cá thể độc đáo.

V

Vật chất / Vũ trụ vật chất (Matter, Material universe)

Mọi thứ đều được làm bằng năng lượng, do đó toàn thể thế giới hình tướng được làm bằng năng lượng với phẩm chất rung động khác nhau. Ta có thể nói tới một dòng rung động liên tục đi từ mức cao nhất là mức của Thượng đế cho tới mức thấp nhất. Giữa chừng ta có thể chia ra nhiều phần, nhiều ngăn hay nhiều quãng tám rung động. Ví dụ một cách phân chia lớn là phân chia giữa cõi tâm linh và cõi vật chất.

Cõi tâm linh có thể phân chia ra nhiều từng, trong khi cõi vật chất thì có bốn từng. Đi từ độ rung cao tới thấp gồm:

  • Tầng bản sắc hay ê-the
  • Tầng lý trí
  • Tầng tình cảm
  • Tầng vật lý

Viễn kiến tinh khôi (Immaculate vision), xin xem Niệm tinh khôi (immaculate concept)

Vũ trụ vật chất (material universe), xin xem Vật chất (matter)

Vườn Địa đàng (Garden of Eden)

Ý nghĩa biểu tượng sâu sắc đằng sau ý niệm Vườn Địa đàng trong kinh Thánh là vườn này là một phòng học để chuẩn bị cho các sinh thể có tự nhận biêt đầu thai trên trái đất. Vị “Thượng đế” trong đó là chân sư Maitreya hay Đức Di Lạc là vị “hiệu trưởng” của trường bí giáo này.

Học trò được học theo cấp lớp và chỉ những học trò cao cấp mối học bài học về tâm thức nhị nguyên. Tuy nhiên, trong trường có một số sinh thể đã sa ngã từ một bầu cõi trước. Con Rắn là biểu tượng cho các sinh thể này, và nó lừa gạt một số học trò khai tâm về nhị nguyên trước khi được thày chuẩn bị. Sự khai tâm này được tượng trưng qua hình ảnh “trái táo cho sự hiểu biết về thiện và ác” khiến cho người ăn vào nghĩ rằng mình có thể định nghĩa thiện vá ác mà không cần thông qua tâm thức Ki-tô.

Biểu tượng ngụ ý rằng sa nhân đã lừa dối đại đa số trên trái đất tin vào các lời dối trá nhị nguyên. Nhị nguyên đã tạo ra tất cả những xung đột và đấu tranh trên trái đất. Giải pháp duy nhất là có đủ túc số người đi theo con đường khai tâm và đạt được tâm thức Ki-tô. Mục đích làm việc thật sự của các chân sư thăng thiên là giúp chúng làm được điều này.

X

Xác thể, thể vật lý, tâm vật lý (physical body, physical mind)

Lẽ đương nhiên, chúng ta đang nói đến xác thân. Tâm vật lý là một phần của bộ óc và hệ thống thần kinh được thiết kế để điều hòa các chức năng của cơ thể, có khi nó còn nhắc chúng ta chăm sóc cho những nhu cầu của thân thể. Nó cho chúng ta những bản năng như tự bảo vệ, tìm thức ăn, muốn có tình dục và những nhu cầu vật lý khác.

Không có gì tự nó sai trái trong việc chăm sóc nhu cầu của cơ thể, nhưng tâm vật lý thì không có khả năng hạn chế các nhu cầu này. Cho nên, nếu chúng ta không lãnh đạo tâm vật lý, tất cả sự chú ý và năng lực của chúng ta sẽ chỉ dành vào việc đáp ứng nhu cầu của cơ thể, chẳng còn lại chỗ cho việc tăng trưởng tâm linh.

Y

Ý niệm bản ngã cục bộ (limited sense of self)

(viết theo sách Healing Mother Earth, Kim Michaels)

Khi một sinh thể tự nhận biết được tạo ra  lần đầu tiên và đi xuống đầu thái ở bất kỳ hành tinh nào trong vũ trụ vật chất, y sẽ đi xuống với một mức độ ý thức nào đó. Mức độ ý thức này rất cục bộ, rất tập trung vào bản thân và môi trường địa phương trực tiếp gần của y. Ví dụ về điều này, bạn có thể lấy những người thổ dân từ khắp nơi trên thế giới sống trong các đơn vị bộ lạc nhỏ, hầu như không nhận thức được bất cứ điều gì ngoài khu vực địa phương của họ, nghĩa là khu vực mà họ có thể đi bộ bằng sức mạnh của chính mình. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào những người như vậy, bạn cũng sẽ thấy rằng họ thường có thái độ sống không ích kỷ. Họ cảm thấy gắn bó rất nhiều với thiên nhiên và môi trường, họ sống theo quy tắc danh dự nào đó và họ gắn bó với toàn bộ bộ tộc của họ, tìm cách giúp đỡ toàn bộ bộ tộc của họ bằng hết khả năng của họ. Vì vậy, mặc dù những người bản địa này có thể được cho là có kiến ​​thức giới hạn so với những gì bạn thấy trong nền văn minh phương Tây, thực sự chúng ta không thể nói rằng họ có tâm thức thấp hoặc ích kỷ. Quan điểm của tôi là một người đồng sáng tạo mới, có sự nhận biết và ý niệm về bản thân cục bộ, nhưng họ không phải là một sinh thể ích kỷ. Họ có cảm giác mình kết nối với một cái gì đó vượt lên trên chính mình, và họ có một ý niệm nào đó về danh dự và nguyên tắc sống khiến cho họ hành xử không thể gọi là ích kỷ, tàn nhẫn, hoặc không quan tâm đến những người khác trong môi trường của họ.